Cầu truyền hình thi 2010: Liên tiếp ý kiến trái chiều
- Những ý kiến trái chiều liên tục phát ra tại 6 điểm cầu truyền hình Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Vinh, Thái Nguyên và Cần Thơ trong hội nghị tổ chức thi và tuyển sinh năm 2010 sáng 9/1 khiến lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định sẽ họp bàn tiếp vào ngày mai (10/1), thay vì "chốt hạ" ngay trong ngày.
Thí sinh xem lại bài thi tốt nghiệp THPT năm 2009. Ảnh: Phạm Hải
6 thay đổi cho kỳ thi phổ thông năm 2010
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT đã đưa ra 6 điểm mới cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Những điểm mới bao gồm:
Thí sinh học ngoại ngữ không đủ theo quy định và thí sinh tại vùng khó khăn có thể được thi môn thay thế cho Ngoại ngữ ( trong 6 môn bắt buộc).
Không nhất thiết thi theo cụm với các địa phương vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo, địa bàn chia cắt, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn...
Điều chỉnh chấm chéo theo hướng: Sở GD-ĐT có bài thi cử 1 giáo viên của mỗi môn thi tham gia thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm và chấm chung ít nhất 15 bài thi tại các tổ chấm thi của Hội đồng chấm thi ở bơi chấm bài thi cho đơn vị mình.
Rút ngắn thời hạn nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh; Điều chỉnh điều kiện phúc khảo, hạ mức chênh giữa điểm bài thi và điểm tống kết năm học lớp 12.
Tổ chức lại các đoàn thanh tra cho gọn nhẹ, hiệu quả.
Rà soát, bổ sung để hoàn thiện các phần mềm quản lý thi.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân gợi mở, việc duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT với những dự kiến thay đổi nêu trên là bởi tâm lý "học mà không thi thì không có động lực cho học sinh trong suốt quá trình học phổ thông".
Hơn nữa, duy trì kỳ thi tốt nghiệp với 6 môn thi sẽ tạo cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ rộng hơn khi tiến dần đến việc chỉ tồn tại 1 kỳ thi quốc gia. Lúc đó, các trường ĐH, CĐ sẽ không tổ chức thi mà căn cứ kết quả thi phổ thông để có xét 3 hoặc 4 môn vào trường.
Theo ông, việc dùng kết quả thi phổ thông xét tuyển vào ĐH có thể tổ chức năm 2 lần là kinh nghiệm nhiều nước đã làm.
Ngoại ngữ phải là môn thi bắt buộc?
Việc linh hoạt thay đổi môn Ngoại ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc là dự kiến chưa nhận được sự chưa đồng tình của số đông đại biểu tham dự.
GĐ Sở GD-ĐT Đà Nẵng Huỳnh Văn Hoa cho rằng, không nên bỏ môn Ngoại ngữ ra khỏi danh sách 3 môn thi tốt nghiệp bắt buộc đã triển khai 20 năm nay, đó là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Ông bảo lưu quan điểm vì Ngoại ngữ là môn học quan trọng có tác động rất tích cực đến việc dạy và học. Nên thực hiện cách mà nhiều kỳ thi tốt nghiệp đã làm là với những vùng khó khăn có thể thi môn thay thế môn Ngoại ngữ?
Đó cũng là ý kiến của Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương. Ông đặt vấn đề "không biết Bộ GD-ĐT căn cứ vào cơ sở lý luận nào khi đưa môn Ngoại ngữ không thuộc môn thi bắt buộc". Trong khi đó, để hội nhập vấn đề ngoại ngữ được Chính phủ quan tâm và đã phê duyệt đề án dạy và học Ngoại ngữ đến năm 2020. Vấn đề này Bộ nên xem xét trước khi có quyết định cuối cùng.
Đồng quan điểm, Phó GĐ Sở GD-ĐT Đồng Tháp Phan Thị Thu Hà dẫn lại ngay chỉ đạo của Phó Thủ tướng "Học mà không thi thì không có động lực...". Vậy nếu môn Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc thì học sinh sẽ không có động lực để học?
Đáp lại những băn khoăn và đề xuất của lãnh đạo các Sở GD-ĐT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển giải thích, cơ sở để Bộ đặt vấn đề không coi môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc vì: môn Toán và Ngữ văn được công nhận là môn thi cơ bản và đánh giá năng lực cơ bản của học sinh. Còn môn Ngoại ngữ và các môn khác có tính chất là môn học công cụ.
Chủ trương đưa môn Ngoại ngữ "phủ" rộng tất cả các trường học trong cả nước từ nhiều năm nay đã làm được là "nhờ" quy định môn Ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Đến nay, học Ngoại ngữ đã cơ bản được phủ kín nhưng điều kiện dạy và học ở nhiều địa phương còn khó khăn về đội ngũ giảng viên hơn các môn khác nên việc "rút" tên ra khỏi danh sách môn thi bắt buộc là vì lẽ đó - Thứ trưởng Hiển nói.
Vẫn theo Thứ trưởng Hiển thì, khi đề án dạy và học Ngoại ngữ đến năm 2020 triển khai rộng, chất lượng học ngoại ngữ được nâng lên khi đó vấn đề môn Ngoại ngữ có là môn thi bắt buộc không sẽ xem lại.
Còn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thêm lời "chúng ta đang đi trên một "con thuyền". Ai cũng thấy học Ngoại ngữ là quan trọng, những với những nơi khó khăn mà chất lượng học Ngoại ngữ chưa đạt sàn có điều kiện nâng chất lượng.". Tuy nhiên, vì có nhiều ý kiến chưa đồng thuận nên đây là một trong nhiều nội dung được tiếp tục bàn thảo ngày mai (10/1).
Khôi phục tuyển thẳng?
Đây cũng là đề xuất của GĐ Sở GD-ĐT Đà Nẵng Huỳnh Văn Hoa. Ông đề nghị Bộ nên khôi phục lại việc tuyển thẳng đối tượng học sinh đạt giải quốc gia từ giải 3 trở lên. Có như vậy mới tạo động lực và việc bồi dưỡng văn hoá mới phát huy được tác dụng. Bỏ tuyển thẳng đối tượng học sinh đạt giải quốc gia là triệt tiêu động lực dạy và học.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đáp lời, việc xét tuyển trong thực tế đã triển khai và có một số quan điểm không đúng về mô hình trường chuyên khi cho rằng: đây là mô hình luyện "gà nòi". Và khi việc dạy và chỉ chú trọng đào tạo "gà nòi" sẽ không thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông đề ra là dạy để làm người. Do vậy, việc tuyển thằng đã không đặt ra trong mấy năm gần đây và việc bỏ tuyển thẳng cũng không làm giảm chất lượng học sinh giỏi, thậm chí tốt hơn.
Thay đổi chấm chéo: Cồng kềnh hơn?
Về dự kiến thay đổi quy định "chấm chéo" (tỉnh này sẽ chấm bài thi cho tỉnh khác), bà Phan Thị Thu Hà, Phó GĐ Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho rằng, Bộ nên cân nhắc vì điều chỉnh như vậy về bản chất không thay đổi nâng chất lượng trong chấm thi. Có thể tổ chức thi theo khu vực từ 3-4 tỉnh và chấm thi theo cụm nếu chưa yên tâm. Hoặc có thể thành lập Hội đồng dọc phách rồi bàn giao cho các tỉnh chấm để kết quả được khách quan.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ Đỗ Văn Xê nêu quan điểm, việc chấm thi đã căn cứ vào đáp án của Bộ GD-ĐT làm chuẩn. Vậy cử thêm 1 người ở Sở GD-ĐT có bài thi đến sẽ nảy sinh lộn xộn. Ví như, có vấn đề "ông đó" không đồng ý thì việc chấm thi ngưng hay sao?
Trước những đề xuất ngược với dự kiến điều chỉnh, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhìn nhận: việc chấm thi theo cụm thì có thể chất lượng sẽ tốt hơn, đồng đều hơn, tuy nhiên chưa thể thực hiện vì sẽ khó khăn về khâu tổ chức. Việc chấm thi theo cụm chỉ có thể thực hiện được ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...nhưng sẽ rất khó khăn cho các tỉnh miền núi. Để duy trì việc ăn-ngủ-nghỉ và làm việc cho 1 hội đồng nhiều người trong một thời gian dài ở một tỉnh miền núi, đi lại khó khăn. Hơn nữa sẽ gây khó khăn và cồng kềnh cho các địa phương.
Không chỉ những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều ý kiến khác nhau, 4 điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay cũng nhận được các góp ý đa chiều.
Đáng chú ý, một số ý kiến tại hội nghị cho rằng, quy chế có giá trị pháp lý cao nên ít nhất "tuổi đời" phải là 5 năm, không nên thay đổi hàng năm như hiện tại.
===========
Theo Vietnamnet.vn
- Những ý kiến trái chiều liên tục phát ra tại 6 điểm cầu truyền hình Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Vinh, Thái Nguyên và Cần Thơ trong hội nghị tổ chức thi và tuyển sinh năm 2010 sáng 9/1 khiến lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định sẽ họp bàn tiếp vào ngày mai (10/1), thay vì "chốt hạ" ngay trong ngày.
Thí sinh xem lại bài thi tốt nghiệp THPT năm 2009. Ảnh: Phạm Hải
6 thay đổi cho kỳ thi phổ thông năm 2010
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT đã đưa ra 6 điểm mới cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Những điểm mới bao gồm:
Thí sinh học ngoại ngữ không đủ theo quy định và thí sinh tại vùng khó khăn có thể được thi môn thay thế cho Ngoại ngữ ( trong 6 môn bắt buộc).
Không nhất thiết thi theo cụm với các địa phương vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo, địa bàn chia cắt, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn...
Điều chỉnh chấm chéo theo hướng: Sở GD-ĐT có bài thi cử 1 giáo viên của mỗi môn thi tham gia thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm và chấm chung ít nhất 15 bài thi tại các tổ chấm thi của Hội đồng chấm thi ở bơi chấm bài thi cho đơn vị mình.
Rút ngắn thời hạn nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh; Điều chỉnh điều kiện phúc khảo, hạ mức chênh giữa điểm bài thi và điểm tống kết năm học lớp 12.
Tổ chức lại các đoàn thanh tra cho gọn nhẹ, hiệu quả.
Rà soát, bổ sung để hoàn thiện các phần mềm quản lý thi.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân gợi mở, việc duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT với những dự kiến thay đổi nêu trên là bởi tâm lý "học mà không thi thì không có động lực cho học sinh trong suốt quá trình học phổ thông".
Hơn nữa, duy trì kỳ thi tốt nghiệp với 6 môn thi sẽ tạo cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ rộng hơn khi tiến dần đến việc chỉ tồn tại 1 kỳ thi quốc gia. Lúc đó, các trường ĐH, CĐ sẽ không tổ chức thi mà căn cứ kết quả thi phổ thông để có xét 3 hoặc 4 môn vào trường.
Theo ông, việc dùng kết quả thi phổ thông xét tuyển vào ĐH có thể tổ chức năm 2 lần là kinh nghiệm nhiều nước đã làm.
Ngoại ngữ phải là môn thi bắt buộc?
Việc linh hoạt thay đổi môn Ngoại ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc là dự kiến chưa nhận được sự chưa đồng tình của số đông đại biểu tham dự.
GĐ Sở GD-ĐT Đà Nẵng Huỳnh Văn Hoa cho rằng, không nên bỏ môn Ngoại ngữ ra khỏi danh sách 3 môn thi tốt nghiệp bắt buộc đã triển khai 20 năm nay, đó là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Ông bảo lưu quan điểm vì Ngoại ngữ là môn học quan trọng có tác động rất tích cực đến việc dạy và học. Nên thực hiện cách mà nhiều kỳ thi tốt nghiệp đã làm là với những vùng khó khăn có thể thi môn thay thế môn Ngoại ngữ?
Đó cũng là ý kiến của Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương. Ông đặt vấn đề "không biết Bộ GD-ĐT căn cứ vào cơ sở lý luận nào khi đưa môn Ngoại ngữ không thuộc môn thi bắt buộc". Trong khi đó, để hội nhập vấn đề ngoại ngữ được Chính phủ quan tâm và đã phê duyệt đề án dạy và học Ngoại ngữ đến năm 2020. Vấn đề này Bộ nên xem xét trước khi có quyết định cuối cùng.
Đồng quan điểm, Phó GĐ Sở GD-ĐT Đồng Tháp Phan Thị Thu Hà dẫn lại ngay chỉ đạo của Phó Thủ tướng "Học mà không thi thì không có động lực...". Vậy nếu môn Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc thì học sinh sẽ không có động lực để học?
Đáp lại những băn khoăn và đề xuất của lãnh đạo các Sở GD-ĐT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển giải thích, cơ sở để Bộ đặt vấn đề không coi môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc vì: môn Toán và Ngữ văn được công nhận là môn thi cơ bản và đánh giá năng lực cơ bản của học sinh. Còn môn Ngoại ngữ và các môn khác có tính chất là môn học công cụ.
Chủ trương đưa môn Ngoại ngữ "phủ" rộng tất cả các trường học trong cả nước từ nhiều năm nay đã làm được là "nhờ" quy định môn Ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Đến nay, học Ngoại ngữ đã cơ bản được phủ kín nhưng điều kiện dạy và học ở nhiều địa phương còn khó khăn về đội ngũ giảng viên hơn các môn khác nên việc "rút" tên ra khỏi danh sách môn thi bắt buộc là vì lẽ đó - Thứ trưởng Hiển nói.
Vẫn theo Thứ trưởng Hiển thì, khi đề án dạy và học Ngoại ngữ đến năm 2020 triển khai rộng, chất lượng học ngoại ngữ được nâng lên khi đó vấn đề môn Ngoại ngữ có là môn thi bắt buộc không sẽ xem lại.
Còn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thêm lời "chúng ta đang đi trên một "con thuyền". Ai cũng thấy học Ngoại ngữ là quan trọng, những với những nơi khó khăn mà chất lượng học Ngoại ngữ chưa đạt sàn có điều kiện nâng chất lượng.". Tuy nhiên, vì có nhiều ý kiến chưa đồng thuận nên đây là một trong nhiều nội dung được tiếp tục bàn thảo ngày mai (10/1).
Khôi phục tuyển thẳng?
Đây cũng là đề xuất của GĐ Sở GD-ĐT Đà Nẵng Huỳnh Văn Hoa. Ông đề nghị Bộ nên khôi phục lại việc tuyển thẳng đối tượng học sinh đạt giải quốc gia từ giải 3 trở lên. Có như vậy mới tạo động lực và việc bồi dưỡng văn hoá mới phát huy được tác dụng. Bỏ tuyển thẳng đối tượng học sinh đạt giải quốc gia là triệt tiêu động lực dạy và học.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đáp lời, việc xét tuyển trong thực tế đã triển khai và có một số quan điểm không đúng về mô hình trường chuyên khi cho rằng: đây là mô hình luyện "gà nòi". Và khi việc dạy và chỉ chú trọng đào tạo "gà nòi" sẽ không thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông đề ra là dạy để làm người. Do vậy, việc tuyển thằng đã không đặt ra trong mấy năm gần đây và việc bỏ tuyển thẳng cũng không làm giảm chất lượng học sinh giỏi, thậm chí tốt hơn.
Thay đổi chấm chéo: Cồng kềnh hơn?
Về dự kiến thay đổi quy định "chấm chéo" (tỉnh này sẽ chấm bài thi cho tỉnh khác), bà Phan Thị Thu Hà, Phó GĐ Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho rằng, Bộ nên cân nhắc vì điều chỉnh như vậy về bản chất không thay đổi nâng chất lượng trong chấm thi. Có thể tổ chức thi theo khu vực từ 3-4 tỉnh và chấm thi theo cụm nếu chưa yên tâm. Hoặc có thể thành lập Hội đồng dọc phách rồi bàn giao cho các tỉnh chấm để kết quả được khách quan.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ Đỗ Văn Xê nêu quan điểm, việc chấm thi đã căn cứ vào đáp án của Bộ GD-ĐT làm chuẩn. Vậy cử thêm 1 người ở Sở GD-ĐT có bài thi đến sẽ nảy sinh lộn xộn. Ví như, có vấn đề "ông đó" không đồng ý thì việc chấm thi ngưng hay sao?
Trước những đề xuất ngược với dự kiến điều chỉnh, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhìn nhận: việc chấm thi theo cụm thì có thể chất lượng sẽ tốt hơn, đồng đều hơn, tuy nhiên chưa thể thực hiện vì sẽ khó khăn về khâu tổ chức. Việc chấm thi theo cụm chỉ có thể thực hiện được ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...nhưng sẽ rất khó khăn cho các tỉnh miền núi. Để duy trì việc ăn-ngủ-nghỉ và làm việc cho 1 hội đồng nhiều người trong một thời gian dài ở một tỉnh miền núi, đi lại khó khăn. Hơn nữa sẽ gây khó khăn và cồng kềnh cho các địa phương.
Tuyển sinh ĐH cũng "đa chiều"
Đáng chú ý, một số ý kiến tại hội nghị cho rằng, quy chế có giá trị pháp lý cao nên ít nhất "tuổi đời" phải là 5 năm, không nên thay đổi hàng năm như hiện tại.
===========
Theo Vietnamnet.vn