Cấu trúc silo là gì? Bí quyết tăng thứ hạng website bằng tối ưu cấu trúc silo bạn cần biết

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Ngày nay việc sở hữu website bán hàng, website cá nhân trở nên phổ biến thì các công việc tối ưu để nâng cao chất lượng, thứ hạng web là vô cùng cần thiết. Nếu website bạn thuê một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện thì nó là câu chuyện đơn giản, nhưng nếu bạn tự phát triển web thì phải làm thế nào?

Dù bạn thuê ngoài hay tự phát triển website thì gói tối ưu web bằng cấu trúc silo quan trọng hàng đầu, không một ai dám coi nhẹ. Hãy theo dõi tài liệu này để hiểu rõ vài trò của silo, và thiết lập chiến lược hiệu quả nhất để phát triển web của bạn.

CẤU TRÚC SILO LÀ GÌ?

Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc Website chuyên sâu chia nội dung Website thành các thư mục (Category) riêng biệt.
Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên Topic và Subtopic. Trong đó nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.

Cấu trúc silo là gì - VnKienthuc.jpg

Silo là sự phân chia và tuần hoàn các bộ phận trong website.​

TẠI SAO CẦN XÂY DỰNG CẤU TRÚC SILO?

- Xây dựng cấu trúc silo giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết website của bạn cũng như đưa ra được những đánh giá tích cực cho website từ đó giúp website dễ dàng thăng hạng hơn rất nhiều.

- Cấu trúc silo giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Cấu trúc silo giúp người dùng có được một hành trình trải nghiệm đầy đủ và tuần tự nhất từ đó giữ chân họ được lâu hơn trên website.

Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến Google đánh giá cao website của bạn.

1628293094514.png

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CẤU TRÚC SILO HOÀN THIỆN TỪ A ĐẾN Z

Sau đây sẽ là 5 bước giúp bạn xây dựng một cấu trúc silo hoàn thiện và tối ưu nhất.

Bước 1: Xác định chủ đề website, định hướng phát triển website của bạn

Bạn cần tự xác định định hướng phát triển website của bạn là gì, chủ đề chính mà bạn đang muốn hướng tới là gì từ đó bạn mới định hình được trình tự nội dung website của bạn.

Nếu bạn đã có sẵn một cấu trúc website, bạn cần phải xác định được trên tổng domain của bạn hiện tại đã lên top những từ khóa nào để bạn có thể xác định chính xác Google đang hiểu website của bạn nói về chủ đề nào. Ngoài ra bạn cũng phải xác định tương tác người dùng trên website của bạn như thế nào.
Bên cạnh đó, bạn phải dành thời gian để phân tích đối thủ đứng đầu của mình (có thể phân tích cả global) để xác định cấu trúc website mà họ đang xây dựng là như thế nào.

Với cùng một chủ đề như bạn triển khai thì họ đã tối ưu cấu trúc ra sao. Cụ thể như: liên kết nội bộ họ tối ưu như thế nào, content họ viết ra sao, các thanh điều hướng, thanh menu của họ đặt ở những vị trí nào. Từ đây, bạn định hướng và thiết kế website của bạn làm sao để ít nhất là ngang ngửa, bằng với đối thủ của bạn sau đó rồi bạn mới tính đến câu chuyện là làm hơn họ. Bởi lẽ, Google đang đánh giá cao những website này bởi những tiêu chuẩn mà nó đạt được, nếu bạn cũng áp dụng và làm giống như thế, Google sẽ dễ dàng nhận diện được website của bạn hơn, gia tăng cơ hội để bạn lên top.
 
Bước 2: Thiết kế và xây dựng cấu trúc silo

Bạn phải hiểu rằng, Internet là một chuỗi các mạng lưới khổng lồ được kết nối với nhau qua các liên kết. Chẳng hạn, trang web A kết nối với trang web B nhờ vào một liên kết nào đó ở giữa, hay nói rõ hơn trang web A trỏ liên kết đến trang web B, trang B nhận backlink từ trang A.

Vì thế, để hiểu được nội dung khổng lồ trên Internet, Google Robots (những bộ máy công cụ tìm kiếm) đã chia nhỏ các trang trên Internet thành các nhóm content khác nhau để nó hiểu được các nhóm content đang nói về chủ đề nào, và cứ như thế nó chia nhỏ ra hơn nữa để có thể hiểu tường tận nhất. Ví dụ: content trong chủ đề đồ gia dụng sẽ được chia thành các chủ đề nhỏ hơn như dụng cụ bếp, dụng cụ làm mát,...

Do đó, nếu website của bạn cũng được tối ưu cấu trúc một cách ngăn nắp, phân chia content hợp lý thì Google sẽ dễ dàng nhận diện website của bạn hơn, từ đó giúp website được ưu tiên về mặt thứ hạng tìm kiếm.

1628294466594.png

Các nội dung liên quan mật thiết cần phải nhóm lại với nhau.​

Về cơ bản, chúng ta có 2 cấu trúc Silo mà bạn có thể triển khai cho website của mình đó là Physical Silo và Virtuals Silo. Physical Silo (Silo vật lý) là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau.

Virtuals Silo (Silo ảo) là hình thức sử dụng cấu trúc Internal link của Website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan ra, tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.

Đầu tiên bạn cần nhóm các content chủ đề con lại dưới một chủ đề chính.

Bạn cần đảm bảo có ít nhất 5 content trong một chủ đề, ở đây mình sẽ gọi nhóm này là chiếc lọ.

Để Google robots có thể hiểu được chủ đề của chiếc lọ, nội dung của các chủ đề con phải liên quan mật thiết với chủ đề cha để tạo nên sự rõ ràng, chính xác nhất.

Bước 3: Cẩn thận từng bước áp dụng các dạng liên kết (internal link, outbound link, inbound link) để làm rõ nội dung website

Sau khi đã gom nhóm, tiếp theo bạn cần sử dụng các liên kết để tạo ra cấu trúc silo. Các liên kết này có thể là internal link (liên kết nội bộ) kết hợp dùng các anchor text, Inbound link, outbound link.

Internal link:

Bạn nên nhớ rằng chủ đề của chiếc lọ được tạo dựng nên bởi các liên kết nội bộ của các content trong chiếc lọ đó. Mỗi content trong chiếc lọ nên được liên kết trỏ về chiếc lọ chính cũng như nên trỏ đến các content nhỏ khác trong cùng chiếc lọ. Ví dụ content về chủ đề tối ưu title, nên trỏ về chủ đề chính là SEO Onpage và trỏ đến các bài khác trong cùng chủ đề lớn có liên quan như cách viết content SEO chẳng hạn.

1628294501521.png

Các bài viết trong chuyên mục cần có link trỏ về chính chuyên mục đó.​

Bạn có thể để các liên kết nội bộ này trên Navigation (các thanh menu), hay tạo breadcrumbs. Khi bạn liên kết tới các trang khác trong cùng một domain, bạn phải cực kỳ cẩn thận để tránh bị rò rỉ sự liên quan.

Trong trường hợp bạn muốn trỏ content con của chiếc lọ chính A đến content con của chiếc lọ chính B, muốn tránh rò rỉ hãy dùng nofollow.

Về Anchor text, bạn nên dùng các từ khóa chính xác hoặc từ khóa liên quan mà bạn muốn SEO để làm anchor text. Điều này giúp bạn tăng sự liên quan khi liên kết tới các bài content khác.

Inbound link (back link trò về website):

Inbound link là một thuật ngữ khác của backlink là những link trỏ tới website của bạn. Những backlink liên quan trỏ đến các chủ đề liên quan sẽ tạo nên sự liên quan cho toàn bộ website, tạo những ảnh hưởng tốt đến thứ hạng từ khóa của bạn. Những backlink không liên quan trong nhiều trường hợp có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn, làm mất đi sự liên quan của website.

Chẳng hạn, bạn viết về nhà văn Nguyễn Tuân. Những bài viết sau đề cập đến nhà văn Nguyễn Tuân bạn có thể trỏ liên kết về bài viết đầu Nhà văn Nguyễn Tuân. Nhưng bài viết về nhà văn Tô Hoài không thực sự liên quan thì không nên trỏ, trừ bài tổng hợp chung, hoặc nhà văn Tô Hoài đề cập đến nhà văn Nguyễn Tuân.

Outbound link: (external link)

Bạn nên sử dụng outbound link tới trang web khác trong lĩnh vực. Website của bạn nếu nhận quá nhiều backlink tới nhưng bạn lại không cho bất kì một link nào tới những trang khác sẽ gây ra nghi ngờ cho Google. Lúc này Google sẽ đánh giá website bạn đang nhận nhiều liên kết để thao túng kết quả tìm kiếm Google. Nếu bạn muốn website bạn được đánh giá là tự nhiên trong mắt Google cũng như tạo thêm sự liên quan hơn thì website của bạn cũng phải đóng vai trò như là một nơi để cho đi link tới các trang uy tín và cùng lĩnh vực hoặc liên quan tới nội dung website của bạn và như thế bạn sẽ có những link out trong cấu trúc silo của bạn.

Nếu nội dung về văn học, bạn có thể link tới các kênh mạng xã hội bên ngoài của bạn. Hoặc các bài viết ở các tạp chí chuyên ngành văn học, các khoa văn học, ...

Bước 4: Tạo dựng và đăng tải những content liên quan chất lượng trong cấu trúc silo

Trước tiên, bạn cần phân tích đối thủ, so sánh về số lượng lẫn chất lượng content. Hãy lập ra một bảng gồm 2 cột, cột thứ nhất về số lượng bài viết, cột thứ 2 về chất lượng bao gồm số chữ trung bình, hình thức bài viết, hình ảnh, unique…

Điều tiếp theo bạn cần làm đó là hãy tối ưu content trên website của mình sao cho ít nhất là bằng với đối thủ trước khi nghĩ vượt qua họ.
Sau khi đã làm bằng đối thủ rồi, lúc này Google sẽ nhận diện website của bạn một cách dễ dàng hơn rất nhiều và tất nhiên bạn sẽ lên top nhanh hơn rất là nhiều.

Sau đó, hãy upgrade content của website mình lên để vượt hơn đối thủ. Nếu đối thủ chỉ có 100 bài bạn có thể viết 120 bài, hình ảnh có thể mang tính unique, tăng nhận diện thương hiệu hơn nữa.

Để có thể xác định số lượng bài viết của đối thủ bạn có thể thực hiện bằng cách sau. Nhập vào công cụ tìm kiếm theo cú pháp site:địa chỉ trang web. Lúc này, bạn sẽ xác định được tổng cộng các bài viết của đối thủ (đây chỉ là ước tính tương đối). Ngoài ra, bạn có thể vào thẳng trang web đối thủ để có thể xác định số lượng bài viết của họ nhé! Để biết chất lượng bài viết, bạn chỉ việc xem qua các bài viết có sẵn trên website của đối thủ từ đó đánh giá chất lượng của nó.

1628294526540.png

Cách xác định số lượng bài viết của một website theo google.​

Bước 5: Phát triển silo

Hãy đảm bảo phát triển từng phần 1, từng silo phải tốt rồi mới chuyển sang silo tiếp theo. Sau khi đã xây dựng hoàn thiện silo A, ít nhất tối thiểu phải xong phần nội dung (5 bài content) để đảm bảo hình thành chủ đề silo A, nhưng hãy cố gắng hết sức để có thể đạt ngang ngửa đối thủ, đảm bảo cấu trúc silo được tối ưu một cách trọn vẹn nhất rồi chuyển sang xây dựng cấu trúc silo khác, như vậy sẽ tốt hơn rất là nhiều.


Bài viết tổng hợp từ GTVSEO.COM
 
Như vậy, chỉ riêng việc bạn đầu tư tâm sức, thời gian phát triển content silo - bài viết có tính tuần hoàn là chuyên mục, website của bạn đã tăng sức mạnh lên đáng kể.

Google, Big có thể hiểu rõ ràng những gì bạn trình bày. Không những vậy, trải nghiệm người đọc sẽ tốt hơn thông qua chủ đề, các cụm chủ đề mạch lạc, chuyên sâu.

Nhờ cấu trúc silo, bài viết của bạn hướng đến chất lượng chuyên gia - nội dung mà người dùng đánh giá rất cao và ở lại lâu trên web. Bạn chỉ việc yên tâm sáng tạo nội dung để chăm sóc khách hàng của bạn.

Tại VnKienthuc, mình thấy Admin đã rất cố gắng tối ưu cấu trúc silo của forum thông qua các chuyên mục, cụm chuyên mục. Mình tìm kiếm các tư liệu rất dễ dàng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top