• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Huỳnh Thị Hồng Hạnh

https://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/h...pdCZjYXRpZD03MTpuZ29uLW5nLWhjJkl0ZW1pZD0xMDc= https://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/h...t=default&page=&option=com_content&Itemid=107


1. Một vài nhận xét về cấu trúc ngữ nghĩa của lớp vị từ Vx

Trong vài năm qua, chúng tôi đã tập trung khảo sát về lớp từ kiểu “đỏ au, xanh ngắt...” mà chúng tôi gọi là vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao (Vx) trong tiếng Việt và đã thu được một số kết quả nghiên cứu về lớp từ này [ ; ]. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ mới triển khai việc nghiên cứu ở 2 bình diện : đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ pháp, còn một vấn đề mà chúng tôi còn lảng tránh chưa đề cập đến đó là cấu trúc ngữ nghĩa của từ .Đây là một nội dung quan trọng cần phải dành cho sự quan tâm đúng mức khi nghiên cứu về lớp từ này. GS. Hoàng Tuệ có viết : “Từ vựng của tiếng Việt là cả một thế giới biểu trưng hoá. Chất liệu của sự biểu trưng hoá này là thực tế của cuộc sống được khái niệm hoá theo cái lí của trí tuệ người Việt Nam. Đó là phần độc đáo trong bản sắc của tiếng Việt chúng ta, và nói chung, cái khác nhau giữa các ngôn ngữ chính là cuối cùng cái khác nhau giữa các cấu trúc -ngữ nghĩa.” [5; 25]. Như vậy, theo GS. Hoàng Tuệ, mặt ngữ nghĩa mới là mặt đáng lưu ý trong một đơn vị ngôn ngữ .

Một trong những nguyên nhân khiến chúng tôi dè dặt khi bàn về cấu trúc ngữ nghĩa của từ là vì nó sẽ động chạm đến một vấn đề khá hóc búa đó là vấn đề từ nguyên. Hiện nay, không phải chỉ trong tiếng Việt mà trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới, việc truy tìm nghĩa của những yếu tố cổ, yếu tố mất nghĩa, mờ nghĩa là một công việc hết sức khó khăn phức tạp đòi hỏi người nghiên cứu phải có một kiến thức sâu rộng và một nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Biết được những hạn chế trong kiến thức của bản thân nên chúng tôi hết sức thận trọng khi đề cập đến vấn đề này.

Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho lớp từ này dưói nhiều phương diện khác nhau. Có người cho rằng vị từ loại này thuộc loại “từ đơn đa tiết không láy” [9; 73], người khác lại cho đây là từ ghép [3; 48], và một số người lại xem đây là những “tổ hợp song tiết” thuộc nhóm “tổ hợp phụ nghĩa” [8 ; 94].

Về cương vị ngôn ngữ của tổ hợp Vx, chúng tôi sẽ dành việc thảo luận ở một dịp khác. Trong bài viết này, chúng tôi quan niệm tổ hợp Vx là 1 từ ghép trong đó gồm 2 thành tố : 1 hình vị tự do (hình vị gốc) và 1 hình vị hạn chế (hình vị sắc thái hoá), được kết hợp với nhau theo phương thức ghép để tạo ra một đơn vị từ vựng mới có phạm vi biểu vật (nghĩa biểu vật ) hẹp hơn và biểu thị một sắc thái nghĩa khác hơn so với nghĩa của hình vị gốc . Quan hệ giữa 2 thành tố là quan hệ chính phụ. Trong đó, yếu tố V (hình vị gốc) giữ vai trò mang nghĩa từ vựng, yếu tố x , từ trước đến nay vẫn bị xem là yếu tố mờ nghĩa, bổ sung thêm một sắc thái nghĩa nào đó cho từ .

Đây là một lớp từ có cấu trúc song tiết gồm: 1 hình vị tự do + 1 hình vị hạn chế, là dạng cấu trúc khá phổ biến trong tiếng Việt.
5.3 Hoàng Vũ - Góp thêm những tư liệu về các ngữ vị tình cảm và gợi tả trong phương ngữ Nam Bộ - Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 5 (7)/ 1995.

Theo tác giả những ngữ vị đã nêu “có tác dụng biểu thị sự đánh giá chủ quan của người nói đồng thời gợi tả một sắc thái riêng nào đó, một cường độ tuyệt đối trong lời nói... những từ chỉsự vật hoạt động, mà tổ hợp này phụ thuộc vào(vd. làm định ngữ, trạng ngữ), thường dùng với ý nghĩa tương đối cụ thể chứ hiếm thấy với ý nghĩa mở rộng, nghĩa bóng ; có thể nói : có thể nói “cái mền dày cui”, chứ không nói “ơn dày cui”...”[13]

2. Cấu trúc “ hình vị tự do - hình vị hạn chế” là xu hướng phổ biến trong cấu trúc song tiết của từ tiếng Việt

2.1 Yếu tố cấu tạo từ :

Tuyệt đại đa số từ ghép tiếng Việt là từ song tiết. Khi phân tích cấu trúc song tiết của từ tiếng Việt, ta thấy các thành tố trực tiếp tham gia vào cấu trúc của từ có thể thuộc 3 loại:

- Thành tố có nghĩa, độc lập (hình vị tự do)

- Thành tố có nghĩa, không độc lập : là loại thành tố có nguồn gốc Hán (thuỷ, hoả, sơn, gia, kỳ...).

- Thành tố mờ nghĩa, không độc lập :Những thành tố loại này thường được xem là hình vị hạn chế .

Hình vị hạn chế trong tiếng Việt bao gồm những tiểu loại sau :

- Hình vị cổ : Vốn là hình vị gốc và ở một thời nào đó nó là hình vị tự do (gốc) và cũng có tư cách là từ đơn. Nhưng ngày nay đã mờ nghĩa và xuất hiện trong từ với tư cách là những hình vị đã mất sức sản sinh. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự mờ nghĩa của các hình vị này là sự láy nghĩa trong quan hệ với hình vị đứng trước : xanh lè, hỏi han, giá cả.... Những hình vị loại này hiện nay có thể vẫn còn tồn tại với tư cách là từ đơn trong một số thổ ngữ ít bị biến đổi và trong ngôn ngữ của một số dân tộc ít người ở Việt Nam.

- Hình vị “bán phụ tố” : Đó là những hình vị gốc Hán như : hoá, giả, sĩ , viên ... trong vôi hoá, học giả, thi sĩ, nhân viên...

- Hình vị láy : Bản chất yếu tố láy là sự biến dạng của chính hình vị gốc theo những quy tắc nhất định. Về phương diện ngữ nghĩa, một số nhà nghiên cứu cho rằng : “Ở các từ láy đôi hoàn toàn các tiếng đều có quan hệ đồng nghĩa. Trong các tổ hợp láy vần các tiếng có quan hệ đồng nghĩa hay gần nghĩa.”[58; NTH/NN2/1988]. Như vậy, khi xem hình vị láy là một loại hình vị hạn chế người ta hiểu hình vị hạn chế là một loại hình vị không có khả năng độc lập tạo từ chứ không mất nghĩa hoàn toàn.

2.2. Từ song tiết có cấu trúc “hình vị tự do - hình vị hạn chế” trong tiếng Việt

Xu hướng “nhị hoá âm tiết” đã góp phần làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt, tăng cường khả năng biểu đạt để đáp ứng cho nhu cầu giao tiếp ngày càng tinh tế. Từ song tiết tiếng Việt được tạo ra từ 2 phương thức tạo từ : ghép hình vị và láy hình vị . Từ song tiết có cấu trúc “hình vị tự do - hình vị hạn chế” cũng được tạo ra từ 2 phương thức : láy hình vị và ghép hình vị. Cấu trúc này thưòng bao gồm các dạng sau :

1. Những từ láy trong đó có 1 hình vị gốc và một hình vị láy :vui vẻ, đẹp đẽ, xinh xắn, nhanh nhẹn...

2. Những từ ghép trong đó có một hình vị tự do và một hình vị mang ý nghĩa khá trừu tượng, tương tự như các “bán phụ tố”: học giả, thi sĩ, vôi hoá...

3. Những từ ghép trong đó có một hình vị tự do và một hình vị mờ nghiã: chợ buá, xe cộ, dai nhách, xanh lè, nhắm nghiền...

Như vậy, cấu trúc “hình vị tự do + hình vị hạn chế” là một cấu trúc khá phổ biến của từ song tiết tiếng Việt bởi vì nó không chỉ có trong nhóm 3 - nhóm cấu trúc của lớp vị từ mà chúng tôi đang khảo sát mà còn có ở một bộ phận quan trọng của từ láy và một lớp từ ghép khác.

Bên cạnh đó, hiện tại chúng tôi còn nhận thấy trong những từ song tiết có cấu trúc “hình vị tự do + hình vị tự do”: viết lách, bận rộn, lười nhác, siêng năng... có hiện tượng một trong hai thành tố cấu tạo từ đang có xu hướng hư hoá về nghĩa. Trong các từ ghép như :viết lách, bận rộn, lười nhác, siêng năng ... chỉ có thành tố đầu đảm nhiệm vai trò mang nghĩa từ vựng còn thành tố sau bổ sung thêm nghĩa khái quát cho từ .

2.3 Tương quan giữa cấu trúc song tiết Vx với các cấu trúc song tiết khác có cùng hình thức cấu tạo “hình vị tự do + hình vị hạn chế”

Hiện nay trong vốn từ của tiếng Việt cũng có những từ ghép hợp nghĩa kiểu như : khôn ngoan, bận rộn, rảnh rỗi, lười nhác, siêng năng... Nghĩa của thành tố thứ hai đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nghĩa của thành tố thứ nhất. Trong những trường hợp này yếu tố thứ hai vẫn mang nghĩa vật chất, chưa bị mờ nghĩa. Quan hệ giữa hai thành tố trong cấu trúc của từ là quan hệ “hợp nghĩa phi cá thể” [2 ; 53] . Nếu so sánh với vị từ dạng Tx, thì những từ ghép loại này mang ý nghĩa khái quát chứ không mang nghĩa biểu cảm .

Bên cạnh đó, nếu như so sánh những vị từ dạng Tx với những danh từ có cấu trúc tương tự như : xe cộ, đường sá, phố xá, phố phường, chợ búa, phu phen, cá mú ... ta thấy có một sự khác biệt lớn. Trong khi những từ như : chợ búa, xe cộ, cá mú... vẫn được xem là từ ghép hợp nghĩa. [2 ; 51-52], vị từ dạng Tx lại được xem là từ ghép phân nghĩa. Khi phân tích về giá trị ngữ nghĩa của yếu tố x trong cấu trúc vị từ dạng Tx, Đỗ Hữu Châu có nhận xét :“ Các hình vị phân nghĩa này có tác dụng sắc thái hoá hình vị chỉ loại lớn... Các hình vị phân nghĩa của chúng thường bị mất nghĩa. Song sự phân tích từ nguyên cho thấy ít nhiều chúng đồng nghĩa hoặc có liên quan về ngữ nghĩa vói ý nghĩa của hình vị chỉ loại lớn.” [2 ; 48]

Đến đây ta thấy nảy sinh một vấn đề : Tại sao cùng một kiểu cấu trúc, Đỗ Hữu Châu lại xếp chúng vào hai nhóm khác nhau ? Phải chăng đây là một sự nhầm lẫn ?

Về mặt cấu tạo cả hai loại đều có cấu trúc bao gồm hai thành tố : một thành tố có nghĩa vật chất và một thành tố mờ nghĩa. Về mặt ngữ nghĩa, thành tố thứ hai trong những tổ hợp như xe cộ, đường sá... không mang mang nghĩa biểu cảm mà chỉ có tác dụng làm cho nghĩa của tổ hợp có tính khái quát ; còn thành tố thứ hai trong những tổ hợp như xanh lè, ngọt lự... có tác dụng sắc thái hoá yếu tố thứ nhất và mang nghĩa biểu cảm.

So sánh :
clip_image001.gif
chợ / chợ búa xanh / xanh
xe / xe cộ đỏ / đỏ au
phố / phố trắng / trắng xoá
phu / phu phen đen / đen nhánh...

Như vậy, có lẽ khi phân loại những từ ghép thuộc loại này thành những nhóm phân nghĩa hay hợp nghĩa, Đỗ Hữu Châu đã phân loại căn cứ trên bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa chứ không phải chỉ đơn thuần dựa vào bình diện cấu trúc thuần tuý .

Qua đó, chúng ta có thể đi đến một nhận thức biện chứng về cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ loại này. Thoạt đầu, có thể những vị từ có cấu tạo theo kiểu Tx là những từ ghép hợp nghĩa kiểu như rảnh rỗi, bận rộn, lười nhác, siêng năng...nhưng sau một thời gian sử dụng , yếu tố x bị mờ nghĩa, không còn giữ vai trò là yếu tố mang nghĩa vật chất trong cấu trúc của từ. Ở đây sẽ có 2 trường hợp xảy ra :

1/ Nếu như yếu tố x bị mờ nghĩa nhưng không mang màu sắc biểu cảm mà chỉ đơn thuần là một yếu tố góp phần làm cho từ mang nghĩa khái quát thì lúc này từ vẫn có cấu trúc là một từ ghép hợp nghĩa kiểu như : viết lách, giết chóc, hỏi han, giữ gìn... (giống như những từ xe cộ, đường sá, chợ búa...).

2/ Nếu như yếu tố x bị mờ nghĩa và trở thành một yếu tố mang màu sắc biểu cảm thì chúng ta có được vị từ có cấu trúc kiểu Tx. Trong cấu trúc của từ , yếu tố x đóng vai trò là yếu tố phụ thêm nghĩa biểu cảm cho từ.

Như vậy cấu trúc nghĩa của những vị từ dạng Tx được bộc lộ bởi quá trình chuyển biến nghĩa được nêu ra ở trên. Kết quả làm mờ đi nghĩa riêng của yếu tố x tạo thành một từ có chứa yếu tố chỉ mức độ, biểu thị sắc thái tình cảm trong tiếng Việt.

Nếu như yếu tố thứ hai trong các tổ hợp viết lách, hỏi han... có tác dụng làm cho từ mang nghĩa khái quát thì yếu tố thứ hai (x) trong các vị từ dạng Tx có tác dụng cụ thể hoá sắc thái nghĩa của từ .

3. Thử đề xuất một giải thuyết về quá trình hình thành lớp từ Vx

Để có thể trình bày chi tiết về cấu trúc ngữ nghĩa của lớp vị từ Vx, xin được nêu một giải thuyết về quá trình hình thành lớp từ :

Thoạt đầu, các thành tố trong cấu trúc của vị từ Vx tồn tại độc lập, riêng lẻ dưới hình thức những từ đơn tiết. Những yếu tố ở vị trí x là những yếu tố thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, có khả năng xuất hiện sớm hơn yếu tố V . Số lượng những yếu tố như vậy khá lớn. Theo một số liệu đã được công bố, trong tiếng Việt “ có khoảng 2800 đơn vị có yếu tố vô nghĩa trong tổng số khoảng 24.500 từ đa âm” [1;178 -185]. Bằng con đường từ nguyên học, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã tìm cách làm sáng tỏ nguồn gốc của một số đơn vị kể trên. Việc làm này cho đến nay chỉ thu được một số kết quả khiêm tốn : chưa đến 100 đơn vị được phục nguyên nghĩa gốc [ dẫn theo ; 137]. Rải rác trên một số tạp chí, ở một số báo cáo khoa học, các nhà nghiên cứu như Lê Trung Hoa [ ; ....], Phan Ngọc [ ; ], Vương Lộc [ ; ], Tô Hùng [ ; ]...đã cố gắng truy tìm gốc gác của các yếu tố mất nghĩa. Trong danh sách đó, chúng tôi tìm thấy một số yếu tố thuộc về lớp từ mà chúng tôi đang xét. Tựu trung, các yếu tố mất nghĩa có thể có những nguồn gốc như sau :

1/ Gốc Môn - Khmer

Au (đỏ -) ch au đỏ đều và đậm
Bóc (trắng -) k bok rất trắng
Bong (trắng - ) p rông trắng trên diện rộng
Choang (sáng - ) chênh cheng sáng ở diện rộng
Chói (sáng - ) chênh choch sáng khó nhìn
Còm (gầy -) s com gầy, yếu
Chót (đỏ -) x’ oat đẹp, sạch
Cỡn ( nhảy - ) konh chơng vui quá mức
Hụm (tối -) x’ lup tối không nhìn được
Húp (sưng - ) k ro mup sưng to tịt mắt lại
Kềnh (chổng -) kênh nằm
Khẳm (thối - ) Khôl có mùi khó chịu
Lẻm (sắc -) x’ lem sắc và mỏng nhọn
Loét (đỏ -) t let rất đỏ
Lộn (bóng -) rô lông bóng, nhẵn mịn
Ngắt (xanh -) x’ ngăt xanh um tùm
Ngắt (lặng -) hoàn toàn không có tiếng động
(vắng -)
(lạnh-)
Ngầu (đỏ -) ph ngâu rất đỏ
Nghỉm (chìm - ) k rochom chìm mất hẳn
Nghịt (đen -) ngo nghịt tối
Ngổng (cao - ) chong k rông cao (ngỏng )
Nhom (gầy - ) kon t rom gầy yếu
Rì (chậm -) k rui chậm
Rơn ( sướng - ) t ron hớn hở, rất vui
Sì (đen -) k nghis rất đen, có màu tối
Tè (thấp - ) kon tel thấp
thếch (cạn - ) rô hêch rất cạn
Vắt (trong - ) ch vong rất trong

Trong đó có cả những từ mà hiện nay người ta vẫn xem là từ láy :

Ren (rối -) runh rối
Ngủi (ngắn -) x ngui rất ngắn
Mại (mềm -) l mai mềm
Dột (dại -) konh xot dại ngông, không biết....

2/ Gốc Mường : Nguyễn Tài Cẩn có ý kiến : “có lẽ xanh lè, ...trước kia cũng có thời kỳ được nhận thức như thuộc kiểu láy nghĩa là ở vùng Mường Ngọc Lạc (Thanh Hóa) có nghĩa là xanh,”

3/ Gốc Hán : “ bệch vốn có bắt nguồn từ yếu tố bạch (trắng) gốc Hán Việt , phức trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thơm” [16; 57] .

Như vậy, các yếu tố x có thể có nguồn gốc bản địa gần với các ngôn ngữ ở vùng Đông Nam Á . Sau một thời gian xuất hiện, nó cạnh tranh về nghĩa với những yếu tố xuất hiện sau có nghĩa tương đương . Sau đó, nó mất dần vai trò của một hình vị độc lập và có xu hướng kết hợp với các hình vị có nghĩa tương đương để tạo ra từ ghép. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự mờ nghĩa của các hình vị này là sự láy nghĩa trong quan hệ với hình vị đứng trước : xanh lè, đỏ au, đục ngầu,.... Khi tạo từ ghép, hình vị rõ nghĩa thường đóng vai trò là yếu tố mang nghĩa thực còn những hình vị mờ nghĩa chỉ đóng vai trò biểu thị một sắc thái nào đó của từ , hiện nay chúng hầu như đã hoàn toàn mất hẳn nghĩa vật chất.

Ở bình diện đồng đại, các yếu tố x là những yếu tố không độc lập về mặt cú pháp, chỉ là một loại “hình vị mờ nghĩa”, có tác dụng khu biệt từ vói những từ khác về phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm. Ở đây, chúng tôi hiểu thuật ngữ “hình vị mờ nghĩa” theo cách hiểu của GS. Bùi Khánh Thế: “Thành tố mờ nghĩa là phần còn lại sau khi đã phân xuất hình vị gốc trong các từ có cấu trúc nội bộ” [1 ; 64].


Tóm lại, các yếu tố x trước kia vốn có thể là hình vị tự do, đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với yếu tố T, nhưng hiện nay người bản ngữ không còn nhận thức chúng như vậy nữa mà chỉ xem chúng là những yếu tố biểu thị sắc thái biểu cảm trong cấu trúc của vị từ thuộc loại này.

Theo: Khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top