• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Câu đố địa lí: Vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn ( Câu đố có thưởng)

Tongthieugia

New member
Xu
0
:stupid:
Chứng minh nền nông nghiệp nước ta có " khả năng" đứng đầu thế giới? Cho bạn ở vị trí Thủ tướng Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam, bạn có những chỉ đạo gì để nền nông nghiệp nước ta có thể vươn lên đứng đầu thế giới ? Bạn cần bao nhiêu năm để làm việc này, dựa vào những cơ sở nào?

He he, mời mời
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
-Chứng minh:
+ Trước tiên, phải nói tới điều kiện tự nhiên( yếu tố không thể thiếu để phát triển nền nông nghiệp):
.Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, dẫn đến thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới;
.Nằm ở nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư động thực vật nên sản phẩm nông nghiệp phong phú;
.Giáp với vùng biển rộng lớn, cung cấp độ ẩm lớn cho cây cối phát triển quanh năm;
.Giáp với nhiều nước, thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thu ngoại tệ.

1. Đất:
+ Đất đồng bằng:
.Diện tích 3 triệu ha, chủ yếu ở ĐBSCL, ĐBSH và các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung. Đất giàu mùn, NPK thuận lợi cho trồng cây lương thực-thực phẩm, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Ví dụ: Lúa, ngô, rau,..
-> Hình thành các vùng chuyên canh lương thực-thực phẩm.
.Ngoài ra, còn có đất phèn( hơn 2,1 triệu ha), đất mặn khoảng 1 triệu ha, tập trung ở ĐBSCL, thích hợp cho việc trồng cói, kết hợp trồng lúa và nuôi tôm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các loại đất này thích hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn.
+ Đất miền núi:
Chủ yếu là đất feralit:
.Đất feralit hình thành trên đá badan, giàu NPK, tơi xốp, tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng, thuận lợi cho việc trồng cây CN dài ngày như cà phê, cao su,.. và cây CN ngắn ngày, hình thành các vùng chuyên canh CN.
.Đất feralit hình thành trên phiến đá kết hợp với khí hậu núi cao thích hợp trồng chè, cây dược liệu, cây lấy dầu như sơn, trẩu, hồi,..
2. Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa: lượng mưa 1500-2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%, nhiệt độ trung bình 22-25 độ C, tổng lượng bức xạ Mặt trời lớn(120-130 kcal/cm^2/năm).
-> Cung cấp lượng bức xạ lớn, lượng ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao.
.Do khí hậu nóng ẩm, cây ngắn ngày có thể tăng thêm từ 1-2 vụ/năm, cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa;
.Khí hậu phân hóa theo không gian và thời gian-> Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, hình thành các tập đoàn cây trồng, vật nuôi;
.Riêng miền Bắc thì đầu tiên là phát triển mạnh cây vụ đông. Ví dụ: ngô đông.
3. Nước:
+ Nước mặt:
.Phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông, có chiều dài hơn 10km. Tổng lượng dòng chảy của sông TB là 880(km^3/năm), trong đó có 235km^3 hình thành trên lãnh thổ VN, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp;
.Nguồn nước phong phú cung cấp lượng phù sa khổng lồ hình thành các đồng bằng-> Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp;
.Cả nước có tới hơn 1 triệu ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Đặc biệt ở ĐBSCL có nhiều rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi tôm. Ở các đồng bằng có nhiều ô trũng để thả cá và nuôi các loại đặc sản..
+ Nước ngầm:
.Khá phong phú, trữ lượng khai thác đã thăm dò 6-7 tỉ m^3/năm, có vai trò quan trọng cung cấp nước cho nông nghiệp vào mùa khô.
4. Sinh vật tự nhiên:
.Đó là những nguồn gen để lai tạo các giống cây trồng làm phong phú bộ giống cây trồng làm phong phú bộ giống cây trồng nông nghiệp.
* Lưu ý: Đối với phần này tôi chỉ nói về cái thuận lợi, làm cơ sở để chứng minh điều trên.
( Phần bổ sung: 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới; có vùng đất đồi núi bao la có thể phát triển cây công nghiệp và rừng; có bờ biển dài tới 3.200 km, cùng với diện tích mặt nước lớn khác có thể phát triển thủy sản. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên: đất nông nghiệp, đất rừng, mặt nước, cộng với hàng chục triệu nông dân vừa cần cù, vừa thông minh, lại có học vấn khá và năng động, tạo nên hai nguồn lực “trời cho” hiếm có so với nhiều nước trên thế giới).
+ Dẫn chứng kế tiếp: Việt Nam là nước có sản lượng gạo được xuất khẩu cao thứ nhì thế giới với 7 triệu tấn/năm ( Sau Thái Lan)
Đây là 2 dẫn chứng chính, còn nhiều cái khác lẻ tẻ. Có gì tôi sẽ bổ sung thêm.


-Giải pháp:
+ Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu, phòng tránh thiên tai một cách chủ động;
+ Cải tạo diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.
.Cơ bản: https://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/201921
+ Cải tạo diện tích đồi núi trọc để trồng cây công nghiệp;
+ Cung cấp chất dinh dưỡng, độ phì cho đất, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng, sử dụng hợp lý có quy hoạch tài nguyên đất;
+ Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chịu hạn, chịu rét;
+ Đầu tư cơ sở, vật chất để khai thác nguồn nước ngầm hiệu quả.
( Phần bổ sung, được xem là rất quan trọng:
+ Đổi mới nhận thức của nông dân:Tư duy của nông dân, nhất là nông dân phương Đông, trong đó có nông dân Việt Nam (nhất là nông dân tiểu nông ở những vùng chưa phát triển sản xuất hàng hóa), quen sống tự cấp tự túc, việc tiếp nhận phương thức làm sản xuất nông nghiệp tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa, công nghệ xanh cực kỳ khó khăn. Một bộ phận khá lớn nông dân vẫn luyến tiếc ruộng đất tổ tiên, thậm chí khi đã bỏ nghề nông tìm được việc làm khác, vẫn giữ mảnh đất tổ tiên như một phương tiện “phòng thân” khi gặp bất trắc.
Phải đổi mới tư duy của họ để tự họ thấy rằng muốn nông dân giàu lên thì phải giảm số lượng nông dân, chuyển đất cho người làm nông nghiệp giỏi để số người dôi ra làm giàu bằng nghề khác, đôi bên đều có lợi.
+ Ban hành các chính sách tích tụ đất đai thuận lợi và các chính sách mở mang các ngành nghề phi nông nghiệp. Trước mắt, bên cạnh việc mở ngành nghề dựa vào doanh nghiệp nông thôn trong nước phải đồng thời tạo mọi điều kiện để người nông dân xuất khẩu lao động ở nước ngoài để giảm bớt sức ép tức thời về việc làm.
+ Về giáo dục đào tạo:
Giúp đỡ nông dân đào tạo các loại nghề để chuyển sang nghề phi nông nghiệp. Với nông dân làm chủ nông trại, phải được đào tạo có bài bản, đảm bảo các chủ trang trại phải có chứng chỉ hành nghề về quản trị trang trại, bước đầu là trình độ bắt buộc về trung cấp, sau đó là cao đẳng, tới sau năm 2030 trở đi bắt buộc phải có trình độ đại học quản trị kinh doanh. Khuyến khích mở các loại trường riêng để đào tạo về lĩnh vực này. Ban hành các chính sách cho phép các trường này được hưởng những ưu đãi tối đa của Nhà nước.
+ Về các tổ chức của nông dân:
Đảng và Nhà nước ta giúp đỡ nông dân tự thành lập ra các tổ chức của chính mình để tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.


-Thời gian thực hiện: 10 năm để thực hiện tất cả những giải pháp trên, nếu thành công thì đây sẽ là đòn bẩy giúp Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp theo dự đoán là kim ngạch xuất khẩu nông sản là trên 50 tỷ USD/năm. Còn cơ sở thì dựa vào những thành tựu đã đạt được, ngoài ra còn có thể vào Link sau: https://www.baomoi.com/Qua-dam-thep-se-dua-Viet-Nam-thanh-cuong-quoc-nong-nghiep/45/7802938.epi ( Thủ tướng bí rồi nên mới tra google thôi).


P/s: Đó là toàn bộ câu trả lời của tôi, có gì thiếu sót, xin mọi người chỉ bảo.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
-Chứng minh:


+ Trước tiên, phải nói tới điều kiện tự nhiên( yếu tố không thể thiếu để phát triển nền nông nghiệp):
.Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, dẫn đến thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới;
.Nằm ở nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư động thực vật nên sản phẩm nông nghiệp phong phú;
.Giáp với vùng biển rộng lớn, cung cấp độ ẩm lớn cho cây cối phát triển quanh năm;
.Giáp với nhiều nước, thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thu ngoại tệ.

1. Đất:
+ Đất đồng bằng:
.Diện tích 3 triệu ha, chủ yếu ở ĐBSCL, ĐBSH và các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung. Đất giàu mùn, NPK thuận lợi cho trồng cây lương thực-thực phẩm, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Ví dụ: Lúa, ngô, rau,..
-> Hình thành các vùng chuyên canh lương thực-thực phẩm.
.Ngoài ra, còn có đất phèn( hơn 2,1 triệu ha), đất mặn khoảng 1 triệu ha, tập trung ở ĐBSCL, thích hợp cho việc trồng cói, kết hợp trồng lúa và nuôi tôm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các loại đất này thích hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn.
+ Đất miền núi:
Chủ yếu là đất feralit:
.Đất feralit hình thành trên đá badan, giàu NPK, tơi xốp, tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng, thuận lợi cho việc trồng cây CN dài ngày như cà phê, cao su,.. và cây CN ngắn ngày, hình thành các vùng chuyên canh CN.
.Đất feralit hình thành trên phiến đá kết hợp với khí hậu núi cao thích hợp trồng chè, cây dược liệu, cây lấy dầu như sơn, trẩu, hồi,..
2. Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa: lượng mưa 1500-2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%, nhiệt độ trung bình 22-25 độ C, tổng lượng bức xạ Mặt trời lớn(120-130 kcal/cm^2/năm).
-> Cung cấp lượng bức xạ lớn, lượng ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao.
.Do khí hậu nóng ẩm, cây ngắn ngày có thể tăng thêm từ 1-2 vụ/năm, cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa;
.Khí hậu phân hóa theo không gian và thời gian-> Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, hình thành các tập đoàn cây trồng, vật nuôi;
.Riêng miền Bắc thì đầu tiên là phát triển mạnh cây vụ đông. Ví dụ: ngô đông.
3. Nước:
+ Nước mặt:
.Phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông, có chiều dài hơn 10km. Tổng lượng dòng chảy của sông TB là 880(km^3/năm), trong đó có 235km^3 hình thành trên lãnh thổ VN, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp;
.Nguồn nước phong phú cung cấp lượng phù sa khổng lồ hình thành các đồng bằng-> Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp;
.Cả nước có tới hơn 1 triệu ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Đặc biệt ở ĐBSCL có nhiều rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi tôm. Ở các đồng bằng có nhiều ô trũng để thả cá và nuôi các loại đặc sản..
+ Nước ngầm:
.Khá phong phú, trữ lượng khai thác đã thăm dò 6-7 tỉ m^3/năm, có vai trò quan trọng cung cấp nước cho nông nghiệp vào mùa khô.
4. Sinh vật tự nhiên:
.Đó là những nguồn gen để lai tạo các giống cây trồng làm phong phú bộ giống cây trồng làm phong phú bộ giống cây trồng nông nghiệp.
* Lưu ý: Đối với phần này tôi chỉ nói về cái thuận lợi, làm cơ sở để chứng minh điều trên.
( Phần bổ sung: 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới; có vùng đất đồi núi bao la có thể phát triển cây công nghiệp và rừng; có bờ biển dài tới 3.200 km, cùng với diện tích mặt nước lớn khác có thể phát triển thủy sản. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên: đất nông nghiệp, đất rừng, mặt nước, cộng với hàng chục triệu nông dân vừa cần cù, vừa thông minh, lại có học vấn khá và năng động, tạo nên hai nguồn lực “trời cho” hiếm có so với nhiều nước trên thế giới).
+ Dẫn chứng kế tiếp: Việt Nam là nước có sản lượng gạo được xuất khẩu cao thứ nhì thế giới với 7 triệu tấn/năm ( Sau Thái Lan)
Đây là 2 dẫn chứng chính, còn nhiều cái khác lẻ tẻ. Có gì tôi sẽ bổ sung thêm.


-Giải pháp:
+ Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu, phòng tránh thiên tai một cách chủ động;
+ Cải tạo diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.
.Cơ bản: https://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/201921
+ Cải tạo diện tích đồi núi trọc để trồng cây công nghiệp;
+ Cung cấp chất dinh dưỡng, độ phì cho đất, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng, sử dụng hợp lý có quy hoạch tài nguyên đất;
+ Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chịu hạn, chịu rét;
+ Đầu tư cơ sở, vật chất để khai thác nguồn nước ngầm hiệu quả.
( Phần bổ sung, được xem là rất quan trọng:
+ Đổi mới nhận thức của nông dân:Tư duy của nông dân, nhất là nông dân phương Đông, trong đó có nông dân Việt Nam (nhất là nông dân tiểu nông ở những vùng chưa phát triển sản xuất hàng hóa), quen sống tự cấp tự túc, việc tiếp nhận phương thức làm sản xuất nông nghiệp tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa, công nghệ xanh cực kỳ khó khăn. Một bộ phận khá lớn nông dân vẫn luyến tiếc ruộng đất tổ tiên, thậm chí khi đã bỏ nghề nông tìm được việc làm khác, vẫn giữ mảnh đất tổ tiên như một phương tiện “phòng thân” khi gặp bất trắc.
Phải đổi mới tư duy của họ để tự họ thấy rằng muốn nông dân giàu lên thì phải giảm số lượng nông dân, chuyển đất cho người làm nông nghiệp giỏi để số người dôi ra làm giàu bằng nghề khác, đôi bên đều có lợi.
+ Ban hành các chính sách tích tụ đất đai thuận lợi và các chính sách mở mang các ngành nghề phi nông nghiệp. Trước mắt, bên cạnh việc mở ngành nghề dựa vào doanh nghiệp nông thôn trong nước phải đồng thời tạo mọi điều kiện để người nông dân xuất khẩu lao động ở nước ngoài để giảm bớt sức ép tức thời về việc làm.
+ Về giáo dục đào tạo:
Giúp đỡ nông dân đào tạo các loại nghề để chuyển sang nghề phi nông nghiệp. Với nông dân làm chủ nông trại, phải được đào tạo có bài bản, đảm bảo các chủ trang trại phải có chứng chỉ hành nghề về quản trị trang trại, bước đầu là trình độ bắt buộc về trung cấp, sau đó là cao đẳng, tới sau năm 2030 trở đi bắt buộc phải có trình độ đại học quản trị kinh doanh. Khuyến khích mở các loại trường riêng để đào tạo về lĩnh vực này. Ban hành các chính sách cho phép các trường này được hưởng những ưu đãi tối đa của Nhà nước.
+ Về các tổ chức của nông dân:
Đảng và Nhà nước ta giúp đỡ nông dân tự thành lập ra các tổ chức của chính mình để tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.


-Thời gian thực hiện: 10 năm để thực hiện tất cả những giải pháp trên, nếu thành công thì đây sẽ là đòn bẩy giúp Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp theo dự đoán là kim ngạch xuất khẩu nông sản là trên 50 tỷ USD/năm. Còn cơ sở thì dựa vào những thành tựu đã đạt được, ngoài ra còn có thể vào Link sau: https://www.baomoi.com/Qua-dam-thep-se-dua-Viet-Nam-thanh-cuong-quoc-nong-nghiep/45/7802938.epi ( Thủ tướng bí rồi nên mới tra google thôi).


P/s: Đó là toàn bộ câu trả lời của tôi, có gì thiếu sót, xin mọi người chỉ bảo.

Chân thành cảm ơn thủ tướng ^^ quả là xuất sắc, chúng ta sang câu hỏi tiếp theo... câu số 6
 
Câu đố có thưởng địa lí: Về du lịch

Kể tên 10 địa điểm du lịch bạn thích nhất? Bạn thấy loại hình du lịch bạn thích có thể áp dụng tại đâu của Việt Nam? Vì sao?
Mời
:abnormal:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top