• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

CÂU HỎI VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ

Huỳnh Trúc

New member
Xu
0
Câu 1 : Hãy phân tích sự khác biệt và giới hạn về khái niệm môi trường trong luật bảo vệ môi trường ở nước ta .
- Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 , quy định : Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người , có ảnh hưởng tới đời sống , sản xuất , sự tồn tại , phát triển của con người và sinh vật . Thành phần môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất , nước , không khí , âm thanh , ánh sáng , sinh vật , hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác . Như vậy , khái niệm này chỉ đề cập đến môi trường tự nhiên , các yếu tố xã hội - nhân văn không được bao gồm trong yếu tố môi trường theo quy định này .
Câu 2 : Phân tích sự khác nhau và giống nhau giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường .
Câu 3 : Nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm môi trường .
Câu 4 : Phân biệt sự khác nhau giữa nhân tố sinh thái và các yếu tố môi trường , các tác động chính của nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật .

Câu 5 : Nêu và phân tích ý nghĩa của các thông số dân số học .
Câu 6 : TÌnh hình gia tăng dân số thế giới .
Câu 7 : Các thời kì dân số học và tác động đến môi trường .
Câu 8 : Quá độ dân số là gì và đặc điểm của các giai đoạn quá độ dân số .
Câu 9 : Phân bố dân số và nguyên nhân ảnh hưởng đến phân bố dân số .
Câu 10 : Sự chuyển dịch dân số trên thế giới và ở nước ta , nguyên nhân và hệ quả của sự chuyển dịch dân số .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Câu 3 : Nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.

1. Khai thác vàng thủ công

Với phương tiện đơn giản nhất như quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân, hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người khai thác hít khí độc, còn chất thải thủy ngân gây ô nhiễm, môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.

2. Ô nhiễm mặt nước

Dân số tăng, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm nặng nề. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc.

3. Ô nhiễm nước ngầm

Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

4. Ô nhiễm không khí do môi trường sống

Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than, củi và rơm rạ để đun nấu. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật chội, không có hệ thống thoát khí.

5. Khai khoáng công nghiệp

Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.

6. Các lò nung và chế biến hợp kim

Trong quá trình sản xuất và chế biến các kim loại như đồng, ni-ken, kẽm, bạc, cobalt, vàng và cadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như: hydrofluor, sunfua-dioxit, nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, arsen, chrom, cadmium, ni-ken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm.

7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác urani


Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực quân sự và y học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể. Quá trình khai thác urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp.

8. Nước thải không được xử lý

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý nước thải mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt ôxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Theo WHO, trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỉ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các TP, nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người chết liên quan đến nước thải không được xử lý.

9. Ô nhiễm không khí ở các đô thị

Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.

Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.

10. Sử dụng lại bình ắc quy


Ắc quy ô tô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng nhiều lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ngoài ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương.

Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau.
Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm


 

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Câu 2 : Phân tích sự khác nhau và giống nhau giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường .

I – MÔI TRƯỜNG

- Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không quan bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí.

- Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người.

- Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, do con người chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thế con người tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.

- Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là ở chỗ:

+ Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.

+ Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại.

II - CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.

+ Môi trường địa lí có ba chức năng chính

+ Là không gian sống của con người

+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên

+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

- Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Nếu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàn cảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người.

III – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

-Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

- Có nhiều cách phân loại tài nguyên:

+ Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí…)

+ Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch…

+ Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người

- Loài tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm; vì vậy, các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại…)

- Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển.

- Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng Mặt Trời, không khí, nước… Không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.


 

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Câu 6 : TÌnh hình gia tăng dân số thế giới .

Hiện nay có 5 quốc gia đông dân nhất trên toàn trái đất đó là

Trung quốc với hơn 1 tỷ 3;

Ấn Độ với 1 tỷ 2;

Hoa Kỳ hơn 310 triệu,

Indonesia với gần 243 triệu

Brazil với hơn 201 triệu.

Một cuộc nghiên cứu mới đây cũng cho biết rằng dân số lục địa Phi châu sẽ tăng lên gấp ba, tức là từ 230 triệu hiện nay lên đến 811 triệu.


CÂU HỎI CHƯA RÕ LẮM

 

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Câu 8 : Quá độ dân số là gì và đặc điểm của các giai đoạn quá độ dân số .

Quá độ dân số là lý thuyết được các nhà nhân khẩu học phương Tây đưa ra hơn nửa thế kỷ trước nhắm phân thích sự biến đổi dân số. Lý thuyết này cho rằng tiến trình phát triển dân số của các quốc gia đều phải đi qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước quá độ có đặc trưng là mức sinh cao và ổn định còn mức chết cao và biến động.

-Giai đoạn quá độ là thời kỳ có những biến động lớn cả về mức sinh và mức chết mà xu hướng thường gặp là mức chết giảm nhanh hơn mức sinh, vì vậy dân số tăng nhanh (còn gọi là bùng nổ dân số).

- Giai đoạn sau quá độ có đặc trưng là mức sinh và mức chết đều thấp. Tóm lại quá độ dân số là quá trình chuyển đổi khuôn mẫu cân bằng dân số trên cơ sở tương quan giữa tỷ suất sinh và tỷ suất chết khi nhân loại đi từ xã hội tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp

=> ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ





 
Câu 4 : Phân biệt sự khác nhau giữa nhân tố sinh thái và các yếu tố môi trường , các tác động chính của nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật .
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hũu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

Có 4 loại môi trường phổ biến : môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.

Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.Có 3 nhóm nhân tố sinh thái :

- Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v...

-Nhân tố hũu sinh: bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.

-Nhân tố con nguời: bao gồm mọi tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người lên cơ thể sinh vật.

Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật

a) Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh
*

Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.

- Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo.Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi.

Ví dụ, ở vùng băng giá Cực Bắc (lạnh tới - 40[SUP]o [/SUP]C) vẫn có loài cáo cực (thân nhiệt 38[SUP]oC[/SUP]) và gà gô trắng (thân nhiệt 43[SUP]oC[/SUP]) sinh sống.

- Giới hạn sinh thái: Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6[SUP]oC[/SUP] và trên 42[SUP]oC[/SUP] và phát triển thuận lợi nhất ở 30[SUP]oC[/SUP].Nhiệt độ 5,6[SUP]oC[/SUP] gọi là giới hạn dưới, 42[SUP]oC[/SUP] gọi là giới hạn trên và 30[SUP]oC[/SUP] là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6[SUP]oC[/SUP] đến 42[SUP]oC[/SUP] gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.- Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn.

Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 25[SUP]oC[/SUP] là 10 ngày đêm còn ở 18[SUP]oC[/SUP] là 17 ngày đêm.Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng)- Tổng nhiệt hữu hiệu (S)+ Mỗi loài sinh vật có một yêu cầu nhất định về lượng nhiệt (tổng nhiệt) để hoàn thành một giai đoạn phát triển hay một chu kì phát triển gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (độ/ngày) tương ứng.+ Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho 1 chu kỳ (hay một giai đoạn) phát triển của một động vật biến nhiệt.

Tổng nhiệt hữu hiệu được tính bằng công thức: = (T-C).DT: nhiệt độ môi trườngD: thời gian phát triểnC: nhiệt độ ngưỡng phát triển+ C không đổi trong cùng một loài nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau:S = (T[SUB]1[/SUB] – C).D[SUB]1[/SUB] = (T[SUB]2[/SUB] – C).D[SUB]2[/SUB] = (T[SUB]3[/SUB] – C).D[SUB]3[/SUB]...*

Độ ẩm và nước
- Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật : chiếm từ 50% đến 98% khối lượng của cây, từ 50% (ở Thú) đến 99% (ở Ruột khoang) khối lượng cơ thể động vật.- Mỗi động vật và thực vật ở cạn đều có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm. Loại châu chấu di cư có tốc độ phát triển nhanh nhất ở độ ẩm 70%. Có sinh vật ưa ẩm (thài lài, ráy, muỗi, ếch nhái...), có sinh vật ưa khô (cỏ lạc đa`, xương rồng, nhiều loại thằn lằn, chuột thảo nguyên).- Nước ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của sinh vật. Trên sa mạc có rất ít sinh vật, còn ở vùng nhiệt đới ẩm và nhiều nước thì sinh vật rất đông đúc.* Ánh sáng- Ánh sáng Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của mọi hoạt động sống của sinh vật. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời khi quang hợp. Động vật ăn thực vật lá đã sử dụng gián tiếp năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

- Ánh sáng tác động rõ rệt lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Cây đậu xanh đặt trong ánh sáng liên tục thì lớn nhanh nhưng ra hoa muộn tới 60 ngày.- Mỗi sinh vật cũng có một giới hạn chịu đựng về ánh sáng.Ví dụ, có cây ưa bóng, có cây ưa sáng; có động vật ưa hoạt động ngày, có động vật ưa hoạt động đêm.Ngoài ba nhân tố trên còn có nhiều nhân tố vô sinh khác ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như đất, gió, độ mặn của nước, nguyên tố vi lượng...b) Ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh* Quan hệ cùng loài:- Quần tụ: các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể để được bảo vệ và chống đỡ các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió, chống mất nước tốt hơn, quần tụ cá chịu được nồng độ chất độc cao hơn...- Cách li: là làm giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn khi mật độ quần thể tăng quá mức cho phép, gây ra sự cạnh tranh, một số cá thể động vật phải tách khỏi quần tụ đi tìm nơi sống mới.

* Quan hệ khác loài
- Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh là quan hệ cần thiết và có lợi cho 2 bên cả về dinh dưỡng lẫn nơi ở.

Ví dụ, vi khuẩn lam cộng sinh với nấm tạo thành địa y. Quan hệ hợp tác là quan hệ có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng. Quan hệ hội sinh là quan hệ chỉ có lợi cho một bên.- Quan hệ đối địch:là quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài về thức ăn, nơi ở được biểu hiện

:+ Động vật ăn thịt - con mồi: sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác (mèo bắt chuột, cáo bắt gà...).

+ Quan hệ kí sinh - vật chủ: sinh vật này sống bám vào cơ thể sinh vật khác (giun, sán kí sinh ở động vật và người...).

+ Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: sinh vật này kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật khác (tảo tiểu cầu tiết ra chất kìm hãm sự phát triển của rận nước)

.c) Ảnh hưởng của nhân tố con ngườiCon người cùng với quá trình lao động và hoạt động sống của mình đã thường xuyên tác động mạnh mẽ trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật và môi trường sống của chúng.Tác động trực tiếp của nhân tố con người tới sinh vật thường qua nuôi trồng, chăm sóc, chặt tỉa, săn bắn, đốt rẫy, phá rừng. Bất kỳ hoạt động nào của con người như khai thác rừng, mỏ, xây đập chắn nước, khai hoang, làm đường, ngăn sông, lấp biển, trồng cây gây rừng... đều làm biến đổi mạnh mẽ môi trường sống của nhiều sinh vật và do đó ảnh hưởng tới sự sống của chúng.

3. Những qui luật sinh thái cơ bảnCó 4 qui luật sinh thái cơ bản:* Qui luật giới hạn sinh thái:Mỗi loài có một giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái.

Ví dụ, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt nam là từ 5,6[SUP]oC[/SUP] đến 42[SUP]oC[/SUP] va` điểm cực thuận là 30[SUP]oC[/SUP].* Qui luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Sự tác động của nhiều nhân tố sinh thái lên một cơ thể sinh vật không phải là sự cộng gộp đơn giản các tác động của từng nhân tố sinh thái mà là sự tác động tổng hợp của cả phức hệ nhân tố sinh thái đó.

Ví dụ, mỗi cây lúa sống trong ruộng đều chịu sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố (đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và sự chăm sóc của con người...).* Qui luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể sinh vật. Mỗi nhân tố tác động không giống nhau lên các chức phận sống khác nhau và lên cùng một chức phận sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau.*

Qui luật tác động qua lại
giữa sinh vật và môi trường. Môi trường tác động thường xuyên lên cơ thể sinh vật, làm chúng không ngừng biến đổi, ngược lại sinh vật cũng tác động qua lại làm cải biến môi trường.



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 6 : TÌnh hình gia tăng dân số thế giới

Theo ước tính của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vào tháng 10 tới đây, dân số thế giới sẽ lên đến 7 tỷ người. Các thống kê mới nhất cho biết trong vòng 10 năm sắp tới, một số quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ gia tăng dân số gấp đôi và vào năm 2025, dân số thế giới sẽ lên đến 8 tỷ người. Nhân dịp này, ông Babatunde Osotimehin, đặc trách quỹ dân số của Liên Hiệp Quốc, đã đề ra một chiến dịch mang tên ”7 tỷ hành động”, nhằm đánh động ý thức người dân thế giới về ý nghĩa việc sống chung giữa 7 tỷ người, và về việc cần phải đề ra những chính sách giải quyết những vấn đề chung của tất cả mọi người dân trên thế giới. Nhất là cần dấn thân lo cho tương lai của những người trẻ, thăng tiến quyền lợi của các thiếu niên và phụ nữ, đồng thời cũng phải bảo toàn những tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Đà gia tăng dân số này sẽ có hậu quả tiêu cực đối với khoảng 215 triệu phụ nữ, đang mong muốn được hưởng các phục vụ ytế liên quan đến sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, nhưng không được.

Hiện nay có 5 quốc gia đông dân nhất trên toàn trái đất đó là Trung quốc với hơn 1 tỷ 3; Ấn Độ với 1 tỷ 2; Hoa Kỳ hơn 310 triệu, Indonesia với gần 243 triệu và Brazil với hơn 201 triệu. Một cuộc nghiên cứu mới đây cũng cho biết rằng dân số lục địa Phi châu sẽ tăng lên gấp ba, tức là từ 230 triệu hiện nay lên đến 811 triệu

P/S Số liệu này đã cũ nên lấy số liệu trong sách giáo khoa mới nhất
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top