Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11

ngan trang

New member
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11
Bài 1
Vào phủ chúa Trịnh
1: Ai là tác giả của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh:

  1. Phan Bộ Châu
  2. Nguyễn Đình Chiẻu
  3. Nguyễn Công Trứ
  4. Lê Hữu Trác
2: Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh được trích trong tác phẩm nào

  1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  2. Chiếu cầu hiền
  3. Thượng kinh kí sự
  4. Tế cấp bát điều
3: Lê Hữu Trác sinh năm nào

  1. 1715
  2. 1724
  3. 1791
  4. 1795
4: Lê Hữu Trác mất năm nào

  1. 1781
  2. 1790
  3. 1791
  4. 1795
5: Lê Hữu Trác có tên hiệu là gì

  1. Hải Thượng Lão Ông
  2. Hải Thương Lão Ông
  3. Hải Thượng Lãn Ông
  4. Hải Thượng Lan Ông
6: Lê Hữu Trác là con thứ mấy của quan Hữu thị lang bộ Công

  1. Con cả
  2. Thứ 3
  3. Thứ 5
  4. Thứ 7
7: Lê Hữu Trác còn có tên khác là gì

  1. Chiêu Bảy
  2. Bảy Chiêu
  3. Cụ Bảy Chiêu
  4. Cụ Chiêu Bảy
8: Lê Hữu Trác là người làng nào

  1. Làng Loan Xá, Huyện Đường An, Phủ Thượng Hồng, Trấn Hải Dương
  2. Làng Liêu Xá, Huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, Trấn Hải Dương
  3. Làng Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Tỉnh Bắc Ninh
  4. Làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tỉnh
9: Lê Hữu Trác ngoài là một danh y chữa bệnh ông còn làm gì

  1. Ông soạn sách y học
  2. Mở Trường dạy học
  3. Mở trường dạy võ
  4. cả B.C đều đúng
10: Gần 30 tuổi Lê Hữu Trác về sống ở quê mẹ là ở đâu

  1. Xứ Bàu Thượng, xã tình Diễm, Huyện hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
  2. Làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tỉnh
  3. Làng Liêu Xá, Huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, Trấn Hải Dương
  4. Làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định
11: Ban đầu Lê Hữu Trác theo nghề gì

  1. Nghề văn
  2. Nghiệp võ
  3. Nghề Y
  4. Cả A.B.C đều sai
12: Lê Hữu Trác đi sâu vào nghiên cứu y học, đúc kết thành một cuốn sách lấy nhan đề là gì

  1. Thượng y tâm lĩnh
  2. Thương kinh kí sự
  3. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  4. Thượng toog y tâm lĩnh
13: Câu nói: Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người là tư tưởng, quan điểm của ai

  1. Nguyễn Hữu Trác
  2. Hải Thượng Lan Ông
  3. Chiêu Bảy
  4. Cả A.B.C đều đúng
14: Thể kí ra đời thực sự vào đầy thế kỉ nào

  1. Thế kỉ XVII
  2. Thế kỉ XVIII
  3. Thế kỉ XIX
  4. Thế kỉ XX
15: Thể kí có đặc điểm nào

  1. Kí là một loại hình văn xuôi tự sự
  2. Kí chỉ thật sự ra dời khi người cầm bút trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình
  3. kí viết về hiện tại, những điều mắt thấy tai nghe. Không gian và thời gian nghệ thuật của kí bao giờ cũng cụ thể, gần với những kỉ niệm và con người cụ thể
  4. Cả A.B.C đều đúng
16: Lê Hữu Trác vừa là một danh y lỗi lạc, vừa là nhà thơ, nhà văn tài hoa, đúng hay sai

  1. Đúng
  2. Sai
17: Thượng kinh kí sự là tác phẩm của Lê Hữu Trác hoàn thành vào năm nào

  1. 1780
  2. 1783
  3. 1782
  4. 1781
18: Trong Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác sử dụng những bút pháp nghệ thuật nào

  1. Nghệ thuật du kí, nhật kí
  2. Nghệ thuật hồi kí, kí phong cảnh, kí ghi người, ghi việc
  3. Tác giả chỉ sử dụng một bút pháp nghệ thuật hồi kí
  4. Cả A.B đều đúng
19: Bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác gồm bao nhiêu quyển và biên soạn trong vòng bao nhiêu năm

  1. 60 quyển, 34 năm
  2. 59quyển, 34 năm
  3. 62 quyển, 40 năm
  4. 66 quyển, 40 năm
20: Thượng kinh kí sự là tập kí sự viết bằng chữ gì

  1. Chữ Hán
  2. Chữ Nôm
  3. Chữ Quốc Ngữ
  4. Cả A.B.C đều sai
21: Khi vào phủ chúa, Lê Hữu Trác cảm thấy như thế nào

  1. Cuộc sống vương giả nơi phủ chú làm ông ngạc nhiên
  2. Cung cách sinh hoạt ở phủ chúa làm ông chán ngán
  3. Các sự việc liên tiếp diễn ra theo thời gian đè nặng lên tâm trạng tác giả
  4. Cả A.B.C đều đúng
22: Cảnh trong phủ chú được miêu tả như thế nào

  1. Cảnh giàu sang của vua chúa thật khác hẳn người thường: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, hoa đua thắm, gió đưa thoảng mùi hương
  2. Người hầu hạ trong cung nhiều vô số
  3. Mọi đồ dùng trong nhà “ quyền bổng” và mọi cột đều mạ thiếp vàng
  4. Cả A.B.C đều đúng
23: Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào

  1. Tác giả rất ngạc nhiên và chán ngán cho cuộc sống hoang phí nơi phủ chúa
  2. Tác giả cảm thấy thích thú trước cuộc sống sang trọng đó
  3. Tác giả thể hiện thái độ coi thường danh lợi của mình
  4. Cả A.C đều đúng
24: Thông qua chi tiết nào trong tác phẩm ta thấy được thái dộ của tác giả

  1. Thông qua cách nhìn của ông
  2. Thông qua cách miêu tả cảnh quan và con người nơi phủ chúa
  3. Thông qua chi tiết lúc ông kê đơn thuốc cho thái tử
  4. Cả A.B.C đều đúng
25: Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh mang giá trị gì

  1. Giá trị nhân đạo
  2. Giá trị hiện thực
  3. Giá trị lãng mạn
  4. Cả A.B.C đều sai
26: Câu nào sau đây ứng với suy nghĩ của Lê Hữu Trác khi ông kê đơn thuốc cho thái tử

  1. Chữa bệnh cho thái tử thật tootsvif đó là cơ hội để mình làm quan và hưởng nhiều bổng lộc
  2. Ông dùng thuốc chữa bệnh cố gắng hòa hoãn để có thời gian ở lâu trong phủ chúa mà tham quan, ngắm cảnh
  3. Chữa bệnh mà có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó rành buộc chi bằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn
  4. Cả A.B.C đều sai
27: Lê Hữu Trác có suy nghĩ như thế nào khi quyết định chữa bệnh cho thái tử

  1. Vì cả một đời nghèo khó, chưa vào phủ chúa nay chữa bệnh cho thái tử là vinh hạnh cho mình
  2. Mình làm tốt thế nào danh tiếng mình cũng được ghi vào sử sách, tiếng thơm còn lưu đến mai sau
  3. Vì cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được
  4. Cả A.B.C đều sai
28: Thông qua tác phẩm ta thấy tài gì của tác giả

  1. Tài quan sát tinh tế
  2. Ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo
  3. Vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý nơi phủ chúa
  4. Cả A.B.C đều đúng

xem đáp án tại đây:



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 Bài 2: Tự tình

Bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11
Bài 2: Tự tình

1: Ai là tác giả bài thơ Tự tình

  1. Hồ Xuân Hương
  2. Trần Tế Xương
  3. Nguyễn Khoa Điềm
  4. Nguyễn Khuyến
2: Hồ Xuân Hương sinh năm nào

  1. 1756
  2. 1768
  3. 1760
  4. Không rõ năm sinh
3: Hồ Xuân Hương mất năm nào

  1. 1830
  2. 1837
  3. 1839
  4. Không rõ năm mất
4: Hồ Xuân Hương xuất thân trong một gia đình như thế nào

  1. Xuất thân trong một gia đình bậc trung
  2. Xuất thân trong một gia đình nghèo khó
  3. Xuất thân trong một gia đình quý tộc
  4. Không rõ xuất thân của bà
5: Hồ Xuân Hương là người làng nào

  1. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
  2. Làng Liêu xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
  3. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
  4. Làng xã Trạm Bạc, trấn Hải Dương
6: Khi trưởng thành Hồ Xuân Hương sống ở đâu

  1. Xuân Hương có một căn nhà riêng tại Nghệ An và sống ở đó
  2. Xuân Hương có một căn nhà riêng ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường và sinh sống tại đó
  3. Xuân Hương có một căn nhà riêng gần Hồ Gươm lấy tên là Nguyệt Đường và sống ở đó
  4. Xuân Hương có một căn nhà riêng tại Hải Dương và sống ở đó
7: Thể loại thành công nhất trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là gì

  1. Thơ chữ Hán
  2. Thơ, văn trữ tình
  3. Thơ chữ Nôm
  4. Phóng sự
8: Nội dung chính của bài thơ Tự Tình là gì

  1. Gửi gắm tâm sự riêng của tác giả
  2. Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thía độ bi quan chán nản trước thân phận thua thiệt
  3. Hiện lên hình ảnh của một con người muốn bứt phá, muốn làm loạn để chống lại trật tự xã hội quá bất công với người phụ nữ
  4. Cả A.B.C đều đúng
9: Hồ Xuân Hương tài hoa trên lĩnh vực nào

  1. Thơ văn trữ tình
  2. Kí và phóng sự
  3. Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm
  4. Sáng tác thơ chữ Nôm
10: Hồ Xuân Hương là người phụ nữ như thế nào

  1. Hồ Xuân Hương là người tài hoa nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh
  2. Hồ Xuân Hương là người phụ nữ luon cam chịu số phận và cuộc sống
  3. Hồ Xuân Hương là một trong những đại biểu ưu tú nhất của văn học mang tư tưởng đấu tranh cho quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trong thời đại này
  4. Cả A.C đều đúng
11: Câu nào dưới đây đúng nhất với cuộc đời của Hồ Xuân Hương

  1. Hồ Xuân Hương là người tài hoa nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh
  2. Hồ Xuân Hương góa chồng nên hiểu nỗi thấm thía của người phụ nữ không có hạnh phúc trọn vẹn
  3. Hồ Xuân Hương có cuộc đời và tình duyên gặp nhiều éo le và ngang trái
  4. Cả A.B.C đều đúng
12: Những đề tài và nguồn cảm hứng trong thơ của Hồ Xuân Hương là gì

  1. Hồ Xuân Hương luôn thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên và cảnh vật
  2. Hồ Xuân Hương luôn cảm thông và dồng cảm với tầng lớp bị áp bức, bóc lột
  3. Hồ Xuân Hương luôn dùng ngòi bút của mình để tố cáo, châm biếm bọn nhà giàu, quan lại
  4. Hồ Xuân Hương luôn dùng ngòi bút của mình để đấu tranh hay mưu cầu hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những tình cảm nghiêm túc lại vừa suồng sã, vùa sâu cay lại vừa hài hước
13: Xuân Diệu đã tôn vinh Hồ Xuân Hương là gì

  1. Bà chú thơ tình yêu
  2. Bà chú thơ Nôm
  3. Người tài hoa của thể thơ trào phúng
  4. Cả A.B.C đều đúng
14: Bài thơ tự tình II được trích trong tập thơ nào của Xuân Hương

  1. Trích trong chùm thơ Tự tình
  2. Trích trong tập Lưu Hương kí
  3. Trích trong tập vũ trung tùy bút
  4. Cả A.B.c đều sai
15: Nội dung của bài thơ Tự Tình II nói lên điều gì

  1. Bài thơ là lời than thở của người vợ với nỗi nhớ thương và tình yêu say đắm vì phải sống các h xa chồng
  2. Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ
  3. Bài thơ được xem là tác phẩm phê phán, tố cáo chế độ đe thê phong kiến
  4. Cả A.B.C đều đúng
16: Có ý kiến cho rằng Hồ Xuân Hương là người đi trước thời đại hay đi ra ngoài thời đại để đấu tranh cho chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đúng hay sai

  1. Đúng
  2. Sai
17: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hai câu thơ này thẻ hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình

  1. Nỗi cô đơn của người phụ nữ phong kiến trong đêm khuya vắng lặng khi nghe tiếng trống canh dồn
  2. Nỗi lòng của người vợ ngóng trông chồng
  3. Nỗi tuyệt vọng của sự chờ đợi
  4. Cả A.B.C đều đúng
18: Giá trị biểu cảm của từ dồn trong câu Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn là gì

  1. Dồn diễn tả tiếng trống canh thật thưa thớt giữa đêm khuya
  2. Tiếng trống dồn làm cho người chờ đợi cảm thấy thời gian đi vội vã sắp hết, đêm nghe gấp gáp hơn, thôi thúc hơn
  3. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là sự thông báo về thời gian tâm trạng của nàng
  4. Cả A.B.C đều đúng
19: Câu thơ trong bài tự tình dưới đây thể hiện tâm trạng gì của tác giả
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

  1. Thể hiện thái độ chờ đợi khắc khoải của người phụ nữ
  2. Người phụ nữ bắt chước người đàn ông đem rượu uống cho quên nỗi sầu
  3. Nỗi phụi nữ say rồi lại tỉnh, nổi sầu không thể vơi đi, sự chờ đợi càng thêm tuyệt vọng
  4. Cả A.B.C đều đúng
20: Câu thơ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn có ý nghĩa gì

  1. Ta có thể hiểu câu thơ như một câu hỏi vào cõi vô định đên đã tàn mà trăng chưa tròn
  2. Cũng có người hiểu vầng trăng chỉ hạnh phúc, bóng xế ý nới đến tuổi tác, hạnh phúc chưa trọn vẹn nên khuyết chưa tròn
  3. Câu thơ cũng là sự diễn đạt rất tài tình tâm trạng vô vọng của người phụ nữ chờ chồng trong đêm vắng
  4. Cả A.B.C đều đúng
21: Các cặp từ trái nghĩa: say-tỉnh, khuyết- tròn đi liền trong 2 câu thơ có ý nghĩa gì

  1. Chính nhờ sự đối lập tương phản trong câu chữ mà gợi cho người đọc rất nhiều cảm giác chông chênh không xá định giữa khồn và có, say và tỉnh
  2. Cụm từ say lại tỉnh gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa nên nỗi đau càng thấm thía hơn
  3. Nhờ vào cặp từ trái nghĩa người đọc nhận ra được giữa hi vọng mong manh về hạnh phúc và hiện thực phũ phàng
  4. Cả A.B.C đều đúng
22: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc châm mây đá mấy hòn
Hai câu thơ trên sử dụng cấu trúc ngữ pháp gì

  1. Biện pháp đảo ngữ
  2. Biện pháp điệp ngữ
  3. Biện pháp lặp cấu trúc
  4. Biện pháp ẩn dụ, so sánh
23: Hình ảnh thiên nhiên trong hai câu thơ trên cho thấy điều gì về cá tính Hồ Xuân Hương

  1. Đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng
  2. Hình ảnh thiên nhiên diễn tả 1 tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn làm loạn, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường
  3. Thiên nhiên thẻ hiện cá tính mạnh mẽ, táo bạo của Hồ Xuân Hương
  4. Cả A.B.C đều đúng
24: Trong hai câu luận tác giả đưa cụm từ xiên ngang, đâm toạc ra đầu câu nhằm mục đích gì

  1. Nhấn mạnh ý cần được diễn đạt, diễn tả nghệ thuật đối lập trong câu
  2. Rêu đá như vạch đất,vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng
  3. Thông qua đó nhấn mạnh nỗi phẫn uất của số phận, khát vọng của con người.
  4. Cả A.B.C đều đúng
25: Ngán nổi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Hai câu thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả

  1. Tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ
  2. Thể hiện nỗi xót xa về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa với duyen tình hẩm hiu, cay đắng của mình
  3. Cả A.B đều sai
  4. Cả A.B đều đúng
26: Từ Xuân trong câu thơ Ngán nổi xuân đi xuân lại lại có ý nghĩa gì

  1. Chỉ mùa xuan của đất trời
  2. Chỉ tuổi xuân của người con gái
  3. Chỉ tình yêu khi tuổi còn con gái
  4. Cả A.B đều đúng
27: Hai từ lại lại trong Ngán nổi xuân đi xuân lại lại có ý nghĩa gì

  1. Có ý nghĩa là thêm 1 lần nữa, cũng có ý nghĩa là trở lại
  2. Có ý nghĩa là dựa vào, ỉ lại
  3. Chỉ quan lại thời xưa
  4. Cả A.B.C đều sai
28: Tác sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ Mảnh tình san sẻ tí con con
và ý nghĩa của việc sử dụng nghệ thuật đó

  1. Nghệ thuật tăng tiến làm cho tình cảnh thêm éo le, mảnh tình càng bé thì nổi đau càng tăng thêm, thể hịên sự xót xa về thân phận người phụ nữ
  2. Nghệ thuật ngữ điệu làm nhấn mạnh thêm ý nghĩa và tư tưởng tác phẩm
  3. Nghệ thuật so sánh làm tăng ý nghĩa câu thơ
  4. Cả A.B đều sai

Xem đáp án tại đây:





 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 3: Câu cá mùa thu

Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11
Bài 3: Câu cá mùa thu

1: Ai là tác giả của tác phẩm Câu cá mùa thu

  1. Nguyễn Đình Chiểu
  2. Nguyễn Tất Thành
  3. Nguyến Khuyến
  4. Nguyễn Khoa Điềm
2: Tựa đề chữ hán của bài thơ Câu cá mùa thu là gì

  1. Tập Tinh Huyết
  2. Tiếng thu
  3. Thu điếu
  4. Thu ẩm
3: Nguyến Khuyến sinh năm nào

  1. 1835
  2. 1836
  3. 1834
  4. Không rõ năm sinh
4: Nguyến Khuyến mất năm nào

  1. 1907
  2. 1908
  3. 1909
  4. 1910
5: Lúc nhỏ Nguyễn Khuyến có tên là gì

  1. Nguyễn Toàn
  2. Nguyễn Thắng
  3. Nguyễn Tuấn
  4. Cả A.B.C đều sai
6: Tên Nguyễn Khuyến ai đặt cho tác giả

  1. Sau khi đỗ đình nguyên, gia phụ ông đã đặt ten này cho ông
  2. Sau khi đỗ đình nguyên, theo quốc triều hương khoa lục, ông được vua Tự Đức đổi tên là Nguyễn Khuyến
  3. Khi đã thành danh ông lấy tên là Nguyễn Khuyến
  4. Cả A.B đều sai
7: Thân phụ của Nguyễn Khuyến đã làm việc gì để nuôi sống cả gia đình

  1. ông thuộc dòng giỏi khoa hoạn lâu đời nên cả nhà sống nhờ vào lộc triều đình
  2. Thân phụ không chịu nhận lộc triều đình nên nhà sống trong cảnh nghèo khó
  3. Đến đời ông thân sinh nghèo túng, sống vào nghề dạy học của thân sinh ở làng quê
  4. Cả A.B đều đúng
8: Việc đi thi như vậy chứng tỏ điều gì ở tác giả

  1. Chứng tỏ sự chăm chỉ, không ngừng học của ông
  2. Chứng tỏ ý chí nghị lực của ông thật đáng khâm phục
  3. Chứng tỏ ông là một người muốn ghi tên mình trong sử sách
  4. Cả A.B.C đều sai
9: Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến ra làm quan ở đâu

  1. Quảng Ngãi
  2. Ở Nội các Huế
  3. Thanh Hoá
  4. Cả A.B.C đều đúng
10: Hoàn cảnh đất nước trong những năm Nguyễn Khuyến đi học và đi thi như thế nào

  1. Đất nước thái bình, coi trọng nhân tài, cuộc sống của người dân thái bình
  2. Giặc Phấp xâm lược nước ta chiếm 6 tỉnh Nam kì
  3. Triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng giặc
  4. Cả B.C đều đúng
11: Nguyễn Khuyến về hưu lúc bao nhiêu tuổi, vì sao

  1. Lúc 30 tuổi, vì ông muốn về quê dạy học làm thơ, hưởng thụ cuộc sống
  2. Lúc 45 tuổi, vì ông không muốn mình phục vụ cho bọn xâm lược
  3. Lúc 49 tuổi, lúc giặc Pháp chiếm Sơn tây, quan đàu tỉnh bỏ chạy, một tay chân đắc lực của quan tổng đốc Sơn Tây của ông lên thay nhưng ông từ chối, một năm sau ông về hưu
  4. Cả A.B.C đều sai
12: Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cố gắng học để làm quan nhưng lại từ quan về ở ẩn. Điều đó chứng tỏ điều gì ở Nguyễn Khuyến

  1. Thể hiện tinh thần bất hợp tác với giặc, giữ cho mình một nhân cách cao đẹp
  2. Thể hiện tinh thần của một nhà nho luôn vì lợi ích cá nhân
  3. Thể hiện thái độ đánh giặc, căm thù giặc của Nguyễn Khuyến
  4. Cả A.B.C đều sai
13: Nguyễn Khuyến sống ở làng quê suốt bao nhiêu năm

  1. 20 năm
  2. 25 năm
  3. 26 năm
  4. Cả A.B.C đều sai
14: Thời đại của Nguyễn Khuyến là thời đại khủng hoảng toàn diện, trong thời kì này, học vấn từ chương, khoa cử chỉ chuộng hư văn khong vì thực nghiệp, đứng hay sai

  1. Đúng
  2. Sai
15: Nguyễn Khuyến đã để lại khoảng bao nhiêu tác phẩm. đa số được tác giả làm từ khi nào

  1. Hơn 300 tác phẩm, gồm thơ chữ hán và chữ nôm, được sáng tác khi Nguyễn Khuyến làm quan, nhìn thấy được hiện thực xã hội
  2. Hơn 300 tác phẩm, gồm thơ chữ hán và chữ nôm và một số câu đối khi còn đi học, gần bà con và cha mẹ là nguồn cảm hứng cho tác giả
  3. Hơn 800 tác phẩm, gồm thơ, câu đối và văn viết bằng chữ hán và chữ nôm, phần lớn được làm khii ông cáo quan về ở ẩn
  4. Cả A.B.C đều sai
16: Thơ Nguyễn Khuyến đầy ắp cảnh sống hàng ngày và phong cảnh Việt Nam. Nên có nhận định: Phải đến Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên đời sống của người nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học, Đúng hay sai

  1. Đúng
  2. Sai
17: Vì sao mọi người thường gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Đỗ. Tam nguyên Yên Đỗ có ý nghĩa gì

  1. Nguyễn Khuyến người làng Yên Đỗ
  2. Vì Nguyễn Khuyến là người làng Yên Đỗ lại đỗ đầu cả ba kì thi
  3. Vì Nguyễn Khuyến đỗ cao nên làm quan ở ba tình liên tiếp nhau
  4. Cả A.B.C đều sai
18: Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình như thế nào

  1. Một gia đình bậc trung
  2. Một gia đình nhà nho nghèo
  3. Môth gia đình quý tộc
  4. Cả A.B.C đều sai
19: Nguyễn Khuyến là người có tài cao học rộng , qua nhiều lầm đi thi ông đạt được gì

  1. Đỗ đầu kì thi Hương
  2. Đỗ đầu kì thi Hội
  3. Đỗ đầu kì thi Đình
  4. Cả A.B.C đều đúng
20: Nguyễn Khuyến làm quan bao nhiêu năm

  1. 10 năm
  2. Hơn 10 năm
  3. Chưa được 10 năm
  4. Cả A.B.C đều sai
21: Nguyễn Khuyến người làng nào

  1. A. Làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  2. Làng Liêu xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
  3. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
  4. Huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
22: Thể loại thành công nhất trong sáng tác của Nguyễn Khuyến là gì

  1. Truyện ki
  2. Thơ chữ hán cà chữ nôm trữ
  3. Tuỳ bút
  4. Phóng sự
23: Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khuyến là những tác phẩm nào

  1. Động Dã học ngôn thi tập, văn chiêu hồn, uống rượu mùa thu.....
  2. Giang thông thu vọng, Thu tứ, Tức cảnh chiều thu.....
  3. Ông nghè tháng tám, Thu điếu, Quế Sơn tập.....
  4. Tang thương ngẫu lục, Sở kiến hành, Châu phong tạp thảo......
24: Xuân Diệu nhận định Nguyễn Khuyến thành công nhất trong văn học Việt Nam về thể thơ gì

  1. Thơ chữ Hán
  2. Thơ chữ Nôm
  3. Thơ trào phúng trữ tình
  4. Cả A.B.C đều sai
25: Trong thơ Nguyễn Khuyến, ông thường thể hiện vấn đề gì

  1. Thơ ông nói lên tình yêu quên hương đất nước
  2. Thể hiện tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống khổ cực, chất phác của người nông dân
  3. Châm biếm, đã kích tầng lớp thống trị, bọn thực dân xâm lược, bộc lộ tấm lòng với dân với nước
  4. Cả A.B.C đều đúng
26: Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài thơ được tác giả miều tả ở vùng nào

  1. Đồng bằng Bắc bộ
  2. Bác bộ, vùng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam
  3. Vừa mang nét riêng của quê hương nhà thơ lại rất điểm hình cho cảnh thu ở làng cảnh Việt Nam
  4. Cả B.C đều đúng
27: Không gian trong bài thu điếu được miêu tả như thế nào

  1. Một không gian đẹp và rất sinh động
  2. Một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng
  3. Cả A.B đều sai
  4. Cả A.B đều đúng
28: Cái thú vị ở bài thu điếu là ở chỗ nào

  1. Ở thien nhiên và cách thể hiện của tác giả
  2. Ở các điệu xanh, cái ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu bé tẻo teo và dáng người ngồi câu theo đó cũng bé nhỏ lại
  3. Không khí mùa thu gọi lên từ cái dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật, đem đén cho bức tranh thu cái hồn dân dã của làng quê Việt Nam
  4. Cả B.C đều đúng
29: Trong bài thơ tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì

  1. So sánh
  2. Nhân hoá
  3. Ẩn dụ
  4. Lấy động tả tĩnh
30: Bài thơ thu điếu thành công về nghệ thuật ở những điểm nào

  1. Nghệ thuật ngôn ngữ thi ca
  2. Sự việt hoá thơ đường luật Trung Quốc trong thơ Nôm đường luật
  3. Cả A.B đều đúng
  4. Cả A.B đều sai
31: Âm thanh tiếng cá đớp động dưới chân bèo làm rõ khung cảnh xung quanh như thế nào

  1. Một không gian không yên tĩnh, có tiếng động
  2. Làm nỗi bật khung cảnh tĩnh mịch của ao thu
  3. Khung cảnh xung quanh rất đẹp
  4. Cả A.B.C đều đúng

Xem đáp án tại đây:







 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:



Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11
Bài 4: Thương vợ

1. Ai là tác giả của bài thương vợ
A. Nguyễn Khuyến
B. Nguyễn Đình Chiểu
C. Trần Tế Xương
D. Nguyễn Khoa Điềm
2. Tú Xương sinh năm nào?
A. 1870
B. 1871
C. 1872
D. Không rõ năm sinh
3. Tú Xương mất năm nào
A. 1905
B. 1906
C. 1907
D. 1908
4. Tú Xương có tên hiệu là gì?
A. Hoàng Ngọc
B. Văn Hiếu
C. Trung Hòa
D. Cả A.B.C đều sai
5. Chữ Xương Trong Tú Xương có ý nghĩa gì?
A. Có nghĩa là gầy, ốm không mập được
B. Có nghĩa là khó
C. Có nghĩa là thịnh vượng
D. Cả A.B.C đều đúng
6. Tú Xương là người có tài cao, học rộng, đi nhiều, qua nhiều lần đi thi ông đã đạt được gì?
A. Tú Xương thi đõ tiến sĩ, làm quan
B. Tú Xương nhiều lần đi thi nhưng chỉ đõ tú tài
C. Tú Xương nhiều lần đi thi dù có tài nhưng không đỗ đạt gì
D. Cả A.B.C đều sai
7. Tú Xương sống trong thời buổi xã hội như thế nào
A. Xã hội phát triển, coi trọng nhân tài và thi cử
B. Sống vào buổi đầu của chế độ thực dân nửa phong kiến, xã hội đang chuyển mình theo hướng tư sản hóa
C. Cả A.B.C đều đúng
D. Cả A.B.C đều sai
8. Vì sao Tú Xương là người có tài, có cá tính sắc sảo, đi thi Hương từ lúc 15 tuổi nhưng vẫn không thành danh?
A. Vì Tú Xương không muốn làm quan
B. Vì Tú Xương khồn có điều kiện đi thi nên đã ảnh hưởng tới kết quả
C. Vì Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng không chịu gò bó vào khuôn sáo trường qui
D. Cả A.B.C đều đúng
9. Tú Xương chủ yếu sáng tác trên lĩnh vực nào?
A. Truyện ngắn và tiểu thuyết
B. Kí và phóng sự
C. Thơ Nôm
D. Nhiều lĩnh vực: văn, sử, địa, triết, ngôn ngữ, thơ ca......
10.Tú Xương sáng tác thành công nhất ở mảng ngôn ngữ sáng tác nào?
A. Tiểu thuyết
B. Thơ trữ tình
C. Thơ trào phúng
D. Tùy bút
11. Thế nào là thơ trào phúng
A. Là thể laoij nằm trong văn chương giáo huấn thời trung đại
B. Phúng có nghĩa là mượn lời uyển chuyển, kín đáo để khuyên nhau, để người nghe tự thấy cái xấu, cái ác mà sửa đổi
C. Trào là cười cợt cùng theo tinh thần kín đáo, uyển chuyển của nhà thơ. cốt giữ mình trung hậu. Do khuyên răn kín đáo mà nhà thơ trào phúng nhiều khi là tự tròa, tự chế diễu mình
D. Cả A.B.C đều đúng
12. Đề tài chính cảu thể thơ trào phúng là gì?
A. Phơi bày các hiện tượng mâu thuần, phi lí, lố lăng trong đời sống
B. Trình bày nỗi buồn, nỗi đau thế sự
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A.B đều sai
13. Tú Xương là người làng nào?
A. Làng Đan Loan, huyện Đường An, Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
C. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bác Ninh
D. Làng Vị Xuyên, Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
14. Những tác phẩm tiểu biểu của Tú Xương là những tác phẩm nào?
A. Buồn hỏng thi, Đi thi nói ngông, Sở kiến hành
B. Thương Vợ, Vũ Trung tùy bút, Hỏng khoa Canh Tí
C. Vịnh khoa thi hương, Vũ Trung tùy bút, giễu người thi đỗ
D. Vịnh Khoa thi Hương, Thương vợ, Khoa canh tí, Buồn hỏng thi
15. Tác phẩm Thương vợ nằm trong loại hình nào?
A. Thơ trào phúng
B. thơ trữ tình
C. thơ tự thuật
D. Cả A.B.C đều sai
16. Vợ Tú Xương tên gì, quê ở đâu
A. Đoàn Thị Điểm, quê thái bình
B. Lê Thị Hằng, quê Nam Định
C. Phạm Thị Mẫn, quê Hải Dương
D. Cả A.B.C đều sai
17. Những tác phẩn sau đay, tác phẩm nào Tú Xương viết về vợ mình
A. Thương vợ
B. Quan tại gia
C. Văn tế sống vợ
D. Cả A.B.C đều đúng
18. Vợ Tú Xương là người thế nào?
A. Một người vợ đẹp giàu có và chịu khó
B. Một người hiền thục, đảm đang, tầm tảo, rất mực yêu thương chồng con, biết trọng tài năng
C. Là người chịu khó nhưng ít thương chồng con
D. Cả A.B.C đều sai
19. Bài thơ Thương vợ Tú Xương làm theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tứ tuyệt
B. Thể lục bát
C. Thể thất ngôn bát cú đường luâtj
D. Thể ngũ ngôn
20. Kết cầu bài thơ thất ngôn bát cú đường lutaaj chia làm mấy phần
A. Làm hai phần: Nếu vấn ffeef, giải quyết vấn đề
B. Làm 3 phần: Mở, thân, kết
C. Làm bốn phần: Đề, thực, luận, kết
E. Cả A.B.C đều đúng
21. Nhận đinh nào sau đay không đúng với nội dung tác phẩm
A. Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên
B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ
C. Tố cáo chế độ phong kiến
D. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với vợ
22. Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Mở đàu bài thơ, tác giả giới thiệu điều gì?
A. Hoàn cảnh kiến sống lam lũ, vất vả của bà Tú
B. Giới thiệu thiên nhiên nơi quê mình
C. Thể hiện lòng biết ơn của mình
D. Cả A.B.C đều đúng
23. Những tù gạch chân trong câu thơ sau có ý nghĩa gì
Quanh năm buôn bán ở mom sông
A. Chỉ thời gian cả năm, ngày nào cũng vậy, từ đàu năm đén cuối năm
B. Chỉ nơi kiếm sống lam lũ, nguy hiểm
C. Chỉ sự vui mừng của bà Tú khi làm việc lo cho gia đình
D. Cả A.B. đều đúng
24. Từ Đủ trong câu thơ Nuôi đủ năm con với một chồng có ý nghĩa gì?
A. Cá nghĩa là số lượng bà Tú lo cho không sót một ai
B. Bà đã làm tròn tách nhiệm lo đủ cho cả nhà
C. Cuộc sóng quá khó khăn, bà vất vả quanh năm chỉ vừa đủ nuôi con, nuôi chồng
D. Cả A. C đều đúng
25. Bà Tú buôn gì đẻ nuôi đủ cho con và chồng?
A. Buôn bán thực phẩm
B. Buôn bán rau củ
C. Buôn bán gạo
D. Cả A.B.C đều sai
26. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Cha mẹ........... đời ăn ở bạc
Có chòng hờ hững......... như không
A. quen. giống
B. thói, cũng
C. suốt, cũng
D. Cả A.B.C đều sai.
27. Câu thơ nuoi đủ năm con với một chồng có ý nghĩa gì?
A. Tú Xương đặt mình với năm đứa con, ăn bám với con để vợ nuôi
B. Năm đứa con bằng 1 chồng vì nuôi chồng tốn kém hơn nhiều
C. Sự cảm ơn sâu sắc của người chồng dành cho người vợ chịu thương, chịu khó
D. Cả A.B.C đều đúng
28. Hai câu thơ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Điệp từ
29. Hai câu thơ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Tác giả sử dụng thủ pháp và hình thức nghệ thuật gì?
A. Nghệ thuật đảo ngữ, hình thức đối rất chỉnh
B. Nghệ thuật đảo ngữ, hình thức láy vần
C. Cả A. B đều sai
D. Cả A. B đều đúng
30. Tác giả đưa hình ảnh con cò vào tác phẩm này có ý nghĩa gì?
A. Mượn hình ảnh con cò để nói lên sự vất vả của vợ
B. Tăng thêm sức nặng trong việc diễn tả sự khó nhọc của bà Tú
C. Không dùng con cò, mà là thân cò, khiến câu thơ càng thêm sâu sắc, sự cảm thông và lòng biết ơn vợ càng thấm thía
D. Cả A. B. C đều đúng
31. Hai câu thơ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Thể hiện vấn đề gì?
A. Tô đạm thêm việc vất vả, lam lũ của bà Tú
B. Tác giả mượn hình ảnh con cò để nói lên sự vất vả của vợ
C. Hoàn cảnh kiến sống cực nhọc, nguy hiểm của Bà Tú
D. Cả A.B.C đều đúng
32. Từ eo sèo trong câu thơ eo sèo mặt nước buổi đò đông có ý nghĩa gì?
A. Chỉ mặt nước nơi bà tú buôn bán rất nguy hiểm
B. Từ láy tượng thanh chỉ sự rầy rà bằng lời, gợi cảnh tranh mua tranh bán, cảnh vất vả kiếm sống lúc đò đông
C. Cả A. B đều đúng
D. Cả A. B đều sai
33. Trong bài thơ tác giả đã khai thác hình ảnh thân cò từ đâu
A. Những câu hát quen thuộc
B. Những hình ảnh con cò trong thơ cổ
C. Hình ảnh con cò trong thơ Hiện đại
D. Những câu thơ viết về loài vật
34. Cụm từ một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa là gì?
A. Tục ngữ
B. Thành ngữ
C. Quán ngữ
D. Ca dao
35. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau nhằm làm nổi bạt điều gì?
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
A. Cuộc đời long đong vất vả tần tảo của bà Tú
B. Sự chịu thương chịu khó của bà Tú đẻ lo cho chồng, cho con
C. Không hề than phiền, giọng thơ nhiều xót xam thương cảm
D. Cả A.B.C đều đúng
36. Hai câu kết: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Là tiếng chửi đời, tự trách mình nhưng thực chất là lời cảm thông đới với vợ của tác giả đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai



Xem đáp án tại đây:



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11
Bài 5: Khóc Dương Khuê & Vịnh Khoa thi Hương


  1. Ai là tác giả của bài thơ khóc Dương Khuê

  1. Nguyễn Công Trứ
  2. Nguyễn Đình Chiểu
  3. Nguyễn Khuyến
  4. Nguyễn Trường Tộ

  1. Chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?

  1. Nó lên tấm lòng yêu nước của tác giả
  2. Là tiếng khóc của mọt người bạn già đối với một người bạn già đã đột ngột qua đời
  3. Qua tác phẩm tác giả cũng khóc cho mình, cho đời
  4. Cả B, C đều đúng

  1. Bài thơ Khóc Dương Khuế tác giả lúc đầu viết bằng chữ gì?

  1. Chữ Nôm
  2. Chữ Hán
  3. Chữ Quốc Ngữ
  4. Cả A, B

  1. Dương Khuê sinh và mất năm nào?

  1. 1839 -1902
  2. 1840 -1903
  3. 1838 -1901
  4. Cả A. B. C đều sai

  1. Dương Khuê quê ở đâu?

  1. Làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây
  2. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
  3. Làng Phú Thị, Huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
  4. Làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

  1. Dương Khuê là người thế nào với tác giả?

  1. Anh em trong một nhà
  2. Anh em bà con
  3. Bạn thân
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Bài thơ lúc đầu có nhan đề là gì?

  1. Khóc bạn
  2. Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư
  3. Văn tế Dương Khuê
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Bài thơ thể hiện lòng nhớ bạn của tác giả như thế nào?

  1. Nỗi thương nhớ bạn quặn thắt, tiếc nuối tỏa ra khắp đất trời
  2. Những kỉ niệm ngày xưa về người đã khuất sống lại trước mắt tắc giả
  3. Tiếng khoác ngược dòng trở về với hiện tại, giọt lệ khóc bạn hòa lẫn với giọt lệ thương thân
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Bài thơ Khóc Dương Khuê được tác giả làm theo thể gì?

  1. Song thất lục bát
  2. Tự do
  3. Lục bát
  4. Tứ tuyệt

  1. Từ Cầm xoang trong câu thơ Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang có ý nghĩa gì?

  1. Cùng nhau tâm sự
  2. Cùng nhau đàm đạo
  3. Cung đàn, điệu hát
  4. Cùng nhau uống rượu

  1. Để thể hiện tình bạn tri âm, tri kỉ tác giả đã sử dụng điển cố nào trong câu thơ sau:
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gãy cũng ngẫn ngơ tiếng đàn

  1. Trần Phồn và Từ Trĩ đời Hậu Hán
  2. Bá Nha và Chung Tử Kì
  3. Lưu Bình Và Dương Lễ
  4. Cả A, B đều đúng

  1. Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  1. So sánh
  2. Điệp từ
  3. TRùng Điệp
  4. Cả B, C đều đúng

  1. Bốn câu thơ sau thể hiện tâm trạng của tác giả như thế nào?
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa

  1. Tâm trạng trống vắng và hình như tác giả đang khóc
  2. Tâm trạng buồn chán, mất hết những gì hứng thú và thay đổi nếp sinh hoạt của cuộc sống
  3. Một tâm trạng bình thường
  4. Cả A, B đều đúng



  1. Bài thơ Vịnh Khoa thi Hương do ai sáng tác?

  1. Trần Tế Xương
  2. Nguyễn Khuyến
  3. Nguyễn Đình Chiểu
  4. Hồ Xuân Hương

  1. Bài thơ Vịnh khoa thi Hương thuộc đề tài gì?

  1. Thiên nhiên
  2. Tầng lớp trí thức tây học
  3. Thi cử
  4. Các sĩ tử

  1. Qua bài thơ tác giả thể hiện thái độ gì của mình?

  1. Tôn trọng và tin yêu những sĩ tử đi thi
  2. Mỉa mai căm uất đối với chế độ thi của đương thơi và đối với con đường khoa cử riêng của ông
  3. Tâm trạng của các sĩ tử lần đầu tiên đi thi
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Qua bài thơ tác giả đã vẽ bức tranh hiện thực xã hội gì?

  1. Xã hội nhốn nháo của chế dộ thực dân nửa phong kiến buổi đầu đồng thời nói lên tâm trạng của mình trước cảnh tình đất nước
  2. Bức tranh hiện thực, sinh động, sắc nét, có giá trị khát quát về 1 khoa thi cuối mùa, khoa thi Đinh Dậu
  3. Cả A, B đều sai
  4. Cả A, B đều đúng

  1. Bài thơ bộc lộ tâm trạng gì của tác giả

  1. Nỗi đau, nỗi nhục mất nước, căm ghét, khinh bỉ bọn thực dan xâm lược
  2. Muốn thức tỉnh lương tri, tinh thần dân tộc của mỗi người
  3. Cả A, B đều sai
  4. Cả A, B đều đúng

  1. Bài thơ được làm theo thể thơ gì?

  1. Lục bát
  2. Tứ tuyệt
  3. Thất ngôn bát cú đường luật
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây
Lôi thôi sĩ tử........... đeo lọ
................ quan trường miệng thét loa

  1. Tay, Chỉ tội
  2. Lưng, Ậm ọe
  3. Vai, Ậm ọe
  4. Đi, Chỉ tội

  1. Hai câu thơ sau đúng hay sai?
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Vai đi quét đất mụ đầm ra

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Các sĩ tử đeo trên vai lọ gì khi đi thi
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

  1. Lọ mực
  2. Lọ dầu
  3. Lọ nước
  4. Lọ gạo
Xem đáp án tại đây:

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11
Bài 6: Sa hành đoản ca
1. Ai là tác giả bài thơ Sa hành đoản ca?
A. Cao Bá Quát
B. Phạm Ngũ Lão
C. Trương Hán Siêu
D. Nguyễn Công Trứ
2. Bài thơ Sa hành đoản ca ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Nhiều lần nhà thơ đến kinh đô Huế thi Hội, đi qua các tỉnh miền Trung. Nhà thơ mượn hình ảnh người đi trên cát khó nhọc để hình dung con đường danh của mình trong xã hội bế tắc của nhà Nguyễn
B. Nhiều lần nhà thơ đi thi qua các tinht miền trung nhiều cát, nhìn lại chặng đường đi thi khó nhọc của mình tác giả làm bài thơ này
C. Khi nhìn bức tranh bạn tặng có cảnh con người đi khó nhọc trên bãi cát, nghĩ đến những khó khăn trên con đường công danh của mình trong xã hội bế tắc triều Nguyễn nhà thơ làm bài thơ này
D. Cả A, B, C đều sai
3. Cao Bá Quát sinh năm nào?
A. 1809
B. 1871
C. 1820
D. Không rõ năm sinh
4. Cao Bá Quát mất năm nào?
A. 1854
B. 1855
C. 1853
D. 1856
5. Cao Bá Quát có tên hiệu là gì?
A. Mẫn Hiên
B. Cúc Đường
C. Chu Thần
D. Cả A, B, C đều đúng
6. Cao Bá Quát có tên tự là gì?
A. Chu Thần
B. Miễn Hiên
C. Hoàng Ngọc
D. Cúc Đường
7. Cao Bá Quát đi thi Hương từ năm 14 tuổi, đến 23 tuổi đã dỗ chức danh gì?
A. Đỗ tiến sĩ, làm quan
B. Nhiều lần đi thi nhưng chỉ đỗ cử nhân
C. Nhiều lần di thi dù có tài nhưng không đỗ đạt gì
D. Đỗ đầu kì thi Hôi, Hương, Đình
8. Cao Bá Quát sống trong thời đại xã hôi như thế nào?
A. Xã hội phát triển, coi trọng nhân tài, thi cử cuối tthes kỉ XIX
B. Sống nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn tiêu diệt xong Tây Sơn, thiết lập chế dộ chuyên chế
C. Triều Nguyễn ban hành các chính sách sưu cao thuế nặng, đón đô tại Phú Xuân – Thuận Hóa, coi trọng người Nam hơn người bắc gây nhiều bất bình trong xã hôi
D. Cả B, C đều đúng
9. Bài thơ Sa hành đoản ca được làm theo hình thức gì?
A. Cổ thể
B. Trữ tình
C. Cổ điển
D. Tùy bút
10. Thế nào là thể thơ cổ thể?
A. Thể cổ thể khác với thơ đường ở chỗ không gò bó vào luật
B. Thơ cổ thể chữ hán có các thher ba chữ, bốn chữ, bảy chữ hoặ tạp ngôn
C. Vần trong thơ cổ thể hoặc là một vần xuyên suốt toàn bài hoặc là thay đổi nhiều vần
D. Cả A, B, C đều đúng
11. Bố cục thơ cổ thể thường có mấy phần?
A. Có 1 phần xuyên suốt toàn bài
B. 2 phần, phần sau nhấn mạnh, làm rõ phần trước
C. 3 phần, phần đầu và phần kết thường hô ứng với nhau
D. Cả A, B, C đều sai
12. Cao Bá Quát đã để lại bao nhiêu bài thơ và bài văn?
A. 1400 bài thơ và hai chục bài văn xuôi
B. Hơn 1400 bài thơ và hơn vài chục bài văn xuôi
C. Khoảng 1450 bài thơ và ít hơn 20 bài văn xuôi
D. Cả A, B, C đều sai
13. Năm 32 tuổi ông được gọi vào Huế nhận chức tập sự ở bộ Lễ, chẳng bao lâu sau ông bị bắt giam, chịu cực hình tra tấn, Cao bá Quát đã phạm tội gì?
A. Giết chết quan lại và hành hạ nhân dân
B. Giúp những thí sinh có dức có tài thi mà không phạm quy chế vẫn đậu tiến sĩ để giúp nước, giúp dân
C. Dùng muội đèn chữa những chỗ phạm trường quy trong 20 tư quyển thi đáng được láy đỗ
D. Cả A, B, C đều sai
14. Cao bá Quát là người làng nào?
A. Làng Phú Thị, Huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
C. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Nam
D. Làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
15. Cao Bá Quát là người như thế nào?
A. Đầy tài năng, nổi tiếng hay chữ viết chữ đẹp, có uy tín trong giới trí thức, được tôn vinh
B. Có khí phách hiên ngang, tư tưởng tụ do, phóng khoáng, luôn ôm ấp những hoài bão lớn, muốn sống có ích cho đời
C. Có cá tính mạnh mẽ, luôn mơ ước thay dổi, thái độ sống muốn vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ phong kiến
D. Cả A, B, C đều đúng
16. Cao Bá Quát được coi là nguyên mẫu để Nguyễn Tuân sáng tạo nên nhân vật nào tron chữ người tử tù?
A. Viên quản ngục
B. Huấn Cao
C. Thầy thơ lại
D. Cả A, B, C đều sai
17. Căn cứ vào cách gieo vần của bài thơ Sa hành đoản ca có thher chia làm mấy đoạn?
A. 2 đoạn: 4 câu đầu và phần còn lại
B. 3 đoạn: 4 câu đầu, 4 câu tiếp, phần còn lại
C. 4 đoạn: Đề, thực, luận. kết
D. Cả A, B, C đều sai
18. Trong bài thơ tuef bãi cát biểu hiện cho cái gì?
A. Con đường danh lợi nhọc nhằn gian khổ
B. Con đường xa xôi, mờ mịt
C. Muốn tìm được chan lí, cái đích thực và ý nghĩa cuộc đời, thì phải vượt qua muôn ngàn thử thách, vất vả
D. Cả A, B, C đều đúng
19. Hình ảnh con người đi trên bãi cát được tác giả thể hiện như thế nào?
A. Hình ảnh một con người, nhà thơ đi trên bãi cát dài, cô độc, trơ trọi, nhr bé giwuax mênh mông, mờ mịt của cát
B. Bước chân đi khó khăn, vất vả, đau khổ
C. Đầy lòng ai oán, đi mãi mà chưa tới đích
D. Cả A, B, C đều đúng
20. Tâm trạng băn khoăn, day dứt, đầy mâ thuẫn của tác giả khi đi trên bãi cát được thể hiện như thế nào?
A. Băn khoăn giữa khát vọng công danh và vinh hoa phú quý
B. Phải chăng con đường mà ông đang dấn thân vào, lý tưởng mà ông theo đuổi chỉ là diều vô ích, không ai để í,quan tâm
C. Không có người đồng hành, ủng hộ, đồng cảm
D. Cả A, B, C đều đúng
21. Qua tác phẩm ta thấ quan niệm về 2 chữ danh lợi trong đường đời như thế nào?
A. Đối với ông vinh hoa phú quý chỉ là vô bổ nên tác giả đã vượt lên trên ý nghĩa cá nhân để vươn tới tầm nhân loại
B. Sự vô nghĩ của con đường công danh theo lối cũ
C. Con đường danh lợi đối với ông là rất quan trọng
D. Cả A, B đều đúng
22. Vì sao tác gải đi trên đường mà lại ca bài ca đường cùng?
A. Vì sự lo sợ, những khó khăn trước mắt, nên nghĩa đó là đường cùng
B. Nỗi bé tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ có thẻ cất tiếng hát về con đường cùng, về nỗi tuyệt vọng của mình
C. Lo sợ cuối con đường mình sẽ đi là con đường cùng
D. Cả A. B đều sai
23. Ở câu thơ Anh đứng làm chi trên bãi cát, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
A. Trong co đơn, tuyệt vọng, người đi chỉ còn biết đứng lại tren bãi cát dài, vừa bất lực, vừa nuối tiếc, mâu thuẫn đè nặng lên tâm hồn tác giả nên chỉ còn biết chôn chân trên bãi cát
B. Buồn khi nhận được sự vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ
C. Thể hiện bản thân mình phải thoát khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai mà không đem lại điều gì có ích cho mình
D. Cả A, B, C đều đúng
24. Người đi trên đường khi xương là khách, khi xưng là ta, vì sao như vậy?
A. Muốn đặt mình vào vị trí khác để có những cách khác nhau bộc lộ tâm trạng
B. Muốn đối thoại với chính mình trong tâm trạng mâu thuẫn
C. Muốn hóa than mình thành nhiều nhân vật
D. Cả A, B đều đúng
25. Thông qua cách xưng hô như vạy ta thấy đặc điểm gì của bài thơ?
A. Tâm trạng không đơn nhất mà đa chiều
B. Những tâm trạng, thái đọ khác nhau khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau
C. Để tiện cho viecj trình bày những vấn đề bê bối khác nhau của tác giả trước những vấn đề bức bối được đặt ra
D. Cả A. B. C đều đúng



Xem đáp án tại đây:



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
văn bữa nay có trắc nghiệm nữa à, mình nghĩ nên học tự luận nhiều để tập trung thi đh thì tốt hơn, đấy là ý kiến của mình:big_smile:
 
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11
Bài 7: Bài ca ngất ngưỡng

  1. Ai là tác giả của bài: Bài ca ngất ngưỡng?

  1. Nguyễn Khuyến
  2. Phạm Ngũ Lão
  3. Nguyễn Trường Tộ
  4. Nguyễn Công Trứ

  1. Bài ca ngất ngưỡng ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Sáng tác năm 1849 là năm ông cáo quan về hưu
  2. Được sáng tác khi ông đi sứ sang Trung Quốc năm 1849
  3. Được sáng tác trước năm 1849, khi ông đang làm quan
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Nguyễn Công Trứ sinh năm nào?

  1. 1778
  2. 1781
  3. 1779
  4. 1776

  1. Nguyễn Công Trứ mất năm nào?

  1. 1854
  2. 1856
  3. 1858
  4. 1860

  1. Nguyễn Công Trứ có tên tự là gì?

  1. Anh Tuấn
  2. Hoàng Ngọc
  3. Tồn Chất
  4. Ngộ Trai

  1. Nguyễn Công Trứ có tên hiệu là gì, biệt hiệu là gì?

  1. Ngộ Trai
  2. Hi Văn
  3. Chu Thần
  4. Cả A, B

  1. Nguyễn Công Trứ là người như thế nào?

  1. Học giỏi, tài hoa, giàu chí khí
  2. Văn võ toàn tài, nhiều thăng trầm trên đường công danh hoạn lộ
  3. Giàu lòng yêu nước thương dân
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Mãi đến 41 tuổi Nguyễn Công Trứ mới đậu giải Nguyên, ra làm quan văn, quan võ, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ gì?

  1. Chữ quốc ngữ
  2. Chữ Nôm
  3. Chữ Hán
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Bài thơ làm theo thể gì?

  1. Hát nói
  2. Ca trù
  3. Cả A, B đều sai
  4. Cả A, B đều đúng

  1. Thế nào là thể thơ hát nói?

  1. Thể thơ vận dụng tương đối tự do, phóng khoáng, không gò bó
  2. Kết hợp song thất lục bát, lục bát, kiểu nói lối của hát chèo
C. Có vần suốt bài hoặc thay đổi nhiều vần
D. Cả A, B đều đúng
12. Qua tác phẩm, Nguyễn Công Trứ thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu nước, thương dân của tác giả
B. Tình yêu của tác giả đối với bậc hiền tài
C. Một lời tự thuật cuộc đời, tuwjhaof về tài năng, công danh, bày tot lối sống tài tử của mình
D. Cả A, B, C đều sai
13. Từ ngất ngưỡng trong tựa đề bài có ý nghĩa gì?
A. Cảm giác choáng váng, khó chịu
B. Trạng thái nghiêng ngả, lắc lư
C. Một con người khác đời và bất chấp mọi lời
D. Cả A, B, C đều đúng



Xem đáp án tại đây:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11
Bài 8: Lẽ ghét thương

  1. Ai là tác giả của tác phẩm lẽ ghét thương

  1. Cao Bá Quát
  2. Nguyễn Đình Chiểu
  3. Trương Hán Siêu
  4. Nguyễn Công Trứ

  1. Nguyễn Đình Chiểu sinh năm nào?

  1. 1822
  2. 1887
  3. 1820
  4. 1858

  1. Nguyễn Đình Chiểu mất năm nào?

  1. 1887
  2. 1888
  3. 1889
  4. Không rõ năm mất

  1. Nguyễn Đình Chiểu sinh ra ở đâu?

  1. Làng Hào, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
  2. Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
  3. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
  4. Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

  1. Thân phụ của Nguyễn Đình Chiểu người miền nào, làm việc gì?

  1. Miền Nam, Thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt
  2. Miền Trung, Thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt
  3. Miền Bắc, Quan võ trong dinh Lê Văn Duyệt
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Vì sao Nguyễn Đình Chiểu lại vị mù cả 2 mắt?

  1. Vì học quá nhiều
  2. Vì khóc quá nhiều
  3. Vì bệnh quá nặng
  4. Cả B, C đều đúng

  1. Sau khi bị mù, Nguyễn Đình Chiểu theo thầy học ngành gì?

  1. Học thuốc với 1 thầy cựu ngự y
  2. Luyện tập võ nghệ
  3. Học làm thơ
  4. Cả A, B đều đúng

  1. Nguyễn Đình Chiểu làm nghề gì?

  1. Dạy học
  2. Bốc thuốc chữa bệnh cho dân
  3. Luyện võ và dạy học
  4. Dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân

  1. Vì bị mù nên Nguyễn Đình Chiểu bị từ hôn, tác giả có vợ là nhờ đâu

  1. Nhờ sự đính ước từ nhỏ của 2 gia dình
  2. Nhờ vào mai mối
  3. Nhờ một người học trò gả em gái cho
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Vợ Nguyễn Đình Chiểu tên là Lê Thị Điền người quận Cần Duộc, tỉnh Gia Định, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Nguyễn Đình Chiểu là người như thế nào?

  1. Nhà nho mẫu mực, sống theo chủ nghĩa nhân dân
  2. Một người thầy mẫu mực, một thầy thuốc y đức
  3. Người con có hiếu
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Nguyễn Đình Chiểu là người không có uy tín trong quần chúng nhân dân, nên ông chấp nhận sự mua chuộc của tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre để còn được cấp đất. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu trong sáng tác văn chương là gì?

  1. Dùng văn chương như một vũ khí chiến đấu: Phò chính trừ tà
  2. Dùng văn chương để tải đạo
  3. Là những sáng tạo nghệ thuật phát huy giá trị tinh thần
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mở đầu cho khuynh hướng văn chương yêu nước thời kì cận hiện đại, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâm lược là 2 tác phẩm nào?

  1. Lục Vân Tiên, Chạy Giặc
  2. Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu
  3. Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vẫn đáp
  4. Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vẫn đáp

  1. Diều gì đã góp phần vào sự thành công của tác giả trong những sáng tác của mình

  1. Sự từng trải trong cuộc sống, bản thân ông gặp nhiều mất mát, đau thương
  2. Thái độ của ông với triều Nguyễn, ghét thực dân Pháp
  3. Ông luôn thương những bậc hiền tài muốn lo cho dân cho nước nhưng không có cơ hội để thực hiện
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sau khi thực dân Pháp xâm lược thể hiện điều gì?

  1. Lòng yêu nước sâu sắc
  2. Lên án mạnh mẽ bọn xâm lược cướp nước
  3. Phê phán sự nhu nhược của triều Nguyễn
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Trong trieuf Nguyễn có xu hướng bảo thủ quay lại với truyền thống hán văn, coi thường chữ Nôm, Nguyễn Đình Chiểu cũng đi theo con đường đó, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Quan niệm tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu Được thể hiện như thế nào?

  1. Tình yêu, lòng chung thủy không phái theo quan điểm chính thống mà theo quan điểm nhân dân
  2. Những sáng tác của ông thường nói đến trung hiếu, thờ vua, ơn chúa nhưng tư tưởng của ông thực chất là tư tưởng đọa nghĩa nhân dân
  3. Chữ Hiếu của ông là lòng thương kính mẹ cha, chứ không phải tuyệt đối phục tùng như tư tưởng nho giáo
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Dòng Nào sau đây ứng với đọa trích Lẽ Ghét Thương

  1. Từ câu 469 – 505
  2. Từ câu 479 – 504
  3. Từ câu 473 – 504
  4. Từ câu 476 – 504

  1. Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác dựa trên mô tuýp nào?

  1. Văn học dân gian
  2. Văn học dân gian và truyện trung đại kết hợp một số tình tiết có thật trong cuộc đời tác giả
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

  1. Lẽ Ghét Thương được trích trong tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu?

  1. Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh
  2. Lục Vân Tiên
  3. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
  4. Văn tế Trương Định

  1. Vì sao đoạn trích được đặt tên là Lẽ Ghét Thương?

  1. Trong đoạn trích, ông Quán giãi bày nỗi lòng của mình
  2. Ông Quán Giảng giải cho chàng nho sĩ trẻ hiểu ghét thương phải như thé nào cho hợp lí
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

  1. Ông sáng tác truyện Lục Vân Tiên vào khoảng những năm nào?

  1. 1840
  2. 1850
  3. 1870
  4. 1860

  1. Khi trò chuyện với mấy sĩ tử trẻ tuổi, oonh Quán toàn dẫn những điều trong kinh sử nhằm mục đích gì?

  1. Kiến thức để làm bài thi
  2. Những tình cảm đạo đức ông đã kiểm nghiệm qua kinh sử
  3. Giảng giải cho các chàng nho sĩ trẻ tuổi trong đực chưa tường hiểu ghét thương phải như thế nào mới hợp lí
  4. Cả B, C đều đúng

  1. Ông Quán ghét nhất các vị vua, quan phụ mẫu có quyền và địa vi nhưng chỉ lo cho bản thân mà không lo cho dân, cho nước, làm khổ người dân vô tội, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Những nhân vật ông Quán ghét là ai?

  1. Dào Uyên Minh – Đào Tiềm không chịu luỵu quan trên mà về quê ở ẩn
  2. Uy Vương, Lệ Vương đời Chu làm nhiều việc bạo ngược
  3. Thúc Quý phân băng, sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân
  4. Cả B, C đều đúng

  1. Ông Quán thấy xót xa đâu đớn trướ những cảnh khổ của bậc hiền tài vì lí do gì?

  1. Họ là những bậc hiền tài lo cho nước, cho dân
  2. Những người có lí tưởng đẹp nhưng không gặp thời nên không thực hiện được
  3. Những bậc hiền tài phải chịu số phận lận đận, ước nguyện giúp đời không thành
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Việc Tầm phào trong câu “ Quán rằng: ghét việc tầm phào” có nghĩa gì?

  1. Nói chuyện phiếm với nhau
  2. Những chuyện quan trọng
  3. Những việc chơi nhảm, vu vơ, không có ngĩa lí gì
  4. Cả A, B, C đều đúng

  1. Điền từ đúng vào chỗ trống
Tiên rằng: “ Trong đục chưa.........,
Chẳng hay thương ghét, ghét.......... lẽ nào”

  1. hay, vì
  2. rõ, thương
  3. thông, thương
  4. tường, thương

  1. Trong đoạn trích, câu trên nói nỗi căm ghét cụ thể đối với vua chúa thì câu dưới tả cảnh khốn khổ của dân, có ý nghĩa gì?

  1. Tăng sức mạnh biểu lộ cảm xúc
  2. Cảm nhận được sự phẫn nộ sâu sắc của nhân vật cũng là của tác giả đối với bọn quan lại gian ác, hoang dâm vô độ
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

  1. Trong đoạn trích tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để nhấn mạnh lẽ ghét của mình?

  1. Điệp từ
  2. Tăng tiến
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

  1. Điệp từ Thương được gắn liền với những từ mieu tả cảm xúc cụ thể như: phôi pha, ngùi ngùi, sớm......tối....... nhằm mục đích gì?

  1. Thể hiệc cảm xú rõ ràng, cụ thể hơn
  2. Thể hiện nét cương trực thẳng thắn
  3. Nhấn mạnh tình thương
  4. Cả A, B đều đúng

  1. Qua tất cả những đối tượng ghét và thương của ông Quán ta có thể thấy vẫn đề mà tác giả quan tâm là gì?

  1. Cuộc sống lầm than của đông đảo dân đen dưới ách thống trị bạo ngược
  2. Số phận long đong của nhiều nho sĩ hiền tài không gặp vận
  3. Những vị vua bên Trung Quốc
  4. Cả A, B đều đúng

  1. Dẫn Liệu mà ông Quán nêu lên được lấy từ đâu?

  1. Sách sử Trung Quốc
  2. Sách sử Việt Nam
  3. Sách sử Nhật Bản
  4. Cả A, B, C đều sai

  1. Những dẫn liệu được tác giả sử dụng trong tác phẩm để chứng minh lẽ ghét thương của mình rất xa lạ với người đọc, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

  1. Những dẫn liệu được tác giả sử dụng trong tác phẩm ngoài dụng ý chứng minh lẽ ghét thương còn có điều gì khác?

  1. Hiện tình xã hội Việt Nam
  2. Chế độ triều Nguyễn đã đẩy sự sống của nhân dân vào dưới hạn cùng kiệt của sự đói khổ, chết chóc
  3. Dưới triều của các vị ấy có biết bao hiền tài chẳng những khồn được dùng mà còn bị vùi dập
  4. Cả A, B, C đều đúng
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
[FONT=&quot]Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11[/FONT]
[FONT=&quot]Bài 9: Chạy giặc, Hương Sơn phong cảnh ca[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Ai là tác giả của bài thơ Chạy giặc?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Nguyễn Khuyến[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Tú Xương[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Ngô Thì Nhậm[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Bài thơ Chạy giặc được sáng tác bằng chữ gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chữ Nôm[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Chữ Hán[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Chữ Quốc ngữ[/FONT]
  4. [FONT=&quot]cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Bài thơ chạy giặc được làm theo thể thơ nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Lục bát[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Thất ngôn bát cú đường luật[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Tứ tuyệt[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Một bức tranh chạy giặc sinh động dưới con mắt nhìn hiện thực sâu sắc[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Miêu tả tội ác của bọn giặc và nỗi đau của dân ta[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Xót thương trước cảnh người dân phải chịu đau khổ và lòng căm thù giặc sâu sắc[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong 2 câu thơ dưới đây[/FONT]
[FONT=&quot] Bỏ nhà lũ trẻ....... chạy[/FONT]
[FONT=&quot]Mất ổ......... dáo dác bay[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Lơ thơ, con[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Bơ phờ, đàn[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Lơ xơ, bầy[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Ai là tác giả của Hương Sơn phong cảnh ca?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chu[/FONT][FONT=&quot] Mạnh Trinh[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Nguyễn Công Trứ[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Nguyễn Khuyến[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chu Mạnh Trinh, sinh, mất năm nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]1862 – 1903[/FONT]
  2. [FONT=&quot]1871 – 1904[/FONT]
  3. [FONT=&quot]1862 – 1905[/FONT]
  4. [FONT=&quot]1825 – 1905[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chu Mạnh Trinh có tên hiệu là gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Hoàng Ngọc[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Hi Văn[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Chu[/FONT][FONT=&quot] Thần[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Trúc Vân[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chu Mạnh Trinh là người như thế nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tài hoa, thạo đủ cầm kì thi họa[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Giói nghệ thuật kiens trúc, say mê cảnh đẹp[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Thích tập võ, đấu kiếm[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca được làm theo thể gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Thể hát[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Ca trù[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Hát nói[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Bài Hương Sơn phong cảnh ca được làm trong hoàn cảnh nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tác giả đi tham quan cùng những người bạn[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Khi nghe bạn kể về vẻ đẹp Hương Sơn[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Vf có lòng say mê cảnh đẹp nên tác giả tưởng tượng ra cảnh Hương Sơn để viết thành bài thơ[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Ông viết bài thơ trong 1 lần đứng trông coi trùng tu tôn tạo quần thể danh thắng này[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ sau?[/FONT]
[FONT=&quot]Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái[/FONT]
[FONT=&quot]Lững lờ khe Yến cá nghe kinh[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Ẩn dụ[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Cặp câu đối[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Lặp cú pháp[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Có người cho rằng cái đẹp ở Hương Sơn là cái đẹp của nhiều tầng, thiên tạo lẫn nhân tạo trong một không khí thoát tục đẫm vị thiền. Đúng hay sai?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Đúng[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Sai[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Xem đáp án tại đây:[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
[FONT=&quot]Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11[/FONT]
[FONT=&quot]bài 10: văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Ai là tác giả của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Nguyễn Khuyến[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Nguyễn Du[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Nguyễn Khoa Điềm[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Văn tế là loại văn dùng để làm gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Đọc khi tế, cúng người chết[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Tưởng nhớ người đã mất[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Cả A, B đều đúng[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Người viết thường dùng phương thức gì khi viết văn tế?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Văn Vần[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Tản văn[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Biền văn[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể gì và cách hiệp vần như thế nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Văn xuôi, hiệp vần liên vận[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Thẻ phú luật đường, hiệp vần độc vần và liên vận[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Cả A, B đều đúng[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Thông thường, một bài văn té gồm mấy phần?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]2 phần, lung khởi và kết vấn đề[/FONT]
  2. [FONT=&quot]3 phần, lung khởi, ai vãn, kết[/FONT]
  3. [FONT=&quot]4 phần, lung khởi, thích thực, ai vãn, kết[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Hai câu thơ sai của ai?[/FONT]
[FONT=&quot]Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm[/FONT]
[FONT=&quot]Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Nguyễn Trãi[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Nguyễn Ái Quốc[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Nguyễn Khuyến[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu có tên tự là gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Mạnh Trạch[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Trọng Phủ[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Hi Văn[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Tồn Chất[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu có tên hiệu là gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Trọng Phủ[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Hối Trai[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Mạnh Trạch[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu là người tàn nhưng không phế, câu nào sai đây đúng với cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tấm Gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực, ý chí[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Yêu nước thương dân, kiên trung bất khuất trước kẻ thù[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cát len từ cuocj chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc đậm sắc thái dân tộc[/FONT]
  4. [FONT=&quot]ca A, B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Người nghĩa sĩ nông dân đã quả cảm đánh đồn giặc ở Cần Giuộc vào đêm nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]16-12-1861[/FONT]
  2. [FONT=&quot]14-12-1861[/FONT]
  3. [FONT=&quot]13-12-1861[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Trận đánh đêm đó các nghĩa sĩ đã thu được thắng lợi gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Giết được hai ten quan Pjaps và mọt số lính của chúng[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Đánh thắng quân xâm lược làm nên chiến thắng vẻ vang[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Dành quyền làm chủ đồn trong 2 ngày[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, c đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Trông trận tập kích đồn giặc, đã hi sinh bao nhiêu nghĩa binh[/FONT]

  1. [FONT=&quot]19 nghĩa binh[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Hơn 20 nghĩa binh[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Hơn 21 nghĩa binh[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Nguyễn Đình Chiểu đã theo yêu cầu của ai để viết bài văn tế trong buổi truy diệu các liệt sĩ đã hi sinh này?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Trương Định[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Đỗ Quan, Tuần phủ Gia Định[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Vua Tự Đức[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Qua bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tượng trung tâm sáng tác văn học, đúng hay sai?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Đúng[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Để nổi bật hình tượng người nghĩa sĩ,tác giả đã sử dụng thủ pháp gì trong tác phẩm?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]So sánh[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Đặc tả[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Đối lập[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Qua tác phẩm, tác giả đã tái hiện rất thành công không khí sục sôi của cuộc chiến đấu qua cách sử dụng động từ và cách ngắt nhịp như thế nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Bằng hàng loạt từ láy, ngắt nhịp lẻ[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Bằng hàng loạt từ tượng hinhg, ngắt nhịp chẵn[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Bằng hành loạt động từ mạnh, nhịp văn ngắn, gấp gáp[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Vũ khí của những người nghĩa binh được trang bị như thế nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Rất nhiều súng[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Có tàu thiếc, tàu đồng[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Bắn đạn nỏ, đạn to[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Những vật dụng tho sơ hàng ngày[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Những người nghĩa binh tham gia trận đánh này là những người như thế nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Lính chuyên nghiệp[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Trí thức Tây học[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Nôn dân tay lấm, chân bùn[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Công nhân vì nghĩa lớn[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Những nguwoif nghĩa binh đối với công viecj như súng, mác, cung ngựa như thế nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Quen thuộc[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Không xa lạ gì lắm vì họ đã từng dùng[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Hoàn toàn xa lạ vì họ chỉ là những người nông dân nghèo khổ sống trong làng bộ[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Hai câu mở đầu bài văn tế[/FONT]
[FONT=&quot]“ Hỡi ôi![/FONT]
[FONT=&quot]Súng giặc đất rên, lòng dân trời tỏ”[/FONT]
[FONT=&quot]Nói lên vấn đề gì?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tiếng than lay động lòng người[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Sự đối lập giữa địch và ta, súng giặc đất rền >< lòng dân trời tỏ[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Sự tàn bạo của kẻ thù cướp nước và chỉ có lòng dân – một lòng kiên cường giữ nước[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều đúng[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Đoạn văn sau đã lược đi một số từ, điền vào chỗ trống[/FONT]
[FONT=&quot]“ Ngoài cật có một.......(1)......., nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một.......(2)......., chi này sắm dao tu, nón gõ, [/FONT]
[FONT=&quot]Hỏa mai đánh bằng rơm......(3)......, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; gươm đeo bằng.....(4)......, chém cũng rớt đàu quan hai nọ.[/FONT]
[FONT=&quot]Chi nhọc.........(5)........ trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, nòa sợ.......(6)..... bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.”[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chỗ trống (1) & (20 điền từ?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Ngọn tầm vông, một chiếc áo vải[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Cái áo vải, một ngọn tầm vông[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Manh áo vải, ngọn tầm vông[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Một manh áo vải, một ngọn lao[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chỗ trống (3) & (4) điền từ?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Con cút, một lưỡi dao[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Con cui, một ngọn dao[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Con cúi, lưỡi dao phay[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Con cúi, dao phay[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Chỗ trống (4) & (5) điền từ?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Người đánh, thằng giặc[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Quan đánh, kẻ thù[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Quan gióng, giặc Tây[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Quan Quản gióng, thằng Tây[/FONT]

  1. [FONT=&quot]“ Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khối chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”[/FONT]
[FONT=&quot]Tác gải tỏ thái độ gì với dân?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Căm ghét kẻ thù qua màu sắc mạnh[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Căm ghét mộc mạc, bộc trực, mạnh mẽ, dứt khoát[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nà của người nông dân[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Làm sao một nhà thơ mù lại có thể dựng lên bức tranh chiến trận cụ thể, chính xác, sống động?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tác giả tham gia cùng các nghĩa binh[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Tác giả nói mọi người thuật lại cho nghe rồi sáng tác[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Tấm lòng của ông với nghĩa sĩ, từ đó ông nghe tháy, nhìn thấy và viết nên tác phẩm[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều đúng[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp nào?[/FONT]

  1. [FONT=&quot]Lãng mạn[/FONT]
  2. [FONT=&quot]Hiện thực & quan niệm mỹ học mới mẻ[/FONT]
  3. [FONT=&quot]Hiện thực trữ tình & quan điểm mỹ học mới mẻ[/FONT]
  4. [FONT=&quot]Cả A, B, C đều sai[/FONT]

Xem đáp án tại đây:
[FONT=&quot] [/FONT]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top