Câu hỏi trắc nghiệm về địa lí kinh tế

Địa lí kinh tế là một phần quan trọng của chương trình học địa lí nói chung. Tìm hiểu về kinh tế, sự biến động về ngành nghề và sự phát triển trong tương lai là một điểm đặc biệt chú ý. Bên cạnh đó là sự phân bố hợp lí kinh tế của các vùng để có những xu hướng thay đổi. Sau đây để giúp bạn hiểu hơn về phần này, mời bạn tham khảo câu hỏi trắc nghiệm về địa lí kinh tế.


Câu 1: Xu hướng phát triển trong tương lai đối với quá trình công nghiệp ở nước ta là
A. chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
B. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. phát triển công nghiệp khai thác.
D. phát triển đồng đều cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

Câu 2: Điểm giống nhau trong hướng chuyên môn hóa sản xuất giữa Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. trồng các cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.
B. trồng các cây dược liệu, cây ăn quả.
C. trồng các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt.
D. nuôi nhiều trâu.

Câu 3: Nguyên nhân quan trọng làm cho diện tích rừng ngập mặn nước ta bị suy giảm là
A. phá rừng để xây dựng nhà ở, nhà máy xí nghiệp.
B. ô nhiễm môi trường đất và nước rừng ngập mặn.
C. phá rừng để lấy củi.
D. phá rừng để hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta ?
A. Thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.
B. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
C. Sử dụng nhiều tài nguyên, nguyên nhiên liệu.
D. Có thế mạnh lâu dài.

Câu 5: Điểm giống nhau trong phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta là
A. ở các khu vực có hoạt động công nghiệp phát triển.
B. ở các khu vực tập trung đông dân cư.
C. ở các thành phố lớn, có vị trí thuận lợi.
D. ở gần nguồn cung cấp nhiên liệu.

Câu 6: Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta ngày càng tăng là nhờ
A. tăng về giá trị sản xuất, song chậm hơn các ngành khác.
B. đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
C. thích nghi với tình hình mới hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
D. đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 7: Trong những năm gần đây tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta là do
A. các thành phần khác chưa phát huy được hết tiềm năng của sản xuất công nghiệp.
B. kết quả của việc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
C. thành tựu của công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội.
D. đây là khu vực có vai trò chủ đạo.

Câu 8: Dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hâu là điều kiện thuận lợi để
A. trồng cây hoa màu.
B. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
C. trồng các cây công nghiệp.
D. trồng lúa và cây ăn quả.

Câu 9: Nguyên nhân quan trọng nào làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây ?
A. Do chính sách đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Có nguồn lao động dồi dào.
C. Giàu tài nguyên thiên nhiên.
D. Khai thác tốt vị trí địa lí chiến lược.

Câu 10: Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nào sau đây ?
A. Công nghiệp điện tử.
B. Công nghiệp khai khoáng.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 11: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố :
A. sự phân bố không đều của các tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản.
B. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng.
C. tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, thị trường, cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. nguồn vốn đầu tư nước ngoài, lao động có trình độ chuyên môn.

Câu 12: Đặc điểm nào không phải điểm khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp ?
A. Có dân cư sinh sống quanh điểm công nghiệp.
B. Có các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
C. Có vị trí địa lí thuận lợi.
D. Có các xí nghiệp công nghiệp quy mô khác nhau.

Câu 13: Giải pháp hàng đầu để nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng lúa gạo của nước ta với các nước xuất khẩu khác là
A. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến.
B. sử dụng nhiều giống tốt có năng suất cao phẩm chất tốt.
C. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
D. nhạy bén trước những yêu cầu của thị trường.

Câu 14: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. công nghiệp chế biến.
C. công nghiệp khai thác.
D. công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 15: Đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc là điều kiện để
A. xen canh tăng vụ.
B. tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
C. trồng các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
D. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 16: Ở nước ta ngành công nghiệp nào thường “đi trước một bước” ?
A. Cơ khí.
B. Điện lực.
C. Chế biến lương thực – thực phẩm.
D. Khai thác dầu mỏ, khí đốt.

Câu 17: Các nhà máy nhiệt điện không phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do
A. nhu cầu điện năng không nhiều.
B. nhập khẩu điện từ bên ngoài.
C. thiếu cơ sở nguyên liệu.
D. gây ra thảm hoại về môi trường.

Câu 18: Các khu công nghiêp của nước ta tập trung nhiều nhất ở
A. Duyên hải miền Trung.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 19: Ngành công nghiệp xay xát thường phân bố ở
A. vùng trồng lúa.
B. các thành phố lớn.
C. những nơi đông dân cư.
D. các vùng đồng bằng.

Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ công nghiệp còn chậm phát triển là do
A. thiếu đội ngũ lao động lành nghề.
B. thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh cao.
C. cơ sở hạ tầng thấp kém đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
D. nguồn tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế.

Câu 21: Hai nhà máy thuỷ điện có công suất thiết kế lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên có tên là
A. Đrây Hlinh và Buôn Kuôp.
B. Yaly và Đa Nhim.
C. Trị An và Đa Nhim.
D. Yaly và Hàm Thuận – Đa Mi.

Câu 22: Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn là thế mạnh để phát triển ngành
A. công nghịêp dệt.
B. tiểu thủ công nghiệp.
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

Câu 23: Ngành công nghiệp chế biến chè được phát triển chủ yếu ở
A. vùng ven biển.
B. vùng đồng bằng.
C. vùng cao nguyên.
D. trung du và miền núi.

Câu 24: Căn cứ vào nguồn nguyên liệu để phân chia thì ngành nào sau đây không thuộc phân ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ?
A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B. Chế biến nông sản.
C. Chế biến sản phẩm trồng trọt.
D. Chế biến thuỷ hải sản.

Câu 25: Sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực - thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B. sự phát triển của mạng lưới giao thông.
C. cơ sở hạ tầng.
D. nguồn lao động.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta?
A. Nhà máy nhiệt điện phân bố ở nơi có nguồn nhiên liệu.
B. Nhà máy thủy điện ở vùng núi, nhà máy nhiệt điện vùng đồng bằng.
C. Nhà máy thủy điện phân bố ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
D. Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Bắc Trung Bộ.

Câu 27: Sản lượng điện của nước ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh là do
A. nhu cầu điện đối với sản xuất và xuất khẩu tăng.
B. xây dựng và đưa vào hoạt động một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu.
C. nguồn điện nhập khẩu tăng nhanh.
D. quá trình công nghiệp hóa đưa các nhà máy thủy điện mới vào hoạt động.

Câu 28: Ở nước ta than bùn được tập trung nhiều nhất ở
A. khu vực U Minh.
B. Hà Tiên.
C. Đồng Tháp Muời.
D. Nam Côn Sơn.

Câu 29: Ngành công nghiệp chế biến thuốc lá phát triển chủ yếu ở vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 30: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở miền Nam vì
A. gây ra vấn đề về môi trường.
B. xa nguồn cung cấp nguyên liệu.
C. nhu cầu sử dụng điện không cao như miền Bắc.
D. vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top