Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Địa lí dân cư là một phần quan trọng của chương trình môn học địa lí. Tìm hiểu về nó ta biết được các thông số liên quan tới dân số và nguyên nhân, hậu quả của tình trạng dân số. Dạng bài phần này có cả sử dụng atlat, vậy hãy nhuần nhuyễn kỹ năng quan sát biểu đồ, bản đồ. Giúp bạn tìm hiểu sâu hơn, dưới đây là các câu hỏi trắc nghiệm về địa lí dân cư.
Câu 1: Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không đều đã gây ảnh hưởng đến:
A. phát triển các ngành sản xuất.
B. tổ chức không gian sản xuất .
C. sử dụng lao động .
D. sử dụng lao động và khai thác tài nguyên trên các vùng.
Câu 2: Nguyên nhân làm cho tốc độ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm là do:
A. thực hiện tốt công tác giáo dục dân số.
B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
C. do chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
D. ý thức người dân không ngừng được nâng cao.
Câu 3: Hậu quả lớn nhất của dân số đông và tăng nhanh đối với vấn đề môi trường ở các vùng đồng bằng và duyên hải là :
A. giải quyết vấn đề việc làm.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. chất lượng cuộc sống của nhân dân chậm được cải thiện.
D. không đảm bảo vấn đề phát triển bền vững.
Câu 4: Tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do:
A. nhiều thành phố được mở mang xây dựng.
B. ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa.
C. có lịch sử phát triển lâu đời.
D. dân số nước ta tăng nhanh.
Câu 5: Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là do
A. phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp.
B. nguồn lao động ít hơn.
C. lịch sử định cư muộn hơn.
D. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
Câu 6: Hướng giải quyết việc làm tốt nhất hiện nay trong các thành phố lớn đông dân ở nước ta là :
A. thành lập vùng kinh tế mới để đưa lao động đến.
B. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ.
C. thành lập các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.
D. xây dựng thêm các nhà máy để thu hút nhiều lao động.
Câu 7: Tác động nào sau đây không phải là tác động tích cực do quá trình đô thị hóa mang lại ?
A. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
B. Làm mất cân đối lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.
C. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
D. Phổ biến lối sông đô thi, cải thiện đời sống của người dân.
Câu 8: Dân số đông trong một quốc gia có thuân lợi gì?
A. Có nguồn lao động dồi dào.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Có nguồn lao động xuất khẩu đông.
D. Lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 9: Vùng có lao động có trình độ chuyên môn cao dẫn đầu cả nước là:
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải miền trung. D. Trung du và núi miền núi bắc Bộ.
Câu 10: Để khắc phục hậu quả về mặt môi trường xã hội do dân số tập trung đông ở các đô thị gây ra cần chú ý
A. phát triển mạnh các đô thị lớn.
B. đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
C.đảm bảo cân đối giữa quy mô đô thị và tăng dân số.
D. quy hoạch đô thị hoàn chỉnh, cân đối.
Câu 11: Cần phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới đô thị, vì:
A. các đô thị là trung tâm hạt nhân phát triển vùng.
B. đô thị hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của vùng.
C. các đô thị tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. các đô thị là thị trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng.
Câu 12: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết thành phố nào sau đây được xếp là đô thị loại 1 của nước ta ?
A. Đà Nẵng và Hải Phòng. B. Huế và Nha Trang.
C. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng và Nha Trang.
Câu 13: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là đô thị loại 2 của nước ta ?
A. Nam Định. B. Huế.
C. Thái Nguyên. D. Nha Trang.
Câu 14: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng:
A. Nam Định B. Bắc Ninh
C. Thái Nguyên D. Hải Dương
Câu 15: Dựa vào trang 16 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết khu vực nào của nước ta tập trung nhiều dân tộc thiếu số nhất ?
A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 16: Dựa vào trang 16 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết khu vực nào ở nước ta là địa bàn cư trú của dân tộc Việt ?
A. Vùng núi. B. Vùng trung du và miền núi.
C. Vùng đồng bằng và ven biển. D. Vùng ven biển và trung du.
Sưu tầm
Câu 1: Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không đều đã gây ảnh hưởng đến:
A. phát triển các ngành sản xuất.
B. tổ chức không gian sản xuất .
C. sử dụng lao động .
D. sử dụng lao động và khai thác tài nguyên trên các vùng.
Câu 2: Nguyên nhân làm cho tốc độ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm là do:
A. thực hiện tốt công tác giáo dục dân số.
B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
C. do chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
D. ý thức người dân không ngừng được nâng cao.
Câu 3: Hậu quả lớn nhất của dân số đông và tăng nhanh đối với vấn đề môi trường ở các vùng đồng bằng và duyên hải là :
A. giải quyết vấn đề việc làm.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. chất lượng cuộc sống của nhân dân chậm được cải thiện.
D. không đảm bảo vấn đề phát triển bền vững.
Câu 4: Tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do:
A. nhiều thành phố được mở mang xây dựng.
B. ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa.
C. có lịch sử phát triển lâu đời.
D. dân số nước ta tăng nhanh.
Câu 5: Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là do
A. phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp.
B. nguồn lao động ít hơn.
C. lịch sử định cư muộn hơn.
D. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
Câu 6: Hướng giải quyết việc làm tốt nhất hiện nay trong các thành phố lớn đông dân ở nước ta là :
A. thành lập vùng kinh tế mới để đưa lao động đến.
B. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ.
C. thành lập các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.
D. xây dựng thêm các nhà máy để thu hút nhiều lao động.
Câu 7: Tác động nào sau đây không phải là tác động tích cực do quá trình đô thị hóa mang lại ?
A. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
B. Làm mất cân đối lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.
C. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
D. Phổ biến lối sông đô thi, cải thiện đời sống của người dân.
Câu 8: Dân số đông trong một quốc gia có thuân lợi gì?
A. Có nguồn lao động dồi dào.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Có nguồn lao động xuất khẩu đông.
D. Lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 9: Vùng có lao động có trình độ chuyên môn cao dẫn đầu cả nước là:
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải miền trung. D. Trung du và núi miền núi bắc Bộ.
Câu 10: Để khắc phục hậu quả về mặt môi trường xã hội do dân số tập trung đông ở các đô thị gây ra cần chú ý
A. phát triển mạnh các đô thị lớn.
B. đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
C.đảm bảo cân đối giữa quy mô đô thị và tăng dân số.
D. quy hoạch đô thị hoàn chỉnh, cân đối.
Câu 11: Cần phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới đô thị, vì:
A. các đô thị là trung tâm hạt nhân phát triển vùng.
B. đô thị hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của vùng.
C. các đô thị tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. các đô thị là thị trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng.
Câu 12: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết thành phố nào sau đây được xếp là đô thị loại 1 của nước ta ?
A. Đà Nẵng và Hải Phòng. B. Huế và Nha Trang.
C. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng và Nha Trang.
Câu 13: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là đô thị loại 2 của nước ta ?
A. Nam Định. B. Huế.
C. Thái Nguyên. D. Nha Trang.
Câu 14: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng:
A. Nam Định B. Bắc Ninh
C. Thái Nguyên D. Hải Dương
Câu 15: Dựa vào trang 16 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết khu vực nào của nước ta tập trung nhiều dân tộc thiếu số nhất ?
A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 16: Dựa vào trang 16 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết khu vực nào ở nước ta là địa bàn cư trú của dân tộc Việt ?
A. Vùng núi. B. Vùng trung du và miền núi.
C. Vùng đồng bằng và ven biển. D. Vùng ven biển và trung du.
Sưu tầm