• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết trọng tâm peptit

Kina Ngaan

Active member
Liên kết peptit Là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit. Liên kết peptit là liên kết – CO- NH- giữa hai đơn vị α amino axit. Nhóm CO – NH giữa hai đơn vị α amino axit được gọi là nhóm peptit.

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc a - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định : amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH.


Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai
A. Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc a-amino axit.
B. Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa 2 đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc a-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
D. Polipeptit gồm các peptit có từ 10 đến 50 gốc a-amino axit.

Câu 2: Tripeptit là hợp chất
A. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc a-amino axit.
B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc a-amino axit.
C. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 2 gốc a-amino axit.
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc a-amino axit.

Câu 3: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COO. B. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.
C. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.

Câu 4: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng
A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục đến vài chục nghìn đvC ).
B. Protein là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc a-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết
peptit.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc a và b −
amino axit.
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản với phần “phi protein” như lipit,
gluxit, axit nucleic…

Câu 6: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly.

Câu 7: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Gly-Val. B. Ala-Gly-Val. C. Glucozơ. D. metylamin.

Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 2 mol Ala. Số liên kết peptit
trong phân tử X là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 9: Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Val-Gly-Val), kết luận nào sau đây đúng?
A. X có aminoaxit đầu N là valin và aminoaxit đầu C là glyxin.
B. X có chứa 4 liên kết peptit.
C. X tham gia phản ứng biure tạo ra dung dịch màu tím.
D. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được 3 loại đipeptit.

Câu 10: Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 11: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các -amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X?
A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly.
C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Gly-Ala-Phe-Val.

Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Gly,1 mol Ala, 1 mol Val. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp các sản phẩm là: Ala- Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val.
Công thức cấu tạo của X là:
A. Gly –Ala- Gly- Gly- Val. B. Ala- Gly-Gly-Val-Gly.
C. Gly-Gly- Val- Gly-Ala. D. Gly- Gly-Ala-Gly-Val.

Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin
(Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit
Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là:
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 14: Chất nào sau đây là đipeptit?
A. Gly-Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Gly-Ala-Ala. D. Gly-Ala.

Câu 15: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin?
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.

Câu 16: Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau (đều chỉ có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) thì số đồng phân loại peptit là
A. n !. B. n2. C. n!/2. D. n.

Câu 17: Peptit X mạch hở có công thức phân tử là C7H13O4N3. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 18: Tripeptit E mạch hở, được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, phân tử đều chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Công thức phân tử của E có dạng là
A. CnH2nO4N3. B. CnH2n – 1O4N3. C. CnH2n – 2O4N3. D. CnH2n – 3O4N3.

Câu 19: Đipeptit T mạch hở, được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, phân tử đều chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Công thức phân tử của T có dạng là
A. CnH2n + 1O3N2. B. CnH2nO3N2. C. CnH2n + 2O3N2. D. CnH2n – 1O3N2.

Câu 20: Tetrapeptit E mạch hở, được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, phân tử đều chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Công thức phân tử của E có dạng là
A. CnH2nO5N4. B. CnH2n – 1O5N4. C. CnH2n – 2O5N4. D. CnH2n – 3O5N4.

Câu 21: Pentapeptit T mạch hở, được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, phân tử đều chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Công thức phân tử của T có dạng là
A. CnH2n – 3O6N5. B. CnH2n – 4O6N5. C. CnH2n – 2O6N5. D. CnH2n – 1O6N5.

Câu 22: Một đipeptit có khối lượng mol bằng 146. Đipeptit đó là:
A. Ala-Ala. B. Gly-Ala. C. Gly-Val. D. Gly-Gly.

Câu 23: Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại
A. pentapepit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. tripetit.

Câu 24: Peptit X do các gốc glyxyl và alanyl tạo nên có khối lượng phân tử là 345. X là
A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. hexapeptit.

Câu 25: Peptit X chỉ do các gốc alanyl tạo nên có khối lượng phân tử là 231. X là
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

Câu 26: Pentapeptit X mạch hở, được tạo nên từ một loại amino axit Y (trong Y chỉ chứa 1NH2 và 1COOH). Phân tử khối của X là 513. Phân tử khối của Y là:
A. 57. B. 89. C. 75. D. 117.

Câu 27: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và valin là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top