Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là một dạng quan trọng của chương trình hóa học 12. Đây là dạng rất hay có trong đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa. Nắm vững dạng lý thuyết này sẽ giúp bạn không để bị mất điểm câu dễ. Dưới đây là một số câu hỏi để các bạn luyện tập.


Câu 1 : Cho các phát biểu sau:
a. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa.
b. Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 tạo thành Cu.
c. Hỗn hợp Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước dư.
d. Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày.
e. Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 2 : Cho các phát biểu sau:
a) Hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2:3) tan hết trong nước dư.
b) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa.
c) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục.
d) Kim loại Cu oxi hóa được Fe3+ trong dung dịch.
e) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa. Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 3 . Cho các phát biểu sau
(1) KNO3 được dùng để chế tạo thuốc nổ đen.
(2) Nhôm được sản xuất từ phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O).
(3) Đun sôi có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước.
(4) Sắt là kim loại có tính khử trung bình. (5) Không thể dùng bình khí CO2 để dập tắt đám cháy kim loại Mg, Al.
(6) Vàng là kim loại dẫn điện tốt nhất. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4

Câu 4 : Cho dãy gồm các chất sau: Al, H2O, NaHCO3, Al(OH)3, Al2O3, (NH4)2CO3, HOOCC2H4CH(NH2)COOH. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 5 : Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(b) Làm mềm nước cứng bằng màng trao đổi ion, các ion gây cứng được thay thế bằng các ion không gây cứng.
(c) Nhúng miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl, khi đó sẽ tạo ra pin điện hóa, Fe trở thành anot và bị oxi hóa.
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất từ quặng boxit.
(e) Hợp kim Li-Al được sử dụng nhiều trong công nghiệp hàng không.
(f) Trong thép, hàm lượng C (cacbon) vào khoảng từ 2 đến 5%.
(g) Điện phân dung dịch NaCl (với điện cực trơ, không có màng ngăn) thu được nước Gia-ven. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 6 : Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, các kim loại (trừ Hg) đều tồn tại ở trạng thái rắn.
(b) Phản ứng của các kim loại với lưu huỳnh đều xảy ra ở nhiệt độ cao.
(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử cation kim loại thành nguyên tử kim loại. (d) Trong phản ứng ăn mòn điện hóa, kim loại bị ăn mòn ở cực dương.
(e) Hỗn hợp đồng số mol của Cu và Fe(NO3)3 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(f) Thuốc thử BaCl2 phân biệt được hai dung dịch NaHCO3 và Na2CO3.
(g) Hỗn hợp gồm Al2O3 và NaAlF6 có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn của Al2O3. (h) Sau phản ứng nhiệt nhôm giữa Al và Fe2O3 thì Al2O3 tạo thành sẽ tách ra và nổi lên trên Fe.
(i) Có thể sử dụng dung dịch NaOH để làm mất tính cứng tạm thời của nước cứng.
(j) Các muối KNO3, KHCO3, K2CO3 đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Số phát biểu đúng là
A. 9. B. 3. C. 7. D. 5.

Câu 7 . Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(b) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch KHCO3.
(c) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 8 : Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư.
(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và Ba(OH)2 thu được hỗn hợp kết tủa.
(c) Để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể dùng dung dịch HCl vừa đủ.
(d) Đinh sắt bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với dung dịch CuSO4.
(e) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào bột nhôm thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 9 : Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau:

20220609_071041.jpg

Cho các phát biểu:
(a) Chất X là Al nóng chảy.
(b) Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.
(c) Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.
(d) Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần là CO, CO2 và O2.
(e) Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(e) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 11 . Cho dãy các kim loại: Li; Na; Al; Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 12 : Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6

Câu 13 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(2) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2
(3) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho H2S vào dung dịch AgNO3
(5) Cho Na2S vào dung dịch FeCl3.
(6) Cho AlCl3 vào dung dịch KAlO2
Số thí nghiệm thu được chất kết tủa là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6

Câu 14 . Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(2) Cho Al tan trong dung dịch NaOH thì Al là chất khử còn NaOH là chất oxi hóa. (3) Natri cacbonat là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
(4) Nước chứa nhiều ion là nước cứng tạm thời.
(5) Trong thiết bị điện phân, ở catot xảy ra quá trình khử. Số phát biểu đúng là
A.5. B. 4 C. 3 D. 2

Câu 15 : Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 2 tương ứng) tan hết trong nước dư.
(2) Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 có khí NO2 thoát ra.
(3) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày.
(4) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
(5) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, thu được Cu ở catot.
Số lượng nhận xét đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 16 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào dung dịch gồm CuCl2 và AlCl3. (b) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO4).
(d) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
(e) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(f) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi các thí nghiệm kết thúc là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 17 : Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp bột nhôm và bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(b) Muối NaHCO3 không phản ứng với dung dịch NaOH.
(c) Đồ vật bằng thép để ngoài không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hoá.
(d) Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.
(e) Dùng CO khử Al2O3 nung nóng, thu được Al.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 18 : Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử.
(b) Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch NaCl, tại anot xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
(c) Cho phèn chua đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa gồm hai chất. (d) Ở nhiệt độ thường, Fe tan trong dung dịch H2SO4 đặc.
(e) Nước chứa nhiều anion Cl- và SO42- được gọi là nước cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 19 . Cho các phát biểu sau:
(a) Muối Al2(SO4)3 khan hòa tan trong nước tỏa nhiệt làm dung dịch nóng lên do bị hidro hóa.
(b) Các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là kim loại kiềm.
(c) Phương pháp trao đổi ion trong làm mềm nước cứng thường dùng các vật liệu polime là zeolit.
(d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp thu được nước Giaven.
(e) Khi đun nóng, hoặc áp suất CO2 giảm đi thì Ca(HCO3)2 bị phân hủy tạo ra kết tủa.
(g) Hồng ngọc là loại đá quý có thành phần hóa học là Al2O3 tinh thể với một phần nhỏ Cr2O3. Số các phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 20 : Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho BaCO3 vào dung dịch KHSO4 dư. (2) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch HCl.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4
(4) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(5) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa sinh ra kết tủa, vừa sinh ra chất khí là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 21: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho CaCO3 vào dung dịch HCl dư.
(b) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.
(c) Cho Ag vào dung dịch HCl dư.
(d) Cho Na vào dung dịch NaCl dư.
(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào H2O dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có sự hòa tan chất rắn là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch FeCl3 có xuất hiện kết tủa.
(b) Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được Ag.
(c) Hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong nước dư.
(d) Trong công nghiệp thực phẩm, NaHCO3 được dùng làm bột nở gây xốp cho các loại bánh.
(e) Trong công nghiệp, Al2O3 được điều chế bằng cách nung Al(OH)3. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 2 tương ứng) tan hết trong nước dư.
(2) Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 có khí NO2 thoát ra.
(3) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày.
(4) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
(5) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, thu được Cu ở catot. Số lượng nhận xét đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(1) Hòa tan hỗn hợp Na và AlCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư, thu được kết tủa.
(2) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
(3) Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt.
(4) Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Fe.
(5) Có thể điều chế kim loại Mg bằng phương pháp điện phân nóng chảy MgCl2.
Số lượng nhận xét đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, thu được kết tủa trắng keo.
(b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit.
(c) Nước có chứa nhiều cation Na+(hoặc Mg2+) và HCO gọi là nước có tính cứng tạm thời.
(d) Hợp kim Na-K có nhiệt độ nóng chảy thấp, thường được dùng trong các thiết bị báo cháy.
(e) Kim loại K khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 26 . Cho các phản ứng theo sơ đồ sau:
CO2 + NaAlO2 + H2O → A↓ + B
CaCO3 (t°) → X + Y
X+H2O→Z
Nếu cho (B) tác dụng với (Z) dư thì tổng hệ số của tất cả các chất trong phương trình phản ứng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.

Câu 27 . Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(a) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch có màng ngăn).
(b) X2 + X4 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(c) X2 + X3 → X1 + X5 + H2O.
(d) X4 + X6 → CaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O.
Các chất X5, X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaClO, H2SO4. B. Ca(HCO3)2, NaHSO4. C. Ca(HCO3)2, H2SO4. D. NaClO, NaHSO4


Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top