• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Câu hỏi trắc nghiệm bài 8 hóa 10: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử

Kina Ngaan

Active member
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì. Ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn. Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố. Kiến thức này được thể hiện trong bài 8 hóa 10. Dưới đây là câu hỏi luyện tập bạn cần tham khảo.

ly-thuyet-hoa-10-bai-7-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-3.jpg

Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn nào sau đây là chính xác?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp e xếp chung một nhóm.
C. Các nguyên tố có cùng số e lớp ngoài cùng xếp chung một chu kỳ.
D. Các nguyên tố có sắp xếp không cần thiết theo thứ tự nào.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là chưa chính xác:
A. Các nguyên tố nhóm A đều là nguyên tố s hoặc p.
B. Các nguyên tố nhóm B đều là nguyên tố d hoặc f.
C. Nhóm A gồm cả kim loại và phi kim.
D. Nhóm B gồm cả kim loại và phi kim.

Câu 3: Các nguyên tố X, Y, Z, T thuộc cùng nhóm VIA trong bảng HTTH có nghĩa là:
A. Các nguyên tố này cùng có 5e ở lớp ngoài cùng.
B. Các nguyên tố này cùng có 5 lớp e.
C. Các nguyên tố này cùng có 5e ở phân lớp ngoài cùng.
D. Các nguyên tố này có số e lần lượt từ 1e tới 5e ở lớp ngoài cùng.

Câu 4: Các nguyên tố A, B, C, D thuộc cùng chu kỳ 2 trong bảng HTTH có nghĩa là:
A. Các nguyên tố này cùng có 2e ở lớp ngoài cùng.
B. Các nguyên tố này cùng có 2 lớp e.
C. Các nguyên tố này cùng có 2e ở phân lớp ngoài cùng.
D. Các nguyên tố này có số e lần lượt từ 1e tới 2e ở lớp ngoài cùng.

Câu 5: Các nguyên tố thuộc nhóm IA trong bảng HTTH có cấu e tổng quát là:
A. ns1. B. ns2np1. C. ns2np5. D. ns1np1.

Câu 6: Các nguyên tố nhóm VIIA trong bảng HTTH có cấu hình e tổng quát là:
A. ns1. B. ns2np1. C. ns2np5. D. ns1np1.

Câu 7: Các nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np4 thì thuộc nhóm:
A. IIA. B. IVA.
C. VIA. D. không xác định được.

Câu 8: Có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s1?
A. 1. B. 3. C. 9. D. 12.

Câu 9: Có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1?
A. 1. B. 3. C. 9. D. 12.

Câu 10: Nguyên tố X có 17 hạt proton trong phân tử. Vị trí của X trong bảng HTTH là:
A. ô 17 chu kỳ 3 và nhóm VIIA. B. ô 14 chu kỳ 4 nhóm VIIA.
C. ô 17 chu kỳ 3 và nhóm VA. D. ô 14 chu kỳ 4 nhóm VA.

Câu 11: Nguyên tố Y có 20 hạt nơtron trong nguyên tử và số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt. Vị trí của Y trong bảng HTTH là:
A. ô 20 chu kỳ 3 và nhóm IIA. B. ô 19 chu kỳ 2 nhóm IA.
C. ô 20 chu kỳ 2 nhóm IIA. D. ô 19 chu kỳ 4 nhóm IA.

Câu 12: Nguyên tố A thuộc nhóm IIIA và chu kỳ 3 trong bảng HTTH. A có số hiệu nguyên tử là:
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.

Câu 13: Nguyên tố Z thuộc nhóm VIA và chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cấu hình e của Z là:
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p3. C. 1s22s2
2p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 14: Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 13, 17, 19 . Các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ là:
A. X và Y. B. X và T. C. X, Y và Z. D. X, Y, Z và T.

Câu 15: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe2+ là
A. [Ar]3d44s2.
B. [Ar]4s23d4.
C. [Ar]3d54s1.
D. [Ar]3d6.

Câu 16: Ion M2+ có cấu hình e là: 1s22s22p6. Vị trí của M trong bảng HTTH là:
A. Ô 10 chu kỳ 2 nhóm VIIIA. B. Ô 10 chu kỳ 2 nhóm VIA.
C. Ô 12 chu kỳ 3 nhóm VIIIA. D. Ô 12 chu kỳ 3 nhóm IIA.

Câu 17: Ion X-có cấu hình e là 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng HTTH là:
A. Ô 10 chu kỳ 2 nhóm VIIIA. B. Ô 10 chu kỳ 2 nhóm VIA.
C. Ô 9 chu kỳ 2 nhóm VIIA. D. Ô 8 chu kỳ 2 nhóm VA.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Vị trí của X trong bảng HTTH là:
A. ô 11 chu kỳ 2 nhóm IA. B. ô 11 chu kỳ 3 nhóm IA.
B. ô 12 chu kỳ 2 nhóm VIIA. D. ô 12 chu kỳ 3 nhóm VIIA.

Câu 19: Ion R+ có tổng số hạt cơ bản là 57 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Vị trí của R trong bảng HTTH là:
A. ô 11 chu kỳ 3 nhóm IA. B. ô 11 chu kỳ 3 nhóm VIIA.
C. ô 19 chu kỳ 3 nhóm IA. D. ô 11 chu kỳ 2 nhóm VIIA.

Câu 20: A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?
A. Tổng số electron của B2+ và C2+ là 51.
B. Công thức oxit cao nhất của A có dạng A2O3.
C. Tổng số khối: MA + MB + MC = 79.
D. Cả A, B, C đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng làm giải phóng khí H2.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top