Câu hỏi trắc nghiệm bài 7 hóa 10: Bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học được nhà hóa học người Nga Dimitri Mendeleev phát minh vào năm 1869 để sắp xếp chu kỳ các nguyên tố hóa học, từ đó nhận biết và có quy luật dễ học hơn. Bảng tuần hoàn hóa học có giá trị nòng cốt là khả năng dựa trên vị trí của một nguyên tố trên bảng mà tính toán tính chất hóa học của nó.

ly-thuyet-hoa-10-bai-7-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-3.jpg

Bảng tuần hoàn (Nguồn ảnh: Internet)

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào ?
A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Khối các nguyên tố s bao gồm các nhóm nào?
A. Nhóm IA và VIIA B. Nhóm IA và IIA
C. Nhóm IVA và VA D. Nhóm VIIA và VIIIA

Câu 3: Chu kì 3 có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
A. 4 B. 9 C. 18 D. 8

Câu 4: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là ?
A. 3 B. 6 C. 7 D. 5

Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p64s1.Vậy nguyên tố X có đặc điểm:
A. Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm I A .
B. Số e trong nguyên tử X là 19.
C. Cấu hình electron của cation X+
là: 1s22s22p63s23p6
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào sai?
A. Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau
D. Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Câu 7: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?
A. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại và được kết thúc bằng các nguyên tố khí hiếm
B. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại và được kết thúc bằng các nguyên tố phi kim
C. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại kiềm và được kết thúc bằng các nguyên tố khí hiếm
D. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại kiềm và được kết thúc bằng các nguyên tố halogen

Câu 8: Các nguyên tố chu kì 3 có mấy lớp electron và lớp electron ngoài cùng có tối đa bao nhiêu electron?
A. 3 và 18 B. 3 và 6 C. 3 và 9 D. 3 và 8

Câu 9: Nguyên tố Y có Z = 27. Vị trí của Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm VIB. B. Chu kì 4, nhóm IIA.
C. Chu kì 4, nhóm VIIIB. D. Chu kì 4, nhóm IIB.

Câu 10: Cho 3 nguyên tố A, B, C có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là: 3s1; 3s23p1;3s23p5. Vị trí của A, B, C trong bảng hệ thống tuần hoàn là vị trí nào sau đây:
A. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, A thuộc nhóm IA, B thuộc nhóm IIA, C thuộc nhóm VA
B. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, A thuộc nhóm IA, B thuộc nhóm IIIA, C thuộc nhóm VIIA
C. B sai, A đúng.
D. Không xác định được

Câu 11: Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố d D. Nguyên tố f

Câu 12: Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?
A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
B. Số electron lớp K = 2.
C. Số lớp electron như nhau.
D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 2

Câu 13: Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là :
A. 19. B. 11. C.18. D. 8.

Câu 14: X là một nguyên tố nguyên tố p. Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Ô 40, chu kỳ 5, nhóm IVB. B. Ô 14, chu kỳ 3, nhóm IIA.
C. Ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIIA. D. Ô 15, chu kỳ 3, nhóm VA.

Câu 15: Nguyên tố X ở chu kỳ 5, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là
A. …4s24p4. B. …4s24p5. C. …5s25p5. D. ...5s25p4.

Câu 16: Nguyên tử nguyên tố R có 24 electron. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, nhóm IA B. chu kì 4, nhóm IB
C. chu kì 4, nhóm IIA D. chu kì 4, nhóm VIB

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhỏ hơn tổng số hạt mang điện của X là 12. Các nguyên tố X và Y là :
A. Mg và Ca B. Si và O C. Al và Cl D. Na và S

Câu 18: Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử của X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp 4. Cấu hình electron của X là:
A. 1s22s22p63s23p63d34s2
B. 1s22s22p63s23p64s23d3
C. 1s22s22p63s23p63d54s2
D. 1s22s22p23s33p3d104s24p3

Câu 19: A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của A và B là 32. Hai nguyên tố đó là:
A. Mg và Ca B. O và S C. N và Si D. C và Si

Câu 20: Cation X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:
A. Số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA B. Số thứ tự 16, chu kì 3, nhóm VIA
C. Số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA D. Số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top