Câu hỏi trắc nghiệm bài 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị

Hạt nhân nguyên tử là cấu trúc vật chất đậm đặc (mật độ có thể đạt đến 100 triệu tấn/cm3), chiếm gần như là toàn bộ khối lượng của nguyên tử. Nguyên tố hóa học được hiểu là các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân với nhau (cùng Z). Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học thường là những nguyên tử giống nhau số proton và khác số nơtron.

hat-nhan-nguyen-tu-la-gi.jpg

Hạt nhân nguyên tử (Nguồn: Internet)

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là:
A. proton, electron và notron. B. proton, electron.
C. proton, notron. D. electron, notron.

Câu 2: Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có cùng:
A. số proton. B. số electron. C. số notron. D. số khối.

Câu 3: Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử:
A. có cùng số proton nhưng khác số electron.
B. có cùng số proton nhưng khác số notron.
C. có cùng số notron nhưng khác số proton.
D. có cùng số notron nhưng khác số electron.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là chưa chính xác về cấu tạo nguyên tử:
A. Nguyên tử gồm 3 loại hạt cơ bản là proton, notron và electron.
B. Hạt nhân nguyên tử gồm 2 loại hạt là proton và notron.
C. Lớp vỏ nguyên tử gồm 2 loại hạt là electron và notron.
D. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên số hạt proton luôn bằng số hạt electron.

Câu 5: Nguyên tố Na được kí hiệu:
23
11Na. Số p, n, e trong nguyên tử Na lần lượt là:
A. 11, 23, 11. B. 11, 12, 11. C. 12, 11, 12. D. 12, 23, 12.

Câu 6: Trong tự nhiên hidro (H) có hai đồng vị là 1H và 2H; oxi (O) có ba đồng vị là 16O, 17O và 18O. Số lượng phân tử nước (H2O) tạo thành từ các đồng vị trên là:
A. 1. B. 3. C. 6. D. 9.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về 3 nguyên tử 26X13, 55Y26, 26X12:
A. X và Z có cùng số khối.
B. X và Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
C. X và Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
D. X và Y có cùng số notron.

Câu 8: Cacbon có 2 đồng vị 12C và 13C. Oxi có 3 đồng vị 16O ; 17O ; 18O. Số loại phân tử CO2 có tạo thành là
A. 12 B.10 C.8 D. 6

Câu 9: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 40 hạt. Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Y có số khối là:
A. 24. B. 27. C. 18. D. 32.

Câu 10: Trong tự nhiên, clo (Cl) có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Mỗi đồng vị đó lần lượt chiếm 75% và 25%. Nguyên tử khối trung bình của clo là:
A. 35. B. 35,5. C. 36. D. 37.

Câu 11: Khối lượng riêng của canxi (Ca) kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lý thuyết là:
A. 0,185 nm. B. 0,196 nm. C. 0,155 nm. D. 0,168 nm.

Câu 12: Trong tự nhiên đồng (Cu) có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Tỉ lệ phần trăm của đồng vị 65Cu trong hỗn hợp là: (biết nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546)
A. 27,3. B. 72,7. C. 16,6. D. 83,4.

Câu 13: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, số khối của X là 23. Số notron của X là:
A. 11. B. 12. C. 13. D. 23.

Câu 14: Nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt cơ bản là 31 hạt. Điện tích hạt nhân của T là:
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.

Câu 15: Khối lượng nguyên tử trung bình của brom là 79,91. Brom có 2 đồng vị trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5% . Khối lượng nguyên tử của đồng vị thứ 2 sẽ là
A. 77 B. 78 C.80 D. 81

Câu 16: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 10B ( x1 %) và 11B ( x2 %) nguyên tử khối trung bình của B là 10,8. x1 là
A. 80% B. 20% C. 10,8% D. 89,2%

Câu 17: Nguyên tử khối trung bình của Sb là 121,76. Sb có 2 đồng vị biết 121Sb chiếm 62% . Số khối của đồng vị thứ 2 là:
A. 121 B.123 C. 122 D.124

Câu 18: Bo có 2 đồng vị 10B và 11B. Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,812. Mỗi khi có 94 nguyên tử 10Bo thì sẽ có
A. 212 nguyên tử11B B. 81 nguyên tử 11B C. 406 nguyên tử11B D. 18 Nguyên tử 11B

Câu 19: Trong tự nhiên, clo (Cl) có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Mỗi đồng vị đó lần lượt chiếm 75% và 25%. Phần trăm theo khối lượng 35Cl có trong phân tử HClO4 là: (H = 1, O = 16, Cl = 35,5)
A. 26,11%. B. 34,82%. C. 9,20%. D. 36,82%.

Câu 20: Nguyên tố Y có khả năng tạo thành ion Y2+. Trong cation Y2+, tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của Y là:
A. 11. B. 12. C. 19. D. 20.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top