beyumi_cute96
New member
- Xu
- 0
Câu hỏi TN Sinh 10 * có đáp án*
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là vai trò của nước ? A. Tồn tại ở dạng tự do hay liên kết. B. Có tính phân cực.
C. Chiếm tỷ lệ lớn trong tế bào. D. Môi trường của các phản ứng sinh hoá.
Câu 2: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là A. Enzim là một chất xúc tác sinh học
B. Ở động vật, Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
C. Enzim sẽ bị biến đổi khi tham gia vào phản ứng
D. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit
Câu 3: Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây A. Từ 6 đến 8 B. Từ 4 đến 5 C. Trên 8 D. Từ 2 đến 3
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là của giới động vật : A. Thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. B. Có khả năng phản ứng nhanh.
C. Khả năng phản ứng chậm. D. Sinh vật đơn bào nhân thực.
Câu 5: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ của chất tan trong tế bào được gọi là A. Môi trường ưu trương B. Môi trường nhược trương
C. Môi trường đẳng trương D. Môi trường dinh dưỡng
Câu 6: Enzim có bản chất là A. Pôlisaccarit B. Prôtêin C. Mônôsaccrit D. Photpholipit
Câu 7: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất A. Tế bào cơ tim B. Tế bào xương C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào biểu bì
Câu 8: Thành tế bào có chức năng : A. di chuyển B. bám vào tế bào khác
C. thực hiện trao đổi chất D. qui định hình dạng tế bào
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chức năng của ARN? A. vận chuyển các axit amin tới ribôxôm B. truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm
C. cấu tạo nên ribôxôm D. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 10: Điểm nào sau đây là sai khi nói về cấu trúc của prôtêin? A. cấu tạo từ các aa B. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
C. cấu tạo từ một hay chuỗi polipeptit D. được tổng hợp từ mARN
Câu 11: Nguyên lý vận chuyển các chất qua màng theo kiểu thụ động và chủ động là: A. Sự tiêu hao năng lượng. B. Sự thẩm thấu.
C. Sự biến dạng màng sinh chất. D. Sự chêch lệch nồng độ.
Câu 13: Đơn phân cấu tạo của prôtêin là: A. photpholipit B. stêrôit C. mônôsaccarit D. axit amin
Câu 14: Chức năng của bộ máy gôngi : A. lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm B. lắp ráp, đóng gói sản phẩm
C. phân phối sản phẩm D. tổng hợp, phân phối sản phẩm.
Câu 15: Trong cấu tạo tế bào, đường xenlulôzơ có tập trung ở A. thành tế bào B. chất nguyên sinh C. nhân tế bào D. màng nhân
Câu 16: Vùng nhân chứa : A. ADN vòng B. nhân con C. ADN và ARN D. nhiễm sắc thể
Câu 17: Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là A. là thành phần của phân tử ADN B. tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể
C. tham gia cấu tạo thành tế bào D. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
Câu 18: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là A. đại phân tử, có cấu trúc đa phân B. được cấu tạo từ nhiều đơn phân
C. có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit D. có cấu trúc một mạch
Câu 19: Loại tế bào nào có nhiêu lizoxom nhất A. Tế bào thần kinh B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào cơ
Câu 20: Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành A. Quyết. B. Hạt trần. C. Rêu. D. Hạt kín.
Câu 21: Điểm khác nhau giữa tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ là: A. Tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp các chất.
B. Tế bào chất có các bào quan có màng bao bọc.
C. Tế bào chất là nơi diễn ra phân huỹ các chất.
D. Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá.
Câu 22: Thế nào là sự thực bào A. Là sự khuếch tán của phân tử nước qua màng sinh chất.
B. Là sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không tiêu tốn năng lượng.
C. Là hiện tượng các chất rắn có kích thước lớn không lọt qua các lỗ màng, khi tiếp xúc với màng thì được màng tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu hóa trong lizoxom.
D. Là hiện tượng các chất lỏng có kích thước lớn không lọt qua các lỗ màng, khi tiếp xúc với màng thì được màng tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu hóa trong lizoxom.
Câu 23: Loại đường đơn được vận chuyển trong máu đi nuôi cơ thể là: A. galactôzơ B. fructôzơ C. glucôzơ D. mantôzơ
Câu 24: Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây ? A. ADP B. ATP C. AMP D. AHP
Câu 25: Chọn câu đúng khi nói về chức năng của prôtêin A. cấu trúc, thụ thể, vận chuyển, bảo vệ, mang thông tin di truyền
B. cấu trúc, xúc tác, vận chuyển, mang thông tin di truyền
C. cấu trúc, thụ thể, vận chuyển, dự trữ axit amin
D. cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển, mang thông tin di truyền
Câu 26: Riboxôm được đính ở : A. Lưới nội chất trơn B. cả lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt
C. không có ở lưới nội chất D. Lưới nội chất hạt
Câu 27: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì A. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
Câu 28: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó A. Enzim bắt đầu hoạt động B. Enzim ngừng hoạt động
C. Enzim có hoạt tính cao nhất D. Enzim có hoạt tính thấp nhất
Câu 29: Tại sao các loài sinh vật rất đa dạng, phong phú nhưng có những đặc điểm chung? A. Đều trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
B. Đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Cùng sống trên một hành tinh.
D. Đều có một tổ tiên chung.
Câu 30: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là A. Động năng và thế năng B. Hoá năng và điện năng
C. Điện năng và thế năng D. Động năng và hoá năng
Câu 31: Một trong các đặc điểm chung của thế giới sống là: A. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh.
B. Tổ chức từ cao đến thấp.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D. Đặc tính nổi trội chỉ có ở cấp độ sống thấp hơn.
Câu 32: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây? A. đường B. đạm C. mỡ D. chất hữu cơ
Câu 33: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm 1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là… A. 5->2->3->1->4. B. 5->2->3->4->1. C. 5->3->2->1->4. D. 5->3->2->1->4.
Câu 35: Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN? A. Xitôzin B. Guanin C. Uraxin D. Ađênin
Câu 36: Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi: A. liên kết phân cực của các phân tử nước B. nhiệt độ
C. sự có mặt của khí oxi D. sự có mặt của khí CO2
Câu 38: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP? A. Bazơnitric B. Đường C. Nhóm photphat D. Prôtêin
Câu 39: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. Nitơ. B. Cacbon. C. Hydro. D. Oxy.
Câu 40: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là A. Linnê. B. Lơvenhuc. C. Hacken. D. Uytakơ.
Câu 43: Giới khởi sinh gồm A. virut và vi khuẩn lam. B. nấm và vi khuẩn.
C. vi khuẩn và vi khuẩn lam. D. tảo và vi khuẩn lam.
Câu 45: Giới nguyên sinh bao gồm A. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh . B. tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
C. vi sinh vật, động vật nguyên sinh. D. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
Câu 46: Riboxôm có mấy lớp màng bao bọc : A. 1 lớp B. nhiều lớp
C. không có lớp màng bao bọc D. 2 lớp
Câu 47: Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là A. Enterôkinaza B. Saccaraza C. Urêaza D. Lactaza
Câu 48: Enzim có đặc tính nào sau đây A. Tính đa dạng B. Tính chuyên hoá
C. Tính bền với nhiệt độ cao D. Hoạt tính yếu
Câu 50: Nước đá có đặc điểm A. các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
D. không tồn tại các liên kết hyđrô.
------------------------------------------Đúng chưa nhỉ?-----
----------- HẾT ----------
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: