Với các câu hỏi ôn tập Một thứ quà của lúa non Cốm, hi vọng sẽ giúp các em hiểu và nắm vững kiến thức về tác phẩm. Chúng ta cùng làm bài nhé
Câu 1: Văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm” được sáng tác theo thể loại nào?
Câu 2: Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non Cốm” này nói về cái gì?
Câu 3: Để nói về đối tượng Cốm tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào trong văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm” ? Phương thức nào là chủ yếu?
Câu 4: Tác giả mở đầu bài viết “Một thứ quà của lúa non Cốm” về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
Câu 5: Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn mở đầu “Một thứ quà của lúa non Cốm”?
Câu 6: Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm”?
Câu 7: Giá trị nội dung của văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm”
Câu 8: Theo em, văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm” muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì?
Câu 9: Một thứ quà của lúa non Cốm” có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)
Câu 10: Trong văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm”, vì sao cốm được chọn là quà siêu tết?
Câu 11: Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng theo tác giả trong “Một thứ quà của lúa non Cốm”?
Đáp án
Câu 1
Thể loại: Tùy bút
Câu 2
Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của lúa non cốm
Câu 3
Để nói về đối tượng là cốm, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
Câu 4
Đọc đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết:
- Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
- Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa.
Câu 5
Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
- Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế, tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.
- Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, bông lúa, giọt sữa lúa và hương thơm ngào ngạt: hương sen, hương lúa, hương sữa.
- Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.
- Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu.
⇒ Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.
Câu 6
Để thưởng thức những vị ngon của cốm, tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan:
- Vị giác: chất ngọt cốm - cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
- Thính giác: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.
- Thị giác: màu xanh của cốm, màu xanh của lá sen.
Câu 7
"Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ". Bằng ngòi bút tinh tế nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
Câu 8
Nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Câu 9
- Phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và nghị luận. Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và đầy chất thơ.
- Hình ảnh: Chọn lọc những chi tiết gợi nhiều liên tưởng sáng tạo trong lời văn xen kẽ và chậm rãi mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng khắc họa được hình ảnh của cốm thật bình dị và tinh khiết
- Giọng điệu: nhẹ nhàng, sâu lắng
- Ngôn ngữ: tinh tế
Câu 10
Cốm thích hợp với lễ vật siêu tết bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. Nó còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Câu 11
Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng là những hạt cốm dẻo, thơm và ngon, các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng.
Chúc các em làm bài đạt kết quả tốt nhé!
Câu 1: Văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm” được sáng tác theo thể loại nào?
Câu 2: Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non Cốm” này nói về cái gì?
Câu 3: Để nói về đối tượng Cốm tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào trong văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm” ? Phương thức nào là chủ yếu?
Câu 4: Tác giả mở đầu bài viết “Một thứ quà của lúa non Cốm” về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
Câu 5: Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn mở đầu “Một thứ quà của lúa non Cốm”?
Câu 6: Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm”?
Câu 7: Giá trị nội dung của văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm”
Câu 8: Theo em, văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm” muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì?
Câu 9: Một thứ quà của lúa non Cốm” có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)
Câu 10: Trong văn bản “Một thứ quà của lúa non Cốm”, vì sao cốm được chọn là quà siêu tết?
Câu 11: Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng theo tác giả trong “Một thứ quà của lúa non Cốm”?
Đáp án
Câu 1
Thể loại: Tùy bút
Câu 2
Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của lúa non cốm
Câu 3
Để nói về đối tượng là cốm, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
Câu 4
Đọc đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết:
- Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
- Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa.
Câu 5
Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
- Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế, tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.
- Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, bông lúa, giọt sữa lúa và hương thơm ngào ngạt: hương sen, hương lúa, hương sữa.
- Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.
- Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu.
⇒ Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.
Câu 6
Để thưởng thức những vị ngon của cốm, tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan:
- Vị giác: chất ngọt cốm - cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
- Thính giác: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.
- Thị giác: màu xanh của cốm, màu xanh của lá sen.
Câu 7
"Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ". Bằng ngòi bút tinh tế nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
Câu 8
Nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Câu 9
- Phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và nghị luận. Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và đầy chất thơ.
- Hình ảnh: Chọn lọc những chi tiết gợi nhiều liên tưởng sáng tạo trong lời văn xen kẽ và chậm rãi mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng khắc họa được hình ảnh của cốm thật bình dị và tinh khiết
- Giọng điệu: nhẹ nhàng, sâu lắng
- Ngôn ngữ: tinh tế
Câu 10
Cốm thích hợp với lễ vật siêu tết bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. Nó còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Câu 11
Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng là những hạt cốm dẻo, thơm và ngon, các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng.
Chúc các em làm bài đạt kết quả tốt nhé!
Sửa lần cuối: