Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Đó là hai báu vật đã chứng kiến không ít niềm vui và nước mắt trong làng bóng đá thế giới. Ngoài ra, chúng còn là mục tiêu hấp dẫn của đám đạo chích, bởi vàng được dùng làm nguyên liệu sản xuất chính.
Cup Jules Rimet.
Các đội đoạt chức vô địch thế giới cùng với Cup Jules Rimet
3 lần: Brazil (1958, 1962, 1970)
2 lần: Italy (1934, 1938), Uruguay (1930, 1950)
1 lần: Đức (1954), Anh (1966)
Jules Rimet là chiếc Cup đầu tiên dành cho các đội vô địch thế giới. Tên ban đầu của nó là Cup “chiến thắng”, nhưng người ta cứ quen gọi là Cup thế giới (World Cup - tiếng Anh, và Coupe du Monde - tiếng Pháp). Nó được đổi tên chính thức thành Jules Rimet Cup vào năm 1946, để tỏ lòng kính trọng đối với vị chủ tịch đầu tiên của FIFA, Jules Rimet (Pháp), người đã có công rất lớn trong việc khai sinh giải vô địch bóng đá thế giới.
Được thiết kế bởi nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp, Abel Lafleur, Cup Jules Rimet là một tuyệt phẩm làm từ vàng nguyên chất mạ bạc, cao 35 cm và nặng 3,8 kg. Phần đế của chiếc Cup có 8 cạnh, còn phần thân miêu tả nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp.
Trải qua rất nhiều biến cố lịch sử, Cup Jules Rimet gắn liền với những giai thoại khó quên. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nó được người Italy cất giữ. Nhằm tránh con mắt nhòm ngó của đồng minh phát xít (Đức), vị phó chủ tịch FIFA người Italy, Ottorino Barassi, đã buộc phải đem giấu nó trong hộp giày để dưới giường. Đến năm 1966, chỉ 4 tháng trước khi giải vô địch thế giới diễn ra, Cup Jules Rimet đã bị đánh cắp khi đang trưng bày tại Anh. Nhưng chỉ 7 ngày sau, nó được chú cho' có tên Pickles tìm thấy trong một bụi rậm ở phía Nam London, khi đang đi dạo cùng ông chủ.
Hú vía trước sự cố này, liên đoàn bóng đá Anh đã bí mật làm một bản sao nhằm phục vụ lễ trao giải. Và cho tới tận năm 1997, bản sao lịch sử này mới được FIFA mua lại với số tiền 254.500 bảng trong một cuộc bán đấu giá, nhưng hiện vẫn đang trưng bày ở bảo tàng bóng đá quốc gia Anh.
Còn về chiếc Jules Rimet Cup thật, sau khi vĩnh viễn thuộc về Brazil năm 1970 (đội đầu tiên 3 lần vô địch thế giới), nó lại bị đánh cắp một lần nữa, năm 1983. Và cho tới nay chẳng còn tin tức gì. Có lời đồn cho rằng Jules Rimet Cup đã bị bọn trộm nấu chảy. Hiện chiếc Cup được liên đoàn bóng đá Brazil lưu giữ chỉ là một bản sao khác.
Cup vàng FIFA - Cup chưa đội nào giành hai lần liên tiếp
FIFA World Cup.
Các đội đoạt chức vô địch thế giới cùng FIFA World Cup
2 lần: Brazil (1994, 2002), Argentina (1978, 1986), Đức (1974, 1990) Italy (1982,2006)
1 lần: Pháp (1998)
Sau khi Brazil giành vĩnh viễn Jules Rimet Cup, Liên đoàn bóng đá thế giới đã tìm kiếm một biểu tượng chiến thắng khác. FIFA World Cup hoàn toàn là sản phẩm của sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người Italy, được thiết kế bởi nhà điêu khắc Silvio Gazzaniga và được cho ra lò bởi nhà sản xuất lừng danh Bertoni, ở thành phố Milano. Khác với Jules Rimet Cup được làm từ vàng ròng, FIFA World Cup chỉ được tạo từ 5 kg vàng 18 carat (75%) chưa kể hai lớp khoáng chất (màu xanh). Tổng cộng, nó là một siêu phẩm cao 36,5 cm, nặng 6,175 kg, và thể hiện hai người đang cùng nâng trái đất.
FIFA cũng quy định không đội nào được giữ vĩnh viễn chiếc Cup mới. Thay vào đó, nhà vô địch sẽ được khắc tên ở phần đế Cup thật, đồng thời giữ thêm một bản sao. Tuy nhiên, chỗ khắc tên cũng chỉ đủ đến năm 2038, và hiện chưa rõ giải pháp sau này sẽ ra sao.
Kể từ khi được Franz Beckenbauer nâng lên lần đầu tiên năm 1974, vẫn chưa có đội nào bảo vệ thành công FIFA World Cup. Argentina và Brazil suýt làm được điều này, nhưng đều thất bại ở trận đấu cuối cùng. Vì thế, đó sẽ là thách thức lớn nhất cho đội quân áo vàng xanh, tại giải đấu sắp tới.
sưu tầm
Cup Jules Rimet.
Các đội đoạt chức vô địch thế giới cùng với Cup Jules Rimet
3 lần: Brazil (1958, 1962, 1970)
2 lần: Italy (1934, 1938), Uruguay (1930, 1950)
1 lần: Đức (1954), Anh (1966)
Jules Rimet là chiếc Cup đầu tiên dành cho các đội vô địch thế giới. Tên ban đầu của nó là Cup “chiến thắng”, nhưng người ta cứ quen gọi là Cup thế giới (World Cup - tiếng Anh, và Coupe du Monde - tiếng Pháp). Nó được đổi tên chính thức thành Jules Rimet Cup vào năm 1946, để tỏ lòng kính trọng đối với vị chủ tịch đầu tiên của FIFA, Jules Rimet (Pháp), người đã có công rất lớn trong việc khai sinh giải vô địch bóng đá thế giới.
Được thiết kế bởi nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp, Abel Lafleur, Cup Jules Rimet là một tuyệt phẩm làm từ vàng nguyên chất mạ bạc, cao 35 cm và nặng 3,8 kg. Phần đế của chiếc Cup có 8 cạnh, còn phần thân miêu tả nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp.
Trải qua rất nhiều biến cố lịch sử, Cup Jules Rimet gắn liền với những giai thoại khó quên. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nó được người Italy cất giữ. Nhằm tránh con mắt nhòm ngó của đồng minh phát xít (Đức), vị phó chủ tịch FIFA người Italy, Ottorino Barassi, đã buộc phải đem giấu nó trong hộp giày để dưới giường. Đến năm 1966, chỉ 4 tháng trước khi giải vô địch thế giới diễn ra, Cup Jules Rimet đã bị đánh cắp khi đang trưng bày tại Anh. Nhưng chỉ 7 ngày sau, nó được chú cho' có tên Pickles tìm thấy trong một bụi rậm ở phía Nam London, khi đang đi dạo cùng ông chủ.
Hú vía trước sự cố này, liên đoàn bóng đá Anh đã bí mật làm một bản sao nhằm phục vụ lễ trao giải. Và cho tới tận năm 1997, bản sao lịch sử này mới được FIFA mua lại với số tiền 254.500 bảng trong một cuộc bán đấu giá, nhưng hiện vẫn đang trưng bày ở bảo tàng bóng đá quốc gia Anh.
Còn về chiếc Jules Rimet Cup thật, sau khi vĩnh viễn thuộc về Brazil năm 1970 (đội đầu tiên 3 lần vô địch thế giới), nó lại bị đánh cắp một lần nữa, năm 1983. Và cho tới nay chẳng còn tin tức gì. Có lời đồn cho rằng Jules Rimet Cup đã bị bọn trộm nấu chảy. Hiện chiếc Cup được liên đoàn bóng đá Brazil lưu giữ chỉ là một bản sao khác.
Cup vàng FIFA - Cup chưa đội nào giành hai lần liên tiếp
FIFA World Cup.
Các đội đoạt chức vô địch thế giới cùng FIFA World Cup
2 lần: Brazil (1994, 2002), Argentina (1978, 1986), Đức (1974, 1990) Italy (1982,2006)
1 lần: Pháp (1998)
Sau khi Brazil giành vĩnh viễn Jules Rimet Cup, Liên đoàn bóng đá thế giới đã tìm kiếm một biểu tượng chiến thắng khác. FIFA World Cup hoàn toàn là sản phẩm của sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người Italy, được thiết kế bởi nhà điêu khắc Silvio Gazzaniga và được cho ra lò bởi nhà sản xuất lừng danh Bertoni, ở thành phố Milano. Khác với Jules Rimet Cup được làm từ vàng ròng, FIFA World Cup chỉ được tạo từ 5 kg vàng 18 carat (75%) chưa kể hai lớp khoáng chất (màu xanh). Tổng cộng, nó là một siêu phẩm cao 36,5 cm, nặng 6,175 kg, và thể hiện hai người đang cùng nâng trái đất.
FIFA cũng quy định không đội nào được giữ vĩnh viễn chiếc Cup mới. Thay vào đó, nhà vô địch sẽ được khắc tên ở phần đế Cup thật, đồng thời giữ thêm một bản sao. Tuy nhiên, chỗ khắc tên cũng chỉ đủ đến năm 2038, và hiện chưa rõ giải pháp sau này sẽ ra sao.
Kể từ khi được Franz Beckenbauer nâng lên lần đầu tiên năm 1974, vẫn chưa có đội nào bảo vệ thành công FIFA World Cup. Argentina và Brazil suýt làm được điều này, nhưng đều thất bại ở trận đấu cuối cùng. Vì thế, đó sẽ là thách thức lớn nhất cho đội quân áo vàng xanh, tại giải đấu sắp tới.
sưu tầm