• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất anh hùng của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”

Đỗ Thị Lan Hương

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Mỗi con người Việt Nam đều sẵn có trong mình một tình yêu nước mãnh liệt. Thế nhưng không chỉ riêng đàn ông mới có thế cống hiến cho đất nước mà phụ nữ cũng có thể. Việc này đã được thể hiện rõ qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê. Tác phẩm kể về ba chị em yêu nước và dâng hiến thân mình cho tổ quốc.
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất anh hùng của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắ...png

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất anh hùng của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh đề tài người lính, những cô thanh niên xung phong là đề tài được các tác giả nhắc đến nhiều nhất. Phạm Tiến Duật, một nhà thơ gắn mình và vần thơ với cuộc chiến đấu của dân tộc đã có những vần thơ thật đẹp về họ – những cô thanh niên xung phong trẻ tuổi:
Lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Đại đội thanh niên đi lắp hố bom
Áo em hình như trắng nhất

(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

Tiếp nối chủ đề ấy, Lê Minh Khuê với truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi: tiếp tục khám phá và làm tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp của những con người trẻ tuổi đã nguyện gắn kết cuộc đời mình với trường Sơn cho đến khi nào kẻ thù đầu hàng, đất nước được giải phóng. Ở họ, những cô gái trẻ, ngoài những phẩm chất chung của người chiến sĩ kiên trung, bất khuất còn có vẻ đẹp tâm hồn riêng, không thể hòa lẫn. Chính những nét riêng biệt ấy tạo nên sức sống tươi trẻ nơi rừng núi hoang vu, đáng sợ, là nguồn sức mạnh giúp các cô hoàn thành nhiệm vụ.

Tác phẩm kể về ba cô thanh niên xung phong gồm chị Thao, Phương Định và Nho, một tổ trinh sát mặt đường với nhiệm vụ là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Một công việc đầy nguy hiểm và có thể đối mặt với thần chết bất cú lúc nào. Cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong ở nơi trọng điểm giữa chiến trường nhưng vẫn giữ được sự hồn nhiên của tuổi trẻ, yêu thương nhau giữa các đồng đội.

Ở họ ta thấy được sự gan dạ, dũng cảm, không sợ hi sinh, lúc nào cũng có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ. Họ không vì khó khăn và sợ hãi mà bỏ đi công việc này của mình và điều không thể thiếu ở các cô gái trẻ này chính là tinh thần đồng đội thắm thiết, bền chặt. Trong một lần phá bom của Phương Định, Nho bị thương và những câu nói, hành động, lời an ủi của cả ba người đã một phần nào diễn tả được tình đồng đội bền chặt như keo sơn giữa ba người.

Mặc dù kháng chiến chống Mỹ khó khăn, thần kinh họ lúc nào cũng căng như chảo nhưng điều đáng nói ở đây là họ vẫn giữ được sự hồn nhiên, vô tư của những cô gái trẻ. Và đây chắc cũng chính là điều mà Lê Minh Khuê muốn gửi đến chúng ta. Họ là những cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và ước mơ với tâm hồn mơ mộng và đôi khi cũng rất là trầm lặng và bướng bỉnh. Mỗi cô đều có được những cá tính của riêng mình nhưng họ đều có điểm chung là rất yêu đời và lạc quan.

Nhiệm vụ chiến đấu gắn kết ba cô gái, thế nhưng, ở họ những nét tính cách riêng rất đáng yêu. Thao là tổ trưởng, là chị cả của toàn đội. Bởi vì chị lớn tuổi hơn nên có vẻ là trải đời hơn, chị không thể nào giữ được vẻ hồn nhiên, vô tư như Nho được, cũng không có mộng mơ như Phương Định, mà ở chị là một sự điềm tĩnh, trầm lặng và ít nói. Chị rất sợ máu và rất là lúng túng khi nhìn thấy Nho bị thương chảy máu. Mặc dù chị Thao hát không hay, nhạc sai bét, giọng thì chua hát không trôi chảy được bài nào nhưng chị lại rất thích chép nhạc và có đến ba quyển sổ dày, mọi người thấy đấy, dù hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng họ vẫn giữ được sở thích của mình.

Trái ngược với chị Thao hoàn toàn, Phương Định là một cô gái mê hát và hát rất hay. Đôi khi thường học thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời nhạc mà hát. Phương Định là một cô gái Hà Nội với hai bím tóc dày, tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt của cô thường được các anh lái xe bảo rằng “cô có cái nhìn sao mà xa xăm” cô luôn rất kín đáo và kiêu kì. Chỉ qua vào dòng nhưng tác giả đã diễn tả được một Phương Định hay mộng mơ, kiêu kì đậm chất Hà Nội. Không chỉ như vậy, cô gái đất Hà Nội ấy còn thích rất nhiều loại nhạc, ví như thích dân ca quan họ, Ca-chiu-xa, dân ca Ý trữ tình giàu có. ở phần cuối, người đọc còn có thể thấy được sự hồn nhiên, vô tư của cô với một chút nét tinh nghịch và mơ mộng của thiếu nữ.

Cuối cùng là thành viên nhỏ tuổi nhất trong đội – Nho. Là người nhỏ tuổi nhất Nho có tính cách hồn nhiên, vô tư với vẻ đẹp mát mẻ như một que kem trắng. Có lúc, lại rất bướng bỉnh, mạnh mẽ, đôi khi lại lầm lì, cực đoan. Nho là dại diện cho lớp trẻ tiếp bước thế hệ anh hùng đang được rèn luyện trong gian khổ của chiến tranh.

Nhìn lại cuộc sống và công việc của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn mà ta không khỏi khâm phục. Dù nguy hiểm luôn ở bên cạnh, thần chết có thể mang họ đi bất cứ lúc nào nhưng họ vẫn hồn nhiên, lạc quan và tươi trẻ. Sau mỗi lần phá bom, họ trở về với hang đá, tiếp tục nhịp sống bình thường.

Bước vào cuộc sống kháng chiến khốc liệt, không ai mà tránh khỏi những lo sợ, những sự nguy hiểm mà đánh mất đi tâm hồn năng động của tuổi trẻ. Đối với công việc dù nguy hiểm đến đâu thì ba cô gái đều có trách nhiệm. Một người con gái như thế thật đáng để mọi người nể phục. Đối với đồng đội , thì họ rất yêu thương và quan tâm lẫn nhau, điều đó còn làm một sức mạnh cho họ để vượt qua thử thách khó khăn nhất. Phương Định là một cô gái nhạy cảm và thích mơ mộng, còn Thao là đội trưởng có ước mơ và dự tính tương lai thiết thực và còn thích chép bài hát, còn Nho là cô gái nhỏ tuổi nhất cũng như Phương Định hồn nhiên và thích mơ mộng. Họ tuy là không chung một tính cách nhưng họ đều mang một phẩm chất tốt đẹp là thanh niên xung phong .

Chính sự trải nghiệm ở cuộc sống khắc nghiệt nơi Trường Sơn thời chống Mĩ và sự khéo léo tinh tế của ngòi bút của nữ tác giả Lê Minh Khuê đã làm cho tác phẩm và ba nữ thanh niên xung phong luôn có chỗ đứng trong lòng người đọc. Tuy gian khổ và khó khăn nhưng ba cô gái vẫn cống hiến hết mình dành cho Tổ quốc và đất nước chúng ta .
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top