Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Quang Dũng là một nhà thơ đa tài trong nhiều lĩnh vực như sáng tác thơ, vẽ tranh, viết văn. Những tác phẩm của ông thể hiện tâm hồn của con người hào hoa, lãng mạn, đầy trữ tình. "Tây Tiến" là tác phẩm tiêu biểu thể hiện cho phong cách sáng tác thơ ca của ông với hình ảnh người lính hào hoa nhưng không kém phần lãng mạn. Cùng cảm nhận đoạn 1 bài thơ "Tây Tiến"để hiểu hơn về tác phẩm này nhé!
Cảm nhận đoạn 1 bài "Tây Tiến" của Quang Dũng
Nếu nói nền văn học Việt Nam là một bức tranh với đầy đủ các sắc màu thì Quang Dũng là một gam màu nổi bật với tài hoa phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn. Chất lính luôn đong đầy trong từng tác phẩm của ông. Trong đó không thể không nói đến bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh trong tập thơ Mây đầu ô. Một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc, đã thể hiện rõ nét hình ảnh người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ, chấp nhận hi sinh nhưng vẫn toát lên khí phách hiên ngang, kiên cường, bất khuất, bi tráng được thể hiện trong đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cảm nhận sâu sắc về bút pháp tài hoa của Quang Dũng ta đã thấy được bức tranh nền trời Tây Bắc. Nổi bật là thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, nhưng đặc biệt là sự khắc nghiệt đã làm cho bước đường hành quân người lính Tây Tiến gặp nhiều gian khổ nhưng vẫn đậm chất lí tưởng, yêu nước, tinh thần đấu tranh đậm chất bi tráng. Nỗi nhớ đã trở thành cảm xúc chủ đạo trong lòng Quang Dũng, bao dồn nén đã bật ra bằng 2 câu thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”.
Nỗi nhớ về Tây Tiến là âm hưởng, kí ức hoài niệm trầm buồn, sâu lắng. Tất cả được bắt đầu từ cách nói “xa rồi” kết hợp với nghệ thuật nhân hóa như nỗi lòng tâm sự của nhà thơ gợi bao cảm xúc lưu luyến, bâng khuâng trước dòng sông Mã với những năm kháng chiến hào hùng. “Tây Tiến” được dùng cách viết hoa để gọi tên trong lòng mình bằng niềm cảm phục, tự hào người lính kháng chiến thời chống Pháp tiếp tục được tái hiện qua ngòi bút của Quang Dũng. Vận dụng cách gieo vần ơi có lẽ người đọc sẽ cảm nhận được bao nổi nhớ “chơi vơi”, là những cảm xúc dạt dào kỉ niệm đang từng bước hiện hữu. Thiên nhiên Tây Bắc là cơ sở đầu tiên tạo nên bức chân dung người lính Tây Tiến trong kháng chiến. Điệp từ “nhớ” càng sâu đậm, hồi ức một thời kháng chiến khắc nghiệt, hùng vĩ, gian khổ, mất mát, hy sinh, đầy niềm tự hào và tinh thần lạc quan, đậm chất lính.
Hoài niệm từng bước được lật ra như một trang sách, hình ảnh bước đường hành quân của người lính Tây Tiến là cảm xúc đầu tiên giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ, thơ mộng trữ tình, đầy bút pháp lãng mạn theo mạch cảm xúc:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
Ấn tượng sâu đậm về núi rừng hùng vĩ, dữ dội của miền Tây là các địa danh gợi lên vẻ đẹp khí phách người lính Tây Tiến “Sài Khao, Mường Lát”. Hai địa danh nhà thơ đã sử dụng hai bút pháp hiện thực và lãng mạn để nói về vùng đất khắc nghiệt với hình ảnh sương dày và đêm hơi. Kết hợp với nhịp thơ 4/3 là dụ ý để biểu tượng cho con đường hành quân đầy gian khổ. Tác giả bắt đầu từ “lấp” và kết thúc từ “mỏi”, liên kết với hình ảnh lãng mạn “hoa về”. Con đường hành quân dù gian khổ nhưng lí tưởng lòng yêu nước đã xua tan tất cả chỉ còn lại tiến lên để bảo vệ đường biên giới Việt – Lào. Con đường hành quân tác giả đã sử dụng từ láy kết hợp tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”. Không gian hiểm trở, heo hút, hoang vắng, rợn ngợp, mù mịt, cheo leo tạo nên một con đường đầy khó khăn, bí ẩn của núi cao, vực sâu. Nỗi nhớ của Quang Dũng như để chứng tỏ thiên nhiên đang thách thức sức chiến đấu của người lính Tây Tiến. Vẻ đẹp người lính với nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời”, hình ảnh đưa đến cảm nhận súng đã chạm đến trời xanh như để làm rõ vẻ tinh nghịch, lãng mạn pha chút hóm hĩnh đậm chất lính. Mục tiêu của Quang Dũng là ca ngợi để nâng lên vẻ đẹp, tầm kì vĩ của người lính.
Chất bi tráng đã làm nên hình tượng người lính Tây Tiến. Tinh thần yêu nước đứng lên đấu tranh là lí tưởng cao đẹp được bật ra bằng những câu thơ trong một niềm cảm xúc:
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông xa mưa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
Một lần nữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, kết hợp điệp ngữ, đối lập, thanh điệu bằng và trắc làm nổi bật con đường hành quân trải dài mênh mông vô tận, trùng trùng điệp điệp gập ghềnh hiểm trở, nhiều nổi nguy hiểm, không biết đâu là giới hạn. Con đường lên xuống như đang chiến đấu song hành để chứng minh bản lĩnh, chất lính, lòng căm thù, tinh thần yêu nước. Hình ảnh “nhà ai” kết hợp một câu thơ toàn thanh bằng, họ đã vượt qua bằng ý chí, nghị lực. Chiến tranh hiện thực là điều không thể nào tránh khỏi. Bao gian khổ, thiếu thốn, hiểm trở họ đã vượt qua “không bước nữa”, “bỏ quên đời” giảm bớt đau thương bằng cách né tránh nhưng trong sự hi sinh vẫn tỏa lên khí phách hiên ngang “bỏ quên đời”. Đây là chất lính để cho Quang Dũng khắc sâu vào lòng và để lại cho người đọc bằng niềm vui và tự hào.
Tình dân quân là tình cảm xuyên suốt quá trình kháng chiến. Nhưng ở Tây Bắc thấm đậm tình người, tăng tinh thần chiến đấu vượt qua mọi khó khăn, rình rập, đe dọa. Nhà thơ đã viết lên bằng những câu thơ giàu chất gợi hình và gợi cảm:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cái chết của người lính Tây Tiến không phải là mối đe dọa vì những mối đe dọa tiếp theo “thác gầm thét, cọp trêu người”.Tinh thần khí phách là điểm tựa để làm rõ bản chất kiên cường, kiêu hùng trong gian khổ mọi khó khăn. Bút pháp nhân hóa dùng để tả và gợi hiện thực hoang vu ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm trải dài cả không gian và thời gian. Địa danh Mai Châu thấm đậm tình dân quân, tinh thần lạc quan “cơm lên khói, thơm nếp xôi”. Kỉ niệm Tây Tiến vẫn đọng lại kí ức đẹp ấm lòng người chiến sĩ nơi chiến trường. Tinh thần đồng đội, đồng bào, tình dân quân đã làm nên sức mạnh trải dài bước hành quân để một lần nữa khép lại khúc ca hùng tráng người lính thời chống Pháp của Quang Dũng. Nhìn rõ chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tây Tiến của Quang Dũng là đỉnh cao của thơ ca chống Pháp, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Tinh thần yêu nước, ý chí mãnh liệt, khí phách hiên ngang, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, trong đau thương không bi lụy, trong lạc quan tăng tính dũng cảm. Người lính Tây Tiến của Quang Dũng lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc, nỗi nhớ để cảm phục ngòi bút tài hoa, hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng. Đó là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn khi gọi tên đoàn quân Tây Tiến.
Tây Tiến đã ghi nhận thành công của Quang Dũng trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Sự phối hợp của những câu thơ mang vần trắc và cần bằng, ngôn ngữ giản dị trong sáng kết hợp với từ Hán Việt đan xen lẫn nhau đã tạo nên sự hài hòa trong âm hưởng đoạn thơ. Bức tranh Tây Bắc được lột tả rất chân thực và sâu đậm qua những góc nhìn vô cùng độc đáo, tiêu biểu có thể kể đến như những phép nhân hóa đầy táo bạo “súng ngửi trời” hay “cọp trêu người”. Ngoài ra nhịp thơ 4/3 cùng hệ thống những từ láy đắt giá đã làm nổi bật cả chất nhạc và chất họa cho đoạn thơ. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một màu sắc riêng cho ngòi bút tài hoa của Quang Dũng, nâng tài hoa của ông lên một tầm mới.
Từng trang sử hào hùng được lật ra, để con người ta nhớ về ngày tháng trường kì kháng chiến gian nan thử thách, hi sinh xương máu của những người lính Tây Tiến qua thi phẩm cùng tên. Quang Dũng tái hiện lại bộ phim về kí ức một thời đã qua, hình ảnh thiên nhiên, con người từ hình dáng cho đến tâm hồn dần hiện lên trong tâm trí người đọc. Khép lại Tây Tiến như khép lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc, những vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những chàng trai áo lính mãi là bất tử. Và tài năng, sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng sẽ sống mãi với thời gian.
Cảm nhận đoạn 1 bài "Tây Tiến" của Quang Dũng
Nếu nói nền văn học Việt Nam là một bức tranh với đầy đủ các sắc màu thì Quang Dũng là một gam màu nổi bật với tài hoa phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn. Chất lính luôn đong đầy trong từng tác phẩm của ông. Trong đó không thể không nói đến bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh trong tập thơ Mây đầu ô. Một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc, đã thể hiện rõ nét hình ảnh người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ, chấp nhận hi sinh nhưng vẫn toát lên khí phách hiên ngang, kiên cường, bất khuất, bi tráng được thể hiện trong đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cảm nhận sâu sắc về bút pháp tài hoa của Quang Dũng ta đã thấy được bức tranh nền trời Tây Bắc. Nổi bật là thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, nhưng đặc biệt là sự khắc nghiệt đã làm cho bước đường hành quân người lính Tây Tiến gặp nhiều gian khổ nhưng vẫn đậm chất lí tưởng, yêu nước, tinh thần đấu tranh đậm chất bi tráng. Nỗi nhớ đã trở thành cảm xúc chủ đạo trong lòng Quang Dũng, bao dồn nén đã bật ra bằng 2 câu thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”.
Nỗi nhớ về Tây Tiến là âm hưởng, kí ức hoài niệm trầm buồn, sâu lắng. Tất cả được bắt đầu từ cách nói “xa rồi” kết hợp với nghệ thuật nhân hóa như nỗi lòng tâm sự của nhà thơ gợi bao cảm xúc lưu luyến, bâng khuâng trước dòng sông Mã với những năm kháng chiến hào hùng. “Tây Tiến” được dùng cách viết hoa để gọi tên trong lòng mình bằng niềm cảm phục, tự hào người lính kháng chiến thời chống Pháp tiếp tục được tái hiện qua ngòi bút của Quang Dũng. Vận dụng cách gieo vần ơi có lẽ người đọc sẽ cảm nhận được bao nổi nhớ “chơi vơi”, là những cảm xúc dạt dào kỉ niệm đang từng bước hiện hữu. Thiên nhiên Tây Bắc là cơ sở đầu tiên tạo nên bức chân dung người lính Tây Tiến trong kháng chiến. Điệp từ “nhớ” càng sâu đậm, hồi ức một thời kháng chiến khắc nghiệt, hùng vĩ, gian khổ, mất mát, hy sinh, đầy niềm tự hào và tinh thần lạc quan, đậm chất lính.
Hoài niệm từng bước được lật ra như một trang sách, hình ảnh bước đường hành quân của người lính Tây Tiến là cảm xúc đầu tiên giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ, thơ mộng trữ tình, đầy bút pháp lãng mạn theo mạch cảm xúc:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
Ấn tượng sâu đậm về núi rừng hùng vĩ, dữ dội của miền Tây là các địa danh gợi lên vẻ đẹp khí phách người lính Tây Tiến “Sài Khao, Mường Lát”. Hai địa danh nhà thơ đã sử dụng hai bút pháp hiện thực và lãng mạn để nói về vùng đất khắc nghiệt với hình ảnh sương dày và đêm hơi. Kết hợp với nhịp thơ 4/3 là dụ ý để biểu tượng cho con đường hành quân đầy gian khổ. Tác giả bắt đầu từ “lấp” và kết thúc từ “mỏi”, liên kết với hình ảnh lãng mạn “hoa về”. Con đường hành quân dù gian khổ nhưng lí tưởng lòng yêu nước đã xua tan tất cả chỉ còn lại tiến lên để bảo vệ đường biên giới Việt – Lào. Con đường hành quân tác giả đã sử dụng từ láy kết hợp tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”. Không gian hiểm trở, heo hút, hoang vắng, rợn ngợp, mù mịt, cheo leo tạo nên một con đường đầy khó khăn, bí ẩn của núi cao, vực sâu. Nỗi nhớ của Quang Dũng như để chứng tỏ thiên nhiên đang thách thức sức chiến đấu của người lính Tây Tiến. Vẻ đẹp người lính với nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời”, hình ảnh đưa đến cảm nhận súng đã chạm đến trời xanh như để làm rõ vẻ tinh nghịch, lãng mạn pha chút hóm hĩnh đậm chất lính. Mục tiêu của Quang Dũng là ca ngợi để nâng lên vẻ đẹp, tầm kì vĩ của người lính.
Chất bi tráng đã làm nên hình tượng người lính Tây Tiến. Tinh thần yêu nước đứng lên đấu tranh là lí tưởng cao đẹp được bật ra bằng những câu thơ trong một niềm cảm xúc:
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông xa mưa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
Một lần nữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, kết hợp điệp ngữ, đối lập, thanh điệu bằng và trắc làm nổi bật con đường hành quân trải dài mênh mông vô tận, trùng trùng điệp điệp gập ghềnh hiểm trở, nhiều nổi nguy hiểm, không biết đâu là giới hạn. Con đường lên xuống như đang chiến đấu song hành để chứng minh bản lĩnh, chất lính, lòng căm thù, tinh thần yêu nước. Hình ảnh “nhà ai” kết hợp một câu thơ toàn thanh bằng, họ đã vượt qua bằng ý chí, nghị lực. Chiến tranh hiện thực là điều không thể nào tránh khỏi. Bao gian khổ, thiếu thốn, hiểm trở họ đã vượt qua “không bước nữa”, “bỏ quên đời” giảm bớt đau thương bằng cách né tránh nhưng trong sự hi sinh vẫn tỏa lên khí phách hiên ngang “bỏ quên đời”. Đây là chất lính để cho Quang Dũng khắc sâu vào lòng và để lại cho người đọc bằng niềm vui và tự hào.
Tình dân quân là tình cảm xuyên suốt quá trình kháng chiến. Nhưng ở Tây Bắc thấm đậm tình người, tăng tinh thần chiến đấu vượt qua mọi khó khăn, rình rập, đe dọa. Nhà thơ đã viết lên bằng những câu thơ giàu chất gợi hình và gợi cảm:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cái chết của người lính Tây Tiến không phải là mối đe dọa vì những mối đe dọa tiếp theo “thác gầm thét, cọp trêu người”.Tinh thần khí phách là điểm tựa để làm rõ bản chất kiên cường, kiêu hùng trong gian khổ mọi khó khăn. Bút pháp nhân hóa dùng để tả và gợi hiện thực hoang vu ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm trải dài cả không gian và thời gian. Địa danh Mai Châu thấm đậm tình dân quân, tinh thần lạc quan “cơm lên khói, thơm nếp xôi”. Kỉ niệm Tây Tiến vẫn đọng lại kí ức đẹp ấm lòng người chiến sĩ nơi chiến trường. Tinh thần đồng đội, đồng bào, tình dân quân đã làm nên sức mạnh trải dài bước hành quân để một lần nữa khép lại khúc ca hùng tráng người lính thời chống Pháp của Quang Dũng. Nhìn rõ chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tây Tiến của Quang Dũng là đỉnh cao của thơ ca chống Pháp, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Tinh thần yêu nước, ý chí mãnh liệt, khí phách hiên ngang, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, trong đau thương không bi lụy, trong lạc quan tăng tính dũng cảm. Người lính Tây Tiến của Quang Dũng lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc, nỗi nhớ để cảm phục ngòi bút tài hoa, hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng. Đó là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn khi gọi tên đoàn quân Tây Tiến.
Tây Tiến đã ghi nhận thành công của Quang Dũng trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Sự phối hợp của những câu thơ mang vần trắc và cần bằng, ngôn ngữ giản dị trong sáng kết hợp với từ Hán Việt đan xen lẫn nhau đã tạo nên sự hài hòa trong âm hưởng đoạn thơ. Bức tranh Tây Bắc được lột tả rất chân thực và sâu đậm qua những góc nhìn vô cùng độc đáo, tiêu biểu có thể kể đến như những phép nhân hóa đầy táo bạo “súng ngửi trời” hay “cọp trêu người”. Ngoài ra nhịp thơ 4/3 cùng hệ thống những từ láy đắt giá đã làm nổi bật cả chất nhạc và chất họa cho đoạn thơ. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một màu sắc riêng cho ngòi bút tài hoa của Quang Dũng, nâng tài hoa của ông lên một tầm mới.
Từng trang sử hào hùng được lật ra, để con người ta nhớ về ngày tháng trường kì kháng chiến gian nan thử thách, hi sinh xương máu của những người lính Tây Tiến qua thi phẩm cùng tên. Quang Dũng tái hiện lại bộ phim về kí ức một thời đã qua, hình ảnh thiên nhiên, con người từ hình dáng cho đến tâm hồn dần hiện lên trong tâm trí người đọc. Khép lại Tây Tiến như khép lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc, những vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những chàng trai áo lính mãi là bất tử. Và tài năng, sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng sẽ sống mãi với thời gian.