Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà.
Cảm nhận bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là địa danh nổi tiếng của nước ta. Địa danh Đèo Ngang đã được nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát “Lên núi Hoành Sơn”, Nguyễn Khuyến “Qua núi Hoành Sơn” nhưng được yêu thích nhất là bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang vào thời khắc chiều tà. Chỉ bằng một vài nét chấm phá đơn sơ, người nữ sĩ tài danh đã gợi tả được khung cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, heo hút, thưa thớt… vào lúc trời chiều xế bóng. Khung cảnh thiên nhiên vắng lặng cùng với một không gian bao la, mênh mông, rợn ngợp và thời gian gợi nhiều ý nghĩa đã càng làm nổi bạt nỗi cô đơn, trống vắng và nỗi niềm hoài cổ sâu sắc của nhà thơ.
Bài thơ được mở đầu bằng lòi giới thiệu về thời điểm ngắm cảnh Đèo Ngang:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
Chiều tà, bóng xế là thời điểm ánh mặt trời không còn rực rỡ, chói lọi như vào buổi trưa mà ánh nắng đã yếu ót, màn đêm đang dần buông rồi xâm chiếm không gian. Đây là thời điểm chim bay về tổ, con người trở về đoàn tụ cùng gia đình. Bởi vậy, thời gian này thường gợi cho con người, đặc biệt là những người đi xa nhớ tới gia đình, nhớ tới tổ ấm, quê hương, bản quán của mình.
Mặt khác, chiều tối còn là thời gian lắng đọng, thường gợi cho con người nỗi buồn mênh mang. Đây cũng là thời gian trở đi trở lại trong thơ cổ để gợi tả nỗi sầu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
Bóng chiều ấy cũng có lần xuất hiện trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan với nỗi nhớ mong, khắc khoải, cô tịch, đìu hiu:
Buổi chiều bàng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa dưa vẳng trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sùng mục tử lại cô thôn.
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)
Cùng với bóng chiều ấy, không gian cảnh vật Đèo Ngang dần hiện lên thưa vắng, trơ trọi, đầy những xung đột. Bằng những hình ảnh “cỏ cây, đá, hoa” và từ “chen”, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc hoạ được khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang tuy có cỏ cây, đá, lá, hoa… um tùm, chen lấn nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ tâm trạng của nhà thơ.
Đối với người xưa, chơi hoa, ngắm cảnh là một thú vui lớn. Bà Huyện Thanh Quan là người tao nhã, mấy khi được diện kiến cảnh này. Lẽ ra, được đến nơi kì sơn tuyệt cảnh này, tâm trạng phải vui vẻ, phấn khỏi mới đúng. Thế nhưng ta lại thấy một biểu hiện hoàn toàn khác. Ẩn sau bức tranh là một tâm trạng buồn lo, tiếc nhớ.
Lần này, bà Huyện Thanh Quan nhận lệnh triều đình vào kinh thành Huế để nhận chức Cung trung giáo tập, dạy dỗ công chúa, hoàng tử. Đường xa cách trở muôn trùng khiến cho bước chân bà không khỏi luyến lưu. Mỗi lần đi lại muôn trùng khó khoắn, nghĩ về điều ấy khiến bà thêm não lòng. Bởi thế, dù cảnh vật Đèo Ngang có hùng vĩ, hữu tình cũng không thể khiến tâm trạng của bà vui lên được. lại thêm bước tới nơi đây vào lúc chiều tà. Đứng trên đỉnh cao nhìn ra bốn phía, cảnh đẹp bao nhiêu, tình buồn bấy nhiêu.
Nỗi buồn ấy đọng lại trong bức tranh đời sống con người miền sơn cước. Khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người nhưng càng khiến cho bức tranh thêm hiu hắt:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà”.
Hình ảnh con người, sự sống sinh hoạt tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lè loi, chỉ là “vài chú” tiều đang kiếm củi. Đã thế hình ảnh ấy lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng “lom khom” bé nhỏ và hút lăng vào không gian. “Chợ” vốn là nơi tụ họp chung vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có “mấy nhà” lác đác, lưa thưa, xơ xác bên triền sông hoang vắng.
Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó tươi vui, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng lên sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của cảnh Đèo Ngang. Phép đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tạo nhạc điệu du dương, trầm bổng vừa thấm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn và buồn bã.
Vang lên trong chiều tà, trong sự sống ít ỏi của Đèo Ngang là tiếng kêu của chim quốc và chim đa đa:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Âm thanh đó đâu thể làm cho cảnh vật xáo động. Nó não nùng, tăng thêm vẻ tĩnh lặng, u tịch của Đèo Ngang. Đây vốn là bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổ. Nó tấu lên khúc nhạc lòng da diết và khắc khoải trong Bà Huyện Thanh Quan. Dừng chân đứng lại nơi Đèo Ngang bóng xế, nỗi nhớ nhà dấy lên cồn cào như tiếng chim kia khản đặc trong không gian xa vắng.
Mượn tiếng kêu quốc quốc thiết tha, quằn quại, nữ sĩ muốn gửi gắm niềm tiếc nhớ về một thời vàng son của triều đại đã xa. Bởi Bà Huyện Thanh Quan vốn là người Đàng Ngoài, thuộc Lê Trịnh; nay đã là triều Nguyễn, con cháu chúa Nguyên ở Đàng Trong. Nói như xưa, mệnh trời thế là đã chuyển về họ Nguyễn. Tuy vậy, trong tâm tư thế hệ bà, người đất Bắc không khỏi ngầm lắng một niềm luyến tiếc nhà Lê, tiếc thương thời cũ. Gia đình bà lại ở Thăng Long xưa đã thay đổi và mất dần dấu tích xưa. Nay bà vào kinh, một nơi lạ nước lạ nhà, một mình ngàn dặm. Tình cảm nhớ cảnh cũ người xưa, nghĩ nước nhớ nhà vốn dã thường trực nay qua Đèo Ngang, chốn lạ gặp cảnh hoang vu, tình cảm ấy càng trào dâng mãnh liệt.
Phép đối rất chỉnh, cách chơi chữ đặc sắc và việc sử dụng điển tích khéo léo tạo cho câu thơ sự sang trọng, mực thước. Những từ “đau lòng” và ” mỏi miệng” đã thể hiện một cách chân thành và sâu sắc nỗi nhớ nước, thương nhà khắc khoải, cổn cào, da diết của nhà thơ. Hai câu thơ cuối càng thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn tâm trạng của tác giả:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Bằng việc sử dụng thủ pháp đối, tác giả đã thể hiện rõ sự đối lập giữa không gian trời, non, nước bao la, mênh mông, rợn ngợp đến vô cùng của cảnh vật với hình ảnh con người lẻ loi, cô đơn và bé nhỏ. Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la có trời, có non, có nước nhưng cảnh vật không hòa quyện với nhau mà giữa chúng có sự tách biệt rời rạc, gợi nên sự đơn lẻ. Cảnh vật mở ra đến vô cùng, vô tận mà nỗi lòng con người lại khép kín, trống vắng đến mênh mông. Nỗi buồn của bà như trải ra hòa; cùng cảnh vật, thấm vào cảnh vật.
Cụm từ “ta với ta” đã thể hiện sự cô đơn, lẻ loi, trống vắng tột cùng của Bà Huyện Thanh Quan giữa cảnh núi non điệp trùng, giữa cảnh trời nước bao la, mênh mông, rợn ngợp của Đèo Ngang. Bài thơ kết bằng cụm từ “ta với ta”, dư âm buồn như lan sang người đọc, nhuần thấm và lắng sâu. Nỗi buồn của Bà Huyên Thanh Quan vẫn là một nỗi buồn dẹp. Bởi nỗi buồn ấy khởi phát từ tình yêu dành cho gia đình, cho đất nước. Nên đọc bài thơ, tâm hồn ta cũng như được thanh lọc như đến với một dòng suối mát.
Bài thơ cực tả cảnh Đèo Ngang vào lúc chiều tà hoang vắng chỉ bằng vài nét vẽ I đơn sơ nhưng đã thể hiện được tâm trạng “nhớ nước”, “thương nhà” của Bà Huyện Thanh Quan. Cảnh chiều tà trong thơ cổ thường gợi buồn, gợi nhớ về cảnh cũ, ngườị xưa, về thời quá khứ đã qua. Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang”, cảnh chiều tà cũng đã gợi cho Bà Huyện Thanh Quan nỗi buồn, nỗi cô đơn của người lữ khách xa gia đình, nỗi nhớ tiếc về triều đại huy hoàng xa xưa.
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thường hay viết về cảnh hoàng hôn: “Chiều hôm nhớ nhà”, ‘Tức cảnh chiều thu”… đều là những bài thơ miêu tả cảnh chiếu tà. Bài “Qua Đèo Ngang” cũng viết về cảnh hoàng hôn man mác buồn, giọng điệu bài thơ du dương, thấm đẫm phong cách thơ của Bà Huyên Thanh Quan: vừa trang nhã, cổ kính, uyển chuyển, mềm mại lại vừa man mác nỗi niềm hoài cổ sâu lắng, thiết tha.
Giọng thơ nhẹ nhàng, du dương đã diễn tả được nỗi niềm hoài cổ buồn man mác, bâng khuâng. Cách sử dụng phép đối đặc sắc ở các câu thực, luận và kết đã làm nổi bật được khung cảnh vắng vẻ, hoang vu, thưa thớt của Đèo Ngang và bộc lộ được tâm tạng thầm kín của nhà thơ. Phép đảo ngữ dược vận dụng tài tình ở các câu thực, luận đã nhấn manh sụ heo hút, thưa thớt của cảnh vật và nỗi “nhớ nước”, “thương nhà” tha thiết của nhà thơ. Phép chơi chữ đặc sắc độc đáo ở hai câu luận đã bộc lộ tâm trạng buồn, hoài cổ của nhà thơ một cách kín đáo. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật hàm súc, cô đọng nhưng đã diễn tả được nội dung phong phú. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Tác giả lựa chọn điểm nhìn đặc sắc có tác dụng lớn trong việc quan sát và miêu tả cảnh vật.
Bài thơ đã sử dụng thành công bút pháp “tả cảnh ngụ tình” – một bút pháp quen thuộc thường được sử dụng phổ biến rộng rãi trong thơ ca trung đại. Ở bài thơ, bút pháp này đã có hiệu quả đặc sắc trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả một cách kín đáo. Tác giả không trực tiếp nói đến nỗi “nhớ nước”, “thương nhà”, không trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn nhưng nỗi niềm, tâm trạng ấy như thám sâu trong từng câu, từng chữ của bài thơ.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" tuy thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ nhưng đọc bài thơ, chúng ta thấy đây là nỗi buồn thấm đẫm chất nhân văn cao cả mà không hề bi lụy. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của Bà Huyện Thanh Quan và thêm trân trọng, yêu mến người nữ sĩ tài danh của một thời.
Cảm nhận bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là địa danh nổi tiếng của nước ta. Địa danh Đèo Ngang đã được nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát “Lên núi Hoành Sơn”, Nguyễn Khuyến “Qua núi Hoành Sơn” nhưng được yêu thích nhất là bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang vào thời khắc chiều tà. Chỉ bằng một vài nét chấm phá đơn sơ, người nữ sĩ tài danh đã gợi tả được khung cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, heo hút, thưa thớt… vào lúc trời chiều xế bóng. Khung cảnh thiên nhiên vắng lặng cùng với một không gian bao la, mênh mông, rợn ngợp và thời gian gợi nhiều ý nghĩa đã càng làm nổi bạt nỗi cô đơn, trống vắng và nỗi niềm hoài cổ sâu sắc của nhà thơ.
Bài thơ được mở đầu bằng lòi giới thiệu về thời điểm ngắm cảnh Đèo Ngang:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
Chiều tà, bóng xế là thời điểm ánh mặt trời không còn rực rỡ, chói lọi như vào buổi trưa mà ánh nắng đã yếu ót, màn đêm đang dần buông rồi xâm chiếm không gian. Đây là thời điểm chim bay về tổ, con người trở về đoàn tụ cùng gia đình. Bởi vậy, thời gian này thường gợi cho con người, đặc biệt là những người đi xa nhớ tới gia đình, nhớ tới tổ ấm, quê hương, bản quán của mình.
Mặt khác, chiều tối còn là thời gian lắng đọng, thường gợi cho con người nỗi buồn mênh mang. Đây cũng là thời gian trở đi trở lại trong thơ cổ để gợi tả nỗi sầu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
Bóng chiều ấy cũng có lần xuất hiện trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan với nỗi nhớ mong, khắc khoải, cô tịch, đìu hiu:
Buổi chiều bàng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa dưa vẳng trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sùng mục tử lại cô thôn.
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)
Cùng với bóng chiều ấy, không gian cảnh vật Đèo Ngang dần hiện lên thưa vắng, trơ trọi, đầy những xung đột. Bằng những hình ảnh “cỏ cây, đá, hoa” và từ “chen”, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc hoạ được khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang tuy có cỏ cây, đá, lá, hoa… um tùm, chen lấn nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ tâm trạng của nhà thơ.
Đối với người xưa, chơi hoa, ngắm cảnh là một thú vui lớn. Bà Huyện Thanh Quan là người tao nhã, mấy khi được diện kiến cảnh này. Lẽ ra, được đến nơi kì sơn tuyệt cảnh này, tâm trạng phải vui vẻ, phấn khỏi mới đúng. Thế nhưng ta lại thấy một biểu hiện hoàn toàn khác. Ẩn sau bức tranh là một tâm trạng buồn lo, tiếc nhớ.
Lần này, bà Huyện Thanh Quan nhận lệnh triều đình vào kinh thành Huế để nhận chức Cung trung giáo tập, dạy dỗ công chúa, hoàng tử. Đường xa cách trở muôn trùng khiến cho bước chân bà không khỏi luyến lưu. Mỗi lần đi lại muôn trùng khó khoắn, nghĩ về điều ấy khiến bà thêm não lòng. Bởi thế, dù cảnh vật Đèo Ngang có hùng vĩ, hữu tình cũng không thể khiến tâm trạng của bà vui lên được. lại thêm bước tới nơi đây vào lúc chiều tà. Đứng trên đỉnh cao nhìn ra bốn phía, cảnh đẹp bao nhiêu, tình buồn bấy nhiêu.
Nỗi buồn ấy đọng lại trong bức tranh đời sống con người miền sơn cước. Khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người nhưng càng khiến cho bức tranh thêm hiu hắt:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà”.
Hình ảnh con người, sự sống sinh hoạt tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lè loi, chỉ là “vài chú” tiều đang kiếm củi. Đã thế hình ảnh ấy lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng “lom khom” bé nhỏ và hút lăng vào không gian. “Chợ” vốn là nơi tụ họp chung vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có “mấy nhà” lác đác, lưa thưa, xơ xác bên triền sông hoang vắng.
Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó tươi vui, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng lên sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của cảnh Đèo Ngang. Phép đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tạo nhạc điệu du dương, trầm bổng vừa thấm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn và buồn bã.
Vang lên trong chiều tà, trong sự sống ít ỏi của Đèo Ngang là tiếng kêu của chim quốc và chim đa đa:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Âm thanh đó đâu thể làm cho cảnh vật xáo động. Nó não nùng, tăng thêm vẻ tĩnh lặng, u tịch của Đèo Ngang. Đây vốn là bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổ. Nó tấu lên khúc nhạc lòng da diết và khắc khoải trong Bà Huyện Thanh Quan. Dừng chân đứng lại nơi Đèo Ngang bóng xế, nỗi nhớ nhà dấy lên cồn cào như tiếng chim kia khản đặc trong không gian xa vắng.
Mượn tiếng kêu quốc quốc thiết tha, quằn quại, nữ sĩ muốn gửi gắm niềm tiếc nhớ về một thời vàng son của triều đại đã xa. Bởi Bà Huyện Thanh Quan vốn là người Đàng Ngoài, thuộc Lê Trịnh; nay đã là triều Nguyễn, con cháu chúa Nguyên ở Đàng Trong. Nói như xưa, mệnh trời thế là đã chuyển về họ Nguyễn. Tuy vậy, trong tâm tư thế hệ bà, người đất Bắc không khỏi ngầm lắng một niềm luyến tiếc nhà Lê, tiếc thương thời cũ. Gia đình bà lại ở Thăng Long xưa đã thay đổi và mất dần dấu tích xưa. Nay bà vào kinh, một nơi lạ nước lạ nhà, một mình ngàn dặm. Tình cảm nhớ cảnh cũ người xưa, nghĩ nước nhớ nhà vốn dã thường trực nay qua Đèo Ngang, chốn lạ gặp cảnh hoang vu, tình cảm ấy càng trào dâng mãnh liệt.
Phép đối rất chỉnh, cách chơi chữ đặc sắc và việc sử dụng điển tích khéo léo tạo cho câu thơ sự sang trọng, mực thước. Những từ “đau lòng” và ” mỏi miệng” đã thể hiện một cách chân thành và sâu sắc nỗi nhớ nước, thương nhà khắc khoải, cổn cào, da diết của nhà thơ. Hai câu thơ cuối càng thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn tâm trạng của tác giả:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Bằng việc sử dụng thủ pháp đối, tác giả đã thể hiện rõ sự đối lập giữa không gian trời, non, nước bao la, mênh mông, rợn ngợp đến vô cùng của cảnh vật với hình ảnh con người lẻ loi, cô đơn và bé nhỏ. Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la có trời, có non, có nước nhưng cảnh vật không hòa quyện với nhau mà giữa chúng có sự tách biệt rời rạc, gợi nên sự đơn lẻ. Cảnh vật mở ra đến vô cùng, vô tận mà nỗi lòng con người lại khép kín, trống vắng đến mênh mông. Nỗi buồn của bà như trải ra hòa; cùng cảnh vật, thấm vào cảnh vật.
Cụm từ “ta với ta” đã thể hiện sự cô đơn, lẻ loi, trống vắng tột cùng của Bà Huyện Thanh Quan giữa cảnh núi non điệp trùng, giữa cảnh trời nước bao la, mênh mông, rợn ngợp của Đèo Ngang. Bài thơ kết bằng cụm từ “ta với ta”, dư âm buồn như lan sang người đọc, nhuần thấm và lắng sâu. Nỗi buồn của Bà Huyên Thanh Quan vẫn là một nỗi buồn dẹp. Bởi nỗi buồn ấy khởi phát từ tình yêu dành cho gia đình, cho đất nước. Nên đọc bài thơ, tâm hồn ta cũng như được thanh lọc như đến với một dòng suối mát.
Bài thơ cực tả cảnh Đèo Ngang vào lúc chiều tà hoang vắng chỉ bằng vài nét vẽ I đơn sơ nhưng đã thể hiện được tâm trạng “nhớ nước”, “thương nhà” của Bà Huyện Thanh Quan. Cảnh chiều tà trong thơ cổ thường gợi buồn, gợi nhớ về cảnh cũ, ngườị xưa, về thời quá khứ đã qua. Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang”, cảnh chiều tà cũng đã gợi cho Bà Huyện Thanh Quan nỗi buồn, nỗi cô đơn của người lữ khách xa gia đình, nỗi nhớ tiếc về triều đại huy hoàng xa xưa.
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thường hay viết về cảnh hoàng hôn: “Chiều hôm nhớ nhà”, ‘Tức cảnh chiều thu”… đều là những bài thơ miêu tả cảnh chiếu tà. Bài “Qua Đèo Ngang” cũng viết về cảnh hoàng hôn man mác buồn, giọng điệu bài thơ du dương, thấm đẫm phong cách thơ của Bà Huyên Thanh Quan: vừa trang nhã, cổ kính, uyển chuyển, mềm mại lại vừa man mác nỗi niềm hoài cổ sâu lắng, thiết tha.
Giọng thơ nhẹ nhàng, du dương đã diễn tả được nỗi niềm hoài cổ buồn man mác, bâng khuâng. Cách sử dụng phép đối đặc sắc ở các câu thực, luận và kết đã làm nổi bật được khung cảnh vắng vẻ, hoang vu, thưa thớt của Đèo Ngang và bộc lộ được tâm tạng thầm kín của nhà thơ. Phép đảo ngữ dược vận dụng tài tình ở các câu thực, luận đã nhấn manh sụ heo hút, thưa thớt của cảnh vật và nỗi “nhớ nước”, “thương nhà” tha thiết của nhà thơ. Phép chơi chữ đặc sắc độc đáo ở hai câu luận đã bộc lộ tâm trạng buồn, hoài cổ của nhà thơ một cách kín đáo. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật hàm súc, cô đọng nhưng đã diễn tả được nội dung phong phú. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Tác giả lựa chọn điểm nhìn đặc sắc có tác dụng lớn trong việc quan sát và miêu tả cảnh vật.
Bài thơ đã sử dụng thành công bút pháp “tả cảnh ngụ tình” – một bút pháp quen thuộc thường được sử dụng phổ biến rộng rãi trong thơ ca trung đại. Ở bài thơ, bút pháp này đã có hiệu quả đặc sắc trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả một cách kín đáo. Tác giả không trực tiếp nói đến nỗi “nhớ nước”, “thương nhà”, không trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn nhưng nỗi niềm, tâm trạng ấy như thám sâu trong từng câu, từng chữ của bài thơ.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" tuy thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ nhưng đọc bài thơ, chúng ta thấy đây là nỗi buồn thấm đẫm chất nhân văn cao cả mà không hề bi lụy. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của Bà Huyện Thanh Quan và thêm trân trọng, yêu mến người nữ sĩ tài danh của một thời.