Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Nhà thơ Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm ba bài thơ thu: Thu điếu, thu ẩm và thu vịnh. Thu điếu là một tác phẩm của chương trình văn 11. Tác phẩm là bức tranh thu đặc sắc và tâm trạng rung động của nhà thơ trước cảnh sắc thu chuyển mình.
(Nguồn ảnh: Internet)
I. DÀN Ý CẢM NHẬN
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
- Cảm nhận chung về bức tranh mùa thu trong tác phẩm.
2. Thân bài
a. Bức tranh thu trong “Câu cá mùa thu” được tái hiện thông qua vẻ đẹp dân dã, bình dị, tĩnh lặng và trong trẻo.
- Vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ của hồn thu được tái hiện qua những gam màu nhẹ nhàng: “nước trong veo”, “sóng biếc”, trời xanh ngắt”, “lá vàng”.
- Bức tranh mùa thu mang nét sống động qua sự chuyển động rất khẽ và rất nhẹ của thiên nhiên: “hơi gợn tí” của sóng biếc và “khẽ đưa vèo” của lá vàng.
- Thanh âm của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã tô đậm hơn nữa vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo của hồn thu.
b. Bức tranh thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm nỗi buồn man mác, mang đậm phong vị mùa thu.
- Không gian mùa thu được mở rộng theo chiều cao và chiều sâu qua sự thay đổi về điểm nhìn, “hồn thu” với phong vị buồn man mác đã lan tỏa và thấm đượm vào từng khoảnh khắc.
- Khung cảnh mùa thu tĩnh lặng đã được bao phủ chiếc áo của nỗi buồn nhẹ nhàng, miên man cùng sự vắng vẻ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
3. Kết bài
Đánh giá ý nghĩa của bức tranh thu trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
II. BÀI LÀM VĂN MẪU
Bài số 1:
Trong nền văn học Việt Nam, bằng phong cách thơ bình dị, mộc mạc, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã tạo nên những “mùa thu còn mãi” trong đề tài viết về quê hương làng cảnh. Tác phẩm “Câu cá mùa thu” là một trong những bài thơ Nôm đặc sắc thể hiện rõ tài năng của cụ “Tam Nguyên Yên Đổ”, giống như nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét: “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa Thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm”. Bằng tình yêu thiên nhiên và cảm nhận tinh tế trước những chuyển động của cảnh vật, tác giả đã tái hiện thành công bức tranh mùa thu độc đáo mang màu sắc dân dã, bình dị, trong trẻo, thấm đượm nỗi buồn, trở thành điển hình cho “thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).
Bức tranh thu trong “Câu cá mùa thu” được tái hiện thông qua vẻ đẹp dân dã, bình dị, tĩnh lặng và trong trẻo. Tác giả đã sử dụng những đường nét, màu sắc quen thuộc, đặc trưng nhất của thiên nhiên làng cảnh Bắc Bộ để tạo nên sự sống động, trong trẻo của cảnh sắc mùa thu.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”
Vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ của hồn thu đã được tái hiện thông qua những gam màu nhẹ nhàng: “nước trong veo”, “sóng biếc”, trời xanh ngắt”, “lá vàng”. Bức tranh mùa thu không chỉ hiện lên thông qua sự hài hòa về sắc màu mà còn mang nét sống động. Bằng cảm nhận sâu sắc cùng sự quan sát tỉ mỉ, tác giả đã tái hiện thành công sự thay đổi rất khẽ và rất nhẹ của thiên nhiên qua sự chuyển động “hơi gợn tí” của sóng biếc và “khẽ đưa vèo” của lá vàng. Mỗi một sự biến chuyển đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của mùa thu. Đặc biệt, thanh âm của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” xuất hiện ở cuối bài thơ đã tô đậm hơn nữa vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo của hồn thu, đồng thời thể hiện rõ tài năng của tác giả Nguyễn Khuyến trong việc sử dụng biện pháp “lấy động tả tĩnh”.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Bức tranh thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm nỗi buồn man mác, mang đậm phong vị mùa thu của những cơn gió heo may se lạnh. Không gian được mở rộng theo chiều cao và chiều sâu. Bằng tình yêu thiên nhiên cùng tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của tạo vật, tác giả Nguyễn Khuyến đã phác họa bức tranh thu toàn cảnh qua sự thay đổi về điểm nhìn. Khung cảnh mùa thu được mở ra từ nhiều hướng, tạo nên những nét vẽ độc đáo về chiếc “thuyền câu bé tẻo teo” đến “ao thu” và mở rộng theo chiều cao của những “tầng mây lơ lửng”. Từ khoảng không bao la của “trời xanh ngắt”, điểm nhìn của tác giả tiếp tục hướng về không gian hẹp của chiếc thuyền thu và ao thu. Trong khoảng không “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”, bức tranh thiên nhiên vốn tĩnh lặng đã được bao phủ chiếc áo của nỗi buồn nhẹ nhàng, miên man cùng sự vắng vẻ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Như vậy, dưới đôi mắt và cách cảm nhận tinh tế của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, “hồn thu” với phong vị buồn man mác đã lan tỏa và thấm đượm vào từng khoảnh khắc.
Thông qua bức tranh mùa thu với vẻ đẹp bình di, trong trẻo và thấm đượm nỗi buồn, chúng ta có thể thấy được hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên qua tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng những nỗi buồn chất chứa trong tâm trạng. Đó chính là tiếng lòng yêu nước thầm kín nhưng da diết và mãnh liệt, chân thành của cụ Tam Nguyên Yên Đổ trước tình cảnh của đất nước thời bấy giờ.
Bài số 2:
Cảnh vật thiên nhiên và cảnh sắc tiết trời là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thi sĩ, đặc biệt là các mùa của một năm, mùa thu là một trong những mùa nằm trong rất nhiều đề tài lớn của thi ca nhân loại nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong số các tác giả kiệt xuất với những bài thơ về mùa thu thì tác giả Nguyễn Khuyến ôm trọn cho mình chùm ba bài thơ thu, "Câu cá mùa thu" là một trong ba bài thơ thu và được coi là điển hình cho thơ ca về mùa thu ở Việt Nam.
Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao, từ hẹp đến rộng và nhiều hướng khác nữa, điều này đã góp phần làm cho cảnh đẹp của mùa thu được mở rộng hơn và sinh động, gần gũi hơn. Tất cả mọi cảnh vật cũng được nhuốm màu thu, từ ao thu đến bầu trời thu rồi đường thôn ngõ xóm đều mang hồn thu, cảnh thu đã bao trùm lên khắp ngôi làng ở vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Hồn thu được gợi lên từ những hình ảnh hết sức đơn sơ, bình dị và thân thuộc, là ao nhỏ nước trong veo với sóng biếc gợn, là thuyền câu bé tí, lá vàng khẽ đung đưa, rồi là những đám mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co,... tất cả hòa hợp với nhau tạo nên một cảnh thu thật sống động và chân thực.
Bên cạnh việc góp mặt trong khung cảnh mùa thu, những đường nét và màu sắc còn có tác dụng gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc về hình ảnh một buổi sớm mùa thu rất đỗi yên bình, khung cảnh mùa thu của vùng đồng bằng Bắc bộ hiện lên với bầu trời trong xanh cao rộng, những ao chum trong vắt phản chiếu bầu trời và màu lá, thôn xóm hun hút và quanh co bên những rặng tre, khóm trúc. Tác giả Nguyễn Khuyến đã vẽ ra bức tranh ấy với thần thái tự nhiên khiên cho chúng ta là người cảm nhận bức tranh ấy không khỏi ngỡ ngàng và xúc động, cảm giác như chính mình được đắm chìm trong khoảnh khắc mát lành của mùa thu ấy trên quê hương của chúng ta.
Trong bài thơ, điểm nhấn mạnh đó chính là bức tranh câu cá mùa thu, đây là một bức tranh vừa mang vẻ đẹp thiên nhiên lại vừa mang sự tĩnh lặng và nhuốm buồn. Đó là một không gian vắng người lặng tiếng "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo", mọi sự vật hiện tượng dường như vận động một cách nhẹ nhàng và khẽ nhất có thể: sóng khẽ gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng, cá đớp mơ hồ,... Tuy đó là sự miêu tả một cách chân thật nhất nhưng âm thanh, tiếng động của cảnh vật mùa thu nhưng nó không mang lại sự sôi động cho bức tranh mùa thu mà ngược lại, chính những vận động và âm thanh ấy lại càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch của nó.
Sự tĩnh lặng này cón chứa chất nỗi buồn, và có thể thấy chính cái lạnh lẽo và trong veo của làn nước ao thu, chính màu xanh ngắt của bầu trời thu kia đã mang sự tĩnh lặng bao trùm từ bầu trời xuống đến mặt đất. Không chỉ có cảnh vật, chính con người trong bức tranh thu ấy cũng rơi vào trạng thái im ắng đến lạ thường. Người câu cá trong tư thế tựa gối ôm cần, chẳng câu được cá nhưng vẫn ung dung không hề sốt ruột hay nóng vội, và có thể thấy sự tĩnh lặng ấy đã thấm vào chiều sâu của tâm tư. Sự hòa quyện của cảnh vật và con người đã tạo nên hồn thu trong bức tranh ấy, cái tĩnh lặng và buồn ấy không phải là sự chết lặng và buồn chán mà là sự tĩnh lặng tinh khiết, tâm tư thơ mộng đắm chìm trong sức sống của vẻ đẹp thiên nhiên.
Qua bài thơ này, chúng ta có thể nhận định rằng tác giả Nguyễn Khuyến chắc hẳn phải mang trong mình tình yêu quê hương, sự gắn bó tha thiết và một tâm hồn rất nhạy cảm mới có thể tái hiện một cách hoàn hảo vẻ đẹp vốn rất bình dị và đơn sơ của mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Những lời thơ giản dị, tự nhiên mà gần gũi, đi sâu vào trong lòng người đọc, cũng chính nhờ những vần thơ ấy mà những bài thơ thu của Việt Nam trở nên giàu có và đặc sắc hơn.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
I. DÀN Ý CẢM NHẬN
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
- Cảm nhận chung về bức tranh mùa thu trong tác phẩm.
2. Thân bài
a. Bức tranh thu trong “Câu cá mùa thu” được tái hiện thông qua vẻ đẹp dân dã, bình dị, tĩnh lặng và trong trẻo.
- Vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ của hồn thu được tái hiện qua những gam màu nhẹ nhàng: “nước trong veo”, “sóng biếc”, trời xanh ngắt”, “lá vàng”.
- Bức tranh mùa thu mang nét sống động qua sự chuyển động rất khẽ và rất nhẹ của thiên nhiên: “hơi gợn tí” của sóng biếc và “khẽ đưa vèo” của lá vàng.
- Thanh âm của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã tô đậm hơn nữa vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo của hồn thu.
b. Bức tranh thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm nỗi buồn man mác, mang đậm phong vị mùa thu.
- Không gian mùa thu được mở rộng theo chiều cao và chiều sâu qua sự thay đổi về điểm nhìn, “hồn thu” với phong vị buồn man mác đã lan tỏa và thấm đượm vào từng khoảnh khắc.
- Khung cảnh mùa thu tĩnh lặng đã được bao phủ chiếc áo của nỗi buồn nhẹ nhàng, miên man cùng sự vắng vẻ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
3. Kết bài
Đánh giá ý nghĩa của bức tranh thu trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
II. BÀI LÀM VĂN MẪU
Bài số 1:
Trong nền văn học Việt Nam, bằng phong cách thơ bình dị, mộc mạc, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã tạo nên những “mùa thu còn mãi” trong đề tài viết về quê hương làng cảnh. Tác phẩm “Câu cá mùa thu” là một trong những bài thơ Nôm đặc sắc thể hiện rõ tài năng của cụ “Tam Nguyên Yên Đổ”, giống như nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét: “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa Thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm”. Bằng tình yêu thiên nhiên và cảm nhận tinh tế trước những chuyển động của cảnh vật, tác giả đã tái hiện thành công bức tranh mùa thu độc đáo mang màu sắc dân dã, bình dị, trong trẻo, thấm đượm nỗi buồn, trở thành điển hình cho “thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).
Bức tranh thu trong “Câu cá mùa thu” được tái hiện thông qua vẻ đẹp dân dã, bình dị, tĩnh lặng và trong trẻo. Tác giả đã sử dụng những đường nét, màu sắc quen thuộc, đặc trưng nhất của thiên nhiên làng cảnh Bắc Bộ để tạo nên sự sống động, trong trẻo của cảnh sắc mùa thu.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”
Vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ của hồn thu đã được tái hiện thông qua những gam màu nhẹ nhàng: “nước trong veo”, “sóng biếc”, trời xanh ngắt”, “lá vàng”. Bức tranh mùa thu không chỉ hiện lên thông qua sự hài hòa về sắc màu mà còn mang nét sống động. Bằng cảm nhận sâu sắc cùng sự quan sát tỉ mỉ, tác giả đã tái hiện thành công sự thay đổi rất khẽ và rất nhẹ của thiên nhiên qua sự chuyển động “hơi gợn tí” của sóng biếc và “khẽ đưa vèo” của lá vàng. Mỗi một sự biến chuyển đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của mùa thu. Đặc biệt, thanh âm của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” xuất hiện ở cuối bài thơ đã tô đậm hơn nữa vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo của hồn thu, đồng thời thể hiện rõ tài năng của tác giả Nguyễn Khuyến trong việc sử dụng biện pháp “lấy động tả tĩnh”.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Bức tranh thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm nỗi buồn man mác, mang đậm phong vị mùa thu của những cơn gió heo may se lạnh. Không gian được mở rộng theo chiều cao và chiều sâu. Bằng tình yêu thiên nhiên cùng tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của tạo vật, tác giả Nguyễn Khuyến đã phác họa bức tranh thu toàn cảnh qua sự thay đổi về điểm nhìn. Khung cảnh mùa thu được mở ra từ nhiều hướng, tạo nên những nét vẽ độc đáo về chiếc “thuyền câu bé tẻo teo” đến “ao thu” và mở rộng theo chiều cao của những “tầng mây lơ lửng”. Từ khoảng không bao la của “trời xanh ngắt”, điểm nhìn của tác giả tiếp tục hướng về không gian hẹp của chiếc thuyền thu và ao thu. Trong khoảng không “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”, bức tranh thiên nhiên vốn tĩnh lặng đã được bao phủ chiếc áo của nỗi buồn nhẹ nhàng, miên man cùng sự vắng vẻ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Như vậy, dưới đôi mắt và cách cảm nhận tinh tế của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, “hồn thu” với phong vị buồn man mác đã lan tỏa và thấm đượm vào từng khoảnh khắc.
Thông qua bức tranh mùa thu với vẻ đẹp bình di, trong trẻo và thấm đượm nỗi buồn, chúng ta có thể thấy được hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên qua tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng những nỗi buồn chất chứa trong tâm trạng. Đó chính là tiếng lòng yêu nước thầm kín nhưng da diết và mãnh liệt, chân thành của cụ Tam Nguyên Yên Đổ trước tình cảnh của đất nước thời bấy giờ.
Bài số 2:
Cảnh vật thiên nhiên và cảnh sắc tiết trời là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thi sĩ, đặc biệt là các mùa của một năm, mùa thu là một trong những mùa nằm trong rất nhiều đề tài lớn của thi ca nhân loại nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong số các tác giả kiệt xuất với những bài thơ về mùa thu thì tác giả Nguyễn Khuyến ôm trọn cho mình chùm ba bài thơ thu, "Câu cá mùa thu" là một trong ba bài thơ thu và được coi là điển hình cho thơ ca về mùa thu ở Việt Nam.
Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao, từ hẹp đến rộng và nhiều hướng khác nữa, điều này đã góp phần làm cho cảnh đẹp của mùa thu được mở rộng hơn và sinh động, gần gũi hơn. Tất cả mọi cảnh vật cũng được nhuốm màu thu, từ ao thu đến bầu trời thu rồi đường thôn ngõ xóm đều mang hồn thu, cảnh thu đã bao trùm lên khắp ngôi làng ở vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Hồn thu được gợi lên từ những hình ảnh hết sức đơn sơ, bình dị và thân thuộc, là ao nhỏ nước trong veo với sóng biếc gợn, là thuyền câu bé tí, lá vàng khẽ đung đưa, rồi là những đám mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co,... tất cả hòa hợp với nhau tạo nên một cảnh thu thật sống động và chân thực.
Bên cạnh việc góp mặt trong khung cảnh mùa thu, những đường nét và màu sắc còn có tác dụng gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc về hình ảnh một buổi sớm mùa thu rất đỗi yên bình, khung cảnh mùa thu của vùng đồng bằng Bắc bộ hiện lên với bầu trời trong xanh cao rộng, những ao chum trong vắt phản chiếu bầu trời và màu lá, thôn xóm hun hút và quanh co bên những rặng tre, khóm trúc. Tác giả Nguyễn Khuyến đã vẽ ra bức tranh ấy với thần thái tự nhiên khiên cho chúng ta là người cảm nhận bức tranh ấy không khỏi ngỡ ngàng và xúc động, cảm giác như chính mình được đắm chìm trong khoảnh khắc mát lành của mùa thu ấy trên quê hương của chúng ta.
Trong bài thơ, điểm nhấn mạnh đó chính là bức tranh câu cá mùa thu, đây là một bức tranh vừa mang vẻ đẹp thiên nhiên lại vừa mang sự tĩnh lặng và nhuốm buồn. Đó là một không gian vắng người lặng tiếng "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo", mọi sự vật hiện tượng dường như vận động một cách nhẹ nhàng và khẽ nhất có thể: sóng khẽ gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng, cá đớp mơ hồ,... Tuy đó là sự miêu tả một cách chân thật nhất nhưng âm thanh, tiếng động của cảnh vật mùa thu nhưng nó không mang lại sự sôi động cho bức tranh mùa thu mà ngược lại, chính những vận động và âm thanh ấy lại càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch của nó.
Sự tĩnh lặng này cón chứa chất nỗi buồn, và có thể thấy chính cái lạnh lẽo và trong veo của làn nước ao thu, chính màu xanh ngắt của bầu trời thu kia đã mang sự tĩnh lặng bao trùm từ bầu trời xuống đến mặt đất. Không chỉ có cảnh vật, chính con người trong bức tranh thu ấy cũng rơi vào trạng thái im ắng đến lạ thường. Người câu cá trong tư thế tựa gối ôm cần, chẳng câu được cá nhưng vẫn ung dung không hề sốt ruột hay nóng vội, và có thể thấy sự tĩnh lặng ấy đã thấm vào chiều sâu của tâm tư. Sự hòa quyện của cảnh vật và con người đã tạo nên hồn thu trong bức tranh ấy, cái tĩnh lặng và buồn ấy không phải là sự chết lặng và buồn chán mà là sự tĩnh lặng tinh khiết, tâm tư thơ mộng đắm chìm trong sức sống của vẻ đẹp thiên nhiên.
Qua bài thơ này, chúng ta có thể nhận định rằng tác giả Nguyễn Khuyến chắc hẳn phải mang trong mình tình yêu quê hương, sự gắn bó tha thiết và một tâm hồn rất nhạy cảm mới có thể tái hiện một cách hoàn hảo vẻ đẹp vốn rất bình dị và đơn sơ của mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Những lời thơ giản dị, tự nhiên mà gần gũi, đi sâu vào trong lòng người đọc, cũng chính nhờ những vần thơ ấy mà những bài thơ thu của Việt Nam trở nên giàu có và đặc sắc hơn.
Sưu tầm
Sửa lần cuối: