Cẩm nang thám hiểm vũ trụ

huongduongqn

New member
Xu
0

Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 1)


Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 2) NƠI ĐÂY LÀ QUÊ NHÀ

Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 3) MỘT QUAN ĐIỂM CHÍNH LUẬN CỦA KHOA HỌC

Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 4) HỒ TRÊN NÚI, LAGUNA VERDE

Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 5) Trái đất của chúng ta trong Vũ trụ

Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 6) CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ CẦN ĐẾN TOÀN BỘ NHỮNG KÍNH THIÊN VĂN NÀY KHÔNG?

Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 7) THẾ GIỚI MÀU SẮC

Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 8) ẢNH: TRÁI ĐẤT NHÌN TỪ VŨ TRỤ
..........





camnang.png

LỜI GIỚI THIỆU

Trong bộ phim Notting Hill, chàng diễn viên người Anh Hugh Grant đóng vai William, chủ một cửa hiệu nhỏ bán sách hướng dẫn du lịch. Một ngày nọ, Anna Scott (Julia Roberts đóng), người mệnh danh là ngôi sao điện ảnh lớn nhất thế giới, bước vào cửa hiệu khiêm tốn của anh, tìm một quyển sách về Thổ Nhĩ Kì. William giới thiệu một quyển hướng dẫn nhất định cho cô bởi vì, anh nói “Người viết sách đã thật sự đặt chân đến Thổ Nhĩ Kì, nên nó sẽ có ích”. Trong khi rõ ràng Kimberly Arcand và Megan Watzke chưa từng đặt chân tới những nơi xa xăm nhất của vũ trụ, nhưng hai người họ có liên quan mật thiết với những chương trình thám hiểm vũ trụ của Đài thiên văn Tia X Chandra thuộc NASA. Vì thế, họ có những chỉ dẫn tuyệt vời cho tour du lịch vũ trụ có tổ chức được trình bày bởi quyển sách này. Những “phòng nghỉ” ẩn dụ mà họ hướng dẫn trong sách khi bạn đi từ Trái đất đến những nơi xa xôi nhất trong vũ trụ luôn có tầm nhìn ngoạn mục. Quyển sách được minh họa phong phú với những bức ảnh chụp bởi các kính thiên văn vũ trụ Hubble, Chandra và Spitzer, cũng như những bức ảnh chụp bởi những phi thuyền khác của NASA và các kính thiên văn mặt đất, sử dụng toàn bộ phổ điện từ để có cái nhìn toàn cảnh đầy đủ. Những chú dẫn của hai tác giả luôn luôn mới lạ, rõ ràng, và pha chút hóm hỉnh và thấm đượm nét văn hóa công chúng hiện nay.
Chuyến đi khởi hành trên Trái đất, sau đó đến thăm Mặt trăng và Mặt trời, rồi dừng lại ở những bến đỗ chính trong Hệ Mặt trời. Sau đó, hướng dẫn viên chỉ dẫn bạn sang phi thuyền vũ trụ bay nhanh hơn và mang bạn đến với những vì sao, chiêm ngưỡng những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời tiến hóa của chúng. Rồi tour vũ trụ đích thực bắt đầu, lướt từ thiên hà Ngân hà của chúng ta đến những thiên hà gần xa, cảnh bình yên xen lẫn với những sự kiện va chạm dữ dội. Trên đường đi, hướng dẫn viên của bạn cho phép bạn chụp ảnh vùng phụ cận sinh động của các lỗ đen, trải nghiệm tác dụng hấp dẫn của vật chất tối, và trầm tư về sự gia tốc vũ trụ bí ẩn do năng lượng tối gây ra.
Như các tác giả thừa nhận, chúng ta, những nhà khoa học, không hiểu hết tất cả những hiện tượng mà bạn gặp trên chuyến đi này. Trái lại, họ nhấn mạnh cái mênh mông chưa được khám phá trong khung cảnh vũ trụ bao la này. Đây là một tour hồ hởi – vì thế bạn hãy thắt dây an toàn, ngồi ngã người ra sau, thư giãn và thưởng thức phong cảnh hoa lệ trước mắt. Bữa tối chưa được dọn ra, nhưng có rất nhiều món để bạn nghĩ tới!
— MARIO LIVIO--


sunrise2.jpg






Vào ngày 27 tháng 8, 2011, nhà du hành vũ trụ Ron Garan trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã chụp lại một trong mười sáu mặt trời mọc mà các nhà du hành trên trạm chứng kiến mỗi ngày. Bức ảnh cho thấy mặt trời đang mọc lên khi ISS bay giữa Rio de Janeiro, Brazil, và Buenos Aires, Argentina.

LỜI NÓI ĐẦU


Bầu trời thuộc về mọi người, đó là giả thuyết của cuốn cẩm nang này cho Vũ trụ. Bạn không cần có bằng bác sĩ mới biết khi nào mình bị bệnh hay bằng tiến sĩ văn chương để đánh giá một cuốn tiểu thuyết. Theo tinh thần đó, mỗi người chúng ta không cần có bằng cao cấp về thiên văn học, thiên văn vật lí học hay khoa học vũ trụ mới có khả năng chiêm ngưỡng những kì quan và trải nghiệm mà Vũ trụ mang lại.
Mục tiêu của quyển sách này là cung cấp cho bạn một sự định hướng cho chuyến thám hiểm riêng của bạn, chỉ dẫn bạn đi trong Vũ trụ, từng bước một, với những hình ảnh dọc đường cho biết chúng ta đang đi đâu và trình bày những thắng cảnh phải-xem mà không một nhà du lịch vũ trụ nào nên bỏ lỡ. Chúng ta có thể bỏ qua thiên hà yêu thích của ai đó, hay một tinh vân nổi tiếng nào đó, nhưng đó là bản chất của hướng dẫn du lịch mà. Chúng ta bắt đầu chuyến hành trình từ trên Trái đất, đi tới ngôi sao thân thương của chúng ta (Mặt trời), lướt qua toàn bộ Hệ Mặt trời, rồi đi xa, xa vượt ra ngoài Hệ Mặt trời.
Chúng ta càng ngắm nhìn Vũ trụ, thì nó càng cuốn hút. Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn đã biết thêm nhiều về các lỗ đen, đã tìm thấy hàng trăm hành tinh quay xung quanh những ngôi sao khác, và đã xác định 96% Vũ trụ có cấu tạo bởi chất liệu mà chúng ta chưa từng có thể biết tới. Mọi thứ chúng ta biết về Vũ trụ đến từ khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, mặc dù một số kiến thức nghe có vẻ như là đến từ truyện khoa học viễn tưởng vậy.
Chào mừng đến với Vũ trụ của bạn.
— MEGAN và KIM​


Nguồn thuvienvatly.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cẩm nang thám hiểm vũ trụ phần II

1NƠI ĐÂY LÀ QUÊ NHÀ
Bắt đầu lúc khai cuộc và tiếp tục cho đến khi bạn đi tới kết thúc; khi đó thì dừng lại.
- LEWIS CARROL
Trước khi thám hiểm vượt ra khỏi hành tinh của chúng ta, chúng ta cần thu thập một số thông tin từ những trải nghiệm sống riêng của chúng ta trên Trái đất này. Đây không phải chỉ là để luyến nhớ quê nhà. Khi chúng ta biết thêm về Hệ Mặt trời của chúng ta, về Dải Ngân hà, và cuối cùng về Vũ trụ, chúng ta tìm thấy có những công cụ quý giá cho bộ hành trang của nhà thám hiểm vũ trụ ngay tại đây, trên hành tinh quê hương của riêng chúng ta.
Đa số nhân loại chưa từng rời khỏi hành tinh – chỉ vài ba trăm con người từng bay vào vũ trụ, bao gồm các nhà du hành và các vị khách du lịch vũ trụ, so với hàng tỉ con người sinh sống trọn đời trên mặt đất. Tuy nhiên, chính cái bản chất bám đất của chúng ta đã đưa đến khả năng nhận thức sai lầm về cái tồn tại ngoài kia, vượt ra ngoài hành tinh của chúng ta. Ví dụ, cái gì sẽ xảy ra nếu lực hấp dẫn tác dụng khác đi trong những môi trường khác? Trong hàng thập kỉ, các nhà khoa học đã rất vất vả với câu hỏi này – kể cả Albert Einstein, người nổi tiếng là mang đến sự tiến bộ lớn về nhận thức lực hấp dẫn.
MỘT THIÊN TÀI ĐÍCH THỰC
Có lí do vì sao tên của Albert Einstein thường được dùng làm từ đồng nghĩa cho “thiên tài”. Có lẽ chẳng có cá nhân nào khác trong lịch sử lại có nhiều tác động đối với nhận thức của chúng ta về Vũ trụ như Einstein (1879–1955), nhà vật lí gốc Đức nổi tiếng nhất với lí thuyết tương đối của ông. Khi bạn nhận ra rằng ông đã đang đi tới những khái niệm và lí thuyết hàng thập kỉ trước khi chúng ta có các kính thiên văn hay các thiết bị khác để kiểm tra chúng, cảm giác là thật sự ngạc nhiên.
Einstein đã có thể nghĩ về Vũ trụ ở những tầm vóc đi trước thời đại của ông. Ông nhận ra rằng các nhà khoa học cần tính đến khối lượng khổng lồ và quy mô của vũ trụ cũng như các môi trường cực độ có thể tồn tại trong Vũ trụ - và ông đã làm như thế. Cho đến ngày nay, hơn một trăm năm đã trôi qua kể từ khi mẻ đầu tiên của những bài báo hạt giống của ông được công bố, các nhà khoa học vẫn dựa trên các quan niệm của Einstein để xử lí cái chúng ta nhìn thấy trong toàn cõi Vũ trụ.
Chẳng có ở đâu thành kiến khả dĩ của chúng ta lại quan trọng hơn trong tìm kiếm sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta. Trong một thời gian dài, đa số các nhà khoa học bị thuyết phục rằng bất kì dạng sống nào cũng cần cái chúng ta cần: nước lỏng, một cái gì đó để thở, và một môi trường dễ chịu. Ngày nay, chúng ta biết rằng Trái đất chỉ là một trong có lẽ hàng tỉ hành tinh trong Thiên hà của chúng ta – và Dải Ngân hà chỉ là một trong một trăm tỉ thiên hà khác, hoặc còn nhiều hơn. Đồng thời, chúng ta biết được rằng công thức cho sự sống trên Trái đất có lẽ đa dạng hơn người ta thường nghĩ. Điều này có nghĩa là các khả năng cho sự sống ở đâu đó khác trong Vũ trụ có khả năng lớn hơn nhiều so với cái các thế hệ nhà khoa học trước đây nghĩ tới.


Một hố thiên thạch trên sao Hỏa. Mảng vật chất sáng ở gần tâm của miệng hố rộng 35 km là nước đóng băng còn sót lại.


Ảnh chụp từ trên không của Hố thiên thạch Pingualuit ở miền bắc Quebec, Canana. Hố có đường kính hơn 3,2 km một chút. Các nhà khoa học ước tính nó đã được hình thành khoảng 1,4 triệu năm trước.
SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Xét cho cùng thì “sự sống” là gì? Một số người trong chúng ta có thể định nghĩa sự sống thông qua các ví dụ, như con người và động vật, cùng với thực vật và những thứ nhỏ hơn như vi khuẩn và vi sinh vật. Đa số những thứ này tồn tại phong phú đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống thường nhật, hoặc chúng sống trong các môi trường mà chúng ta có thể đến thăm, như đại dương, rừng rậm, lãnh nguyên, vân vân.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà khoa học bắt đầu sục sạo một số nơi khắc nghiệt nhất, dường như không ở được, trên hành tinh để tìm kiếm sự sống. Họ đã thám hiểm các khe núi lửa sâu hàng nghìn mét bên dưới đại dương, nơi áp suất mạnh đến mức nó có thể nghiền nát những con tàu ngầm khỏe nhất. Họ đã nhìn vào những hồ nước đóng băng vùi sâu hàng dặm bên dưới lớp băng phủ Nam Cực, nơi ánh sáng mặt trời chưa từng rọi đến trong hàng nghìn năm qua. Họ đã kiểm tra bên trong những cái hồ nước mặn trên núi sùng sục acid, cao hàng nghìn mét, nơi bức xạ tử ngoại từ Mặt trời đến bắn phá bất cứ cái gì sinh sống ở đó.
Cho dù đi tới đâu, trên mỗi bước chân của mình, các nhà khoa học đều tìm thấy có sự sống.
Các nhà khoa học đang nhìn vào những địa điểm khắc nghiệt này không phải chỉ để thấy cái gì có thể tồn tại trên Trái đất, mà còn để thấy cái gì có thể tồn tại bên ngoài địa cầu. Hàng thập niên trước đây, nhiều nhà khoa học khăng khăng rằng sự sống cần những thành phần then chốt nhất định và những môi trường đặc biệt. Nếu sự sống có thể phát triển dưới áp suất cực độ ở sâu vài dặm bên dưới mặt đại dương trên Trái đất, vậy lẽ nào nó không thể phát triển trong một môi trường khắc nghiệt tương đương nào đó ở đâu đó khác trong vũ trụ? Nếu sự sống tồn tại được dưới một cái hồ băng phủ ở Nam Cực, thì phải chăng nó có thể được tìm thấy dưới bề mặt của một vệ tinh băng phủ của Mộc tinh?
Kịch bản tối hậu cho các nhà nghiên cứu là đưa các phi thuyền – và có lẽ, một ngày đó, bản thân các nhà khoa học nữa – đến những góc rẽ xa rộng của Hệ Mặt trời để thám hiểm và tìm kiếm sự sống. Ngày nay, ngay cả việc phóng phi thuyền rô bôt vẫn là hết sức khó khăn và tốn kém, nên những sứ mệnh như thế còn ít và không thường xuyên. Để giải quyết vấn đề đó, các nhà khoa học và các kĩ sư chuyển hướng sang những địa điểm xa xôi trên Trái đất để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các môi trường kì lạ.
Thật khó tưởng tượng việc Trái đất được dùng làm một vật thay thế đơn thuần cho một hành tinh khác, theo kiểu phim trường Hollywood là vật thay thế cho một tòa nhà thật, nhưng việc có những “hành tinh nhân bản” này trên Trái đất là cực kì quan trọng đối với những ai muốn tìm hiểu về những nơi ở xa bên ngoài hành tinh quê nhà của chúng ta. Những địa điểm này được dùng để thử nghiệm không chỉ những loại sự sống gì có thể sinh sôi trong những môi trường kém dễ chịu, mà còn thử nghiệm những loại thách thức mà xe cộ và phần cứng sứ mệnh khác sẽ phải chịu nếu chúng được gửi tới những địa điểm xa lạ như thế. Như vậy, Trái đất giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta tìm hiểu cái nằm vượt ra bên ngoài nó.
Hãy lấy kiến thức mới này (và chắc chắn phức tạp hơn) của sự sống trên Trái đất này, đóng gói ba lô hành trang, và tiến ra phần còn lại của vũ trụ. Trên đường đi, hãy nhớ trong đầu rằng: Chúng ta học được càng nhiều, thì đôi khi chúng ta hiểu được càng ít.

Nguồn: thuvienvatly.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cẩm nang thám hiểm vũ trụ phần III

MỘT QUAN ĐIỂM CHÍNH LUẬN CỦA KHOA HỌC
Từ lúc còn nhỏ, chúng ta đã được dạy rằng các khoa học được phân chia thành những ngành khác nhau: sinh học, hóa học, vật lí học, và vân vân. Khi chúng ta tiếp tục học lên phổ thông, thì sự phân chia này dường như thêm sâu sắc. Sinh học không chỉ là “sinh học” nữa – nó là sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học các hệ thống, sinh học tiến hóa, và vân vân. Hóa học phân chia thành hóa học vô cơ, hóa học khí quyển, hóa học vật liệu, và vân vân. Một khi bạn vào cao đẳng hay đại học, thì đôi khi những ngành con này trông khác nhau như ban ngày và ban đêm vậy.
Tuy nhiên, tất cả khoa học đều liên hệ với nhau và đều bị chi phối bởi những quy luật cơ bản giống nhau. Cơ sở vật lí giữa hai quả billiard là giống với cơ sở vật lí giữa hai hành tinh. Có một số cái phức tạp và khác biệt nhất định, nhưng các nguyên lí cơ sở là giống nhau.
Nghiên cứu Vũ trụ đặc biệt hay ở chỗ mang các lĩnh vực khác nhau của khoa học lại với nhau trên Trái đất này. Thiên văn học và vật lí học hòa quyện hoàn toàn với hóa học, từ cách các ngôi sao bùng cháy cho đến cách gió thiên hà gieo rắc các nguyên tố trong không gian. Thiên văn học còn có kết nối tự nhiên với địa chất học (nghiên cứu các hành tinh khác và các vật thể trong Hệ Mặt trời và xa hơn nữa), sinh học (cố gắng tìm xem sự sống có thể tồn tại ở đâu và như thế nào), và nhiều ngành khác. Tóm lại như sau: Tất cả khoa học đều phục vụ chúng ta trong cuộc truy tìm khám phá và tìm hiểu cái chưa biết.
Băng phủ Hồ Fryxell ở Nam Cực là kết quả của các sông băng tan chảy. Nước ngọt vẫn ở trên mặt hồ và đóng băng, đậy kín phần nước mặn ở sâu bên dưới.

khiquyen.jpg


Không có đường phân chia thật sự nào giữa khí quyển của hành tinh chúng ta và phần còn lại của không gian vũ trụ. Các nhà khoa học nghĩ độ cao khoảng 100 km phía trên mặt đất là “trên cùng của khí quyển”, như ảnh chụp ở đây cho thấy.
ẢNH: SỰ SỐNG CỰC ĐỘ TRÊN TRÁI ĐẤT
yellowstone.jpg


VƯỜN QUỐC GIA YELLOWSTONE
Sự sống tạo ra một ma trận màu sắc đẹp mắt ở con suối nước nóng trong Vườn quốc gia Yellowstone, tại nơi giáp ranh giữa ba bang Wyoming, Montana, và Idaho ở Mĩ. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều loại khác nhau của sự sống (gọi là vi sinh vật) sinh sống trong những cái hồ ở đó. Vì nước trong những con suối có thể cực kì nóng, nên những sinh vật nhỏ xíu này, một số có cấu tạo đơn bào và số khác có cấu tạo đa bào, được gọi là “ưa cực độ”. Những sinh vật ưa cực độ khác nhau sinh sống trong những nhiệt độ khác nhau, và màu sắc của một vùng nhất định được xác định bởi loại sinh vật đang sống trong đó. Bằng cách nghiên cứu các sinh vật ưa cực độ trên Trái đất, các nhà khoa học đang cố gắng nắm hiểu về nơi sự sống có thể tồn tại trong những môi trường tương tự ở đâu đó khác trong Hệ Mặt trời.
vinhcamap.jpg


VỊNH CÁ MẬP
Trong khoảng 85% chiều dài lịch sử của sự sống trên Trái đất, chỉ có những sinh vật nhỏ xíu gọi là vi khuẩn tồn tại. Bằng chứng vĩ mô duy nhất của hoạt động của chúng được bảo tồn bởi những stromatolite, chúng là những cấu trúc đá, hình mái vòm hình thành trong vùng nước nông. Chúng tích tụ theo năm tháng bởi sự chồng thêm lớp có chứa vi khuẩn sống trong đó. Sự sinh-tích tụ này chủ yếu xảy ra ở các hồ và đầm phá nơi có các điều kiện cực độ - ví dụ như độ mặn rất cao – ngăn giới động vật bén mảng đến gần. Một địa điểm có những stromatolite như thế còn tồn tại là Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ ven biển Hamelin nằm trong Vịnh Cá Mập, Tây Australia. Stromatolite mang đến cho các nhà khoa học cơ hội nghiên cứu thế giới trông như thế nào khi chỉ có vi khuẩn tồn tại trên Trái đất.
loxanh.jpg


CÁC LỖ XANH Ở BAHAMAS
Trong hơn một tỉ năm khi hành tinh của chúng ta còn rất trẻ, các đại dương của Trái đất không có oxygen. Các vi sinh vật sống trong đại dương tiêu thụ ánh sáng qua quá trình quang hợp, nhưng chúng không sản sinh oxygen. Ngày nay, trong những hang động sụt lún gọi là “lỗ xanh” tìm thấy trên những hòn đảo ở Bahamas, các nhà khoa học nghiên cứu những bông hoa dày đặc gồm các vi khuẩn màu tía và màu lục cũng khai thác ánh sáng mà không sản sinh oxygen. Kiểu sống này trái với kiểu sống của thực vật hiện đại và những vi khuẩn nhất định tạo ra oxygen là một phụ phẩm của sự quang hợp, cung cấp bầu khí quyển giàu oxygen cho nhân loại và sự sống khác trên hành tinh. Một đội gồm các nhà khoa học và chuyên gia thợ lặn thám hiểm hang động đã chụp bức ảnh này của một lỗ xanh trong một chuyến thám hiểm do National Geographic tổ chức.
svalbard.jpg


SVALBARD
Ở ngoài khơi phía bắc Na Uy, ở sâu bên trong Vòng cực Bắc, là một quần đảo xa xôi có tên gọi là Svalbard. Do hoạt động phun trào xảy ra dưới băng hà hồi khoảng một triệu năm trước, vùng này có một kết hợp độc nhất vô nhị gồm núi lửa, suối nước nóng, và đất băng vĩnh cửu (khi đất bị đóng băng trong ít nhất hai năm hoặc lâu hơn). Svalbard đem đến một cơ hội lớn để nghiên cứu tương tác giữa nước, đá, và các dạng sống nguyên thủy trong một môi trường giống-Hỏa tinh. Các nhà khoa học đến đây để kiểm tra các giao thức, các thủ tục, và trang thiết bị cần thiết để phát hiện vết tích của các nguyên tố cần thiết cho sự sống trên sao Hỏa.

Nguồn : Thuvienvatly.com
 
Cẩm nang thám hiểm vũ trụ phần IV

verde.jpg
HỒ TRÊN NÚI, LAGUNA VERDE

Các hồ núi lửa tọa lạc trên những miền núi cao nhất trên Trái đất, ví dụ như dãy Andes ở Nam Mĩ, là những nơi tương tự tuyệt vời cho các hồ mà các nhà khoa học nghĩ là từng tồn tại trên sao Hỏa cách nay khoảng 3,5 tỉ năm trước. Trong số này có hồ Laguna Verde ở Bolivia, nằm ở độ cao chừng 4.340 mét, như trong ảnh. Các nhà sinh vật học vũ trụ (nghĩa là các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc, sự tiến hóa, và phân bố của sự sống trong Vũ trụ) đang nghiên cứu tác động của sự biến đổi khí hậu nhanh chóng trên hồ này và những hồ khác giống nó, cũng như khả năng của chúng duy trì sự sống trong một môi trường đang biến đổi. Các kết quả có thể làm sáng tỏ về số phận của sự sống có lẽ từng phát sinh trên sao Hỏa trước đây và rồi bị tuyệt chủng vì địa chất và khí hậu biến đổi của hành tinh đỏ.
simba.jpg


HỒ SIMBA
Giống như Laguna Verde, Hồ Simba nằm cao trong rặng núi Andes. Hồ Simba có màu đỏ do tảo phát triển sắc tố ấy để tự bảo vệ trước hàm lượng cao của bức xạ tử ngoại ở độ cao gần 6.100 mét trên mực nước biển. Các nhà nghiên cứu làm việc ở Hồ Simba nghiên cứu tác động của sự biến đổi khí hậu nhanh chóng lên môi trường vùng hồ và khả năng thích nghi của sự sống nhằm nỗ lực tìm hiểu sự tiến hóa của các môi trường sơ khai của Hỏa tinh lẫn Trái đất.
4tam.jpg


TỨ ĐẦM
Bức ảnh này cho thấy một trong nhiều cái hồ lộng lẫy tạo nên khu bảo tồn sinh học Cuatro Ciénegas (“bốn đầm lầy”) nằm trong sa mạc bang Coahuila thuộc Mexico. Ngoài sự đa dạng cực độ của đời sống thực vật và động vật do khu bảo tồn gìn giữ, nhiều hồ nước chứa các quần thể sống gôm các sinh vật nhỏ xíu, cung cấp tư liệu của sự sống thời xa xưa trên Trái đất. Chúng mang lại cho các nhà nghiên cứu một phòng thí nghiệm sống để nghiên cứu những nguồn gốc khả dĩ của sự sống trên Trái đất.
riotinto.jpg


RIO TINTO
Dòng Rio Tinto ở tây nam Tây Ban Nha rong ruổi 97 km rồi hòa vào Đại Tây Dương. Bất chấp nước có tính acid và hàm lượng cao sắt và các kim loại nặng khác, con sông là nơi hết sức đa dạng vi sinh vật ưa cực độ, gồm tảo và nấm. Các vi khuẩn và bề mặt mà chúng bám vào tích tụ dưới đáy sông và phủ một màu vàng sắt oxide. Do các tương đồng địa chất với sao Hỏa, các nhà khoa học đã thử nghiệm thiết bị tại Rio Tinto hồi năm 2005 để khoan dò trên sao Hỏa nhằm tìm kiếm sự sống bên dưới bề mặt của hành tinh đỏ.
dacat.jpg


TƯ LIỆU SA THẠCH
Quang cảnh có vẻ nhàm chán của vùng sa thạch ở Nam Australia thật ra biểu lộ những dấu gợn của một đáy biển thời xa xưa. Vùng này của Australia có nhiều hóa thạch của những sinh vật đa bào phức tạp đầu tiên trên Trái đất, chúng bắt đầu xuất hiện vào khoảng 600 triệu năm trước. Nghiên cứu những hóa thạch sơ khai này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về mức độ phức tạp mà sự sống đã phát sinh và tiến hóa trên Trái đất và nó có thể tiến hóa như thế nào trên những hành tinh khác.
homono.jpg


HỒ MONO
Những ngọn núi vây quanh Hồ Mono ở California, một vùng biển nội địa rộng khoảng 1.800 km[SUP]2[/SUP] nằm ngay phía đông Vườn quốc gia Yosemite. Hồ Mono là một lòng chão thủy kín, nghĩa là nước chảy vào nhưng không chảy ra. Vì chỉ có một con đường cho nước rời khỏi Hồ Mono là bốc hơi, nên nó có độ mặn gấp đôi nước đại dương. Những dòng chảy nước ngọt và suối ngầm mang theo những lượng khoáng chất vi lượng, trong đó có arsenic, vào trong hồ trong hàng thiên niên kỉ qua. Các nhà khoa học đang nghiên cứu vi khuẩn ở đây để tìm hiểu sự sống đã tiến hóa như thế nào trong môi trường này.

Nguồn : Thuvienvatly.com
 
Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 5)


Trái đất của chúng ta trong Vũ trụ

Việc tìm hiểu ánh sáng là bước đầu tiên trong mọi chuyến đi băng xuyên vũ trụ. Đó là bởi vì ánh sáng là cái tương đương với sự vận tải đến những địa điểm trong khắp Vũ trụ. Chúng ta chưa thể bay đến những nơi xa xôi này, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu và thám hiểm những đích đến kì lạ này thông qua ánh sáng mà chúng phát ra.

Chúng ta biết về ánh sáng bằng cách sinh sống trên Trái đất này. Có vẻ như đa số mọi người đều biết sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối, có đúng không nhỉ? Vâng, để cho chắc, bạn hãy tự hỏi mình xem ánh sáng thật ra là cái gì. Cái mà đa số mọi người nghĩ là ánh sáng – nghĩa là vật chất mà chúng ta phát hiện ra bằng mắt – chỉ là một lát rất hẹp của họ nhà ánh sáng.

Có lẽ bạn đã quen thuộc với những loại khác của ánh sáng, nhưng có lẽ không nhận thức đầy đủ về chúng. Kính nhìn đêm mà giới quân sự sử dụng, chẳng hạn, có thể “nhìn thấy” trong bóng tối bởi vì chúng phát hiện nhiệt từ con người và những thứ khác phát ra ở dạng bức xạ hồng ngoại. (Bức xạ thật ra chỉ là một tên gọi khác cho ánh sáng, và chúng ta sẽ sử dụng hoán chuyển hai từ này.) Có lẽ bạn cũng đã quen với ánh sáng tử ngoại, đó là bức xạ có thể gây bong da và là cái khiến chúng ta phải mua kính râm để chặn chúng lại. Nếu bạn từng đi gặp nha sĩ – hay, kém may mắn hơn, từng bị gãy xương – thì bạn còn có kinh nghiệm với một loại năng lượng cao hơn nữa của ánh sáng ở dạng tia X.

Tất cả ánh sáng truyền đi với cùng một tốc độ. Nhưng có những loại ánh sáng khác nhau, mỗi loại có ngưỡng năng lượng riêng của nó. Sóng vô tuyến là dạng có năng lượng thấp nhất của phổ điện từ. Ánh sáng khả kiến, còn gọi là ánh sáng quang học, là ánh sáng duy nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng đôi mắt của con người. Nó có năng lượng cao gấp một triệu lần năng lượng của sóng vô tuyến trung bình. Năng lượng của ánh sáng tia X có thể biến thiên từ cao gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần năng lượng của ánh sáng khả kiến.


Bước sóng của bức xạ do một vật phát ra thường liên quan đến nhiệt độ của nó.
Chúng ta sẽ cần kiến thức này về những loại “khác” của ánh sáng bên mình khi chúng ta đi thám hiểm vũ trụ, bởi vì không những các vật trong Vũ trụ phát ra bức xạ mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt, mà chúng còn thật sự giải phóng đa phần ánh sáng của chúng trong vùng chúng ta không nhìn thấy nếu không có sự hỗ trợ của kính thiên văn hoặc các thiết bị khác.

Các vệ tinh quan sát Trái đất của NASA cung cấp một cái nhìn toàn cầu về cái đang xảy ra trên hành tinh này của chúng ta.
Nhiệt độ mặt biển​
matbien.jpg



Chất diệp lục​
diepluc.jpg



Sự bao phủ mây​
baophumay.jpg



Sự bao phủ băng tuyết​
bangtuyet.jpg



Tổng lượng mưa​
luongmua.jpg



Thảm thực vật​
thucvat.jpg


Các nhà khoa học sử dụng những loại ánh sáng khác nhau để nghiên cứu những thứ khác nhau. Xét Trái đất chẳng hạn. Chúng ta sử dụng vệ tinh dò tìm vi sóng để nghiên cứu nhiệt độ mặt biển, cũng như độ ẩm của đất, băng biển, các dòng hải lưu, và các chất ô nhiễm. Các nhà khoa học sử dụng bức xạ hồng ngoại để khảo sát bề dày của lớp băng ở hai vùng cực, để giúp nghiên cứu núi lửa phun, và để đo thảm thực vật trên hành tinh chúng ta. Các nhà nghiên cứu sử dụng ánh sáng quang học để đo độ bao phủ tuyết của Trái đất. Bạn sẽ để ý trong bức ảnh chụp sự bao phủ tuyết ở trên là dường như không có băng tuyết ở những vĩ độ cao thuộc Bắc bán cầu. Đó là bởi vì chúng ta không thể thu thập dữ liệu quang học có ích vào mùa đông khi không có ánh sáng mặt trời đi tới những vùng đó. Cho nên, tóm lại, ta cần những tập hợp gồm những con mắt khác nhau trên bầu trời để có cái nhìn bao quát của cái đang xảy ra trên hành tinh chúng ta.


 
Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 6)


CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ CẦN ĐẾN TOÀN BỘ NHỮNG KÍNH THIÊN VĂN NÀY KHÔNG?

Trong quyển sách này, bạn sẽ bắt gặp các trích dẫn liên quan đến nhiều kính thiên văn khác nhau trên mặt đất và trong không gian. Tại sao các nhà thiên văn cần chế tạo tất cả những chiếc kính này?

Có vẻ giống như một người giàu có sưu tập cả một đội xe sang trọng trong gara nhà mình nhưng thật ra chỉ cần lái một chiếc thôi. Nhưng thực tế mỗi chiếc kính thiên văn chuyên dụng có những khả năng độc đáo khiến nó khác với những chiếc kính khác. Các kính thiên văn chuyên nghiệp hiện đại là những phức hợp công nghệ phức tạp. Cần rất nhiều khoa học, kĩ thuật, và tay nghề thành thạo để phát hiện ra một loại nhất định của ánh sáng hồng ngoại hoặc một lát mỏng thuộc bức xạ gamma.

Một so sánh hay là nhu cầu dùng xe hơi, máy bay, xe lửa, và tàu thuyền để đi lại. Tùy thuộc vào nơi bạn đang đến, bạn có thể cần một hoặc nhiều mode vận tải. Mỗi mode phục vụ một mục đích khác nhau – xe hơi không thể đưa bạn đi trên đại dương, và tàu thuyền sẽ không giúp bạn đi xuyên lục địa. Điều tương tự đúng đối với những loại kính thiên văn khác nhau: Mỗi loại có những khả năng riêng của nó, và kính này không nhất thiết thay thế cho kính kia.
ktv.png


Cần những loại kính thiên văn khác nhau để khảo sát những loại ánh sáng khác nhau. Hình này minh họa những loại ánh sáng bị hấp thụ bởi khí quyển của Trái đất. Ví dụ, tia X (thể hiện ở phía góc trên bên phải) bị khí quyển chặn lại, cho nên chúng ta phải phóng phi thuyền vũ trụ lên quỹ đạo để nghiên cứu chúng.


CHƠI BÓNG CHÀY CÙNG NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH

Như chúng ta đã thấy, ánh sáng mà chúng ta có thể phát hiện ra bằng mắt chỉ bộc lộ một phần nhỏ của cái đang diễn ra trong Vũ trụ. Để minh họa cho điểm này, chúng tôi sẽ sử dụng một tương đương phi khoa học trích từ một trong những tài nguyên tham khảo yêu thích của chúng tôi, kính thiên văn đang quay trên quỹ đạo tên gọi là Đài thiên văn Tia X Chandra (

Hãy tưởng tượng một người ngoài hành tinh đặt chân lên hành tinh của chúng ta. Công việc của bạn là dẫn người đó đến thẳng một trận đấu bóng chày – bịt mắt – và để cho người đó tìm hiểu trò chơi này. Bạn nâng khăn bịt mắt người đó lại, nhưng vì lí do gì đó, người bạn ngoài hành tinh chỉ có thể nhìn thấy qua một khe hẹp về hướng một vạch sân. Từ đây, bạn yêu cầu người bạn mới của mình cho bạn biết không những tỉ số trận đấu, mà cả số lượng cầu thủ, luật chơi, và vân vân. Vị khách ngoài địa cầu đáng thương của chúng ta sẽ có một khoảng thời gian chật vật – và có lẽ người đó sẽ kiếm cớ chuồn lẹ. Tuy nhiên, nếu người đó có thể nhìn thấy bao quát toàn sân, thì người đó sẽ có cơ hội hiểu luật chơi tốt hơn.




Sẽ thật khó tìm ra luật chơi bóng chày nếu bạn chỉ được nhìn thấy một vạch sân.

Tương tự như vậy, trong nghiên cứu vũ trụ, ánh sáng khả kiến là cái vạch sân đã nói. Tất cả những loại khác của ánh sáng, từ sóng vô tuyến đến tia gamma, lấp đầy phần còn lại của sân bóng. Và giống như trò chơi bóng chày, ta không dễ gì hiểu hết mọi luật chơi của Vũ trụ, nhưng vấn đề sẽ dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta có thể có trong tay một bức tranh toàn cảnh.

CÁC ĐỐM SÁNG

Ánh sáng là cái rộng hơn nhiều so với cái chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt. Nó bao gồm mọi thứ từ sóng vô tuyến đến tia gamma – phần lớn ánh sáng là vô hình nếu không có công nghệ “nhìn thấy” nó. Các vật thể trong Vũ trụ - từ Mặt trời của chúng ta cho đến những thiên hà ở xa – giải phóng phần lớn ánh sáng của chúng trong vùng không nhìn thấy. Màu sắc được gán cho số liệu thiên văn học để tạo ra những hình ảnh mà chúng ta có thể nhìn thấy và lí giải thông tin.



Ảnh tia X của vùng tâm của Thiên hà của chúng ta do Đài thiên văn Tia X Chandra chụp.
 
Cẩm nang thám hiểm vũ trụ phần VII

THẾ GIỚI MÀU SẮC
Khái niệm tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu là màu sắc. Đây là một trường hợp nữa trong đó các cư dân của hành tinh Trái đất cho chúng ta một sự khởi đầu. Nhiều trẻ mẫu giáo đã biết về màu sắc của cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, và tím. Khi chúng ta lớn lên một chút, có lẽ một thầy giáo khoa học sẽ giảng cho biết ánh sáng mặt trời có thể bị phân tách như thế nào thành những màu sắc này bởi một lăng kính. Thế là chúng ta hiểu màu sắc rồi đó!
Vâng, có lẽ thế. Nếu ánh sáng là phương tiện vận tải tới các đích đến vũ trụ của chúng ta, thì màu sắc là ngôn ngữ cần thiết để hiểu chúng. Làm thế nào chúng ta lí giải thông tin mà chúng ta không thể phát hiện trên phương diện sinh lí? Một cách là chúng ta gán những màu mà chúng ta có thể nhìn thấy cho những loại ánh sáng chúng ta không thể nhìn thấy.
Trước khi tiến xa hơn, chúng tôi nên nói rõ rằng tất cả những bức ảnh vũ trụ trong quyển sách này là hoàn toàn có thật (trừ khi được ghi chú rõ là ảnh minh họa). Cần nói rõ như vậy bởi vì thỉnh thoảng có chút nhầm lẫn về thực tại kĩ thuật số mới. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà “photoshop” là một động từ thường gặp, và có vô số cách để chỉnh sửa một bức ảnh. Nếu bạn không thể tin rằng ảnh bìa của một tạp chí là không hề chỉnh sửa, thì làm thế nào bạn có thể tin rằng những bức ảnh vũ trụ lộng lẫy này là thật?
Chúng tôi có thể hiểu sự hoang mang và hoài nghi có thể có ở bạn. Nhưng chúng tôi cũng có thể nói chắc chắn rằng các bức ảnh trên những trang in này thể hiện dữ liệu thực tế của cái có thật trong Vũ trụ thật. Việc ghép chúng lại với nhau có thể tốn nhiều bước, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng bạn có thể tin vào cái mắt bạn thấy trong quyển sách này.
Ngày trước, các nhà thiên văn đã quen dùng phim để chụp ảnh bầu trời. Họ sẽ gán màu sắc cho những bộ lọc sáng khác nhau từ kính thiên văn và chồng chúng lên nhau. Sau khâu làm việc vất vả trong phòng tối, một bức ảnh màu của bầu trời sẽ hiện ra.
Ngày nay, hầu như toàn bộ dữ liệu từ các kính thiên văn là kĩ thuật số. Để tạo ra những bức ảnh này, màu sắc được gán cho những lát dữ liệu khác nhau. Trong một số trường hợp, nó sẽ là ba lát khác nhau của cùng một loại ánh sáng, ví dụ như ánh sáng quang học (nghĩa là, cái chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt). Trong những trường hợp khác, nó có thể là một lớp dữ liệu hồng ngoại chồng lên sóng vô tuyến chồng lên tia X, toàn bộ thuộc cùng một trường nhìn. Có thể có mọi sắp xếp của các lớp nếu dữ liệu là sẵn có. Cho nên để thật sự hiểu cái đang xảy ra ở bất kì bức ảnh thiên văn nào, cái quan trọng là đọc phần chú dẫn.
Thậm chí chúng ta còn quen thuộc hơn trước việc chứng kiến những biểu tượng khoa học bằng những loại ánh sáng khác nhau trên bản tin dự báo thời tiết địa phương, cho dù chúng ta chẳng cảm nhận được nhiều lắm. Những mảng sáng đỏ thắm trên ảnh vệ tinh có thể cảnh báo chúng ta về những khu vực có thể bị sét đánh nghiêm trọng, chẳng hạn, và những mảng xanh lá hoặc xanh lam có thể biểu thị những khu vực ít bị giông bão hơn. Vì chúng ta đã quen thuộc với các khái niệm thời tiết nên chúng ta chẳng cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi gì. Chúng ta biết rằng mây sấm trên đầu chúng ta không thật sự sáng đỏ trên trời, nhưng màu sắc trên ảnh dự báo thời tiết cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn là việc chỉ biểu hiện một đám mây xám xịt trên một khu vực rộng lớn.
Chúng ta cũng biết rằng mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy đới áp lạnh đang ập tới bằng mắt trần, nhưng chúng ta vẫn nên mang theo áo ấm phòng thân. Chính kiểu nghĩ như thế có thể mở rộng cho các vật thể thiên văn và các hình ảnh mà chúng tôi giới thiệu với các bạn về không gian vũ trụ. Các hiện tượng có thể lạ lẫm hơn, nhưng các hình ảnh thể hiện dữ liệu thực tế đã được tô màu làm cho chúng hàm chứa nhiều thông tin hơn và dễ hiểu hơn.
ẢNH CHỤP VŨ TRỤ TÔ MÀU
Có lẽ đã tới thời điểm thích hợp để nói về “màu giả”. Một số người tin rằng các bức ảnh chụp vũ trụ là không thật nếu màu sắc được gán ngẫu nhiên cho dữ liệu. Điều này là không đúng. Nói ví dụ, bạn có một cái váy len, và bạn nhuộm cho nó có màu hồng. Chuyện gì xảy ra nếu thay vậy bạn chọn nhuộm nó màu xanh? Như thế phải chăng có một cái váy thật và một cái váy giả? Hai cái váy đó đều hợp lệ như nhau – chúng đơn giản khác nhau về màu sắc thôi. Một sự chọn màu nhuộm không làm thay đổi cấu trúc hay sợi vải; bạn chỉ nhuộm màu cho nó. Ta có thể nói cái tương tự với những bức ảnh chụp này từ vũ trụ. Màu sắc là do người chọn lúc ghép ảnh với nhau, thường là để giúp thể hiện những hiện tượng riêng nào đó hoặc để làm cho ý nghĩa của bức ảnh rõ ràng hơn, nhưng dữ liệu đang được biểu diễn vẫn là thực tế.

Bản tin dự báo thời tiết hằng đêm của bạn trông như thế nào? Ảnh do vệ tinh chụp trong vùng ánh sáng hồng ngoại nên độ bao phủ mây vẫn được nhìn thấy.
Bây giờ ta hãy dành chút thời gian ngắm toàn bộ Trái đất trong những vùng ánh sáng khác nhau.


Ba bức ảnh này thể hiện toàn bộ địa cầu trong những loại ánh sáng khác nhau – (theo chiều kim đồng hồ) tử ngoại, quang học, và hồng ngoại – khi nhìn từ vệ tinh.
Cái bạn nhìn thấy trong khung hình này là Trái đất nhìn qua những loại ánh sáng khác nhau. Vẫn là hành tinh mà chúng ta luôn biết rõ và yêu mến. Các bức ảnh chỉ cho thấy những đặc điểm khác nhau đã được nhấn mạnh bằng những loại ánh sáng khác nhau.
Hãy ghi nhớ ví dụ Trái đất nhiều màu sắc này trong đầu khi chúng ta đi xa ra khỏi hành tinh quê nhà. Bạn có thể ít quen thuộc hơn với những vật thể vũ trụ này, nhưng chúng đang được thể hiện ở trạng thái đích thực của chúng, cho dù hình ảnh biểu thị các màu và các loại ánh sáng khác nhau.
Giờ đã đến lúc bay khỏi hành tinh của chúng ta rồi. Đừng lo lắng nếu các khái niệm chúng tôi đưa vào bộ hành trang du hành vũ trụ của bạn về bản chất của ánh sáng và màu sắc vẫn chưa được thấm nhuần hết. Một trong những mục đích của đi du lịch là học hỏi, và chẳng có lớp học nào tốt hơn Vũ trụ mà mọi người chúng ta đang sinh sống trong đó.

Nguồn: Thuvienvatly.com
 
Cẩm nang thám hiểm vũ trụ phần VIII

ẢNH: TRÁI ĐẤT NHÌN TỪ VŨ TRỤ


TRÁI ĐẤT
Trái đất. Earth. Terra Firma. Gaia. Chúng ta dùng những cái tên này để gọi quê nhà của chúng ta trong vũ trụ. Cần có nhà du hành vũ trụ và phi thuyền vũ trụ bay ra khỏi Trái đất một khoảng cách đủ xa chúng ta mới có thể chụp một bức chân dung như thế của hành tinh quê nhà. Bộ ảnh cập nhật này trích từ loạt ảnh quan sát “Viên ngọc Xanh” do NASA thực hiện hồi tháng 1 năm 2012.
bodong.jpg


BỜ ĐÔNG NƯỚC MĨ VỀ ĐÊM
Đây là hình ảnh một phần của bờ biển phía đông nước Mĩ về đêm khi nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Bắt đầu từ góc dưới bên trái và tiến dần sang phải, các vùng trong khu vực dân cư đông đúc này bao gồm Hampton và Richmond, Virginia; Washington, D.C.; Baltimore, Maryland; Philadelphia, Pennsylvania; và New York City và Long Island, New York (phần rực rỡ ở phía dưới bên phải). Có thể nhìn thấy một phần Connecticut, Rhode Island, và Massachusetts ở phía trên Long Island.
demtraidat.jpg


TRÁI ĐẤT VỀ ĐÊM
Bức ảnh này gồm nhiều ảnh ghép lại cho thấy diện mạo của Trái đất về đêm. (Không bao giờ chụp được nguyên một bức ảnh như thế này, vì tại một thời điểm bất kì thì một nửa Trái đất ở về phía ban ngày.) Các đốm sáng trong bức ảnh này cho thấy ánh sáng văn minh của con người rò rỉ từ Trái đất ra ngoài vũ trụ như thế nào. Không có gì bất ngờ, phần lớn ánh sáng phát ra từ những khu vực dân cư đông đúc. Nếu chúng ta đón những vị khách từ đâu đó khác tới, sẽ chẳng khó khăn gì để họ tìm thấy nơi đa phần nhân loại chúng ta đang sinh sống.
isabel.jpg


BÃO ISABEL NHÌN TỪ VŨ TRỤ
Bão là những sự kiện khốc liệt và tàn bạo khi chứng kiến và trải nghiệm từ mặt đất. Tuy nhiên, nếu nhìn từ vũ trụ thì chúng có thể khá đẹp. Bức ảnh này, chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế, cho thấy cơn bão Isabel khi nó đang tiến vào bờ biển phía đông nước Mĩ vào tháng 9 năm 2003. Ảnh chụp của những cơn bão từ phía trên có thể cung cấp các chi tiết về cấu trúc của bão giúp các nhà khoa học có thể tận dụng để hiểu rõ hơn cơ chế động lực học của bão.
baovaset.jpg


GIÔNG BÃO NHÌN TỪ VŨ TRỤ
Giông bão và những đám mây cuộn tròn được chụp bởi các phi hành đoàn ISS (Trạm Vũ trụ Quốc tế) khi họ nhìn về đường chân trời xanh xanh của Trái đất vào hôm 6 tháng 10, 2009. Các nhà du hành đang bay qua vùng Rio Madeira gần Bolivia. Hình ảnh nổi bật của những đám mây này có lẽ do giông bão đang tan đi. Ánh sáng mặt trời phản xạ từ mặt nước của vùng đồng bằng Amazon trở lại camera trên ISS có thể được nhìn thấy trong ảnh, đáng chú ý nhất là ở góc dưới bên phải.
vanh-xanh.jpg


VÀNH MỎNG MÀU XANH
Bầu khí quyển mỏng của hành tinh chúng ta ngăn giữa sự sống trên Trái đất và khoảng không vũ trụ tối đen, lạnh lẽo. Khí quyển của Trái đất không có ranh giới phía trên rõ ràng mà từ từ loãng dần cho đến khi không còn nữa. Các lớp khí quyển có những đặc trưng khác nhau ví dụ như lớp ozone bảo vệ trong cái gọi là tầng bình lưu, và thời tiết diễn ra trong lớp thấp hơn bên dưới. Bức ảnh, do phi hành đoàn của Trạm Vũ trụ Quốc tế chụp vào năm 2008, cho thấy cảnh Mặt trời đang lặn khi nó vắt qua bầu khí quyển hết sức quan trọng nhưng tương đối mỏng của chúng ta.
cucquang.jpg


CUNG SÁNG VĂT NGANG TRỜI
Cực quang là một trong những màn trình diễn đẹp nhất trên bầu trời đêm khi nhìn từ mặt đất, và chúng còn ấn tượng hơn nữa khi nhìn từ vũ trụ. Ở cao trên hành tinh chúng ta, các nhà du hành vũ trụ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế có được cái nhìn cận cảnh của cực quang từ cửa sổ buồng làm việc của họ khi trạm vũ trụ bay trên quỹ đạo. Nhà du hành NASA Doug Wheelock đã chụp bức ảnh này vào hôm 13 tháng 8, 2010, khi một luồng gió mặt trời yếu thổi tới từ trường của Trái đất. Vụ chạm trán đó không đủ mạnh để tạo ra cực quang có thể nhìn thấy bởi các cư dân trên mặt đất.
lovejoy.jpg


ẢNH MẮT CHIM CỦA MỘT SAO CHỔI
Một số sao chổi đi qua rất gần Mặt trời. Nhiều sao chổi loại này bốc hơi hết, nhưng một số sao chổi lớn vẫn sống sót để bay trở lại phía ngoài Hệ Mặt trời. Sao chổi Lovejoy trong ảnh là một trong những sao chổi có thể thoát ra sau khi chạm trán cự li gần với Mặt trời. Bức ảnh này cho thấy sao chổi Lovejoy khi nó có vẻ như đang cắm vào Trái đất. Trên thực tế, sao chổi này đang chuyển động an toàn ở xa hành tinh của chúng ta.

Nguồn : Thuvienvatly.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top