Cái tôi là gì? Những hiểu biết từ khoa học thần kinh

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Cái tôi là gì?
Một câu trả lời: Cái tôi là ký ức/trí nhớ

Là một nhà tâm lý học, câu trả lời đầu tiên của tôi cho câu hỏi này là cái tôi là ký ức. Tâm trí của chúng ta, những nội dung của nó, và sự tổ chức những nội dung đó là chìa khóa để hiểu cái tôi là gì.

Tất cả chúng ta đều xem nhẹ khả năng đọc được những cái tên của chúng ta, mối tình đầu của chúng ta, những nét tính cách chính của chúng ta, địa chỉ nhà, những thói quen làm việc hằng ngày nhanh chóng và chính xác mà không cần nỗ lực. Chúng ta biết những mục tiêu hiện tại của chúng ta, chúng ta biết lịch sử quá khứ của chúng ta, và ký ức của chúng ta là nhạc trưởng đại tài để điều khiển một buổi hòa nhạc bao gồm quá khứ và hiện tại của chúng ta khi chúng ta theo đuổi những mục tiêu của chúng ta cho tương lai được mong đợi.

Những mối quan hệ xã hội của chúng ta được kết lại thành quan điểm về cái tôi của chúng ta, và nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ quan trọng, những thành viên trong nhóm và những vai xã hội có liên quan chặt chẽ với cái tôi trong ký ức. Thêm nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra những mục tiêu của chúng ta là một phần cần có cho những quan điểm về cái tôi của chúng ta mà chúng ta thường so sánh tình trạng hiện tại của chúng ta với những cái tôi mục tiêu đó để đánh giá sự tiến bộ của chúng ta trong việc đạt được những nguyện vọng của chúng ta và đáp ứng những nghĩa vụ của chúng ta.

Nhưng vẫn chưa phải là một câu trả lời đầy đủ

Có người thân mắc bệnh mất trí Alzheimer khiến tôi nghĩ nhiều hơn về vấn đề cái gì tạo thành cái tôi. Thoạt đầu, quan sát thấy những người đang bị mất trí nhớ nghiêm trọng dường như tái khẳng định lại câu trả lời trên. Quả thật, mất trí nhớ ở một người dẫn đến những sự thay đổi không thể chối bỏ trong tính cách, hành vi và khả năng đạt được những mục tiêu của người đó. Điều này chắc chắn đúng, nhưng nó cũng là một sự phân tích quá đơn giản.

Bằng chứng từ tài liệu khoa học thần kinh

Những phát hiện từ các nghiên cứu tâm lý học thần kinh cho thấy sự hiểu biết về bản thân (self-knowledge) là sản phẩm của nhiều hệ thống tương tác với nhau bao gồm ký ức cụ thể và ký ức chung về cái tôi, và những hệ thống khác của trí nhớ đối với lịch sử quá khứ của những sự kiện cụ thể của một người (episodic memory) và những thông tin khái quát không bị trói buộc vào những sự kiện nào đó trong cuộc đời của một người (semantic memory).

Ví dụ, Klein and Gangi (2010) thảo luận về nhiều bệnh nhân từng bị hỏng trí nhớ nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, dù ký ức episodic ở một người có thể bị tổn thương, thì các bệnh nhân thường có thể thông báo chính xác về những tính cách của riêng họ. Ví dụ, dù một phụ nữ bị chứng mất trí nhớ Alzheimer có thể không nhớ được những lần cô hành động theo cách của một người hướng ngoại, thích giao du, nhưng cô vẫn có thể nhận thức được rằng cô là người hướng ngoại, và ý thức về tính hướng ngoại của cô phù hợp với nhiều dấu hiệu của nét tính cách này (theo báo cáo của bạn bè và gia đình của cô).

Những nghiên cứu đó cho rằng dù nhận thức về những đặc điểm tổng quát của một người có thể đúng, thì sự cập nhật những đặc điểm khái quát đó thường bị “mắc kẹt” tại một điểm mà ở đó trí nhớ của một người bị tác động mạnh. Thêm nữa, dường như sự tổng quát đặc điểm chung về những nét tính cách của họ là độc nhất về cái tôi – nhiều bệnh nhân có thể thông báo chính xác những tính cách của riêng họ nhưng gặp khó khăn lớn trong việc mô tả những tính cách của những người thân của họ (ví dụ, con gái của họ). Tóm lại, có vẻ như kiến thức tổng quát về cái tôi, ví dụ như nhận thức về những tính cách khái quát của một người ban đầu dựa trên những ký ức episodic nhưng cuối cùng lại được cho là nằm ở một khu vực khác mà những kiến thức xã hội ít bị thương tổn trong nhiều trường hợp.

Một số lời cảnh báo nên được thừa nhận ở đây. Thứ nhất, những nghiên cứu trường hợp là do phong cách riêng của tác giả và không phải là những thực nghiệm, do đó bất kì kết luận nào là mang tính chủ quan trước nhiều nguyên nhân thay thế. Nhưng, khi chúng ta nhìn thấy một loạt sự phân rã trong những bệnh nhân mất trí nhớ mà ở đó ký ức episodic về cái tôi bị tổn thương nhưng sự hiểu biết khái quát về cái tôi thì không, nó cho thấy câu trả lời “cái tôi là ký ức” là phức tạp và nhiều sắc thái hơn. Quan điểm về cái tôi của chúng ta có thể là sản phẩm của những ký ức của chúng ta, nhưng ngay cả khi ký ức episodic bị tổn thương thì một số sự nhận thức về cái tôi vẫn còn tồn tại và có thể duy trì một cách đúng đắn (ít nhất là trong một khoảng thời gian).

Dù tôi khá chắc chắn rằng câu trả lời “cái tôi là ký ức” là đúng, tôi cũng bị thuyết phục rằng nó là một câu trả lời không đầy đủ khi một người giả định rằng “ký ức” là một hệ thống lớn, đồng nhất. Những phát hiện gần đây từ tài liệu khoa học thần kinh bắt đầu phác họa một bức tranh về cái tôi như là một sản phẩm của những hệ thống trí nhớ phức tạp, có quan hệ với nhau. Dù bổ sung thêm sự phức tạp mới vào vấn đề, nghiên cứu này bắt đầu rọi ánh sáng lên câu hỏi về bản chất của cái tôi và chức năng của nó trong việc dẫn dắt hành vi con người.


Nguồn
What Exactly Is the Self? Insights from Neuroscience
Self-concept is the product of multiple, complex memory systems
Published on January 23, 2012 by Allen R. McConnell, Ph.D. in The Social Self
PsychologyToday

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top