“ Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám ph

  • Thread starter Thread starter steppe huynh
  • Ngày gửi Ngày gửi
S

steppe huynh

Guest
“ Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” (Hà Minh Đức)

Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích sơ đồ không gian truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao:
Cái lò gạch bỏ không- Nhà tù- Túp lều Chí Phèo- Cái là gạch bỏ không.

Dàn ý
I. Mở bài:

- Giới thiệu Hà Minh Đức nguyên Viện trưởng Viện Văn học, nguyên chủ nhiệm Khoa báo chí Đại học tổng hợp Hà Nội.

- Giới thiệu câu nói “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” của Hà Minh Đức.

- Giới thiệu Nam Cao (Nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỉ XX).

- Giới thiệu “Chí Phèo” của Nam Cao. Ngoài viết về hình tượng người nông dân bị tha hóa, không gian trong Chí Phèo khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng, tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn.

II. Thân bài:



a) Giải thích nhận định.

_Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở: Nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

_Cái đẹp của sự thật cuộc sống: Bắt nguồn từ hiện thực; phản ánh sâu sắc những vấn đề con người quan tâm, trăn trở; phục vụ và góp phần cải tạo đời sống…

_Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: Sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo trong phản ánh hiện thực; tạo nên sự hài hào giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẫm mĩ cao…

Ý nghĩa khái quát: Khẳng định tầm quan trọng của hiện thực cuộc sống và tài năng nhà văn đối với việc sáng tạo cái đẹp.

b) Phân tích để chứng minh.

Ý nghĩa sơ đồ không gian: Đó là hệ thống các chi tiết không gian được nhà văn sắp xếp, để phản ánh những bước ngoặt cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Mỗi chi tiết có ý nghĩa quan trọng khác nhau đối với số phận nhân vật (Cái lò gạch bỏ không: một cuộc đời bị bỏ rơi; Nhà tù: nơi giam cầm và tha hóa người lương thiện; Túp lều Chí Phèo: tối tăm, nơi Bá Kiến cầm tù linh hồn quỷ dữ, cũng là nơi gặp gỡ của tình yêu thương và thức tỉnh bản chất lương thiện của Chí, Cái lò gạch bỏ không được nhắc lại theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, gợi số phận quẩn quanh bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ…).

Cái đẹp toát ra từ sơ đồ không gian: Các chi tiết này là những hình ảnh cụ thể, trong cuộc sống ở nông thôn xưa và gắn trực tiếp với cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Nhưng qua tấm long và sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo của một nhà văn tài năng nó đã trở thành những không gian nghệ thuật giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện sâu sắc nội dung hiện thực và nhân đạo của tác phẩm; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao.

c) Đánh giá nhận định trên:

_Khẳng định tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính.

_Đưa ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân- thiện – mĩ. Và tác phẩm phải đạt phẩm chất nghệ thuật cao.

_Định hướng cho người tiếp nhận tác phẩm văn học.

III. Kết bài:


_ Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao đã sử dụng linh hoạt yếu tố không gian trong truyện ngắn “Chí Phèo”. Không gian ở đây luôn được mở ra nhiều chiều nhờ những hồi tưởng, ước mơ và suy tưởng của nhân vật. Câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo từ thời hiện tại có thể quay về quá khứ hoặc hướng đến tương lai.

_Khẳng định câu “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” (Hà Minh Đức) là đúng.

Nguồn : St





 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top