Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Cải cách Taika – Sự thiết lập chế độ phong kiến Nhật Bản
Soga Umako và Shotoku Taishi là những người đặt nền móng cho cuộc cải cách Taika cũng như cơ sở cho sự thiết lập chế độ phong kiến ở Nhật
Bản. Sang thế kỷ VI, Nhật Bản trở thành một quốc gia thống nhất. Sản xuất phát triển nhờ cải tiến kỹ thuật, thương nghiệp được đẩy mạnh kể cả
việc buôn bán với bên ngoài. Mâu thuẫn giai cấp khá sâu sắc và thường xuyên xảy ra việc bỏ trèn của các hộ dân. Nhà nước bước đầu cử quan lại
đến quản lí trực tiếp hộ dân thay cho địa vị phụ thuộc vào quý téc, hộ dân dần trở thành thần dân. Có thể nhận thấy rõ từ những chính sách tích cực
tiến bộ của Shotoku là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự chuyển mình của Nhật Bản thời kì này. Đây có thể được coi là thời điểm quá độ của Nhật
Bản từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến.
Shotoku Taishi mất năm 622 khi cuộc cải cách đang được tiến hành. Dòng họ Soga ngày càng lộng hành song cuối cùng bị hoàng tử Nakanobe
(sau thành Hoàng đế Tenchi) và Nakatomi Nokamatari (sau là Fujimara Kamatari) làm đảo chính tiêu diệt vào năm 645. Họ đã thực hiện thành công
việc thiết lập một hệ thống quyền lực tập trung mô phỏng hệ thống chính quyền nhà Đường. Sự kiện này được gọi là cải cách Taika (645- 649) do
tầng lớp quý tộc thực hiện dùa vào các luận thuyết chính trị của Shotoku Taish. Mặt khác, số sinh viên được gửi đi du học ở Trung Quốc, sau
hơn 20 năm giê đã quay về, là lực lượng chủ chốt tiến hành cải cách, sau đó hơn 5 sứ đoàn cũng được gửi đi học tập ở Trung Quốc trong khoảng
thời gian từ 653-669.
Thực chất, Hoàng đế Tenchi và Kamatari “đã bắt đầu một làn sóng lớn thứ hai của cuộc cải cách trên cơ sở mô hình chính quyền tập trung của
Trung Quốc.Và như vậy, Soga Umako và Shotoku Taishi là những người đạo diễn khúc dạo đầu của cuộc cải cách, nó được thực hiện mạnh
mẽ và dứt khoát hơn dưới thời Taika.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất của các xã hội tiền tư bản. Để tập trung quyền hành vào tay, “ mục đích của cuộc cải cách Taika là tách
các trưởng họ ra khỏi ruộng đất hay nói cách khác là sự xoá bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất đai để chuyển sang quyền sở hữu của nhà
nước.
Nhà nước phân chia đất đều cho nông dân theo cách là chia ruộng thành các phần bằng nhau và mỗi phần này lại chia thành 9 khoảnh bằng nhau
giông như hệ thống sở hữu ruộng đất thời Đường của Trung Quốc. Các trưởng họ cũng được chia một diện tích đất như những người bình thường, bên
cạnh đó họ với tư cách là viên chức nhà nước cũng được nhận một khoản trợ cấp nhất định phù hợp với chức vụ của mình.. “ Dưới sự quản lý tập
trung mạnh mẽ, một hệ thống quận trưởng quốc gia đã được thành lập cùng với một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sơ khai"
Hình thức phân chia ruộng đất của cải cách Taika gọi là chế độ “ban điền”. Sự phân chia ruộng đất tuy vậy không giống nhau trong nhân dân: Nữ
được hưởng chỉ bằng 2/3 suất của nam; nô tì, tôi tớ được cấp bằng 1/3 suất của người tự do. Tầng líp quý téc cũng phân chia thành các loại ruộng
ruộng chức vị, “ruộng đẳng cấp” trong thời kì đảm nhiệm chức vụ nhất định; “ đất thưởng công lao với nhà nước” thì trong hai hoặc ba đời. Ngoài
ra, tầng lớp quý tộc còn nhận kèm những hộ nông dân làm bổng lộc. Những hộ nông dân này phải đóng một nửa thuế cho nhà nước và nửa còn lại
cho quý tộc.
Rõ ràng chính sách ban điền của cải cách Taika đã đặt cơ sở để xác lập quan hệ sản xuất phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỷ thứ VII. Ruộng đất
được quốc hữu hoá, Thiên Hoàng có vị trí cao, có quyền phân chia ruộng đất cho mọi người dân trên đất nước. Người nông dân được lĩnh những
mảnh ruộng nhỏ để canh tác, về hình thức họ không mất quyền tự do cá nhân, chủ động canh tác và nộp thuế cho nhà nước. Song thực tế, họ cũng
không được phép rời bỏ mảnh đất đó, trở thành đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước và tầng líp quý téc. Mặt khác, tầng lớp quý tộc theo thời gian
với những thủ đoạn của mình đã biến ruộng đất được phong cấp thành sở hữu của riêng mình.
Đồng thời với việc tiếp thu hệ thống sở hữu ruộng đất là hệ thống thuế má vô cùng phức tạp của Trung Quốc. Mỗi nam giới trưởng thành đều phải
nộp thuế ngang nhau và có thể trả bằng sản phẩm hoặc lao dịch, quân dịch. Nhật Bản cố gắng áp dụng hệ thống này vào đất đai đang bị các thị tộc
chi phối nhưng chủ yếu chỉ thực hiện được ở những nơi Yamato cai trị trực tiếp và nó đã để lại dấu ấn ở Nhật Bản đến khi Nhật Bản chuyển sang
chế độ lãnh địa. Nhưng có điểm khác là hình thức lao động bằng quân dịch giống như của Trung Quốc chưa bao giê được thực hiện ở Nhật Bản. Đây
là một bằng chứng thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc văn minh Trung Hoa của người Nhật. Bởi vì ưu thế của một đảo quốc, cách xa lục địa nên nhu
cầu phòng thủ khác với các quốc gia lục địa có đường biên giới liền kề nhau nhất là một nước rộng lớn như Trung Quốc. Do vậy, thu thuế chủ yếu vẫn
là sản vật và lao dịch, quân đội vẫn là các kỵ sỹ quý tộc..
Như vậy, Thiên Hoàng đã đạt được mục tiêu là quyền lực cùng với ngân khố được tập trung trong tay chính quyền trung ương. Song cách chính
quyền trung ương thực hiện không phải là tước đoạt quyền lực của quý téc bằng vũ lực. Các nhà cải cách khôn ngoan vẫn tỏ ra trân trọng vị trí của
tầng lớpđịa chủ, quý téc trong bộ máy chính quyền mới, bổ nhiệm họ làm quan trong triều hoặc cai quản các quận huyện địa phương. Kèm theo đó là
chế độ bổng lộc từ cao xuống thấp có tác dụng trấn an đối với bộ phận quý téc, địa chủ. Vì thế, giai đoạn đầu cuộc cải cách những nguyên lý về
chính quyền tập trung và sở hữu nhà nước được chấp nhận. Song điều kiện diện tích đất canh tác hạn hẹp cộng với sự cai quản từ lâu dài của
những tầng lớp quý tộc dòng họ rất lớn như Omi, Miyatsuko, Kunitsuko bên cạnh những địa chủ lớn nhỏ ở các vùng nên luật lệ chung khó áp dụng
được ở các vùng khác nhau đặc biệt ở những khu xa chính quyền trung ương. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến sau khi
Hoàng đế Tenchi.
Có thể nói, việc nắm được ruộng đất hay tư liệu sản xuất chủ yếu nhất của xã hội phong kiến nói chung và các xã hội tiền tư bản nói riêng của Thiên
Hoàng đã tạo ra những cơ sở vật chất cho chế độ phong kiến Nhật Bản. Tuy nhiên việc tiếp thu hệ thống thuế khoá Trung Hoa là không toàn diện và
có chọn lọc.
Bên cạnh chế độ ruộng đất phong kiến được thiết lập, Nhật Bản đã học tập hệ thống hành chính nhà Đường để xây dựng triều đình phong kiến cho mình.
Từ thời Tuỳ và Đường, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống bộ máy chính quyền phát triển và phức tạp nhất thế giới lúc đó. Nhật Bản, ở
trình độ thấp hơn nhưng tự ý thức được sự yếu thế của mình trước văn minh Trung Hoa nên đã cố gắng xây dựng một hệ thống chính quyền tập
trung chặt chẽ như nhà Đường song vẫn có những điều chỉnh cho phù hợp. “ Ngoài Tam sảnh, gồm tướng quốc cùng với tả thừa tướng và hữu thừa
tướng giống như triều đình Đại Đường, Nhật Bản còn lập ra để đại diện cho các chức năng tôn giáo của hoàng đế" Bên cạnh hệ thống lục bộ như
nhà Đường, người Nhật lập thêm hai bộ nữa, một để lo các công việc của hoàng gia (Bé cung vua) và một bộ khác lo giúp việc (Bộ trung ương). Theo
hệ thống mới chính quyền trung ương có hai bộ phận: Bộ phận lo về việc lễ nghi và bộ phận lo công việc của nhà nước trong đó bộ phận lo việc lễ nghi
quyền cao hơn bộ phận lo công việc của nhà nước. Có thể vì ở Nhật Bản, từ thời Shotoku Taishi, Thiên Hoàng đã gắn với sự thiêng liêng đi theo đó
là lễ nghi của Thần đạo, tôn giáo bản địa của Nhật Bản.
Đồng thời, Nhật Bản cũng học tập cách thức chia đất nước thành các đơn vị hành chính phủ, huyện, xã như nhà Đường. Triều đình cử quan lại
xuống cai trị các phủ còn các chức quan thấp hơn thì lấy từ các thổ hào ở địa phương. Song có điểm đặc biệt của Nhật Bản khi tiếp thu văn minh
Trung Hoa trong lĩnh vực hành chính quan lại nhưng không học tập cách thức thi cử giáo dục của nhà Đường mặc dù cơ bản trên lĩnh vực tư tưởng
vẫn là học tập và vận dụng Nho giáo của Trung Hoa. Có lẽ người Nhật Bản trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, các cuộc chiến tranh giữa các
dòng họ quý téc thường diễn ra dể giành giật đất đai…nên người tài xuất hiện trong thực tiễn chiến đấu. Cùng với lý do này, ở Nhật Bản lúc đó tuyển
người theo chế độ “tập tước” vẫn chưa thể xoá bỏ ngay được khi mà nó được hình thành và tồn tại từ rất lâu dài.
Về mặt tư tưởng, chỗ dựa của chế độ phong kiến Trung Hoa là đạo Khổng. Người Nhật chấp nhận những nguyên tắc cai trị và những nguyên tắc
về đạo đức của người Trung Hoa, ở thời kì đó là đạo Khổng thời Hán. Không chỉ là một học thuyết cơ bản về luân lý, đến thế kỷ VII, đạo Khổng đã
hoàn chỉnh thành một ý thức hệ chính trị của các triều đại. Khi “ xuất cảng” khỏi Trung Quốc, vào các nước Đông Bắc Á khác nh Việt Nam, Triều Tiên,
Nhật Bản đạo Khổng ở mỗi nước có một “độ khúc xạ” khác nhau. ở Nhật Bản trên nền tảng tôn giáo bản địa là Thần đạo (Shinto), Nho giáo, Phật
giáo, Lão giáo được truyền từ Trung Quốc qua những con đường khác nhau vào Nhật Bản. Ngoài việc hoà nhập với Thần đạo, Khổng giáo cũng phải
sống ôn hoà với các tôn giáo và hệ tư tưởng khác. Rất nhiều hoàng đế Nhật Bản theo Phật giáo hoặc Thần đạo về tín ngưỡng nhưng về mặt chính trị
lại theo Khổng giáo của Trung Hoa. Người Nhật học tập Trung Quốc về văn hoá và tư tưởng sâu hơn và lâu dài hơn so với vay mượn các thể chế
chính trị. Những thể chế chính trị vay mượn của nhà Đường do những điều kiện khác biệt của Nhật Bản mà chỉ trong vòng một thế kỷ đã sụp đổ.
Song những tư tưởng, tín ngưỡng, kỹ năng nghệ thuật, văn chương… được học suốt nhiều thế kỷ như một dòng chảy liên tục, ngày càng phát triển
và tạo nên những khuôn mẫu văn hoá cơ bản cho đời sau.
Cải cách Taika với nội dung cơ bản nhất là vấn đề quốc hữu hoá ruộng đất, tập trung quyền hành vào tay Hoàng đế như phong kiến Trung Hoa.
Những nội dung của cải cách Taika về chế độ ruộng đất, thuế khoá, xây dựng bộ máy hành chính đã đặt cơ sở cho chế độ phong kiến ở Nhật Bản.
Tiếp theo nó mở đường và đẩy mạnh cho sự tiếp thu văn minh Trung Hoa một cách có hệ thống và toàn diện hơn trong đó đáng kể nhất là việc tiếp thu hệ
thống pháp luật của Trung Hoa. Điều này, đã tạo nên những đổi mới trong chính phủ, kinh tế và đời sống ở thời kì từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IX
trong xã hội Nhật Bản. Đạo luật cổ nhất được biết đến là vào năm 701, niên hiệu Taiho, hay còn gọi là luật Taiho “ bao gồm các luật hình sự, hành
chính, dân sự và thương mại, đã có hiệu lực cho tới khoảng thế kỷ X vẫn tiếp tục có hiệu lực chính thức tới năm 1885 khi luật văn phòng bắt đầu có
hiệu lực". Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tiếp thu tư tưởng Trung Quốc về nhiệm vụ quan trọng của nhà nước là ghi chép lịch sử để làm bài học
cho hoạt động chính trị và sự cố gắng thu thập chính sử đến năm 887. Kết quả là hai pho sử đầu tiên của Nhật Bản là Cổ sự ký (Kojiki) dưới dạng
thần thoại, năm 712 và Nhật Bản ký (Nihon- shoki) dưới dạng lịch sử năm 720. Nguồn gốc nhà Trời và quyền lực tuyệt đối của gia đình Hoàng đế Nhật
Bản được nhấn mạnh trong hai cuốn sách lịch sử này. Sau này, dùa vào hai cuốn sử trên với những huyền thoại của nó được sử dụng để khơi dậy
tinh thần yêu nước mãnh liệt và tính đồng nhất của người Nhật.
Cũng từ việc tiếp theo khuân mẫu chính trị của Trung Hoa, Nhật Bản đã thành lập một kinh đô cố định và cũng là đô thị đầu tiên cảu đất nước. Điều
đó kết thúc việc rời đô khi mỗi triều vua thay đổi. Thủ đô đầu tiên đó là Heijo (nay là Nara) được đặt ở bình nguyên Yamato, được xây dựng vào năm
710, mô phỏng kinh đô Tràng An thời Đường. Kinh đô Nara là mô hình thu nhỏ và lạc hậu hơn so với Tràng An, có điều ở phía Tây của kinh đô tường
thành cũng như các công trình khác đều không được xây dựng vì không cần thiết với một đảo quốc như Nhật Bản. Nhưng với việc xây dựng một kinh
đô như thế đối với Nhật Bản đã thể hiện tham vọng sánh ngang Trung Hoa của người Nhật Bản .
Sau một thời gian học tập nền văn minh Trung Hoa Nhật Bản đã đóng cửa để tái tạo lại những giá trị vừa mới học tập được. Thời kỳ sau cải cách
Taika là giai đoạn Nhật Bản phát triển về văn hoá, nhưng khuynh hướng phát triển của mô hình phong kiến tập quyền học tập từ Trung Hoa đã dần
chuyển sang xu hướng khác.
Nguồn : diendankienthuc.Net*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: