Cách viết được bài văn hay

  • Thread starter Thread starter Yeutoan
  • Ngày gửi Ngày gửi
Ko tranh luận với bạn nữa đâu nha.

Chờ câu này của bạn lâu quá :26:

Mà bạn nói mỗi ng đều có vẻ đẹp nào đó vậy bạn thấy tôi có vẻ đẹp gì đó ko? Nếu có sao ko khen 1 câu mà toàn chê bai thế

Bạn có một vẻ đẹp, rất đẹp là kiên nhẫn ngồi tranh cãi với một con điên như tớ :26:

p/s: mình spam rồi :-"
 
Làm được như vậy hay không một phần cũng phải do chúng ta mà ý kiến cảu bạn ý đúng đó, ý kiến đó cũng dựa trên sự dạy bảo của các thầy cô trên lớp mà ai đi học cũng đều được học qua thui mà!
 
Ko đâu. Tặng bạn bài thơ của Tô Đông Pha nè

Thùy như Long khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
 
Ko đâu. Tặng bạn bài thơ của Tô Đông Pha nè

Thùy như Long khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Trước hết là cám ơn :)

Sau là tôi không thích thơ Đường và cũng không hiểu mấy câu thơ mà bạn tặng ^^



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài thơ ấy tạm dịch là

Long khâu cư sĩ vốn ng hiền
Nói có bàn không suốt cả đêm
Chợt nghe sư tử Hà đông rống
Gậy chống đang cầm cũng rớt liền

Nếu nick của bạn là Thiên sư thì bài thơ ấy rất thích hợp để làm chữ kí đấy
 
Các bạn "thảo luận sôi động" quá nhỉ :D

1 bài văn mình ngồi làm 3, 4 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa hoàn chỉnh được, cần phải có thêm 1 tiếng để đọc lại bài và kiểm tra lại câu từ, lỗi chính tả,... cứ mỗi khi cô cho bài viết về làm là như thế :| [Mình nhớ có lần mình ngồi viết 1 bài văn từ 7h tối đến 12h khuya luôn :))] Các bạn nói ngồi cắn bút tập trung suy nghĩ là ra? Bạn suy nghĩ ra, nhưng đó chỉ là ‘bản thảo’ thôi, bạn ngồi cứ cặm cụi viết và viết những câu cú, lỗi dùng từ, cách hành văn có có trau chuốt? ,.. ồ không, phải cần thời gian để ‘kiểm’ lại nữa :D

Không gian ngay lúc đó như thế nào? Không gian phải yên tĩnh, một chỗ thật ồn ào, bạn chẳng thể nào mà tập trung suy nghĩ được :)) Thêm 1 yếu tố.

Nói về bài văn 1 tí, Đề văn, đề ấy bạn có thích không hay không, bây giờ bạn đã có 1 không gian yên tĩnh rồi, mà giờ cái gì mà.... =.=! Mình không thích bài, chẳng có chút ấn tượng nào cả, hoặc thậm chí là... ghét luôn cả bài này, thế thì biết làm thế nào đây? :D Khi bạn thích bài đó, bạn có hứng thú phân tích, hay viết về 1 đề tài nào đó thì mới viết được chứ, còn không thì thôi.. viết vài dòng cho xong :P

Về cách làm bài, đầu tiên bạn phải đọc kỹ đề bài trước cái đã :D, đề yêu cầu là nêu cảm nghĩ, nêu nhận xét, hay là phân tích,... sau đó xác định được những nội dung chính, những ý chính mà bạn cần phải làm, tóm lược về nó tí, cái này mình nghĩ bạn nên ghi ra giấy nháp, ghi những gạch đầu dòng là các ý mà bạn cần phải phân tích (nó giống như là dàn ý, nhưng cái này bạn để ngắn gọn hơn) để khỏi bị quên ý, lúc đầu thì nhiều ý để viết lắm, nhưng khi bắt đầu làm dc 1 ý thì bạn lại quên các ý kia :D vì thế, phải viết ngắn gọn mấy cái đó ra ngoài giấy nháp :D Bất cứ bài văn nào cũng vậy, không phải khi mình hiểu được bài đó thì đã được đâu, mình nghĩ các bạn nên nêu thêm 1 chút thông tin về nó nữa, những thông tin ấy lấy từ các bài mà bạn đọc tham khảo về bài ấy đấy, vd như đó là bài thơ đầu tiên của tác giả nào, lúc ấy tác giả bị bệnh gì, hoàn cảnh sống cơ cực hay gì gì... (cái này mình ví dụ thôi :D) Mình thấy chúng ta cũng có thể ‘câu’ các thầy cô từ các ý đó :D Về mấy bài nghị luận thì cũng vậy, bài nghị luận mang tính thời sự cao, mà bạn đây chẳng có thông tin gì về cái đó cả, thế thì tiêu rồi còn gì, thôi thì biết gì viết nấy :D

Tâm trạng, :D, nếu nói về cái này thì chắc cũng tùy vào mỗi người các bạn nhỉ? Tâm trạng của bạn ngay lúc ấy, ngay khi bạn đang gặp rắc rối chuyện gì đó, đang buồn, hay đang phân vân, khó xử về bất cứ những thứ chuyện ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn ‘phải’ suy nghĩ về những thứ gì gì đấy, tùm lum thứ trong đầu, ... khiến bạn không thể nào tập trung suy nghĩ được..? Miên man... và cứ như thế, đã là bài văn bắt buộc mình phải viết rồi phải nộp thì đó mình thấy chẳng có gì để viết cả, vọ vẹ vài dòng cho xong một bài, mai đem nộp, tính sao giờ, mình không có hứng để viết, cũng không có tí cảm xúc gì với cái đề này cả! Một người vướng vào cái này ấy nhỉ :D

Thêm 1 ý nữa, nếu như bạn là người rất tình cảm, cảm xúc của bạn luôn luôn có thì với 1 đề văn là nêu cảm nghĩ của mình thì vẫn tốt hơn người mang thích phân tích, nhận xét, cho ý kiến,... thì với 1 đề văn nghị luận thì phù hợp với người đó nhỉ :D Mình nghĩ thế, cái này thì tùy vào mỗi người bạn nhỉ? Mình thấy khi viết văn, mỗi bạn có 1 thế mạnh riêng, bạn thì giỏi viết cảm xúc, bạn thì giỏi về nghị luận,...

Còn về cách viết văn của bạn nữa, vốn từ bạn đã có chưa (nghe nói cứ như là Tiếng Anh ấy nhỉ :D), câu từ khi viết văn phải mượt, mà làm sao để như thế? Mình nghĩ chúng ta nên đọc nhiều sách các bạn ạ, khi đọc, nhất là sách văn, chúng ta để ý về cách hành văn của người viết, nghệ thuật mà họ dùng để diễn đạt,.. thế rồi học hỏi, và sau đó là áp dụng những cách diễn đạt ‘mới hơn’ :D

Nếu có mấy yếu tố này thì bài văn sẽ hay nhỉ :)) Tiếc thật! Bởi thế, khi đọc lại những bài mình đã viết, lúc nào chúng ta cũng muốn sửa nó lại cả :)), và cũng chẳng biết đến khi nào nó sẽ.. hoàn chỉnh thành 1 bài.. hoàn chỉnh nữa :D

Và cũng giống như bạn Tamduongkhach đã nói, đôi khi mình cũng không thích những cái đề mà thầy cô cho cho lắm, vì đôi khi mình không thích bài đó, không có hứng thú với đề tài đó,.. :D Thích ngồi viết.. ‘vu vơ’ hơn :D Viết ra những cảm xúc của mình.

1 vài ý kiến nho nhỏ của mình.
Khánh Ngân hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Bạch Việt. Việc giúp mọi người tìm hiểu kĩ hơn về cách học và cũng như làm văn tốt văn mới đáng bình luận chứ cứ tranh cãi với các ý kiến "cãi chày cãi cối" thì không được. Bạn Yeutoan và bạn vuonchuoixanh thì nên nhịn người ta thì hơn. Bản thân họ đã không biết cách ứng xử thì chúng ta cũng không nên nói làm gì^^.

Phải kiên trì việc đọc sách mỗi ngày, mỗi ngày đọc vài trang sách, dần dần tăng thời lượng đọc sách lên trong ngày để mình học hỏi và nắm bắt được những cách viết của các nhà văn, các tư liệu văn học. Khi đã viết bài tập làm văn xong thì nên tập thói quen kiểm tra lại bài viết của mình để phát hiện kịp thời những lỗi sai.
Để bài văn tránh bị lặp ý, bạn nên có dàn bài định hướng trước nội dung sẽ viết và dàn bài này phải tùy thuộc kiểu bài. Trong dàn bài phải chia ra những luận điểm luận cứ, xác định luận điểm nào phải xoáy sâu trọng tâm. Luận điểm nào là luận điểm phụ. Và khi viết văn thì theo dàn bài để tránh lặp ý hoặc thiếu ý. Quá trình làm văn thì bạn nên huy động nhiều kiến thức đã học một cách đa dạng, phong phú để tránh việc lặp đi lặp lại một ý đơn điệu.
Để có một bài văn tốt, bạn nên theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề, xem đề bài cần yêu cầu về những nội dung nào và kiểu bài, nắm chắc phương pháp làm kiểu bài đó.
Bước 2: Tìm ý.
Bước 3: Lập thành dàn ý.
Bước 4: Viết bài văn.
Bước 5: Kiểm tra.
Để viết bài tốt bạn cần chú ý các điểm sau:
* Nắm chắc phương pháp để viết bài văn theo trình tự nào. Bên cạnh đó, bạn cần suy nghĩ tìm tòi, huy động những kiến thức đã học liên quan đến nội dung đề. Hơn thế nữa, suy nghĩ sáng tạo của cá nhân là quan trọng nhất. Không nên lệ thuộc bài văn mẫu một cách rập khuôn máy móc. Bởi vì quá trình tiếp nhận văn học là bạn tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cho nên khi bạn diễn đạt thì ngoài yếu tố câu cú, ngữ pháp, lời văn phải trong sáng còn yêu cầu là thể hiện tình cảm của người viết. Chúng ta cần phải trân trọng và đánh giá cao vai trò sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh. Bạn hãy mạnh dạn nêu những suy nghĩ, ý kiến, những cảm nhận của cá nhân mình, có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa đúng nhưng sẽ được thầy cô giáo dạy văn định hướng và từ đó bạn lại tiếp tục bày tỏ ý kiến cá nhân trên cơ sở định hướng thẩm mỹ của thầy cô. Theo ý kiến riêng của cô là khi các bạn viết một bài văn cũng là các bạn đang sáng tạo, cũng có nhu cầu bộc lộ bản thân mình. Vậy thì các bạn nên dựa trên những định hướng về nội dung, về kiểu bài, để có những sáng tạo nho nhỏ của chính mình, và mình trân trọng những sáng tạo của riêng mình. Lâu dần các bạn sẽ viết văn tốt, tự tin, và đến với môn văn một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn.

Môn văn rất cần học thuộc lòng. Trước hết là thuộc lòng tác phẩm, và các kiến thức liên quan đến tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đó là vốn tri thức văn học cần thiết để làm bài, đồng thời là vốn văn hoá cho mỗi người khi bước vào cuộc sống. Học văn mà không thuộc văn thì thuộc cái gì? Một số học sinh lại ra sức học thuộc bài văn mẫu và khi kiểm tra thi cử chỉ mong trúng đề, chép lại văn mẫu. Cách học đó là sai, đáng bị phê phán.
Đối với học sinh, việc bắt chước những câu văn hay của các nhà văn, các nhà nghiên cứu không bị coi là đạo văn. Bao giờ cũng vậy, việc học ban đầu là bắt chước, sau đó mới là phát triển sáng tạo. Chỉ phê phán những trường hợp chép nguyên từng đoạn hay cả bài của người khác.
Môn văn vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm hồn, tiếp cận vẻ đẹp một tác phẩm văn chương phải là tâm hồn, là tình cảm, là trái tim. Trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, môn Văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người. Khi bạn đã thực sự yêu mến bộ môn Văn, thì cách học sẽ trở nên rất dễ dàng. Trước hết, bạn hãy nắm vững những kiến thức về văn học sử, lý luận văn học, về tác giả, tác phẩm. Tiếp theo, bạn cần thực hành ứng dụng những bài tập tiếng Việt và gắn phân môn tiếng Việt với đời sống hàng ngày từ trong nói, viết, giao tiếp ứng xử. Và cuối cùng là bạn viết bài tập làm văn thì tùy thuộc kiểu bài, yêu cầu về nội dung để định hướng mình cần phải viết những gì, viết như thế nào, viết cho ai... Trong quá trình viết, bạn hãy viết bằng tất cả tình cảm của mình, để bạn tác động vào tình cảm con người. Bởi vì văn học không chỉ dừng lại ở tác động lý trí, tôi mong bạn sẽ lựa chọn những ngôn từ biểu cảm, linh hoạt trong viết câu, mang giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, sắc sảo... Bạn cũng nên có những liên tưởng, tưởng tượng để bài văn của bạn hay hơn.

Còn về việc tìm hiểu cách tìm kiếm cảm xúc trong bài văn của mình xin mời các bạn xem đoạn trích sau đây:

Thưa cô, viết văn rất cần cảm xúc văn học, làm thế nào để mình có cảm xúc khi viết ạ?(Kim Loan, 15t, ĐÔNG NAI)

Cô rất đồng ý với em là viết văn phải cần cảm xúc bởi người sáng tác tác phẩm văn học đã viết bằng tất cả những cảm xúc nên khi chúng ta tiếp nhận tác phẩm văn học, chúng ta cũng phải tiếp nhận bằng tất cả cảm xúc của mình. Đó là sự đồng cảm giữa người viết và người đọc. Nhưng làm thế nào để tạo ra được cảm xúc này là một vấn đề khó. Bởi như em biết, tạo nên cảm xúc phải là sự cảm thụ của trái tim, tấm lòng và tình cảm của mình. Ý kiến của cô là em nên đọc hiểu kỹ tác phẩm, rồi nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, cuộc đời của tác giả... Trên cơ sở hiểu đúng, em hãy lựa chọn những ngôn từ có chất văn chương, viết văn giàu hình ảnh, câu văn thì linh hoạt... Quan trọng là cách diễn đạt của em, em diễn đạt tình cảm của mình bằng giọng văn biểu cảm, có chất văn chương. Sáng tác văn học là khó. Cảm thụ văn học lại càng khó hơn. Nguyễn Du đã viết: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Em hãy đến với tác phẩm văn học bằng trái tim, tấm lòng của mình thì những cung bậc tình cảm vui, buồn, thương, hờn giận từ tác phẩm văn học sẽ đi vào lòng em. Em sẽ biết thương cảm những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công, cái xấu, cái ác... Văn học sẽ khơi dậy và đánh thức những tình cảm bên trong của em. Từ những tình cảm gần gũi đời thường nhất như thương ông bà, cha mẹ, anh em, thầy cô bè bạn... đến những tình cảm lớn hơn như làng xóm, quê hương. Văn học sẽ bồi đắp tâm hồn em, thấm dần vào lòng em. Khi mà em thực sự có những cảm xúc thật trong lòng mình thì em viết bài văn mới có cảm xúc được. Nếu em đã từng học văn, em sẽ thấy đã có những tác phẩm văn học lay động và đánh thức cả một dân tộc đứng lên đánh giặc để giữ nước. Như một cô gái mở đường rất bình thường, nhưng tình yêu tổ quốc trong lòng cô thì lúc nào cũng tỏa sáng "Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom". Chính những giây phút lắng lòng nhất, cảm xúc sẽ nâng cao. Và từ đó, em sẽ tiếp nhận cảm thụ tác phẩm văn học tinh tế và sâu sắc hơn.
 
Vậy theo bạn 1 đứa trẻ mới sinh ra cũng có thể có cảm xúc để viết cho mình được 1 bài văn ;;)

Tôi xin thưa với bạn rằng: Chúng tôi đang bàn luận về cách học văn chứ không phải là tranh luận các ý kiến hết sức phức tạp như bạn nghĩ. Nếu như bạn cứ tranh cãi trong một topic đàng hoàng thì bắt buộc Ngân phải xin Ban tổ chức giải quyết.
Thân!
 
An Nghi rất đồng ý với các ý kiến của các anh chị...^^
Nếu chúng ta cố gắng thì An Nghi nghĩ bài văn của chúng ta sẽ hay hơn.
 
Dạ vâng ạ.

Cứ TRANH LUẬN thì bị bảo là TRANH CÃI :))

Cảm ơn vì những điều được nhận :)

Chúc vui. :)

Chào thân ái và quyết thắng!


p/s: xin lỗi vì bài spam cuối cùng ^^
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top