Cách viết mở bài, kết bài nghị luận văn học
Cách làm mở bài đúng, trúng và hay
Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian
Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Theo cô Thanh Thủy: “Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp”
Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp.
Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
“Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay…” Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian
Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận.
Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng.
Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập. Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc.
3 nguyên tắc làm mở bài
Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé:
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài
- Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn…) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm, tác giả. Những tư liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp bạn không phải lúng túng khi bắt đầu làm bài.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- MB: Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học ta hiện nay. Ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh, vị tha.
- KB: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa qua những phát hiện của Phùng thân phận cay đắng, đầy bi kịch, nghèo khổ của người đàn bà hàng chài, đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự, triết lý, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
- MB: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xacủa nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất chongười đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà khiến khi gấp trang sáchlại ta không thể nào quên.
- KB :Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống , không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà NMC chính là vị"khai quốc công thần của triều đại văn học.
- MB: Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt nam hiện đại. Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học thời kì đổi mới. Mang một ước nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. "Chiếc thuyền ngoài xa" cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà hàng chài được tác giả khắc học và phăm phá bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng -người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có lúc chị tự bộc lộ mình qua những lời nói, hành động trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi khám phá tính cách của người đàn bà hàng chài, ấn tượng đầu tiên Nguyễn Minh Châu muốn đem đến cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài này ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiên đại.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Cảm nhận về nhân Việt
- MB: Nhà văn Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nam thời chống Mĩ. Văn của Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực dữ dội của chiến tranh vừa đằm thắm chất trữ tình lãng mạn. Nguyễn Thi gắn bó với vùng đất Nam bộ nên những nhân vật tiêu biểu trong truyện của ông là những người nông dân Nam bộ hồn nhiên trung hậu nhưng anh dũng kiên cường. “Những đứa con trong gia đình,” 1966, là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được việt trong những ngày nhân dân Nam bộ anh dũng kiên cường đánh Mĩ. Truyện kể về những đứa con trong gia đình giàu lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước. Hai nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt và Chiến nhưng nhân vật được nhà văn tô đậm nhất là nhân vật Việt.
- KB: Với kết cấu tác phẩm theo lối đồng hiện, với nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đa dạng độc đáo và ngôn ngữ đời thường giàu chất Nam bộ, nhà văn đã xây dựng được nhân vật Việt một cách sinh động. Nhân vật Việt tiêu biểu cho những người con anh hùng của nhân dân Nam bộ thời đánh Mĩ. Họ vừa mang nặng mối thù chung và mối thù riêng, đã ra đi chiến đấu, hi sinh vô cùng anh dũng cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
VỢ NHẶT
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong TP Vợ nhặt
- MB: Ai nói chiến tranh là âm thanh dữ dội của bom đạn hay tiếng gào thét của dân đen vô tội? Không, nó im lặng. Vì khi đã chết, chúng ta không thể lên tiếng. Phát xít Nhật càn qua quê hương ta, đất Việt lầm than với hai triệu người con chết vất vưởng. Nhưng chính trong tận cùng ta thấy đối cực, trong cái chết và màu đen, chúng ta thấy tình yêu và sắc sáng. Truyện "Vợ nhặt" như một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự sống, sống với nhọc nhằng khổ ải, sống với cái nghèo đến tột độ về vật chất, nhưng chỉ cần hi vọng, một sự hi vọng trù phú và vững chãi. Nhân vật Tràng trở thành người nông dân hiền lành, thô kệch với một trái tim tràn trề tình nhân ái, vị tha qua trang văn của Kim Lân.
- KB: Truyện kết lửng lơ, Tràng còn ngồi với bữa cơm dang dở. Nhưng cái dang dở kia là khởi đầu cho trường kì kháng chiến của một dân tộc, mà trong đó hình thành từ từng cá thể. Tràng, vợ Tràng và cả mẹ già, giờ tay sẽ cùng chung sức cho hành trình dài của triệu dân đất Việt. Pháo đài hòa bình và độc lập vững chãi trên từng viên gạch tin tưởng và hi vọng.
Nhân vât bà cụ Tứ:
- MB:Tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân đã tạc lưu trong tâm trí người đọc không chỉ bởi một ấn tượng ám ảnh về cái đói, cái cùng của những người nông dân sống trong đêm trước Cách mạng. Những tháng ngày 1945 ấy, cái đói cứ bủa vây nơi nơi, đâu đâu cũng ngửi thấy "mùi đói". Làng quê chìm trong ko khí tang thương. Tiếng quạ kêu thê thiết, tiếng khóc hờ của những nhà có người chết đói và thân phận rẻ rúng của bao cảnh đời: người ta có thể nhặt được vợ giữa đường chợ chỉ với 4 bát bánh đúc và mấy câu đùa cợt.... Lật giở lại tác phẩm và để lòng ta lắng lại với những dư vị của cảm xúc. Ta đã hiểu... Nói đến văn học là nói đến 1 phạm trù ko giới hạn của nghệ thuật, có khả năng gợi mở mọi chiều kích của các giác quan và trường liên tưởng. Với tác phẩm Vợ nhặt, ta không chỉ biết đến 1 anh Tràng thô nhám, cục mịch mà có lúc ngượng nghịu, ngẩn ngơ như một đứa trẻ lớn hiền lành, 1 chị vợ "chao chát, chỏng lỏn" mà "hiền hậu, đúng mực", ta còn biết đến 1 nhân vật nữa: một nv giữ cho câu chuyện "VN" có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Đó là nhân vật bà cụ Tứ. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng của người mẹ nông dân này.
- KB: Nhà văn Tô Hoài có lần đã khẳng định: "Nhân vật là trụ cột của sáng tác, nhà văn trước tiên phải lo cho nhân vật của mình. Nhà văn nói bằng nhân vật, thông qua nhân vật, nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện chủ đề và tinh thần tác phẩm". Nhân vật bà cụ Tứ đã cho ta hiểu bao điều về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Bà chính là linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt Nam: rất nhân hậu, rất bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ
mình sang các con. Người mẹ già ấy phải chăng chính là ánh sáng lạc quan của cả thiên truyện, lặng thầm đằng sau bóng tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ. Ánh sáng ấy làm cho câu chuyện anh Tràng nhặt vợ trở nên thấm thía cảm động hơn, nâng truyện ngắn "Vợ nhặt" lên tầm cao, mang chiều sâu của 1 truyện ngắn "hiện thực - nhân bản". Ta thấy cái nhìn đồng cảm xót thương của Kim Lân chứa chan, thấm đượm trong từng câu, từng chữ, từng chi tiết của bức tranh đời sống nạn đói năm Ất Dậu, đằng sau những giọt nước mắt, những lời độc thoại được chắt ra từ 1 tâm hồn cao đẹp.
Giá trị nhân đạo Vợ nhặt:
- MB: Nông thôn và nông dân vốn là đề tài quen thuộc của thể loại truyện ngắn xưa nay. Dù ta đánh giá tiểu thuyết theo phương diện nào cũng không thể bỏ qua những trang tiểu thuyết viết về nông thôn. Nhiều tác phẩm có giá trị gắn liền tên tuổi các nhà văn nổi tiếng. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ...Trong những tác phẩm mang tư tưởng nhân văn khá sâu sắc được nhiều người biết đến có sự đóng góp của nhà văn Kim Lân. Truyện ngắn Vợ nhặt, trong tập Con chó xấu xí, được nhà văn hoàn thiện 1960. Nhà văn của làng quê đã viết rất chân thật và sắc sảo để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tình người trong trong cảnh huống éo le nạn đói 1945. Người dân quê vẫn cưu mang giúp đỡ nhau ngay cả khi hi vọng mong manh nhất.
- KB: Với cách dựng truyện độc đáo, xây dựng nhân vật với sự chuyển biến tâm lí, tinh tế, Kim Lân có những thành công đáng kể ở truyện ngắn Vợ Nhặt. Có thể với nhân vật, tình tiết câu chuyện đi qua số phận nhân vật là sự mở đầu cho ý thức đấu tranh, giác ngộ cách mạng. Hình ảnh "lá cờ đỏ', "Việt Minh" xuất hiện trong bữa cơm ngày đói cuối truyện như những tình yêu thương trân trọng và tin tưởng nhà văn ngầm dành cho nhân vật. Cách kết thúc truyệnVợ nhặt như mở ra cho cuộc đời nhân vật của mình một hướng đi, một niềm an ủi cần thiết để nhân vật không chìm trong tối tăm, bế tắc như nhân vật chị Dậu, anh Pha, như Chí Phèo, kép Tư Bền... cuả văn xuôi trước Cách mạng.
TRÀNG GIANG
Cảm nhận về bài thơ TRANG GIANG
- MB: Nếu phải kể đến những đôi bạn thơ gắn bó keo sơn, thân thiết với nhau thì trong nền thơ hiện đại Việt Nam, đáng nhắc đến trước tiên vẫn là bộ đôi Xuân Diệu – Huy Cận. Bộ đôi ấy đã hình thành nên một xóm thơ “ Huy – Xuân ” trong phong trào thơ mới. Nhưng điều đó không hề có nghĩa là hai hồn thơ đó giống nhau, mà là ngược lại. Như sau này có người nhận xét: “Nếu Xuân Diệu là thi sĩ của niềm ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian. “Chính cảm hứng về vụ trụ bao la lớn rộng đã góp phần làm nên vẻ đẹp thơ Huy Cận, ngay từ thuở nhà thơ mới viết tập đầu tay – “ Lửa thiêng”. Một trong những bài tiêu biểu nhất của tập thơ, tiêu biểu nhất cho nỗi khắc khoải xa quê, hồn và cảnh hòa nhập giữa vũ trụ mênh mang sông dài, trời rộng của “Tràng giang”?.
- KB: Tuy nhiên không vì thế mà có thể coi “Tràng giang” giống như là những vần thơ cổ điển. Huy Cận vẫn cứ hiện diện trong bài thơ như một nhà thơ mới, có thể nhận ra được từ cảm giác bơ vơ, bé nhỏ, một tâm trạng rất phổ biến của một “thời đại thi ca”. Bởi thế cánh chim chiều của Huy Cận mới yếu ớt, đáng thương đến thế, bởi đôi cánh nhỏ nhoi kia không đỡ nổi cả bóng chiều nhẹ nhàng, bảng lảng đến phải chao nghiêng. Nó khác nhiều với cánh cò bình thản trong thơ Vương Bột. Chất thơ mới ấy cũng thể hiện trong những rung động tinh tế khó nắm bắt trong cách nói “dợn dợn” ,làm nên cảm giác mơ hồ, lung linh không rõ rệt. Thêm vào đó, nhà thơ còn từ chối nguyên tắc “tức cảnh sinh tình” vốn đã là khuôn mẫu trong thơ cổ. Tình không cần phải được gợi ra từ khói hoàng hôn. Và với tất cả những lý do trên, khổ thơ cuối cùng của “Tràng giang” đã đạt đến những thành công có ý nghĩa về cả hai phương diện : nội dung cảm xúc lẫn hình thức văn chương.
VỢ CHỒNG A PHỦ
- MB:Tô Hoài, trước 1945, nổi tiếng với tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký". Theo Cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc. Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập "Truyện Tây Bắc" ra đời, được trao giải Nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. "Vợ chồng A Phủ" là một trong 3 tác phẩm của tập truyện "Truyện Tây Bắc". Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Vợ chồng A Phủ" cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc".
- KB: Vợ chồng A Phủ" có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó phản ánh được sự trưởng thành của các dân tộc Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng. Đồng thời, tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đảng đối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giải phóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc. Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc làm cho truyện "Vợ chồng A Phủ" có sức hấp dẫn và có giá trị bền lâu.
TÂY TIẾN
Phân tích bài thơ Tây Tiến
- MB:Tây Tiến" là bài thơ của người lính nói về người lính - anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao. Chủ đề bao trùm cảnh và tình "Tây Tiến" một nỗi nhớ và niềm tự hào da diết của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, về miền đất Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội trong khúc ca bi tráng của ngôn từ nghệ thuật.
- KB:”Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ trẻ trung của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ và những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.
Phân tích đoạn đầu Tây Tiến
- MB:Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...Dòng sông, đỉnh núi thơ mộng, con đường đèo dốc cheo leo, suối sâu, vực thẳm, hiểm nguy và những đồng đội, đồng bào ân nghĩa ân tình như đang sống động hiện lên trong tâm trí độc giả qua những xúc cảm chân thành của phần đầu bài thơ.
- KB: Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng xa lạ, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lai. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đọan thơ thứ hai.
Phân tích đoạn 3
- MB: Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sỉ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông đặc biệt thành công khi viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản. Một trong những bài thơ nổi tiếng về đề tài người lính là “ Tây tiến”. Tây tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của hồn thơ Quang Dũng được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, khi ông đã xa đơn vị Tây tiến một thời gian. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu 1947. Những người lính Tây tiến phần đông là thanh niên HN thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong đó có cả học sinh, sinh viên . Đặc biệt đoạn thơ sau đây được Quang Dũng khắc họa hình thượng người lính Tây Tiến với sự gian khổ hào hùng trên nền cảnh lãng mạn, bi tráng.
- KB: Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng . Đặc biệt ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ đã sáng tạo được hình tựơng người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử, một đi không trở lại. Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh của người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình. Hơn 60 năm đã trôi qu a kể từ ngày Tây Tiến ra đời nhưng đọc lại bài thơ em vẫn vô cùng xúc động. Những hình ảnh thơ đẹp, khí thế, lí tưởng của một thế hệ thanh niên đã anh dũng ra đi mà nhiều người không trở về. Bản thân em mình cần phải…
Cách làm mở bài đúng, trúng và hay
Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian
Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Theo cô Thanh Thủy: “Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp”
Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp.
Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
“Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay…” Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian
Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận.
Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng.
Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập. Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc.
3 nguyên tắc làm mở bài
Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé:
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài
- Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn…) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm, tác giả. Những tư liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp bạn không phải lúng túng khi bắt đầu làm bài.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- MB: Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học ta hiện nay. Ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh, vị tha.
- KB: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa qua những phát hiện của Phùng thân phận cay đắng, đầy bi kịch, nghèo khổ của người đàn bà hàng chài, đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự, triết lý, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
- MB: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xacủa nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất chongười đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà khiến khi gấp trang sáchlại ta không thể nào quên.
- KB :Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống , không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà NMC chính là vị"khai quốc công thần của triều đại văn học.
- MB: Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt nam hiện đại. Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học thời kì đổi mới. Mang một ước nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. "Chiếc thuyền ngoài xa" cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà hàng chài được tác giả khắc học và phăm phá bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng -người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có lúc chị tự bộc lộ mình qua những lời nói, hành động trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi khám phá tính cách của người đàn bà hàng chài, ấn tượng đầu tiên Nguyễn Minh Châu muốn đem đến cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài này ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiên đại.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Cảm nhận về nhân Việt
- MB: Nhà văn Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nam thời chống Mĩ. Văn của Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực dữ dội của chiến tranh vừa đằm thắm chất trữ tình lãng mạn. Nguyễn Thi gắn bó với vùng đất Nam bộ nên những nhân vật tiêu biểu trong truyện của ông là những người nông dân Nam bộ hồn nhiên trung hậu nhưng anh dũng kiên cường. “Những đứa con trong gia đình,” 1966, là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được việt trong những ngày nhân dân Nam bộ anh dũng kiên cường đánh Mĩ. Truyện kể về những đứa con trong gia đình giàu lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước. Hai nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt và Chiến nhưng nhân vật được nhà văn tô đậm nhất là nhân vật Việt.
- KB: Với kết cấu tác phẩm theo lối đồng hiện, với nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đa dạng độc đáo và ngôn ngữ đời thường giàu chất Nam bộ, nhà văn đã xây dựng được nhân vật Việt một cách sinh động. Nhân vật Việt tiêu biểu cho những người con anh hùng của nhân dân Nam bộ thời đánh Mĩ. Họ vừa mang nặng mối thù chung và mối thù riêng, đã ra đi chiến đấu, hi sinh vô cùng anh dũng cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
VỢ NHẶT
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong TP Vợ nhặt
- MB: Ai nói chiến tranh là âm thanh dữ dội của bom đạn hay tiếng gào thét của dân đen vô tội? Không, nó im lặng. Vì khi đã chết, chúng ta không thể lên tiếng. Phát xít Nhật càn qua quê hương ta, đất Việt lầm than với hai triệu người con chết vất vưởng. Nhưng chính trong tận cùng ta thấy đối cực, trong cái chết và màu đen, chúng ta thấy tình yêu và sắc sáng. Truyện "Vợ nhặt" như một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự sống, sống với nhọc nhằng khổ ải, sống với cái nghèo đến tột độ về vật chất, nhưng chỉ cần hi vọng, một sự hi vọng trù phú và vững chãi. Nhân vật Tràng trở thành người nông dân hiền lành, thô kệch với một trái tim tràn trề tình nhân ái, vị tha qua trang văn của Kim Lân.
- KB: Truyện kết lửng lơ, Tràng còn ngồi với bữa cơm dang dở. Nhưng cái dang dở kia là khởi đầu cho trường kì kháng chiến của một dân tộc, mà trong đó hình thành từ từng cá thể. Tràng, vợ Tràng và cả mẹ già, giờ tay sẽ cùng chung sức cho hành trình dài của triệu dân đất Việt. Pháo đài hòa bình và độc lập vững chãi trên từng viên gạch tin tưởng và hi vọng.
Nhân vât bà cụ Tứ:
- MB:Tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân đã tạc lưu trong tâm trí người đọc không chỉ bởi một ấn tượng ám ảnh về cái đói, cái cùng của những người nông dân sống trong đêm trước Cách mạng. Những tháng ngày 1945 ấy, cái đói cứ bủa vây nơi nơi, đâu đâu cũng ngửi thấy "mùi đói". Làng quê chìm trong ko khí tang thương. Tiếng quạ kêu thê thiết, tiếng khóc hờ của những nhà có người chết đói và thân phận rẻ rúng của bao cảnh đời: người ta có thể nhặt được vợ giữa đường chợ chỉ với 4 bát bánh đúc và mấy câu đùa cợt.... Lật giở lại tác phẩm và để lòng ta lắng lại với những dư vị của cảm xúc. Ta đã hiểu... Nói đến văn học là nói đến 1 phạm trù ko giới hạn của nghệ thuật, có khả năng gợi mở mọi chiều kích của các giác quan và trường liên tưởng. Với tác phẩm Vợ nhặt, ta không chỉ biết đến 1 anh Tràng thô nhám, cục mịch mà có lúc ngượng nghịu, ngẩn ngơ như một đứa trẻ lớn hiền lành, 1 chị vợ "chao chát, chỏng lỏn" mà "hiền hậu, đúng mực", ta còn biết đến 1 nhân vật nữa: một nv giữ cho câu chuyện "VN" có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Đó là nhân vật bà cụ Tứ. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng của người mẹ nông dân này.
- KB: Nhà văn Tô Hoài có lần đã khẳng định: "Nhân vật là trụ cột của sáng tác, nhà văn trước tiên phải lo cho nhân vật của mình. Nhà văn nói bằng nhân vật, thông qua nhân vật, nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện chủ đề và tinh thần tác phẩm". Nhân vật bà cụ Tứ đã cho ta hiểu bao điều về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Bà chính là linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt Nam: rất nhân hậu, rất bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ
mình sang các con. Người mẹ già ấy phải chăng chính là ánh sáng lạc quan của cả thiên truyện, lặng thầm đằng sau bóng tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ. Ánh sáng ấy làm cho câu chuyện anh Tràng nhặt vợ trở nên thấm thía cảm động hơn, nâng truyện ngắn "Vợ nhặt" lên tầm cao, mang chiều sâu của 1 truyện ngắn "hiện thực - nhân bản". Ta thấy cái nhìn đồng cảm xót thương của Kim Lân chứa chan, thấm đượm trong từng câu, từng chữ, từng chi tiết của bức tranh đời sống nạn đói năm Ất Dậu, đằng sau những giọt nước mắt, những lời độc thoại được chắt ra từ 1 tâm hồn cao đẹp.
Giá trị nhân đạo Vợ nhặt:
- MB: Nông thôn và nông dân vốn là đề tài quen thuộc của thể loại truyện ngắn xưa nay. Dù ta đánh giá tiểu thuyết theo phương diện nào cũng không thể bỏ qua những trang tiểu thuyết viết về nông thôn. Nhiều tác phẩm có giá trị gắn liền tên tuổi các nhà văn nổi tiếng. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ...Trong những tác phẩm mang tư tưởng nhân văn khá sâu sắc được nhiều người biết đến có sự đóng góp của nhà văn Kim Lân. Truyện ngắn Vợ nhặt, trong tập Con chó xấu xí, được nhà văn hoàn thiện 1960. Nhà văn của làng quê đã viết rất chân thật và sắc sảo để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tình người trong trong cảnh huống éo le nạn đói 1945. Người dân quê vẫn cưu mang giúp đỡ nhau ngay cả khi hi vọng mong manh nhất.
- KB: Với cách dựng truyện độc đáo, xây dựng nhân vật với sự chuyển biến tâm lí, tinh tế, Kim Lân có những thành công đáng kể ở truyện ngắn Vợ Nhặt. Có thể với nhân vật, tình tiết câu chuyện đi qua số phận nhân vật là sự mở đầu cho ý thức đấu tranh, giác ngộ cách mạng. Hình ảnh "lá cờ đỏ', "Việt Minh" xuất hiện trong bữa cơm ngày đói cuối truyện như những tình yêu thương trân trọng và tin tưởng nhà văn ngầm dành cho nhân vật. Cách kết thúc truyệnVợ nhặt như mở ra cho cuộc đời nhân vật của mình một hướng đi, một niềm an ủi cần thiết để nhân vật không chìm trong tối tăm, bế tắc như nhân vật chị Dậu, anh Pha, như Chí Phèo, kép Tư Bền... cuả văn xuôi trước Cách mạng.
TRÀNG GIANG
Cảm nhận về bài thơ TRANG GIANG
- MB: Nếu phải kể đến những đôi bạn thơ gắn bó keo sơn, thân thiết với nhau thì trong nền thơ hiện đại Việt Nam, đáng nhắc đến trước tiên vẫn là bộ đôi Xuân Diệu – Huy Cận. Bộ đôi ấy đã hình thành nên một xóm thơ “ Huy – Xuân ” trong phong trào thơ mới. Nhưng điều đó không hề có nghĩa là hai hồn thơ đó giống nhau, mà là ngược lại. Như sau này có người nhận xét: “Nếu Xuân Diệu là thi sĩ của niềm ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian. “Chính cảm hứng về vụ trụ bao la lớn rộng đã góp phần làm nên vẻ đẹp thơ Huy Cận, ngay từ thuở nhà thơ mới viết tập đầu tay – “ Lửa thiêng”. Một trong những bài tiêu biểu nhất của tập thơ, tiêu biểu nhất cho nỗi khắc khoải xa quê, hồn và cảnh hòa nhập giữa vũ trụ mênh mang sông dài, trời rộng của “Tràng giang”?.
- KB: Tuy nhiên không vì thế mà có thể coi “Tràng giang” giống như là những vần thơ cổ điển. Huy Cận vẫn cứ hiện diện trong bài thơ như một nhà thơ mới, có thể nhận ra được từ cảm giác bơ vơ, bé nhỏ, một tâm trạng rất phổ biến của một “thời đại thi ca”. Bởi thế cánh chim chiều của Huy Cận mới yếu ớt, đáng thương đến thế, bởi đôi cánh nhỏ nhoi kia không đỡ nổi cả bóng chiều nhẹ nhàng, bảng lảng đến phải chao nghiêng. Nó khác nhiều với cánh cò bình thản trong thơ Vương Bột. Chất thơ mới ấy cũng thể hiện trong những rung động tinh tế khó nắm bắt trong cách nói “dợn dợn” ,làm nên cảm giác mơ hồ, lung linh không rõ rệt. Thêm vào đó, nhà thơ còn từ chối nguyên tắc “tức cảnh sinh tình” vốn đã là khuôn mẫu trong thơ cổ. Tình không cần phải được gợi ra từ khói hoàng hôn. Và với tất cả những lý do trên, khổ thơ cuối cùng của “Tràng giang” đã đạt đến những thành công có ý nghĩa về cả hai phương diện : nội dung cảm xúc lẫn hình thức văn chương.
VỢ CHỒNG A PHỦ
- MB:Tô Hoài, trước 1945, nổi tiếng với tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký". Theo Cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc. Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập "Truyện Tây Bắc" ra đời, được trao giải Nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. "Vợ chồng A Phủ" là một trong 3 tác phẩm của tập truyện "Truyện Tây Bắc". Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Vợ chồng A Phủ" cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc".
- KB: Vợ chồng A Phủ" có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó phản ánh được sự trưởng thành của các dân tộc Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng. Đồng thời, tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đảng đối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giải phóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc. Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc làm cho truyện "Vợ chồng A Phủ" có sức hấp dẫn và có giá trị bền lâu.
TÂY TIẾN
Phân tích bài thơ Tây Tiến
- MB:Tây Tiến" là bài thơ của người lính nói về người lính - anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao. Chủ đề bao trùm cảnh và tình "Tây Tiến" một nỗi nhớ và niềm tự hào da diết của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, về miền đất Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội trong khúc ca bi tráng của ngôn từ nghệ thuật.
- KB:”Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ trẻ trung của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ và những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.
Phân tích đoạn đầu Tây Tiến
- MB:Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...Dòng sông, đỉnh núi thơ mộng, con đường đèo dốc cheo leo, suối sâu, vực thẳm, hiểm nguy và những đồng đội, đồng bào ân nghĩa ân tình như đang sống động hiện lên trong tâm trí độc giả qua những xúc cảm chân thành của phần đầu bài thơ.
- KB: Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng xa lạ, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lai. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đọan thơ thứ hai.
Phân tích đoạn 3
- MB: Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sỉ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông đặc biệt thành công khi viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản. Một trong những bài thơ nổi tiếng về đề tài người lính là “ Tây tiến”. Tây tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của hồn thơ Quang Dũng được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, khi ông đã xa đơn vị Tây tiến một thời gian. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu 1947. Những người lính Tây tiến phần đông là thanh niên HN thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong đó có cả học sinh, sinh viên . Đặc biệt đoạn thơ sau đây được Quang Dũng khắc họa hình thượng người lính Tây Tiến với sự gian khổ hào hùng trên nền cảnh lãng mạn, bi tráng.
- KB: Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng . Đặc biệt ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ đã sáng tạo được hình tựơng người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử, một đi không trở lại. Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh của người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình. Hơn 60 năm đã trôi qu a kể từ ngày Tây Tiến ra đời nhưng đọc lại bài thơ em vẫn vô cùng xúc động. Những hình ảnh thơ đẹp, khí thế, lí tưởng của một thế hệ thanh niên đã anh dũng ra đi mà nhiều người không trở về. Bản thân em mình cần phải…