vanchuong83
New member
- Xu
- 0
CÁCH NHÌN CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI QUA TIỂU THUYẾT TẮT ĐÈN
MỞ ĐẦU
Những năm đầu của thế kỷ XX, đất nước bị đặt dưới sự đô hộ, kìm kẹp của chế độ thực dân phong kiến. Diện mạo của cả một nền văn học đang có những bước chuyển mình lớn lao trên con đường hiện đại hóa. Văn học phát triển đa dạng, phức tạp, phân hóa thành nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng… Mỗi khuynh hướng văn học bao giờ cũng xuất hiện trên cơ sở những tiền đề xã hội nhất định. Những mâu thuẫn dân tộc và những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945, những ảnh hưởng qua lại trên lĩnh vực ý thức hệ, những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa trong các thế kỷ trước và thời kỳ cận đại, đó là các tiền đề khách quan giúp cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán hình thành và phát triển.
Dòng văn học hiện thực phê phán thời kì này là sản phẩm của tư tưởng bất bình trước xã hội phong kiến thực dân đầy bất công và ngang trái.Chính vì thế nó hướng vào tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến, vạch trần bộ mặt gian ngoan, xảo quyệt của chúng. Nội dung của các sáng tác đã đưa ra được những bức tranh đời sống của xã hội Việt Nam trước cách mạng vô cùng phong phú, sinh động.
Giai đoạn 1936 -1939, với sự phát triển của phong trào Mặt trận dân chủ và trong bối cảnh chính quyền thực dân Pháp bắt buộc phải nới bớt phần nào chế độ kiểm duyệt, một mảng lớn văn học Việt Nam có khuynh hướng thiên về miêu tả đời sống dân quê với những cảnh nghèo đói, cơ cực và bị áp bức bóc lột. Những điển hình về người nông dân bần cùng, tha hóa và cuộc sống nông thôn ngột ngạt của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám được những cây bút hiện thực xuất sắc phơi bày lên trang giấy.
Nói tới những nhà văn hiện thực lớn giai đoạn này, bên cạnh Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, thì chúng ta không thể không nhắc tới Ngô Tất Tố.
Ngô Tất Tố (1892 – 1954) là một nhà văn hiện thực ưu tú. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nhà văn đã từng phải chung chia cái nghèo, cái đói một cách triền miên cùng gia đình, phải thường xuyên lĩnh thêm ruộng làng để cày cấy và thường xuyên phải oằn lưng chịu gánh nợ lãi. Vùng quê nơi ông sinh ra và lớn lên cũng là một mảnh đất nghèo với những cuộc đời khốn khổ luôn bị khép chặt trong những vòng vây của đói khát, tù túng, chịu sự bóc lột, chà đạp của những hủ tục tục quái dị, nặng nề. Vì vậy, suốt cuộc đời, kể cả khi phải xa làng quê, lặn lội viết báo, viết văn kiếm sống, Ngô Tất Tố vẫn thiết tha gắn bó trái tim mình với những con người nghèo khổ, cần cù, nhân ái vốn rất gần gũi với cuộc sống của ông. Tình cảm ấy khiến nhà văn sẵn sang cảm thông sâu sắc và luôn luôn tìm mọi cách sẻ chia, bênh vực đến cùng những con người “nhỏ bé”, “mờ xám” đang quằn quại trong đau khổ bất hạnh, đồng thời cũng khiến ông căm ghét và tố cáo đến cùng bọn quan lại phong kiến tay sai, và sâu xa hơn là chính quyền thực dân tàn bạo.
Thông qua những tác phẩm của mình, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, phóng sự hay văn tiểu phẩm, Ngô Tất Tố đều thể hiện được một cái nhìn chân thực, sâu sắc và nhất quán về cuộc đời và con người. Song cái nhìn ấy được thể hiện tập trung và rõ nét nhất qua hai tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của ông đó là “Tắt đèn” (1937) và “Việc làng” (1940). Nếu “Tắt đèn” được viết dưới hình thức của một tiểu thuyết thì “Việc làng” lại được thể hiện dưới dạng một tập phóng sự . Nếu “Tắt đèn” phản ánh những xung đột mâu thuẫn giữa bọn cường hào, địa chủ phong kiến với những người nông dân nghèo khổ xung quanh những chính sách nộp sưu, đóng thuế vô lí thì “Việc làng” lại phản ánh những hủ tục quái gở sau lũy tre làng mà ở mỗi chương sách là một câu chuyện thương tâm về một lệ làng mà nạn nhân không ai khác vẫn chính là những người nông dân khốn khổ. Kết cục chung trong hai tác phẩm này đều là cảnh những người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng, đứng trước những nguy cơ “tán gia, bại sản” và tác nhân của những bi kịch ấy là cả bộ mặt thối nát của chế độ thực dân phong kiến. “Việc làng” như một sự bổ sung cho “bức tranh quê” trong “Tắt đèn”. Sự cộng hưởng của hai tác phẩm này tạo nên một bức tranh toàn vẹn về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
Văn học, nghệ thuật phản ánh cuộc sống. Trước cùng một hiện thực cuộc sống khi tái hiện trong tác phẩm của mình, mỗi nhà nghệ sĩ lại thể hiện một quan điểm, lập trường, cách cảm, cách nghĩ khác nhau. Đặc trưng này của các tác phẩm văn chương nói riêng và của sáng tạo nghệ thuật nói chung đã tạo ra cái nhìn đa diện và đa chiều về cuộc sống, về hiện thực xã hội. Cũng xuất phát từ cách nhìn về cuộc sống và con người ấy mà mỗi nhà văn đã tạo cho mình một phong cách độc đáo, không lặp lại.
Theo nhận định của M.B. Khrapchenko: “Sự thật của cuộc sống trong các tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân, cách nhìn này vốn có ở mỗi nghệ sĩ thực thụ, - bên ngoài những đặc điểm của tư duy hình tượng của anh ta, bên ngoài cung cách sáng tác của anh ta. Tính đặc thù của cách nhìn cuộc sống trong sáng tác tự bản thân nó không hoàn toàn mâu thuẫn với sự phản ánh cái cơ bản, cái điển hình trong các hiện tượng của hiện thực. Nếu như đứng trước chúng ta là một nghệ sĩ muốn nhận thức những hiện tượng ấy thì sức mạnh của sự sắc bén của cách nhìn thế giới của anh ta chính là khả năng nắm bắt, khám phá những quá trình bên trong của cuộc sống, miêu tả những tính cách và những điển hình mô tả từ một phương diện mới hoạt động của con người, tâm lý con người. Cái nhìn của nhà văn càng tỉnh bao nhiêu thì anh ta càng thâm nhập sâu vào thực chất của sự vật, những khái quát nghệ thuật của anh ta, những khám phá sáng tạo của anh ta càng lớn bấy nhiêu”.
Có thể hiểu quan điểm trên của Khrapchenko rằng: tìm hiểu cách nhìn của một nhà văn về cuộc đời và con người cũng chính là một con đường khám phá cá tính sáng tạo cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn đó.
Vì vậy, phân tích và làm rõ cách nhìn cuộc đời và con người của Ngô Tất Tố qua tiểu thuyết “Tắt đèn” và phóng sự “Việc làng” không chỉ là làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong các sáng tác của ông mà qua đó còn thấy được sự mới mẻ, độc đáo làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn hiện thực xuất sắc này.
NỘI DUNG
1. Cách nhìn cuộc đời và con người của Ngô Tất Tố qua tiểu thuyết “Tắt đèn”
Nhắc tới tên tuổi của Ngô Tất Tố, người ta nghĩ ngay đến “Tắt đèn”. Đây được coi là “một tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố và cũng là tác phẩm có giá trị nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam” (Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ- Bước đường phát triển tư tưởng nghệ thuật của Ngô Tất Tố).
“Tắt đèn” ngay từ lúc mới ra đời đã được dư luận hoan nghênh nhiệt liệt. Vũ Trọng Phụng đã ca ngợi: “ Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội, hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy..” . Dư luận báo chí đương thời cho rằng với “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã mang đến một cách nhìn mới, một cách miêu tả và biểu hiện mới trong nghệ thuật so với các nhà văn đương thời. Nhà văn không chỉ đề cập một vấn đề thời sự trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ - vấn đề nông dân, đặc biệt là vấn đề sưu thuế mà còn xây dựng được một hình tượng điển hình phụ nữ nông dân mạnh khỏe, lạc quan với những phẩm chất tốt đẹp. Viết tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố không chỉ có cái nhìn sắc sảo, một sự am hiểu tường tận cuộc sống ở thôn quê mà điều quan trọng hơn là ông có một tình cảm gắn bó sâu nặng với người nông dân. Đọc những trang sách của nhà văn viết về thân phận nghèo khổ, bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nhiều lúc ta có cảm giác như nước mắt của nhà văn chan hòa cùng nước mắt của nhân vật.
Nguyễn Tuân, khi bàn về “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã viết: “Nói chung cho Tắt đèn thì toàn truyện là một đêm tối mò, truyện mở ra tôi tối, càng đọc vào càng thấy tối, và cuối cùng, truyện đóng lại bằng một tấm màn đen đặc”, thế nhưng “chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn”. Phải chăng , Ngô Tất Tố qua thiên tiểu thuyết của mình đã bày ra trước mắt người đọc hiện thực về một chế độ thực dân phong kiến tàn ác, nhưng lại khéo léo đặt nhân vật trung tâm(chị Dậu) vào những hoàn cảnh khó khăn, cũng quẫn nhất để rồi khẳng định vẻ đẹp và sức sống kiên cường, không chịu khuất phục thế lực bạo tàn của con người Việt Nam trước Cách mạng.
“Tắt đèn” trước hết, đã dựng lên một bức tranh xã hội chứa đựng những mâu thuẫn giai cấp đối kháng giữa nông dân và bọn quan lại cường hào tham lam, dâm ô, độc ác.
Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với những thân phận, cảnh ngộ của những người nông dân nghèo khổ, Ngô Tất Tố đã viết “Tắt đèn” như là một bản tố khổ sâu sắc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung chống bọn quan lại thực dân phong kiến thống trị. Cùng với những tiếng nói cải cách dân chủ, tiếng nói nghệ thuật của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn” là một tiếng nói đanh thép đòi hủy bỏ chế độ thuế thân và đòi gấp rút cải thiện đời sống lam lũ cực khổ của người nông dân.
Tấn bi kịch căng thẳng trong “Tắt đèn” căng thẳng ngay từ phút đầu: nông thôn trong những ngày đóng thuế. Làng Đông Xá dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”.Từ mờ sáng, cổng làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Công việc cày bừa bị đình đốn. Bọn lý trưởng, trương tuần chửi bới, quát tháo om sòm. Mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi lại quanh làng tróc nã người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù và vang inh ỏi, xen với tiếng quát tháo, chửi bới, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết…khiến cho làng xóm lúc nào cũng như có trộm, cướp, có các cuộc săn đuổi rợn người.
Ngô Tất Tố đã đặt các nhân vật của mình vào một hoàn cảnh rất điển hình, một không khí ngột ngạt , oi bức, dông bão, người nông dân trong làng cứ như “kiến bò trong chảo nóng”, chạy phía nào cũng bị bao vây bởi bọn thống trị bóc lột. “Tắt đèn” tập trung tố cáo cái thứ thuế bất nhân của bọn thực dân đánh vào đầu người hàng năm, cũng từ đó phơi bày bản chất bóc lột xấu xa, tàn bạo đến tận cùng của chế độ thực dân phong kiến đương thời.
Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên sưu thuế đối với họ là một tai họa khủng khiếp hằng năm. Suốt mấy hôm nay, chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho vợ chồng chị vay mượn mà còn nhiếc móc, đe dọa. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Cảnh đánh đập hành hạ vì tróc nã thuế vô nhân đạo diễn đi diễn lại trong “Tắt đèn”. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại kỳ hào sâu một tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh dọa nạt, cùm kẹp diễn ra theo đúng cái luật lệ của lý trưởng: “không cần gì hết, đứa nào mà trái ý đánh luôn…Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai thằng nào bướng bỉnh…đánh chết vô tội vạ”. Và đánh đập càng tàn nhẫn thì sự đục khoét càng có hiệu quả, nông mới càng lo cầm đồ, bán vợ, đợ con để nộp sưu thuế.
Thuế đánh vào người sống. Thuế đánh vào cả những xác chết. Vì xuất thuế của chồng và cái thẻ sưu của người em chồng “chết giở năm Tây” mà Chị Dậu bị dồn đẩy đến bước đường cùng: phải bòn bán hai gánh khoai, bán chó, rồi bán con, và cuối cùng bán xứ đi ở vú nhà quan huyện. Cả một chuỗi tai họa bám diết, thắt buộc người đàn bà. Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Chế độ sưu thuế cùng bọn cường hào, hương lí, địa chủ, quan lại vô nhân đạo đã dồn gia đình chị Dậu đến bước đường cùng. Ngô Tất Tố đã tố cáo cái cảnh khổ điển hình “thiếu thuế mất vợ, thiếu nợ mất con” của nông dân thời thuộc Pháp. Bóc lột bằng sưu thuế là một phương pháp bóc lột hết sức dã man của bọn thực dân nhằm bần cùng hóa nông dân.
Qua mấy ngày sưu thuế – tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân, một thứ thuế dã man, quái gở, “một di tích Trung cổ” – tác phẩm đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến và tác phẩm tập trung làm nổi bật mối mâu thuẫn giai cấp đối kháng gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Tuy dung lượng không lớn, song “Tắt đèn” đã đưa ra đủ mặt những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó: Bọn địa chủ độc ác, keo kiệt; Bọn cường hào tham lam, thô lỗ; Bọn quan lại dâm ô bỉ ổi, bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa... Đó là “lão phủ Từ Ân” đểu cáng, dâm ô; Đó là vợ chồng lão Nghị Quế với “cái đức không thèm biết chữ”, là “ông chủ lãi kiêm ông chủ ruộng” giả nhân giả nghĩa, không từ mọi thủ đoạn để cho vay nặng lãi, cướp đoạt ruộng đất và cả con cái của nông dân; Đó là cụ cố, đẻ ra “quan cụ” dâm ô trắng trợn; Đó là một lũ bậu sậu tổng lý, cường hào, cai lệ lúc nào cũng sẵn sàng “trị” dân bằng tay thước, dây thừng và những quả “phật thủ”. Sau bọn chúng, thấp thoáng bóng “ông Tây” với chính sách sưu thuế dã man. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn địa chủ tha hồ mua rẻ đồ đạc của nông dân và cho vay lãi cắt cổ. Tất cả bọn người đó luôn tìm đủ mọi cách để bóc lột nhân dân lao động. Song song với thủ đoạn bóc lột là chính sách đàn áp tàn bạo. Đàn áp, đánh đập để bóc lột là hai mặt cấu thành bộ máy cai trị ở nông thôn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Mặt thứ ba là dâm ô. Nếu như bọn hào lí đàn áp, bóc lột để chè chén, thuốc phiện thì bọn quan lại không từ bỏ cơ hội nào để bóc lột, tham nhũng và dâm dục.Từ lão phủ Từ Ân thì chuyên môn tẩm bổ để “thường xuyên rắc con trong thiên hạ” và cứ đến chiều thứ bảy thì lại dâng vợ cho quan trên để được thăng chức. Hắn xử chị Dậu theo cách: “Hãy vào trong giường này đã…rồi tao châm chước cho”, đến tên “quan cụ” đêm khuya lẻn vào buồng chị Dậu, người vú hầu của hắn: “Taaò! Taaò đây. Cụ .. đây. Nằm im”
Như vậy, rõ ràng “Tắt đèn” không chỉ là bản tố khổ cho nông dân. Cuốn tiểu thuyết này đã lên án cả một bộ máy thống trị ở nông thôn: quan lại, nghị viên, cường hào... Thông qua cách sử dụng ngôn từ sắc sảo và linh hoạt, tác giả đã giúp người đọc nhận diện rõ bản chất tàn ác, xấu xa, mục nát của những kẻ tự xưng là “cha mẹ” dân.
Đối lập với cái nhìn căm thù đối với bọn thống trị nham hiểm, dâm ác, đê tiện, Ngô Tất Tố đã nhìn những người nông dân lao động cần cù, lương thiện, giàu lòng tương thân tương ái, giàu tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu quyết liệt chống bọn áp bức bóc lột với đôi mắt cảm thông, yêu thương chân thành, tha thiết. Tiêu biểu là nhân vật Chị Dậu, một điển hình chân thực, sinh động, đẹp đẽ, khỏe mạnh về người phụ nữ nông dân lao động. Qua nhân vật chị Dậu, tác giả không những đồng cảm, xót thương cho nỗi khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột mà còn khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của họ, không gì có thể vùi dập. Tác phẩm có những trang thật cảm động miêu tả nỗi lòng người mẹ, người vợ của chị Dậu. Chị còn là một phụ nữ lao động đảm đang, tháo vát, thông minh, ý nhị. Sống trong nghèo khổ, chị vẫn có ý thức về nhân phẩm trong trắng mà mạnh mẽ, tiền tài không thể làm vẩn đục, bạo lực không thể khuất phục. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Mặc dù sự phản kháng của chị còn mang tính tự phát, nhưng hành động vùng lên chống lại kẻ thù giai cấp của chị Dậu đã hé mở một xu thế tất yếu của lịch sử: có áp bức tất có đấu tranh, bạo lực phản cách mạng chỉ có thể bị dập tắt bằng bạo lực cách mạng.
“Tắt đèn” là một cuốn tiểu thuyết có giá trị lớn lao. Giá trị của một cuốn tiểu thuyết hiện thực phê phán như “Tắt đèn” không phải chỉ ở sức mạnh tố cáo, đập phá xã hội cũ mà còn ở chỗ thấm đẫm một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao quý. Mặc dù có dung lượng không lớn (chỉ trong hơn một trăm trang), nhưng “Tắt đèn” lại có một sức tái hiện nghệ thuật lớn lao, làm cho người đọc xúc động mãnh liệt, đồng thời cũng giúp họ nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc.
Chính những lẽ trên đã làm cho “Tắt đèn” trở thành một tác phẩm lớn có tính nhân dân sâu sắc nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.
2. Cách nhìn cuộc đời và con người của Ngô Tất Tố qua phóng sự “Việc làng”
Đọc “Việc làng” người ta được tận mắt chứng kiến nạn xôi thịt, ăn uống, khao vọng linh đình dẫn tới tan gia phá nghiệp. Nó không phải là mong muốn của người dân mà phần lớn là do bọn cường hào, lý trưởng, chức dịch ở nông thôn áp đặt, bày ra để chè chén, đằng sau đó sự sống chết của người dân bị bỏ mặc, lãng quên.
Với tâm sự rút ra từ “ nhiều năm lăn lóc ở thôn quê”, Ngô Tất Tố đã đem “cái ổ hủ bại moi rợ chắp lại thành thiên điều tra”, vậy nên có thể thấy ở phóng sự “Việc làng” một khối kiến thức sâu rộng mà nhà văn có được qua con đường học hành và vốn sống phong phú ở làng quê. Xuất phát từ lời trăng trối của cụ Thượng làng Lão Việt trong giờ hấp hối, Ngô Tất Tố đã bày tỏ cách nhìn, quan điểm của mình: “Những cái tục lệ quái gở, mọi rợ mới được tự do kế tiếp nhau, chồng chất trên vai chúng tôi. Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi, nhưng sức của mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu. Một người chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu được, bây giờ sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn đè ép chưa tha, ông bảo có oan uổng không ?” Phóng sự “Việc làng” cho ta thấy cái tâm lí sống nhờ làng, chết nhờ làng hầu như là một tâm lí cổ truyền ở thôn quê. Bọn thống trị đã lợi dụng tâm lí đó để khoác lên vai người nông dân nhiều gánh nặng. Câu nói “Phép vua thua lệ làng” thể hiện cái quyền tác phúc, tác họa quấy nhiễu nông dân của bọn cường hào địa chủ. Lệ làng đã là như vậy, lại được dịp phong trào phục cổ do nhà nước Thực dân phát động, bọn lý dịch lại càng được thể, chung cho sống dậy hang trăm cái lễ tiết: lễ cầu phúc về mùa xuân, mùa thu, lễ hạ điền, thượng điền… bản than một số lễ hội đó không xấu, nhưng tệ hại ở chỗ là người dân đang trong lúc đói khát, bọn kì mục trong làng lại lợi dụng mọi cơ hội để chè chén, cờ bạc. Và vì thế, các lễ mua chiêu, mua ấm, lễ khao, lễ vọng, lễ xin vào ngôi…thực sự là những dịp bọn chúng gây phiền nhiễu, bắt người dân đóng góp để ăn uống. Cho nên ở nơi nào bọn kì mục càng xấu xa thì lại càng lắm thứ hủ tục tệ hại ra đời. Người dân đã nghèo thì lại càng nghèo hơn, bần cùng hơn. Đề cập tới những gia đình, những con người khốn khổ vì những hủ tục của thôn quê, Ngô Tất Tố hoàn thiện hơn bức tranh đa chiều về nỗi thống khổ của nhân dân.
Truyện về cái chết của cụ Thượng làng lão Việt mới chỉ là mở đầu cho hàng loạt phóng sự mà Ngô Tất Tố muốn phản ánh, đắng cay hơn, chua chát hơn, mỉa mai hơn, với mười bẩy truyện, là mười bẩy cảnh đời có thực như “Đám vào ngôi”, “Góc chiếu giữa đình”, “Miếng thịt giỗ hậu”… đến “Món nợ chung thân”… Ngô Tất Tố đã vạch ra cái ác độc của bọn kì hào hương lí ở chỗ, chúng không những gian xảo, mà còn biết lợi dụng tâm lí “sống nhờ làng, chết nhờ làng”, lối sùng danh “một miếng giữa làng bằng sàng góc bếp”, hơn nhau một góc chiếu sân đình …để mà tổ chức ra hàng trăm các cuộc ăn uống linh đình, hút thuốc, tổ tôm cờ bạc, và sau đó phí tổn bao nhiêu là “khổ chủ” phải chi trả hết. Thật đắng cay thay cho cảnh những người dân ngụ cư trong “Một đám vào ngôi”, ở đây tác giả đã nói rõ tất cả cái cảnh khổ của những người dân ngụ cư, vốn ở làng gốc họ cũng bị chèn ép, đến mức phải bỏ làng mà ra đi đến ở nhờ một ngôi làng khác, nhưng ở nơi mới đó họ cũng đâu có được yên thân: “Theo tục lệ nhà quê, những người ngụ cư ba đời mới được “thành tố”. “Nghĩa là mới được ngang hàng với người khác …không có ngôi ở đình,…, lỡ cha già mẹ héo, làng có chôn cho đâu”. Đối với người dân quê, chết mà không được làng chôn là một điều nhục nhã. Bọn cường hào đã lợi dụng tâm lý ấy, bắt họ đóng góp thật nhiều tiền mới cho vào làng: “Ông bảo những việc ấy nói bằng miệng không được ? Phải mất cả tiền đấy!...Những số tiền ấy đã hết ngoài trăm đồng rồi. Lại còn ăn uống từ chiều hôm qua tới giờ …”
Ngô Tất Tố không bình phẩm, mà chỉ bằng những câu chuyện, cách kể chi tiết sát thực, đưa người đọc hết từ câu chuyện này tới câu chuyện khác, mỗi câu chuyện là một sự tố cáo mạnh mẽ. Truyện “Cái án ông cụ” còn bi thảm hơn, cũng chỉ vì mối thù hằn giữa dân chính cư và dân ngụ cư mà đến nỗi xảy ra án mạng. Mối thù ấy cũng chỉ vì tranh giành địa vị ở trong làng. Họ tranh giành nhau từng góc chiếu, từng miếng thịt chốn sân đình. “Góc chiếu giữa đình” nối tiếp cái tranh giành là cái háo danh. Ngô Tất Tố đã vẽ lên cảnh thương tâm của một người chỉ vì hám chút chức vị hão ở đình, để cuối cùng phải tan gia bại sản. Lúc đầu thì chăm chỉ làm ăn chồng cầy thuê, vợ đi ở vú, tích cóp được tí vốn, sau khi phải bỏ một số tiền lớn để khao làng vì cái chức “lý cựu” thì ba ngày sau “bà cựu” danh giá lại phải cắp nón lên Hà Nội làm vú già để trả nợ. Những chi tiết thật giản đơn, mà hài hước, mà xót xa. Việc “bà cựu” danh giá lại tiếp tục phải đi ở sau khi mua được một cái danh lớn ở làng chính là một lời kết đầy chua xót của chương phóng sự.
“Nén hương sau khi chết” là một phóng sự điển hình như vậy. Bà Tư Tỵ góa chồng từ hồi còn trẻ, lúc chồng chết trong nhà không có một hạt thóc. Không giám ăn, giám mặc, những năm gạo đắt bà thường ăn ngô, ăn khoai trừ cơm, nhờ tằn tiện và chăm chỉ làm ăn như vậy, dần bà có một ít vốn. Biết vậy, bọn hào lí trong làng lại xúm đến đục khoét. Vì một cái việc đặt hậu hão, bà đã cúng cho làng một số ruộng và tiền sau khi chết, làng sẽ cúng giỗ, cúng Tết mãi mãi cho bà. Vì cái hậu sự bà đã phải biếu không cho các chức sắc trong làng đến hàng trăm bạc, khi thấy nhiều tiền quá bà xin thôi, bọn chúng hăm dọa “nếu lừa dối làng như vậy thì chết làng sẽ không khiêng”. Chỉ vì được một làng cúng giỗ sau khi chết, và cũng chẳng biết sau khi chết bọn cường hào lí dịch ở làng ấy có thực hiện ý nguyện của mình không mà bà Tư Tỵ đã mất cả gia tài, tiền bạc, ruộng đất vào tay bọn hào lí trong làng. Bọn chúng tìm cách bóc lột những người có của đã đành, đến ngay cả những kẻ cùng đinh, khố rách cũng chẳng lìa, miễn là cướp được, lừa được, ăn được là chúng xúm lại. “Cỗ oản tuần sóc” là một phóng sự tiêu biểu.
Chuyện kể về vợ chồng ông Phúc cầy sâu cuốc bẫm, chịu thương chịu khó làm ăn. Bà Phúc chết, phải lo tiền ma chay mà ông Phúc lâm nợ. Chuyện ma chay, cưới hỏi là dịp để những nhà giàu phô trương thanh thế, nhưng lại là gánh nặng bại sản cho những nhà nghèo, có khi họ phải bán cả ruộng vườn, mang công mắc nợ để cốt lo sao cho đủ các tục lệ của làng, để làm sao cho khỏi “ma chê, cưới trách”. Nợ ông Phúc thực ra không nhiều lắm, nhưng ở thôn quê: “cái giống nợ lãi nó đẻ dữ lắm”, ông suốt ngày phải đi gánh thuê để nuôi con, lúc đầu chưa quen cái vai nó sưng lên “tưởng như chết điếng đi được” .. . “nhưng mà nó cứ việc sưng, tôi cứ việc gánh”… làm như vậy mỗi ngày ông cũng kiếm đủ được để mua ngô, mua khoai cho con ăn và bớt ra mấy xu để trả lãi cho chủ nợ hàng tháng.
Nghệ thuật của Ngô Tất Tố ở đây là sau khi miêu tả đậm nét cuộc sống bần cùng của ông Phúc, mới nói đến tác hại của hủ tục, do đó làm nổi bật những tác hại của “lệ làng”. Ông Phúc làm quần quật như vậy nhưng cũng chỉ đủ sống một cách kham khổ. Nhưng “chết vì đầu năm đến giờ, ông ta lại mới lên ngôi ông trùm”, hàng năm ông phải làm lễ hai lần tuần sóc nghĩa là sửa soạn oản, chuối để cúng thần. Cũng chỉ vì vậy mà ông phải dỡ nhà ra bán, vì đi vay không ai tin. Sự đời chớ trêu thay, hôm làm lễ tuần sóc, ngời ta kéo đến gian nhà chống vừa mới dỡ của ông để chè chén vui vẻ. Người ta còn khen ông là biết lo toan chu đáo, thật là một người tháo vát. Tối hôm ấy ông lại còn phải đi mua chịu thêm mấy chai rượu nữa cho họ uống. Nhưng đó mới là cỗ tuần sóc thứ nhất. Không biết đến cỗ tuần sóc thứ hai thì ông sẽ thế nào? Có lẽ ông lại phải dỡ nốt gian nhà còn lại, và sẽ lại được khen là tận tâm là hết lòng vì việc cúng tế, rồi có khi lại đợc khen là thông minh khi biết tận dụng “màn trời, chiếu đất” nữa chứ …Miêu tả như vậy, Ngô Tất Tố làm cho ngời đọc phải ngậm ngùi, cay đắng thay cho ông Phúc.
Sống ở làng với dân nghèo thì có phúc cũng chết, mà không may gặp rủi do mắc lỗi cũng lại càng chết, đó là đầu đề của chương “Một tiệc ăn vạ”. Lão Sửu là một nông dân hiền lành, thật thà, nhờ siêng năng làm lụng mà có bát cơm ăn. Một lão trùm trong làng đến ngỏ ý vay lúa. Bà Sửu biết rõ kiểu vay ăn quỵt nên không cho vay. Thế là lão trùm đem lòng tức tối tìm cách vu tội cho lão Sửu chửi làng. Rồi mang chuyện đó ra trình làng. Ngô Tất Tố viết: “Làng là bọn đó chứ ai đâu,… chúng liền hùa nhau bắt vạ lão Sửu”. Lão Sửu đã phải tốn hơn một trăm bạc để làng ăn vạ. Buổi sáng ăn uống linh đình vui vẻ thì buổi chiều lão Sửu thắt cổ chết. Cái chết của lão Sửu đã tố cáo tính chất vô nhân đạo của các hủ tục chốn thôn quê.
Đúng là với Ngô Tất Tố, mỗi phóng sự là một công trình khảo cứu về xã hội, về văn hóa, phong tục mà ở đấy mỗi cái lệ làng là một thong lọng xiết chặt vào số phận mỗi người dân quê. Giá trị lớn nhất của thiên phóng sự này là nhà văn đã chỉ rõ cái nguyên nhân gieo đau khổ chon người nông dân chính là bọn lý dịch, bọn cường hào địa chủ lợi dụng hủ tục, lợi dụng trình độ thấp kém của nông dân, bày đặt ra những tục lệ lạc hậu để đục khoét, bóc lột, đẩy biết bao người dân lành vào cảnh khốn cùng. Có gia đình phải phá sản, có người phải thắt cổ tự tử, hoặc bỏ làng đi mất tích. Đôi khi vượt khỏi khuôn khổ “phóng sự về làng”, nhiều câu chuyện trong tác phẩm đã phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Đồng thời tác phẩm cũng có tác dụng chống lại phong trào phục cổ bấy giờ. Do đó, ở mức độ nào đó, phóng sự “Việc làng” vừa có tính hiện thực, tính nhân đạo và tính chiến đấu mạnh mẽ.
(Sưu tầm)
MỞ ĐẦU
Những năm đầu của thế kỷ XX, đất nước bị đặt dưới sự đô hộ, kìm kẹp của chế độ thực dân phong kiến. Diện mạo của cả một nền văn học đang có những bước chuyển mình lớn lao trên con đường hiện đại hóa. Văn học phát triển đa dạng, phức tạp, phân hóa thành nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng… Mỗi khuynh hướng văn học bao giờ cũng xuất hiện trên cơ sở những tiền đề xã hội nhất định. Những mâu thuẫn dân tộc và những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945, những ảnh hưởng qua lại trên lĩnh vực ý thức hệ, những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa trong các thế kỷ trước và thời kỳ cận đại, đó là các tiền đề khách quan giúp cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán hình thành và phát triển.
Dòng văn học hiện thực phê phán thời kì này là sản phẩm của tư tưởng bất bình trước xã hội phong kiến thực dân đầy bất công và ngang trái.Chính vì thế nó hướng vào tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến, vạch trần bộ mặt gian ngoan, xảo quyệt của chúng. Nội dung của các sáng tác đã đưa ra được những bức tranh đời sống của xã hội Việt Nam trước cách mạng vô cùng phong phú, sinh động.
Giai đoạn 1936 -1939, với sự phát triển của phong trào Mặt trận dân chủ và trong bối cảnh chính quyền thực dân Pháp bắt buộc phải nới bớt phần nào chế độ kiểm duyệt, một mảng lớn văn học Việt Nam có khuynh hướng thiên về miêu tả đời sống dân quê với những cảnh nghèo đói, cơ cực và bị áp bức bóc lột. Những điển hình về người nông dân bần cùng, tha hóa và cuộc sống nông thôn ngột ngạt của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám được những cây bút hiện thực xuất sắc phơi bày lên trang giấy.
Nói tới những nhà văn hiện thực lớn giai đoạn này, bên cạnh Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, thì chúng ta không thể không nhắc tới Ngô Tất Tố.
Ngô Tất Tố (1892 – 1954) là một nhà văn hiện thực ưu tú. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nhà văn đã từng phải chung chia cái nghèo, cái đói một cách triền miên cùng gia đình, phải thường xuyên lĩnh thêm ruộng làng để cày cấy và thường xuyên phải oằn lưng chịu gánh nợ lãi. Vùng quê nơi ông sinh ra và lớn lên cũng là một mảnh đất nghèo với những cuộc đời khốn khổ luôn bị khép chặt trong những vòng vây của đói khát, tù túng, chịu sự bóc lột, chà đạp của những hủ tục tục quái dị, nặng nề. Vì vậy, suốt cuộc đời, kể cả khi phải xa làng quê, lặn lội viết báo, viết văn kiếm sống, Ngô Tất Tố vẫn thiết tha gắn bó trái tim mình với những con người nghèo khổ, cần cù, nhân ái vốn rất gần gũi với cuộc sống của ông. Tình cảm ấy khiến nhà văn sẵn sang cảm thông sâu sắc và luôn luôn tìm mọi cách sẻ chia, bênh vực đến cùng những con người “nhỏ bé”, “mờ xám” đang quằn quại trong đau khổ bất hạnh, đồng thời cũng khiến ông căm ghét và tố cáo đến cùng bọn quan lại phong kiến tay sai, và sâu xa hơn là chính quyền thực dân tàn bạo.
Thông qua những tác phẩm của mình, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, phóng sự hay văn tiểu phẩm, Ngô Tất Tố đều thể hiện được một cái nhìn chân thực, sâu sắc và nhất quán về cuộc đời và con người. Song cái nhìn ấy được thể hiện tập trung và rõ nét nhất qua hai tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của ông đó là “Tắt đèn” (1937) và “Việc làng” (1940). Nếu “Tắt đèn” được viết dưới hình thức của một tiểu thuyết thì “Việc làng” lại được thể hiện dưới dạng một tập phóng sự . Nếu “Tắt đèn” phản ánh những xung đột mâu thuẫn giữa bọn cường hào, địa chủ phong kiến với những người nông dân nghèo khổ xung quanh những chính sách nộp sưu, đóng thuế vô lí thì “Việc làng” lại phản ánh những hủ tục quái gở sau lũy tre làng mà ở mỗi chương sách là một câu chuyện thương tâm về một lệ làng mà nạn nhân không ai khác vẫn chính là những người nông dân khốn khổ. Kết cục chung trong hai tác phẩm này đều là cảnh những người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng, đứng trước những nguy cơ “tán gia, bại sản” và tác nhân của những bi kịch ấy là cả bộ mặt thối nát của chế độ thực dân phong kiến. “Việc làng” như một sự bổ sung cho “bức tranh quê” trong “Tắt đèn”. Sự cộng hưởng của hai tác phẩm này tạo nên một bức tranh toàn vẹn về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
Văn học, nghệ thuật phản ánh cuộc sống. Trước cùng một hiện thực cuộc sống khi tái hiện trong tác phẩm của mình, mỗi nhà nghệ sĩ lại thể hiện một quan điểm, lập trường, cách cảm, cách nghĩ khác nhau. Đặc trưng này của các tác phẩm văn chương nói riêng và của sáng tạo nghệ thuật nói chung đã tạo ra cái nhìn đa diện và đa chiều về cuộc sống, về hiện thực xã hội. Cũng xuất phát từ cách nhìn về cuộc sống và con người ấy mà mỗi nhà văn đã tạo cho mình một phong cách độc đáo, không lặp lại.
Theo nhận định của M.B. Khrapchenko: “Sự thật của cuộc sống trong các tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân, cách nhìn này vốn có ở mỗi nghệ sĩ thực thụ, - bên ngoài những đặc điểm của tư duy hình tượng của anh ta, bên ngoài cung cách sáng tác của anh ta. Tính đặc thù của cách nhìn cuộc sống trong sáng tác tự bản thân nó không hoàn toàn mâu thuẫn với sự phản ánh cái cơ bản, cái điển hình trong các hiện tượng của hiện thực. Nếu như đứng trước chúng ta là một nghệ sĩ muốn nhận thức những hiện tượng ấy thì sức mạnh của sự sắc bén của cách nhìn thế giới của anh ta chính là khả năng nắm bắt, khám phá những quá trình bên trong của cuộc sống, miêu tả những tính cách và những điển hình mô tả từ một phương diện mới hoạt động của con người, tâm lý con người. Cái nhìn của nhà văn càng tỉnh bao nhiêu thì anh ta càng thâm nhập sâu vào thực chất của sự vật, những khái quát nghệ thuật của anh ta, những khám phá sáng tạo của anh ta càng lớn bấy nhiêu”.
Có thể hiểu quan điểm trên của Khrapchenko rằng: tìm hiểu cách nhìn của một nhà văn về cuộc đời và con người cũng chính là một con đường khám phá cá tính sáng tạo cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn đó.
Vì vậy, phân tích và làm rõ cách nhìn cuộc đời và con người của Ngô Tất Tố qua tiểu thuyết “Tắt đèn” và phóng sự “Việc làng” không chỉ là làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong các sáng tác của ông mà qua đó còn thấy được sự mới mẻ, độc đáo làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn hiện thực xuất sắc này.
NỘI DUNG
1. Cách nhìn cuộc đời và con người của Ngô Tất Tố qua tiểu thuyết “Tắt đèn”
Nhắc tới tên tuổi của Ngô Tất Tố, người ta nghĩ ngay đến “Tắt đèn”. Đây được coi là “một tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố và cũng là tác phẩm có giá trị nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam” (Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ- Bước đường phát triển tư tưởng nghệ thuật của Ngô Tất Tố).
“Tắt đèn” ngay từ lúc mới ra đời đã được dư luận hoan nghênh nhiệt liệt. Vũ Trọng Phụng đã ca ngợi: “ Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội, hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy..” . Dư luận báo chí đương thời cho rằng với “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã mang đến một cách nhìn mới, một cách miêu tả và biểu hiện mới trong nghệ thuật so với các nhà văn đương thời. Nhà văn không chỉ đề cập một vấn đề thời sự trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ - vấn đề nông dân, đặc biệt là vấn đề sưu thuế mà còn xây dựng được một hình tượng điển hình phụ nữ nông dân mạnh khỏe, lạc quan với những phẩm chất tốt đẹp. Viết tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố không chỉ có cái nhìn sắc sảo, một sự am hiểu tường tận cuộc sống ở thôn quê mà điều quan trọng hơn là ông có một tình cảm gắn bó sâu nặng với người nông dân. Đọc những trang sách của nhà văn viết về thân phận nghèo khổ, bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nhiều lúc ta có cảm giác như nước mắt của nhà văn chan hòa cùng nước mắt của nhân vật.
Nguyễn Tuân, khi bàn về “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã viết: “Nói chung cho Tắt đèn thì toàn truyện là một đêm tối mò, truyện mở ra tôi tối, càng đọc vào càng thấy tối, và cuối cùng, truyện đóng lại bằng một tấm màn đen đặc”, thế nhưng “chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn”. Phải chăng , Ngô Tất Tố qua thiên tiểu thuyết của mình đã bày ra trước mắt người đọc hiện thực về một chế độ thực dân phong kiến tàn ác, nhưng lại khéo léo đặt nhân vật trung tâm(chị Dậu) vào những hoàn cảnh khó khăn, cũng quẫn nhất để rồi khẳng định vẻ đẹp và sức sống kiên cường, không chịu khuất phục thế lực bạo tàn của con người Việt Nam trước Cách mạng.
“Tắt đèn” trước hết, đã dựng lên một bức tranh xã hội chứa đựng những mâu thuẫn giai cấp đối kháng giữa nông dân và bọn quan lại cường hào tham lam, dâm ô, độc ác.
Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với những thân phận, cảnh ngộ của những người nông dân nghèo khổ, Ngô Tất Tố đã viết “Tắt đèn” như là một bản tố khổ sâu sắc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung chống bọn quan lại thực dân phong kiến thống trị. Cùng với những tiếng nói cải cách dân chủ, tiếng nói nghệ thuật của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn” là một tiếng nói đanh thép đòi hủy bỏ chế độ thuế thân và đòi gấp rút cải thiện đời sống lam lũ cực khổ của người nông dân.
Tấn bi kịch căng thẳng trong “Tắt đèn” căng thẳng ngay từ phút đầu: nông thôn trong những ngày đóng thuế. Làng Đông Xá dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”.Từ mờ sáng, cổng làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Công việc cày bừa bị đình đốn. Bọn lý trưởng, trương tuần chửi bới, quát tháo om sòm. Mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi lại quanh làng tróc nã người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù và vang inh ỏi, xen với tiếng quát tháo, chửi bới, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết…khiến cho làng xóm lúc nào cũng như có trộm, cướp, có các cuộc săn đuổi rợn người.
Ngô Tất Tố đã đặt các nhân vật của mình vào một hoàn cảnh rất điển hình, một không khí ngột ngạt , oi bức, dông bão, người nông dân trong làng cứ như “kiến bò trong chảo nóng”, chạy phía nào cũng bị bao vây bởi bọn thống trị bóc lột. “Tắt đèn” tập trung tố cáo cái thứ thuế bất nhân của bọn thực dân đánh vào đầu người hàng năm, cũng từ đó phơi bày bản chất bóc lột xấu xa, tàn bạo đến tận cùng của chế độ thực dân phong kiến đương thời.
Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên sưu thuế đối với họ là một tai họa khủng khiếp hằng năm. Suốt mấy hôm nay, chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho vợ chồng chị vay mượn mà còn nhiếc móc, đe dọa. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Cảnh đánh đập hành hạ vì tróc nã thuế vô nhân đạo diễn đi diễn lại trong “Tắt đèn”. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại kỳ hào sâu một tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh dọa nạt, cùm kẹp diễn ra theo đúng cái luật lệ của lý trưởng: “không cần gì hết, đứa nào mà trái ý đánh luôn…Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai thằng nào bướng bỉnh…đánh chết vô tội vạ”. Và đánh đập càng tàn nhẫn thì sự đục khoét càng có hiệu quả, nông mới càng lo cầm đồ, bán vợ, đợ con để nộp sưu thuế.
Thuế đánh vào người sống. Thuế đánh vào cả những xác chết. Vì xuất thuế của chồng và cái thẻ sưu của người em chồng “chết giở năm Tây” mà Chị Dậu bị dồn đẩy đến bước đường cùng: phải bòn bán hai gánh khoai, bán chó, rồi bán con, và cuối cùng bán xứ đi ở vú nhà quan huyện. Cả một chuỗi tai họa bám diết, thắt buộc người đàn bà. Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Chế độ sưu thuế cùng bọn cường hào, hương lí, địa chủ, quan lại vô nhân đạo đã dồn gia đình chị Dậu đến bước đường cùng. Ngô Tất Tố đã tố cáo cái cảnh khổ điển hình “thiếu thuế mất vợ, thiếu nợ mất con” của nông dân thời thuộc Pháp. Bóc lột bằng sưu thuế là một phương pháp bóc lột hết sức dã man của bọn thực dân nhằm bần cùng hóa nông dân.
Qua mấy ngày sưu thuế – tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân, một thứ thuế dã man, quái gở, “một di tích Trung cổ” – tác phẩm đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến và tác phẩm tập trung làm nổi bật mối mâu thuẫn giai cấp đối kháng gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Tuy dung lượng không lớn, song “Tắt đèn” đã đưa ra đủ mặt những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó: Bọn địa chủ độc ác, keo kiệt; Bọn cường hào tham lam, thô lỗ; Bọn quan lại dâm ô bỉ ổi, bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa... Đó là “lão phủ Từ Ân” đểu cáng, dâm ô; Đó là vợ chồng lão Nghị Quế với “cái đức không thèm biết chữ”, là “ông chủ lãi kiêm ông chủ ruộng” giả nhân giả nghĩa, không từ mọi thủ đoạn để cho vay nặng lãi, cướp đoạt ruộng đất và cả con cái của nông dân; Đó là cụ cố, đẻ ra “quan cụ” dâm ô trắng trợn; Đó là một lũ bậu sậu tổng lý, cường hào, cai lệ lúc nào cũng sẵn sàng “trị” dân bằng tay thước, dây thừng và những quả “phật thủ”. Sau bọn chúng, thấp thoáng bóng “ông Tây” với chính sách sưu thuế dã man. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn địa chủ tha hồ mua rẻ đồ đạc của nông dân và cho vay lãi cắt cổ. Tất cả bọn người đó luôn tìm đủ mọi cách để bóc lột nhân dân lao động. Song song với thủ đoạn bóc lột là chính sách đàn áp tàn bạo. Đàn áp, đánh đập để bóc lột là hai mặt cấu thành bộ máy cai trị ở nông thôn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Mặt thứ ba là dâm ô. Nếu như bọn hào lí đàn áp, bóc lột để chè chén, thuốc phiện thì bọn quan lại không từ bỏ cơ hội nào để bóc lột, tham nhũng và dâm dục.Từ lão phủ Từ Ân thì chuyên môn tẩm bổ để “thường xuyên rắc con trong thiên hạ” và cứ đến chiều thứ bảy thì lại dâng vợ cho quan trên để được thăng chức. Hắn xử chị Dậu theo cách: “Hãy vào trong giường này đã…rồi tao châm chước cho”, đến tên “quan cụ” đêm khuya lẻn vào buồng chị Dậu, người vú hầu của hắn: “Taaò! Taaò đây. Cụ .. đây. Nằm im”
Như vậy, rõ ràng “Tắt đèn” không chỉ là bản tố khổ cho nông dân. Cuốn tiểu thuyết này đã lên án cả một bộ máy thống trị ở nông thôn: quan lại, nghị viên, cường hào... Thông qua cách sử dụng ngôn từ sắc sảo và linh hoạt, tác giả đã giúp người đọc nhận diện rõ bản chất tàn ác, xấu xa, mục nát của những kẻ tự xưng là “cha mẹ” dân.
Đối lập với cái nhìn căm thù đối với bọn thống trị nham hiểm, dâm ác, đê tiện, Ngô Tất Tố đã nhìn những người nông dân lao động cần cù, lương thiện, giàu lòng tương thân tương ái, giàu tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu quyết liệt chống bọn áp bức bóc lột với đôi mắt cảm thông, yêu thương chân thành, tha thiết. Tiêu biểu là nhân vật Chị Dậu, một điển hình chân thực, sinh động, đẹp đẽ, khỏe mạnh về người phụ nữ nông dân lao động. Qua nhân vật chị Dậu, tác giả không những đồng cảm, xót thương cho nỗi khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột mà còn khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của họ, không gì có thể vùi dập. Tác phẩm có những trang thật cảm động miêu tả nỗi lòng người mẹ, người vợ của chị Dậu. Chị còn là một phụ nữ lao động đảm đang, tháo vát, thông minh, ý nhị. Sống trong nghèo khổ, chị vẫn có ý thức về nhân phẩm trong trắng mà mạnh mẽ, tiền tài không thể làm vẩn đục, bạo lực không thể khuất phục. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Mặc dù sự phản kháng của chị còn mang tính tự phát, nhưng hành động vùng lên chống lại kẻ thù giai cấp của chị Dậu đã hé mở một xu thế tất yếu của lịch sử: có áp bức tất có đấu tranh, bạo lực phản cách mạng chỉ có thể bị dập tắt bằng bạo lực cách mạng.
“Tắt đèn” là một cuốn tiểu thuyết có giá trị lớn lao. Giá trị của một cuốn tiểu thuyết hiện thực phê phán như “Tắt đèn” không phải chỉ ở sức mạnh tố cáo, đập phá xã hội cũ mà còn ở chỗ thấm đẫm một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao quý. Mặc dù có dung lượng không lớn (chỉ trong hơn một trăm trang), nhưng “Tắt đèn” lại có một sức tái hiện nghệ thuật lớn lao, làm cho người đọc xúc động mãnh liệt, đồng thời cũng giúp họ nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc.
Chính những lẽ trên đã làm cho “Tắt đèn” trở thành một tác phẩm lớn có tính nhân dân sâu sắc nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.
2. Cách nhìn cuộc đời và con người của Ngô Tất Tố qua phóng sự “Việc làng”
Đọc “Việc làng” người ta được tận mắt chứng kiến nạn xôi thịt, ăn uống, khao vọng linh đình dẫn tới tan gia phá nghiệp. Nó không phải là mong muốn của người dân mà phần lớn là do bọn cường hào, lý trưởng, chức dịch ở nông thôn áp đặt, bày ra để chè chén, đằng sau đó sự sống chết của người dân bị bỏ mặc, lãng quên.
Với tâm sự rút ra từ “ nhiều năm lăn lóc ở thôn quê”, Ngô Tất Tố đã đem “cái ổ hủ bại moi rợ chắp lại thành thiên điều tra”, vậy nên có thể thấy ở phóng sự “Việc làng” một khối kiến thức sâu rộng mà nhà văn có được qua con đường học hành và vốn sống phong phú ở làng quê. Xuất phát từ lời trăng trối của cụ Thượng làng Lão Việt trong giờ hấp hối, Ngô Tất Tố đã bày tỏ cách nhìn, quan điểm của mình: “Những cái tục lệ quái gở, mọi rợ mới được tự do kế tiếp nhau, chồng chất trên vai chúng tôi. Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi, nhưng sức của mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu. Một người chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu được, bây giờ sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn đè ép chưa tha, ông bảo có oan uổng không ?” Phóng sự “Việc làng” cho ta thấy cái tâm lí sống nhờ làng, chết nhờ làng hầu như là một tâm lí cổ truyền ở thôn quê. Bọn thống trị đã lợi dụng tâm lí đó để khoác lên vai người nông dân nhiều gánh nặng. Câu nói “Phép vua thua lệ làng” thể hiện cái quyền tác phúc, tác họa quấy nhiễu nông dân của bọn cường hào địa chủ. Lệ làng đã là như vậy, lại được dịp phong trào phục cổ do nhà nước Thực dân phát động, bọn lý dịch lại càng được thể, chung cho sống dậy hang trăm cái lễ tiết: lễ cầu phúc về mùa xuân, mùa thu, lễ hạ điền, thượng điền… bản than một số lễ hội đó không xấu, nhưng tệ hại ở chỗ là người dân đang trong lúc đói khát, bọn kì mục trong làng lại lợi dụng mọi cơ hội để chè chén, cờ bạc. Và vì thế, các lễ mua chiêu, mua ấm, lễ khao, lễ vọng, lễ xin vào ngôi…thực sự là những dịp bọn chúng gây phiền nhiễu, bắt người dân đóng góp để ăn uống. Cho nên ở nơi nào bọn kì mục càng xấu xa thì lại càng lắm thứ hủ tục tệ hại ra đời. Người dân đã nghèo thì lại càng nghèo hơn, bần cùng hơn. Đề cập tới những gia đình, những con người khốn khổ vì những hủ tục của thôn quê, Ngô Tất Tố hoàn thiện hơn bức tranh đa chiều về nỗi thống khổ của nhân dân.
Truyện về cái chết của cụ Thượng làng lão Việt mới chỉ là mở đầu cho hàng loạt phóng sự mà Ngô Tất Tố muốn phản ánh, đắng cay hơn, chua chát hơn, mỉa mai hơn, với mười bẩy truyện, là mười bẩy cảnh đời có thực như “Đám vào ngôi”, “Góc chiếu giữa đình”, “Miếng thịt giỗ hậu”… đến “Món nợ chung thân”… Ngô Tất Tố đã vạch ra cái ác độc của bọn kì hào hương lí ở chỗ, chúng không những gian xảo, mà còn biết lợi dụng tâm lí “sống nhờ làng, chết nhờ làng”, lối sùng danh “một miếng giữa làng bằng sàng góc bếp”, hơn nhau một góc chiếu sân đình …để mà tổ chức ra hàng trăm các cuộc ăn uống linh đình, hút thuốc, tổ tôm cờ bạc, và sau đó phí tổn bao nhiêu là “khổ chủ” phải chi trả hết. Thật đắng cay thay cho cảnh những người dân ngụ cư trong “Một đám vào ngôi”, ở đây tác giả đã nói rõ tất cả cái cảnh khổ của những người dân ngụ cư, vốn ở làng gốc họ cũng bị chèn ép, đến mức phải bỏ làng mà ra đi đến ở nhờ một ngôi làng khác, nhưng ở nơi mới đó họ cũng đâu có được yên thân: “Theo tục lệ nhà quê, những người ngụ cư ba đời mới được “thành tố”. “Nghĩa là mới được ngang hàng với người khác …không có ngôi ở đình,…, lỡ cha già mẹ héo, làng có chôn cho đâu”. Đối với người dân quê, chết mà không được làng chôn là một điều nhục nhã. Bọn cường hào đã lợi dụng tâm lý ấy, bắt họ đóng góp thật nhiều tiền mới cho vào làng: “Ông bảo những việc ấy nói bằng miệng không được ? Phải mất cả tiền đấy!...Những số tiền ấy đã hết ngoài trăm đồng rồi. Lại còn ăn uống từ chiều hôm qua tới giờ …”
Ngô Tất Tố không bình phẩm, mà chỉ bằng những câu chuyện, cách kể chi tiết sát thực, đưa người đọc hết từ câu chuyện này tới câu chuyện khác, mỗi câu chuyện là một sự tố cáo mạnh mẽ. Truyện “Cái án ông cụ” còn bi thảm hơn, cũng chỉ vì mối thù hằn giữa dân chính cư và dân ngụ cư mà đến nỗi xảy ra án mạng. Mối thù ấy cũng chỉ vì tranh giành địa vị ở trong làng. Họ tranh giành nhau từng góc chiếu, từng miếng thịt chốn sân đình. “Góc chiếu giữa đình” nối tiếp cái tranh giành là cái háo danh. Ngô Tất Tố đã vẽ lên cảnh thương tâm của một người chỉ vì hám chút chức vị hão ở đình, để cuối cùng phải tan gia bại sản. Lúc đầu thì chăm chỉ làm ăn chồng cầy thuê, vợ đi ở vú, tích cóp được tí vốn, sau khi phải bỏ một số tiền lớn để khao làng vì cái chức “lý cựu” thì ba ngày sau “bà cựu” danh giá lại phải cắp nón lên Hà Nội làm vú già để trả nợ. Những chi tiết thật giản đơn, mà hài hước, mà xót xa. Việc “bà cựu” danh giá lại tiếp tục phải đi ở sau khi mua được một cái danh lớn ở làng chính là một lời kết đầy chua xót của chương phóng sự.
“Nén hương sau khi chết” là một phóng sự điển hình như vậy. Bà Tư Tỵ góa chồng từ hồi còn trẻ, lúc chồng chết trong nhà không có một hạt thóc. Không giám ăn, giám mặc, những năm gạo đắt bà thường ăn ngô, ăn khoai trừ cơm, nhờ tằn tiện và chăm chỉ làm ăn như vậy, dần bà có một ít vốn. Biết vậy, bọn hào lí trong làng lại xúm đến đục khoét. Vì một cái việc đặt hậu hão, bà đã cúng cho làng một số ruộng và tiền sau khi chết, làng sẽ cúng giỗ, cúng Tết mãi mãi cho bà. Vì cái hậu sự bà đã phải biếu không cho các chức sắc trong làng đến hàng trăm bạc, khi thấy nhiều tiền quá bà xin thôi, bọn chúng hăm dọa “nếu lừa dối làng như vậy thì chết làng sẽ không khiêng”. Chỉ vì được một làng cúng giỗ sau khi chết, và cũng chẳng biết sau khi chết bọn cường hào lí dịch ở làng ấy có thực hiện ý nguyện của mình không mà bà Tư Tỵ đã mất cả gia tài, tiền bạc, ruộng đất vào tay bọn hào lí trong làng. Bọn chúng tìm cách bóc lột những người có của đã đành, đến ngay cả những kẻ cùng đinh, khố rách cũng chẳng lìa, miễn là cướp được, lừa được, ăn được là chúng xúm lại. “Cỗ oản tuần sóc” là một phóng sự tiêu biểu.
Chuyện kể về vợ chồng ông Phúc cầy sâu cuốc bẫm, chịu thương chịu khó làm ăn. Bà Phúc chết, phải lo tiền ma chay mà ông Phúc lâm nợ. Chuyện ma chay, cưới hỏi là dịp để những nhà giàu phô trương thanh thế, nhưng lại là gánh nặng bại sản cho những nhà nghèo, có khi họ phải bán cả ruộng vườn, mang công mắc nợ để cốt lo sao cho đủ các tục lệ của làng, để làm sao cho khỏi “ma chê, cưới trách”. Nợ ông Phúc thực ra không nhiều lắm, nhưng ở thôn quê: “cái giống nợ lãi nó đẻ dữ lắm”, ông suốt ngày phải đi gánh thuê để nuôi con, lúc đầu chưa quen cái vai nó sưng lên “tưởng như chết điếng đi được” .. . “nhưng mà nó cứ việc sưng, tôi cứ việc gánh”… làm như vậy mỗi ngày ông cũng kiếm đủ được để mua ngô, mua khoai cho con ăn và bớt ra mấy xu để trả lãi cho chủ nợ hàng tháng.
Nghệ thuật của Ngô Tất Tố ở đây là sau khi miêu tả đậm nét cuộc sống bần cùng của ông Phúc, mới nói đến tác hại của hủ tục, do đó làm nổi bật những tác hại của “lệ làng”. Ông Phúc làm quần quật như vậy nhưng cũng chỉ đủ sống một cách kham khổ. Nhưng “chết vì đầu năm đến giờ, ông ta lại mới lên ngôi ông trùm”, hàng năm ông phải làm lễ hai lần tuần sóc nghĩa là sửa soạn oản, chuối để cúng thần. Cũng chỉ vì vậy mà ông phải dỡ nhà ra bán, vì đi vay không ai tin. Sự đời chớ trêu thay, hôm làm lễ tuần sóc, ngời ta kéo đến gian nhà chống vừa mới dỡ của ông để chè chén vui vẻ. Người ta còn khen ông là biết lo toan chu đáo, thật là một người tháo vát. Tối hôm ấy ông lại còn phải đi mua chịu thêm mấy chai rượu nữa cho họ uống. Nhưng đó mới là cỗ tuần sóc thứ nhất. Không biết đến cỗ tuần sóc thứ hai thì ông sẽ thế nào? Có lẽ ông lại phải dỡ nốt gian nhà còn lại, và sẽ lại được khen là tận tâm là hết lòng vì việc cúng tế, rồi có khi lại đợc khen là thông minh khi biết tận dụng “màn trời, chiếu đất” nữa chứ …Miêu tả như vậy, Ngô Tất Tố làm cho ngời đọc phải ngậm ngùi, cay đắng thay cho ông Phúc.
Sống ở làng với dân nghèo thì có phúc cũng chết, mà không may gặp rủi do mắc lỗi cũng lại càng chết, đó là đầu đề của chương “Một tiệc ăn vạ”. Lão Sửu là một nông dân hiền lành, thật thà, nhờ siêng năng làm lụng mà có bát cơm ăn. Một lão trùm trong làng đến ngỏ ý vay lúa. Bà Sửu biết rõ kiểu vay ăn quỵt nên không cho vay. Thế là lão trùm đem lòng tức tối tìm cách vu tội cho lão Sửu chửi làng. Rồi mang chuyện đó ra trình làng. Ngô Tất Tố viết: “Làng là bọn đó chứ ai đâu,… chúng liền hùa nhau bắt vạ lão Sửu”. Lão Sửu đã phải tốn hơn một trăm bạc để làng ăn vạ. Buổi sáng ăn uống linh đình vui vẻ thì buổi chiều lão Sửu thắt cổ chết. Cái chết của lão Sửu đã tố cáo tính chất vô nhân đạo của các hủ tục chốn thôn quê.
Đúng là với Ngô Tất Tố, mỗi phóng sự là một công trình khảo cứu về xã hội, về văn hóa, phong tục mà ở đấy mỗi cái lệ làng là một thong lọng xiết chặt vào số phận mỗi người dân quê. Giá trị lớn nhất của thiên phóng sự này là nhà văn đã chỉ rõ cái nguyên nhân gieo đau khổ chon người nông dân chính là bọn lý dịch, bọn cường hào địa chủ lợi dụng hủ tục, lợi dụng trình độ thấp kém của nông dân, bày đặt ra những tục lệ lạc hậu để đục khoét, bóc lột, đẩy biết bao người dân lành vào cảnh khốn cùng. Có gia đình phải phá sản, có người phải thắt cổ tự tử, hoặc bỏ làng đi mất tích. Đôi khi vượt khỏi khuôn khổ “phóng sự về làng”, nhiều câu chuyện trong tác phẩm đã phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Đồng thời tác phẩm cũng có tác dụng chống lại phong trào phục cổ bấy giờ. Do đó, ở mức độ nào đó, phóng sự “Việc làng” vừa có tính hiện thực, tính nhân đạo và tính chiến đấu mạnh mẽ.
(Sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: