Bí quyết cải thiện chứng kén ăn của bé
Photo by Shutterstock.com
Vào thời điểm con bắt đầu ăn dặm rồi dần dần có thể ăn những món giống với người lớn, nhiều bà mẹ lại phải đối mặt với những vấn đề hoàn toàn mới. Tiêu biểu trong số đó chính là việc con kén ăn. Tôi cũng đã từng rất đau đầu về việc “Sao mình đã mất công nấu bao nhiêu món ngon cho con mà con lại chẳng chịu ăn...?” khi mà con tôi chỉ thích và chỉ ăn dưa chuột.
Khi thử tìm hiểu về việc trẻ nhỏ kén ăn hay chỉ ăn một loại thực phẩm nhất định, kết quả mà tôi tìm thấy hầu hết đều chỉ ra rằng đây là biểu hiện bướng bỉnh của trẻ nhỏ. Nhưng thực ra, nếu chỉ vì con không chịu ăn một món nào đó 1 - 2 lần mà bạn đã kết luận ngay rằng “À, con mình ghét món này” thì bạn đã đưa ra kết luận quá sớm. Nhiều khi con bạn không ăn chỉ là vì tâm trạng lúc đó của bé hoặc ấn tượng về món ăn đó của bé không được tốt cho lắm mà thôi. Bé có thể đã nghĩ “Món này trông chả đẹp tí nào” hay “Món này trôngs chẳng ngon gì cả”...
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử thực hiện để xóa bỏ thói quen kén ăn của con mình.
Cắt hay sắp xếp món ăn thành những hình thù mà bé thích
Photo by Shutterstock.com
Bạn có thể thử cắt cà rốt thành hình ngôi sao hay cuộn tròn thịt đã thái mỏng... Hãy biến đổi hay sắp xếp các món thành những hình dạng mà con bạn ưa thích. Bằng cách này, bạn sẽ khiến con mình cảm thấy tò mò với món ăn đó và bé sẽ bắt đầu muốn ăn thử chúng.
Hãy để con tham gia vào quá trình nấu nướng
Trẻ nhỏ rất thích được giúp đỡ cha mẹ. Bởi vậy, sao bạn không thể cho con giúp mình hoàn thiện món ăn bằng cách để bé rắc furikake (một loại gia vị rắc cơm của Nhật) lên cơm, đổ thêm sốt cà chua lên đĩa cơm chiên trứng hay quấy nước sốt... Sau đó hãy khen bé “Con làm giỏi quá! Trông món này ngon thật đấy!”, điều này sẽ kích thích cảm giác muốn ăn của con bạn đấy.
Hãy thử trộn thứ bé không chịu ăn chung với thứ bé thích
Bạn có thể cắt nhỏ những loại rau củ mà con không thích rồi trộn chúng vào nhân của món thịt băm viên, hay xay nhuyễn rồi làm thành món súp cho bé. Độ khó của việc cố gắng ăn những món bản thân không thích sẽ giảm đi khi con bạn ăn chúng chung với món mình thích. Tuy nhiên, cần chú ý không cắt quá nhỏ để con bạn vẫn có thể phát hiện ra đó là món bé không thích. Sau khi con ăn xong, đừng quên khen bé “Ôi, giỏi quá, con ăn hết rồi này!” nhé. Điều này sẽ khiến con bạn cảm thấy tự hào vì mình đã làm được đấy.
Chế biến đồ ăn có kích cỡ phù hợp với răng sữa của bé
Photo by Shutterstock.com
Đối với những bé vừa mọc răng sữa thì đây là lần đầu tiên bé nhai thức ăn. Một số loại thực phẩm có thể hơi khó nhai hay khó nuốt đối với bé, bởi vậy trong nhiều trường hợp, bữa ăn này có thể khắc sâu trong ký ức của bé và trở thành nguyên nhân khiến bé ý thức rằng mình không thích món ăn hay thực phẩm đó. Bởi vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn suy nghĩ đến tình trạng răng của con mình mỗi khi cắt nhỏ hay chế biến thức ăn cho bé.
Một vài lưu ý khi chế biến đồ ăn cho trẻ nhỏ
-----
Học thêm nhiều cách nuôi con ngoan ngoãn thông minh và khoa học cùng vnkienthuc.com!
Hãy luôn cập nhật và chia sẻ kiến thức, học trực tuyến tại diễn đàn nhé các bạn!
www.diendankienthuc.conwww.vnkienthuc.comwww.baoboi.vnwww.muatet.vn
Photo by Shutterstock.com
Vào thời điểm con bắt đầu ăn dặm rồi dần dần có thể ăn những món giống với người lớn, nhiều bà mẹ lại phải đối mặt với những vấn đề hoàn toàn mới. Tiêu biểu trong số đó chính là việc con kén ăn. Tôi cũng đã từng rất đau đầu về việc “Sao mình đã mất công nấu bao nhiêu món ngon cho con mà con lại chẳng chịu ăn...?” khi mà con tôi chỉ thích và chỉ ăn dưa chuột.
Khi thử tìm hiểu về việc trẻ nhỏ kén ăn hay chỉ ăn một loại thực phẩm nhất định, kết quả mà tôi tìm thấy hầu hết đều chỉ ra rằng đây là biểu hiện bướng bỉnh của trẻ nhỏ. Nhưng thực ra, nếu chỉ vì con không chịu ăn một món nào đó 1 - 2 lần mà bạn đã kết luận ngay rằng “À, con mình ghét món này” thì bạn đã đưa ra kết luận quá sớm. Nhiều khi con bạn không ăn chỉ là vì tâm trạng lúc đó của bé hoặc ấn tượng về món ăn đó của bé không được tốt cho lắm mà thôi. Bé có thể đã nghĩ “Món này trông chả đẹp tí nào” hay “Món này trôngs chẳng ngon gì cả”...
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử thực hiện để xóa bỏ thói quen kén ăn của con mình.
Cắt hay sắp xếp món ăn thành những hình thù mà bé thích
Photo by Shutterstock.com
Bạn có thể thử cắt cà rốt thành hình ngôi sao hay cuộn tròn thịt đã thái mỏng... Hãy biến đổi hay sắp xếp các món thành những hình dạng mà con bạn ưa thích. Bằng cách này, bạn sẽ khiến con mình cảm thấy tò mò với món ăn đó và bé sẽ bắt đầu muốn ăn thử chúng.
Hãy để con tham gia vào quá trình nấu nướng
Trẻ nhỏ rất thích được giúp đỡ cha mẹ. Bởi vậy, sao bạn không thể cho con giúp mình hoàn thiện món ăn bằng cách để bé rắc furikake (một loại gia vị rắc cơm của Nhật) lên cơm, đổ thêm sốt cà chua lên đĩa cơm chiên trứng hay quấy nước sốt... Sau đó hãy khen bé “Con làm giỏi quá! Trông món này ngon thật đấy!”, điều này sẽ kích thích cảm giác muốn ăn của con bạn đấy.
Hãy thử trộn thứ bé không chịu ăn chung với thứ bé thích
Bạn có thể cắt nhỏ những loại rau củ mà con không thích rồi trộn chúng vào nhân của món thịt băm viên, hay xay nhuyễn rồi làm thành món súp cho bé. Độ khó của việc cố gắng ăn những món bản thân không thích sẽ giảm đi khi con bạn ăn chúng chung với món mình thích. Tuy nhiên, cần chú ý không cắt quá nhỏ để con bạn vẫn có thể phát hiện ra đó là món bé không thích. Sau khi con ăn xong, đừng quên khen bé “Ôi, giỏi quá, con ăn hết rồi này!” nhé. Điều này sẽ khiến con bạn cảm thấy tự hào vì mình đã làm được đấy.
Chế biến đồ ăn có kích cỡ phù hợp với răng sữa của bé
Photo by Shutterstock.com
Đối với những bé vừa mọc răng sữa thì đây là lần đầu tiên bé nhai thức ăn. Một số loại thực phẩm có thể hơi khó nhai hay khó nuốt đối với bé, bởi vậy trong nhiều trường hợp, bữa ăn này có thể khắc sâu trong ký ức của bé và trở thành nguyên nhân khiến bé ý thức rằng mình không thích món ăn hay thực phẩm đó. Bởi vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn suy nghĩ đến tình trạng răng của con mình mỗi khi cắt nhỏ hay chế biến thức ăn cho bé.
Một vài lưu ý khi chế biến đồ ăn cho trẻ nhỏ
- Rau xanh: Trẻ nhỏ rất khó cắn những lá rau mỏng, bởi vậy bạn nên thái rau thành từng khúc có độ dài khoảng 1cm.
- Các loại củ: Độ mềm vừa phải với răng của người lớn thường khá cứng và khó cắn hay nhai đối với trẻ em. Do đó, bạn nên đun các loại củ đến khi chúng mềm đủ để bóp nhẹ là nát.
- Thịt: Các sợi thịt thường khá dai và khó nhai, bởi vậy bạn nên cắt mỏng thịt và tẩm thêm một ít tinh bột khoai tây để thịt trở nên mềm hơn trước khi tiến hành xử lý nhiệt.
- Cá: Thịt cá cũng khó nhai đối với trẻ nhỏ, bởi vậy bạn có thể nấu hoặc kho cá để thịt cá mềm hơn.
- Kato Hatsue và Igeta Youko chủ biên: “Tabenai ko ga tabete kureru nyuujishoku” (Phòng xuất bản của trường đại học Joshi Eiyou)
- Ota Yuriko và Koike Sumiko chủ biên: “Hajimete no nyuujishoku” (NXB Benesse Corporation
-----
Học thêm nhiều cách nuôi con ngoan ngoãn thông minh và khoa học cùng vnkienthuc.com!
Hãy luôn cập nhật và chia sẻ kiến thức, học trực tuyến tại diễn đàn nhé các bạn!
www.diendankienthuc.conwww.vnkienthuc.comwww.baoboi.vnwww.muatet.vn