Cách mạng tư sản Anh

Chị Lan

New member
CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH

Thế kỷ XVII, ở Anh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiêp. Sự phát triển này bị chế độ phong kiến kìm hãm, do đó, một cuộc cách mạng tư sản đã bùng nỗ để lật đổ quan hệ sản xuất lạc hậu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Cách mạng Anh là cuộc CMTS thứ hai trên thế giới sau CM Hà Lan, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành CNTB trên phạm vi toàn châu Âu.

I. NHỮNG TIỀN ÐỀ CỦA CÁCH MẠNG

1. Sự phát triển của kinh tế TBCN trong nông nghiệp và công thương nghiệp:

1.1. Nông nghiệp:


Ðặc điểm lớn nhất của nền nông nghiệp Anh là hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập rất sớm trong nông thôn Anh. Những biến đổi to lớn trong nông thôn Anh đã diễn ra vào thế kỉ XV-XVI. Do sự phát triển của công nghiệp len dạ, nhu cầu về lông cừu ngày một tăng , nghề nuôi cừu đặc biệt có lợi cho nên một số địa chủ đã khoanh những ruộng đất của mình và công xã thành một hàng rào chung, biến những ruộng đất bị khoanh thành những đồng cỏ chăn nuôi cừu để tự mình kinh doanh hoặc cho chủ nuôi cừu thuê. Ðây là hiện tượng rào đất cướp ruộng (Inclosure) của bọn địa chủ Anh. Kết quả là nông dân bị đuổi đi hàng đoàn, bị tước đoạt ruộng đất, trở thành những người không nhà cửa, phiêu bạt khắp nơi. Hiện tượng rào đất cướp ruộng cũng làm nảy sinh ở Anh một tầng lớp quí tộc mới, đó là những quí tộc phong kiến đã tư sản hóa qua những hoạt động kinh doanh của họ.

Như vậy nền kinh tế nông nghiệp phong kiến ở Anh chuyển biến thành kinh tế tư bản chủ nghĩa thông qua bạo lực đối với nông dân, đây là phương thức tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản trong buổi đầu của chủ nghĩa tư bản.

1.2. Công thương nghiệp.

Từ thế kỷ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh, đặc biệt là ngành len, dạ. Việc sản xuất len, dạ mang tính chất tư bản chủ nghĩa thể hiện ở sự phát triển của các CTTC. Giữa thế kỷ XVI, số lượng len bán ra ngoài chiếm 80% hàng xuất khẩu của Anh. Anh trở thành nước cung cấp len cho các thị trường bên ngoài (Hà Lan, Pháp, Ðức, Ý...).

Ngoài ra, các ngành công nghiệp khác cũng phát triển như dệt vải, bông, giấy, tơ lụa, thủy tinh....

Trong công nghiệp nặng: ngành khai thác mỏ đạt những thành tựu đáng kể: thế kỷ XVII, Anh sản xuất 4/5 sản lượng than đá châu Âu.Ngoài ra, các ngành khai quặng sắt, đồng, chì, kẽm... tăng từ 6 - 8 lần.

Thương nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là ngoại thương. Thương nhân Anh đi khắp nơi buôn bán, gây ảnh hưởng lớn từ Ðại Tây Dương đến châu Phi, từ châu Á... châu Mỹ. Trong ngoại thương, thương nhân Anh thu được một số lời khổng lồ nhờ việc buôn bán nô lệ.. Trung tâm mậu dịch và tài chính lớn của Anh là khu City. Nhiều thành phố lớn mọc lên, làm thay đổi bộ mặt nước Anh.

Như vậy, trước cách mạng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển, nhưng những luật lệ của chế độ phường hội, chính quyền chuyên chế, và sự bóc lột phong kiến đối với nông dân là những yếu tố ngăn trở sự phát triển ấy. Yêu cầu xã hội là đánh đổ chế độ phong kiến lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2. Chế độ chính trị và tình hình xã hội.

2.1.Chế độ chính trị:trước cách mạng Anh theo chính thể quân chủ chuyên chế, ngưòi đại diện cho chêa đọ phong kiến lúc bấy giờ là Charles I.

2.2. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội: do sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đến thế kỷ XVII, xã hội Anh phân hóa thành những giai cấp sau:

-Giai cấp tư sản: đại diện cho PTSX mới tiến bộ. Giai cấp tư sản bị phân hóa thành những tầng lớp có quyền lợi khác nhau: (thương nhân lớn - trung - nhỏ, những chủ CTTC lớn- nhỏ) Nhìn chung, giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có thế lực về chính trị, nên muốn giành lấy địa vị thống trị về chính trị.
-Do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, một số địa chủ kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, từ đó xuất hiện trong xã hội Anh tầng lớp quí tộc mới . Quí tộc mới liên minh chặt chẽ với tư sản để chống lại chế độ chuyên chế.

- Nông dân: bị phân hóa thành những tầng lớp khác nhau: nông dân tự do, tá điền, cố nông. Nông dân Anh lao động cực khổ và phải đóng góp nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề, vì vậy nông dân là lực lượng chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống phong kiến.

-Ðối lập với tầng lớp quí tộc mới làì quí tộc phong kiến với nguồn sinh sống chính là địa tô và lương bổng chức vụ. Chúng dựa vào nhà vua để duy trì sự bóc lột của mình. Quí tộc phong kiến ra sức bảo vệ trật tự phong kiếïn, vì vậy họ trở thành đối tượng của cách mạng.

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Anh là mâu thuẫn giữa quí tộc phong kiến với giai cấp tư sản và quí tộc mới. Mâu thuẫn này thể hiện mâu thuẫn giữa LLSXTBCN tiến bộ và QHSX phong kiến lỗi thời.

2.2. Vấn đề tôn giáo.

Trước cách mạng, Anh có hai tôn giáo lớn:

-Anh giáo: dựa trên lí thuyết của đạo Cơ đốc, nhưng về tổ chức thì tách khỏi giáo hội La Mã. Vua Anh nắm cả thế quyền lẫn thần quyền. Anh giáo là công cụ thống trị tinh thần của giai cấp phong kiến.

-Thanh giáo là tôn giáo cải cách, dựa trên giáo lý của Calvin, chống lại giáo hội Anh, giai cấp tư sản và quí tộc mới đang lên dựa vào tôn giáo này làm vũ khí đấu tranh.

3. Tình thế cách mạng.

Giữa thế kỷ XVII, Anh đặt dưới sự cai trị của Vương triều Stuart mà người đại diện là James I, rồi đến Charles I. Chế độ quân chủ chuyên chế này chuyển từ thời kỳ được sự ủng hộ của quốc hội dưới triều Tudor sang thời kỳ xung đột công khai với quốc hội.

Quốc hội được triệu tập liên tiếp trong những năm 1625, 1626, 1628 vì vua cần tiền. Trong những năm này; đã xảy ra sự xung đột giữa nhà vua và quốc hội vì quốc hội không chấp nhận những đề nghị của nhà vua. Vua đóng cửa QH, và cai trị trong 11 năm không cần QH. Năm 1640 vì cần tiền để tiến hành chiến tranh với Scotland, vua triệu tập QH , nhưng quốc hội không thỏa mãn những đề nghị của nhà vua, mâu thuẫn giữa nhà vua và quốc hội tiếp tục diễn ra, sự xung đột giữa phe nhà vua và phe quốc hội làm cho tình thế cách mạng chín muồi, cách mạng tất yếu sẽ bùng nổ.

II. DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG

Chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn I: 1642 - 1660

Giai đoạn II: 1688 - 1689

Giữa hai giai đoạn có một thời gian cách mạng bị gián đoạn gọi là thời kỳ phục hồi vương triều Stuart.

1. Giai đoạn I: 1642 - 1660

1.1 Nội chiến lần I: 1642-1646.


Nội chiến bùng nổ do sự ngoan cố của giai cấp thống trị cũ: chính nhà vua là kẻ gây ra nội chiến. Nội chiến cũng là một cuộc đấu tranh quyết liệt và phức tạp giữa chủ nghĩa tư bản đang phát triển và chế độ phong kiến chuyên chế đang tan rã.

Buổi đầu, phe nhà vua chiếm ưu thê,ú chủ động tấn công và thắng liên tiếp, chiếm 3/ 4 đất đai. Phe quốc hội thất bại vì quân đội còn yếu về chiến thuật, một phần vì tư tưởng bảo thủ của các cấp chỉ huy. Phái Trưởng Lão đang chi phối quốc hội, chủ trương chế độ quân chủ lập hiến nên ngập ngừng trong hành động, muốn thỏa hiệp với nhà vua. Giữa lúc đó, một lực lượng mới xuất hiện, đó là quân đội của Oliver Cromwell, một người thuộc phái Ðộc lập, đại diện cho quí tộc mới, kiên quyết chống phong kiến.

Quân đội của Cromwell có tính kỷ luật cao và lòng dũng cảm. Ngoài bộ binh, Cromwell còn chú trọng tổ chức kị binh. Quân đội mới đã góp phần lớn vào các trận chiến chống nhà vua, đặc biệt là trận Naseby ngày 14-6-1645. Phe nhà vua bị đánh bại, Charles I phải trốn lên Scotland, nhưng bị người Scotland giữ lại và nộp cho quốc hội Anh. Ðầu 1646, nội chiến kết thúc.

Sau khi đánh bại nhà vua, Quốc hội nắm quyền chính trị tối cao. Qúi tộc mới và tư sản nắm chính quyền đã thông qua quốc hội để thi hành chính sách ruộng đất chống lại nông dân. Ruộng đất của địa chủ phong kiến chuyển hàng loạt sang tay giai cấp tư sản và qúi tộc mới, song sự bóc lột phong kiến đối với nông dân vẫn không bị thủ tiêu (nông dân vẫn phải nộp thuế 1/ 10, thuế rượu, muối, vải). Vì thế, khi nội chiến kết thúc, tư tưởng bất mãn lan tràn trong nhân dân cả nước, đó là nguồn gốc sinh ra phái San bằng (Nivelers) mà John Lilburne là lãnh tụ. Phái San bằng trở thành một phái chính trị độc lập, đại diện cho quần chúng nhân dân bắt đầu tham gia đấu tranh chính trị, đề ra những yêu cầu phản ảnh lợi ích của giai cấp tiểu tư sản thành thị, nông thôn... Ðặc biệt, họ đã soạn ra một cương lĩnh chính trị với tên gọi Thỏa ước của nhân dân đòi giải tán "quốc hội dài", đòi phổ thông đầu phiếu, tự do tín ngưỡng, đánh thuế tài sản, thủ tiêu mọi đặc quyền có tính chất phân biệt đẳng cấp... Phái San bằng đã góp phần đẩy cách mạng tiến tới chỗ tiêu diệt chế độ quân chủ.

Ðại tư sản và quí tộc mới lớp trên không muốn cách mạng tiếp tục phát triển, lo ngại trước tinh thần cách mạng của quần chúng nên định giải tán quốc hội. Vì vậy, trước áp lực của phái San Bằng và quần chúng nhân dân, Cromwell đã lập Hội đồng toàn quân để đối phó lại: Quân đội trong hội đồng toàn quân đòi khai trừ các lãnh tụ phái Trưởng Lão, giải tán những lực lượng vũ trang do quốc hội tổ chức, nhưng quốc hội cự tuyệt và chống lại. Dưới áp lực của phái San Bằng, các chỉ huy của phái Ðộc Lập cho quân tiến vào thủ đô Luân đôn, các lãnh tụ phái Trưởng Lão bỏ trốn, một số theo phái Ðộc Lập. Phái Ðộc Lập chiếm ưu thế trong quốc hội.

1.2. Nội chiến lần hai.(1648.)

Trong khi nội bộ quốc hội và quân đội mâu thuẫn và xung đột với nhau, thì mùa xuân năm 1648, bọn bảo hoàng nổi dậy ở một số nơi. Trước tình hình này, với sự chủ động của phái San bằng, phái Ðộc Lập liên minh với phái San bằng đẩy lùi quân phản động, nội chiến lần II kết thúc.(1648)

Dưới áp lực của quân đội và nhân dân, những người chủ trương nền Cộng hòa trong phái Ðộc Lâp đã đem Charles I ra xử tử ngày 30 - 1 - 1649. Anh trở thành nước Cộng hòa.

1.2.1. Chế độ Cộng Hòa:

Việc xử tử Charles I đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ phong kiến và sự thắng lợi của cách mạng. Ngày 19-5-1649, nền Cộng hòa được chính thức tuyên bố.

-Ðối nội: thực chất chế độ cộng hòa là nền chuyên chính tư sản trong tay các tướng lĩnh phái Ðộc lập dưới danh nghĩa nghị viện, vì những sĩ quan trong quân đội nắm những chức vụ quan trọng. Quyền lập pháp thuộc hạ viện, quyền hành pháp thuộc một nội các do nghị viện bầu ra trong thời hạn 1 năm.

Chính phủ Cộng hòa ra lệnh bán đất đai của Giáo hội và những quí tộc bảo hoàng, cho người mua hưởng những đặc quyền phong kiến cũ: phần lớn tài sản chuyển vào tay quí tộc mới và giai cấp tư sản. Chế độ bóc lột phong kiến đối với nông dân vẫn giữ lại cũng như hàng loạt những nghĩa vụ phong kiến khác. Trong tình hình đó, phái Ðào đất (Diggers) xuất hiện: biểu hiện cuộc đấu tranh vì ruộng đất của nông dân. Ðại biểu cho phái Ðào đất là W.Stelley, một tiểu thương bị bần cùng hóa. Những người Ðào đất ü chủ trương chống chế độ tư hữu và khôi phục chế độ công hữu. Phái Ðào đất muốn xây dựng một xã hội cộng sản nhưng chưa có điều kiện để thực hiện nên việc làm của họ có tính chất không tưởng. Tuy nhiên, phong trào này là đỉnh cao của phong trào nông dân trong cách mạng Anh. Cuối 1651, chính phủ phái quân đội đến đàn áp và dập tắt phong trào.

Ngoài ra, Cromwell còn đàn áp cả phái San bằng vì họ đòi thực hiện những yêu sách trong bản Thỏa ước nhân dân. Tiêu diệt phái San bằng và Ðào đất, chính Cromwell đã chuẩn bị để tiêu diệt chế độ cộng hòa, dọn đường cho việc thiết lập chế độ độc tài cá nhân của mình.

-Ðối ngoại: Từ khi nắm chính quyền, Cromwell đã chuẩn bị những cuộc viễn chinh xâm lược Ireland và Scotland. Những cuộc viễn chinh này ngay từ đầu đã có tính chất phản động nhằm bóc lột, đàn áp tàn khốc Ireland.

Giai cấp Tư sản Anh còn muốn đoạt bá quyền mậu dịch trên biển nên gây chiến tranh với Hà Lan. Chiến tranh kết thúc có lợi cho Anh, Anh buộc Hà Lan phải công nhận đạo luật hàng hải do Anh đặt ra.

1.2.2. Chế độ Bảo hộ.

Ðàn áp được Ireland và Scotland, chiến thắng Hà Lan, giai cấp tư sản Anh nhận thấy càng phải có một chính quyền mạnh để tiếp tục xâm lược các nước, chống những phần tử phản động còn sót lại, và chống cả những yêu cầu dân chủ của nhân dân. Chúng muốn thiết lập một chế độ độc tài mạnh mẽ.: Cromwell ra mặt công kích và dùng quân đội giải tán quốc hội.Ngày 12 - 12 - 1653, Cromwell được tôn làm Bảo hộ công và từ 1655 trở đi, ông cai trị hoàn toàn không có quốc hội.

Thực chất của chế độ bảo hộ là nền độc tài quân sự của cá nhân Cromwell, bảo đảm quyền lợi cho bọn có của, chống lại quần chúng nhân dân.

2. Sự phục hồi Vương triều Stuart 1660 - 1688.

Ngày 3-9-1658, Oliver Cromwell chết, trao quyền cho con là Richard Cromwell, một người bất tài, không có uy tín nên không được phục tùng, cuối cùng bị buộc phải từ chức.

Cuối năm 1659 đầu 1660, tình hình Luân đôn rối loạn, dân chúng nổi dậy, bọn có của hoảng sợ, yêu cầu thiết lập một chính quyền ổn định hơn. Monk, một tướng có quan hệ với triều đình Stuart, được bọn địa chủ và tư sản ủng hộ, đã thương lượng với Charles II, (con của Charles I) để phục hồi chế độ phong kiến. Vương triều Stuart được phục hồi. Sau khi nắm chính quyền, Charles II khủng bố những người tham gia cách mạng,û cai trị hết sức phản động.

3. Giai đoạn 2: cuộc chính biến 1688 - 1689.

Năm 1685 Charles II chết, em là James II lên thay, tiếp tục củng cố thế lực phong kiến. Y dùng những thủ đoạn trả thù với những địch thủ ở nghị viện, bí mật nhận viện trợ của Pháp, thu thuế mà không triệu tâp quốc hội... Giai cấp tư sản và quí tộc mới thất vọng với vương triều Stuart .Họ thấy cần phải thay đổi giai cấp thống trị khác để phục vụ lợi ích giai cấp họ.

Vì thế, giai cấp tư sản và quí tộc mới tìm cách dựa vào VinHem dOrange (Quốc trưởng Hà Lan) để chống với James II, lập nên một chính quyền mới. Nhận lời mời của quốc hội Anh, VinHem mang quân sang Anh tiến vào London. Ngày 13.2.1689, Vinhem lên ngôi vua Anh. Ðó là cuộc chính biến 1688-1689. Cuộc chính biến này không có nhân dân tham gia, không đẩy cách mạng tiến lên, nhưng nó có ý nghĩa ở chỗ xác định lại cuộc cách mạng tư sản Anh, củng cố quyền lợi của giai cấp tư sản và qúi tộc mới, thủ tiêu chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.


III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản vì nó lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
Cách mạng được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh tư sản và quí tộc mới, nông dân là động lực cơ bản của cách mạng.Tuy nhiên, trong quá trình diễn biến của cách mạng, giai cấp thống trị đã phản bội đồng minh của mình, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .Vì thế cách mạng còn mang tính chất bảo thủ. Một đặc điểm nữa là cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra dưới hình thức tôn giáo, vì các phe phái tập trung trong hai tôn giáo lớn là Anh giáo và Thanh giáo.

(ST)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top