Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách mạng này là bằng chứng sinh động, hiện thực và đầy sức thuyết phục về tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Dưới đây là bài viết của PGS.TS. Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Tuyên giáo TƯ nhân dịp kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, đăng trên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa Mác-Lênin so với các trào lưu cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chính từ đây chủ nghĩa xã hội không chỉ còn là lý tưởng, là học thuyết mà là hiện thực cụ thể.
1. Thành công của cách mạng Tháng Mười khẳng định rằng chỉ có cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin giành chính quyền về tay giai cấp vô sản mới thực sự đem lại quyền lợi cho người lao động.
Cuộc cách mạng Nga lần đầu tiên do giai cấp công nhân lãnh đạo được khởi đầu từ ngày chủ nhật 9/1/1905. Tuy nhiên cuộc diễu hành của những người lao động đã bị đàn áp dã man. Chính phủ Sa hoàng đã dùng mọi thủ đoạn nhằm dập tắt phong trào cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tiếp tục phát triển và bùng lên mạnh mẽ vào tháng 2/ 1917. Chỉ trong vòng hơn một tuần toàn bộ chính quyền Sa hoàng đã sụp đổ. Tuy nhiên do bối cảnh cụ thể đương thời về tương quan lực lượng, Ban chấp hành Xô viết Pêtơrôgrát đã thông qua Nghị quyết chuyển giao chính quyền cho giai cấp tư sản. Và sau đó chính phủ lâm thời được thành lập đã phản bội lại lợi ích của những người cách mạng. Trước tình thế đó, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng do Lênin đứng đầu đã tiếp tục cuộc cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay các Xô-viết đại biểu cho nhân dân
Ngày 25/10, các chiến sĩ cách mạng từ chiến hạm Rạng Đông đã nã pháo vào Cung điện Mùa Đông và sau đó bắt giữ toàn bộ chính phủ lâm thời. Đêm 25/10 tại Điện Xmôn-nưi Đại hội II các Xô viết đã họp và tuyên bố cách mạng thành công, toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết.
Với thắng lợi này lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga một chính quyền của công-nông và những người lao động được thiết lập. Trong những ngày đầu chính quyền đã thông qua những sắc lệnh khẳng định và thể hiện rõ bản chất của một chính quyền vì dân. Đó là Sắc lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về ruộng đất; đồng thời công bố nhiều chính sách ưu việt như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội, giáo dục không mất tiền, tự do tín ngưỡng, nam nữ bình đẳng.....Những lý tưởng về một xã hội công bằng, dân chủ, một xã hội xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên trên thế giới đã và đang hiện thực hóa.
2. Cách mạng Tháng Mười thành công đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hội mới – XHCN, mà trước đó chỉ là những ước mơ.
Trước khi loài người được chứng kiến về sự tồn tại hiện thực của một chế độ xã hội mà ở đó giai cấp công và những người lao động làm chủ, chủ động tạo dựng cho mình một cuộc sống ấm no, bình đẳng, thì trong lịch sử phát triển xã hội loài người cũng đã xuất hiện các tư tưởng biểu hiện nguyện vọng muốn thiết lập một xã hội không có tình trạng người bóc lột người và các hình thức bất bình đẳng khác về xã hội. Lênin đã viết: " Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu "lập tức" mọi sự bóc lột" .
Nhưng những mong muốn, ước vọng của tầng lớp lao động trong các xã hội cũ vẫn chỉ là những điều xa vời, không thực tế, họ không tìm ra được con đường, cách thức để thực sự giải phóng mình khỏi áp bức, bất công. Cũng có không ít các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh, có cả cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ xã hội cũ, thay đổi cuộc sống, song hầu như đã thất bại, hoặc khi thành công lại vẫn không vượt ra khỏi vết xe cũ, không từ bỏ được cái căn nguyên của chế độ người bóc lột người, của bất bình đẳng, đó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi chế độ TBCN phủ định chế độ phong kiến, đều là nấc thang trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, song đó cũng lại chính là nấc thang bóc lột đa dạng hơn, tinh vi hơn. Và khát vọng về một xã hội công bằng, bình đằng, không còn người bóc lột người của những con người lao động càng cháy bỏng hơn.
Cách mạng Tháng Mười thành công, chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập, những tàn tích của chế độ cũ Sa hoàng bị xóa bỏ, giai cấp vô sản và nhân dân lao động nước Nga thoát khỏi ách áp bức thống trị của chính quyền phong kiến chuyên chế và tư sản phản động. Người dân bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của người làm chủ xã hội.
3. Cách mạng Tháng Mười thành công đã chứng minh trên thực tế luận điểm về: sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó không còn người bóc lột người
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của khoa học-kỹ thuật tiên tiến đương thời và trực tiếp nghiên cứu quá trình phát triển của CNTB, Mác, Ănghen và sau này là Lênin đã xây dựng và phát triển học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo để giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động khỏi áp bức bất công. Học thuyết Mác-Lênin đã chỉ rõ sự sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó không còn người bóc lột người.
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội diễn ra theo qui luật của nó, việc thay thế hình thái kinh tế xã hội này bởi một hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc cách mạng xã hội, đó là cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt.
Trước cách mạng Tháng Mười, Công xã Paris là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ XIX. Công xã Paris cho thấy sự chống phá điên cuồng của giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng xã hội là cuộc đầu tranh giai cấp một mất, một còn, gay go, quyết liệt. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên này đã báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của CNTB.
Với cách mạng Tháng Mười, CNTB đã bị chặt đứt một mắt xích quan trọng, bắt đầu cho thời kỳ sụp đổ tất yếu, hiện thực của CNTB, và đồng thời mở ra một thời kỳ mới-thời kỳ quá độ lên CNXH trong tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại.
4. Cách mạng Tháng Mười không chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, xóa bỏ chế độ tư hữu, mà còn khẳng định con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên thế giới; đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh của lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân.
Như ta biết Học thuyết Mác-Lênin là học thuyết lần đầu tiên đã chỉ rõ mục tiêu, con đường và lực lượng cách mạng để giải phóng và xây dựng xã hội mới. Với cách mạng Tháng Mười Nga giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Mácxit thông qua cách mạng vô sản đã đánh đổ chính quyền tư sản, xây dựng chính quyền công-nông, xóa bỏ chế độ tư hữu, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ phấn đấu không ngừng để biến những lý tưởng XHCN trở thành hiện thực.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười đã khẳng định mục tiêu, con đường và lực lượng của cuộc cách mạng vô sản không chỉ trên phương diện lý luận, mà còn trên phương diện thực tế. Chính vì điều này mà chủ nghĩa Mác-Lênin càng có sức tỏa sáng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã làm cho CNXH từ một khoa học trở thành hiện thực. Và với sức lan tỏa của nó đã đưa CNXH hiện thực ở một quốc gia thành một hệ thống sau chiến tranh thế giới thư II.
5. Khi dự đoán về khả năng của cách mạng, Mác-Ăngghen cho rằng, cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của CNTB. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB có bước phát triển mới, chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. Trên cơ sở phân tích đặc điểm phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra khả năng cho cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước. Trong hoàn cảnh đó, Lênin (1870–1924) đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Mác-Ăngghen để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản; đồng thời đấu tranh bảo vệ lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với tư tưởng xét lại, cơ hội…
Khi đề cập đến tình thế cách mạng ở Nga không ít người cho rằng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nước Nga TBCN chưa đạt đến trình độ phát triển văn minh đầy đủ để thực hiện cách mạng XHCN. Song dựa trên phép biện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác, Lênin đã đánh giá phân tích tình hình nước Nga đương thời là do Nga bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh đế quốc hao người tốn của đã đẩy mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp thống trị với quần chúng lao động bị áp bức lên đỉnh điểm; đồng thời cũng vào thời điểm này những đảng viên cộng sản bônsêvich là lực lượng chính trị có uy tín, là đại diện chân chính cho mọi tầng lớp nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo cách mạng. Do vậy cách mạng Tháng Mười Nga không phải là sự kiện ngẫu nhiên mà nó diễn ra hợp qui luật và sự thắng lợi của cuộc cách mạng này càng chứng tỏ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin.
6. Sau cách mạng Tháng Mười, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân dân xôviết vượt qua nhiều khó khăn thử thách, với sự hy sinh to lớn cả về người và của tiếp tục bảo vệ và phát triển những lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, phát triển CNXH trong hiện thực
- Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ, động viên nhân dân Liên xô trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945). Chính với những chính sách hiện thực hóa các nguyên tắc của xã hội mới vì người dân lao động đã tạo ra niềm tin sâu sắc, vô bờ bến với triệu, triệu người dân Xô viết vào sự lãnh đạo của chính đảng mác-xít, huy động toàn bộ sức người, sức của vào sự bảo vệ chế độ và xây dựng xã hội mới
- Sự lan tỏa của lý tưởng cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh và thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình. Và kết quả là hàng loạt nước đã xác định đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười. Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ thắng lợi trong hiện thực ở một quốc gia mà ở nhiều quốc gia, từ châu Âu đến châu Á rồi châu Mỹ. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô và các nước XHCN đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều nước đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, nâng cao quốc lực và cải thiện đời sống nhân dân. Trên vũ đài quốc tế, lực lượng của CNXH ngày càng tỏ ra hơn hẳn chủ nghĩa đế quốc, lực lượng hòa bình ngày càng tỏ ra mạnh hơn hẳn lực lượng chiến tranh.
- Chủ nghĩa xã hội hiện thực tuy còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, tuy rằng sau này đã rơi vào tình trạng khủng hoảng do các nguyên nhân khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài, song những gì mà CNXH đem lại cho người dân, cũng đã buộc các thế lực chống đối phải xem xét, điều chỉnh chính sách, đồng thời cũng vì vậy các thế lực đế quốc càng điên cuồng, chống phá quyết liệt hòng tiêu diệt CNXH.
7. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối những năm 80-đầu những năm 1990 của thế kỷ XX không phải sự phủ định chủ nghĩa Mác- Lênin, không phải là sự phủ định chủ nghĩa xã hội cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó chỉ là sự đổ vỡ của một mô hình phát triển cụ thể không được điều chỉnh kịp thời trước điều kiện mới.
-Về nguyên tắc để đạt được mục tiêu là xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, có những cách thức, mô hình khác nhau tùy những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Điều này ngày nay được minh chứng rất rõ qua thực tế của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, của công cuộc đổi mới phát triển của Việt Nam.... Do vậy sự đổ vỡ mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Liên xô và Đông Âu nói lên một điều là cần phải có một mô hình xây dựng CNXH phù hợp hơn với thực tế của các quốc gia dân tộc này. Chúng ta biết khi nghiên cứu về sự phát triển của CNTB Mác đã có dự đoán về xã hội tương lai trên những nét chung nhất. Những dự đoán đó đã được Xtalin áp dụng xây dựng mô hình CNXH cho nước Nga và được thực thi trong nhiều thập kỷ. Đặc trưng của mô hình kế hoạch hóa tập trung cao độ này phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thời chiến trong việc huy động sức người, sức của, trong việc quản lý lao động thời chiến. Sau khi hòa bình, mô hình này lại tiếp tục được kéo dài và chính cơ chế tập trung quan liêu, hành chính hóa đã kìm hãm, cản trở việc phát huy các nguồn lực cho phát triển và giảm hiệu quả tăng trưởng. Bên cạnh đó sự đổ vỡ này còn gắn liền với những sai lầm về đường lối chính trị, về tổ chức, tư tưởng...cùng sự phá hoại của các thế lực thù địch.
- Sau sự kiện trên, không ít ý kiến của các lý luận gia cơ hội và phản động cho rằng cách mạng tháng Mười là một "sai lầm của lịch sử", rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời. Tuy nhiên thực tế lịch sử cho thấy, trong gần 20 năm qua chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới tuy có những thăng trầm, nhưng nó không biến mất mà vẫn đang tồn tại và có bước phát triển rõ rệt theo xu hướng tất yếu của thời đại đã được mở ra từ cách mạng Tháng Mười. Sự nghiệp cải cách thành công ở Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam và nhưng điều chỉnh ở Cuba, Lào, tiếp đó là sự khẳng định phát triển CNXH ở một số nước đang phát triển như Vênêzuyêna..là sự thật khẳng định tiếp tục tư tưởng của cách mạng Tháng Mười, của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong khi đó ở một số quốc gia do xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ chủ nghĩa xã hội thì trên thực tế xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, thậm chí nội chiến, chia cắt (như Nam Tư, Grudia....).
- Điều đáng chú ý là, mặc dù có sự khủng hoảng, đổ vỡ, nhưng chính quyền Xô viết được thành lập sau cách mạng Tháng Mười vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, với tính cảm tốt đẹp trong tâm khảm của người dân lao động nước Nga cũng như trên thế giới. Kết quả thăm dò dư luận gần đây của Viện Công luận toàn Nga mới công bố trên Mosnews cho hay đa số người dân xứ bạch dương tin rằng cách mạng tháng Mười đưa những người Bolsheviks lên nắm quyền là điều tốt, 70% số người cao tuổi được hỏi và 54% số người trẻ hơn ủng hộ sự kiện ngày 7/11/1917.
8. Tiếp nối cách mạng Tháng Mười, cách mạng Tháng Tám và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện đổi mới, phát triển của Việt Nam tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của lý tưởng XHCN, của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam khỏi ách áp bức đế quốc thực dân. Chúng ta biết vào những năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam đang đứng trước sự bế tắc về con đường giải phóng dân tộc. Chính thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc với thiên tài trí tuệ, trải nghiệm hoạt động cách mạng và ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng Tháng Mười, đã khẳng định: " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" . Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cách mạng Tháng Tám lịch sử thành công, xây dựng nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á.
- Sau cách mạng Tháng Tám, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn đòi hỏi Đảng và nhân dân phải có sự kiên định và sáng tạo trong con đường phát triển. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc kết hợp sáng tạo giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng. Trong một thời gian dài cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, và sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Đại hội Đảng lần thứ IV, Đảng ta khẳng định: " trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và CNXH không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản" . Điều này khẳng định sự sáng tạo và nhất quán trong lựa chọn con đường phát triển của cách mạng Việt Nam – con đường đi theo ánh sáng cách mạng Tháng Mười.
- Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, lại thực hiện phát triển rút ngắn không qua chế độ TBCN, con đường phát triển chưa có tiền lệ lịch sử, do vậy khó tránh khỏi khó khăn, vấp váp thậm chí sai lầm. Tuy nhiên với bản lĩnh cách mạng và khoa học, dám nhìn thẳng vào sự thật, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước ta đã và đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hơn 20 năm qua đã chứng tỏ tính đúng đắn của đường lối đổi mới. Đổi mới như Đảng ta đã khẳng định: "không phải từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng" . Thành tựu phát triển của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục là bằng chứng khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.
Dưới đây là bài viết của PGS.TS. Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Tuyên giáo TƯ nhân dịp kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, đăng trên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa Mác-Lênin so với các trào lưu cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chính từ đây chủ nghĩa xã hội không chỉ còn là lý tưởng, là học thuyết mà là hiện thực cụ thể.
1. Thành công của cách mạng Tháng Mười khẳng định rằng chỉ có cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin giành chính quyền về tay giai cấp vô sản mới thực sự đem lại quyền lợi cho người lao động.
Cuộc cách mạng Nga lần đầu tiên do giai cấp công nhân lãnh đạo được khởi đầu từ ngày chủ nhật 9/1/1905. Tuy nhiên cuộc diễu hành của những người lao động đã bị đàn áp dã man. Chính phủ Sa hoàng đã dùng mọi thủ đoạn nhằm dập tắt phong trào cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tiếp tục phát triển và bùng lên mạnh mẽ vào tháng 2/ 1917. Chỉ trong vòng hơn một tuần toàn bộ chính quyền Sa hoàng đã sụp đổ. Tuy nhiên do bối cảnh cụ thể đương thời về tương quan lực lượng, Ban chấp hành Xô viết Pêtơrôgrát đã thông qua Nghị quyết chuyển giao chính quyền cho giai cấp tư sản. Và sau đó chính phủ lâm thời được thành lập đã phản bội lại lợi ích của những người cách mạng. Trước tình thế đó, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng do Lênin đứng đầu đã tiếp tục cuộc cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay các Xô-viết đại biểu cho nhân dân
Ngày 25/10, các chiến sĩ cách mạng từ chiến hạm Rạng Đông đã nã pháo vào Cung điện Mùa Đông và sau đó bắt giữ toàn bộ chính phủ lâm thời. Đêm 25/10 tại Điện Xmôn-nưi Đại hội II các Xô viết đã họp và tuyên bố cách mạng thành công, toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết.
Với thắng lợi này lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga một chính quyền của công-nông và những người lao động được thiết lập. Trong những ngày đầu chính quyền đã thông qua những sắc lệnh khẳng định và thể hiện rõ bản chất của một chính quyền vì dân. Đó là Sắc lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về ruộng đất; đồng thời công bố nhiều chính sách ưu việt như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội, giáo dục không mất tiền, tự do tín ngưỡng, nam nữ bình đẳng.....Những lý tưởng về một xã hội công bằng, dân chủ, một xã hội xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên trên thế giới đã và đang hiện thực hóa.
2. Cách mạng Tháng Mười thành công đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hội mới – XHCN, mà trước đó chỉ là những ước mơ.
Trước khi loài người được chứng kiến về sự tồn tại hiện thực của một chế độ xã hội mà ở đó giai cấp công và những người lao động làm chủ, chủ động tạo dựng cho mình một cuộc sống ấm no, bình đẳng, thì trong lịch sử phát triển xã hội loài người cũng đã xuất hiện các tư tưởng biểu hiện nguyện vọng muốn thiết lập một xã hội không có tình trạng người bóc lột người và các hình thức bất bình đẳng khác về xã hội. Lênin đã viết: " Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu "lập tức" mọi sự bóc lột" .
Nhưng những mong muốn, ước vọng của tầng lớp lao động trong các xã hội cũ vẫn chỉ là những điều xa vời, không thực tế, họ không tìm ra được con đường, cách thức để thực sự giải phóng mình khỏi áp bức, bất công. Cũng có không ít các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh, có cả cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ xã hội cũ, thay đổi cuộc sống, song hầu như đã thất bại, hoặc khi thành công lại vẫn không vượt ra khỏi vết xe cũ, không từ bỏ được cái căn nguyên của chế độ người bóc lột người, của bất bình đẳng, đó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi chế độ TBCN phủ định chế độ phong kiến, đều là nấc thang trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, song đó cũng lại chính là nấc thang bóc lột đa dạng hơn, tinh vi hơn. Và khát vọng về một xã hội công bằng, bình đằng, không còn người bóc lột người của những con người lao động càng cháy bỏng hơn.
Cách mạng Tháng Mười thành công, chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập, những tàn tích của chế độ cũ Sa hoàng bị xóa bỏ, giai cấp vô sản và nhân dân lao động nước Nga thoát khỏi ách áp bức thống trị của chính quyền phong kiến chuyên chế và tư sản phản động. Người dân bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của người làm chủ xã hội.
3. Cách mạng Tháng Mười thành công đã chứng minh trên thực tế luận điểm về: sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó không còn người bóc lột người
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của khoa học-kỹ thuật tiên tiến đương thời và trực tiếp nghiên cứu quá trình phát triển của CNTB, Mác, Ănghen và sau này là Lênin đã xây dựng và phát triển học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo để giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động khỏi áp bức bất công. Học thuyết Mác-Lênin đã chỉ rõ sự sụp đổ tất yếu của CNTB và loài người sẽ quá độ sang một xã hội mới mà ở đó không còn người bóc lột người.
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội diễn ra theo qui luật của nó, việc thay thế hình thái kinh tế xã hội này bởi một hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc cách mạng xã hội, đó là cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt.
Trước cách mạng Tháng Mười, Công xã Paris là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ XIX. Công xã Paris cho thấy sự chống phá điên cuồng của giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng xã hội là cuộc đầu tranh giai cấp một mất, một còn, gay go, quyết liệt. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên này đã báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của CNTB.
Với cách mạng Tháng Mười, CNTB đã bị chặt đứt một mắt xích quan trọng, bắt đầu cho thời kỳ sụp đổ tất yếu, hiện thực của CNTB, và đồng thời mở ra một thời kỳ mới-thời kỳ quá độ lên CNXH trong tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại.
4. Cách mạng Tháng Mười không chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, xóa bỏ chế độ tư hữu, mà còn khẳng định con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên thế giới; đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh của lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân.
Như ta biết Học thuyết Mác-Lênin là học thuyết lần đầu tiên đã chỉ rõ mục tiêu, con đường và lực lượng cách mạng để giải phóng và xây dựng xã hội mới. Với cách mạng Tháng Mười Nga giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Mácxit thông qua cách mạng vô sản đã đánh đổ chính quyền tư sản, xây dựng chính quyền công-nông, xóa bỏ chế độ tư hữu, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ phấn đấu không ngừng để biến những lý tưởng XHCN trở thành hiện thực.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười đã khẳng định mục tiêu, con đường và lực lượng của cuộc cách mạng vô sản không chỉ trên phương diện lý luận, mà còn trên phương diện thực tế. Chính vì điều này mà chủ nghĩa Mác-Lênin càng có sức tỏa sáng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã làm cho CNXH từ một khoa học trở thành hiện thực. Và với sức lan tỏa của nó đã đưa CNXH hiện thực ở một quốc gia thành một hệ thống sau chiến tranh thế giới thư II.
5. Khi dự đoán về khả năng của cách mạng, Mác-Ăngghen cho rằng, cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của CNTB. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB có bước phát triển mới, chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. Trên cơ sở phân tích đặc điểm phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra khả năng cho cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước. Trong hoàn cảnh đó, Lênin (1870–1924) đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Mác-Ăngghen để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản; đồng thời đấu tranh bảo vệ lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với tư tưởng xét lại, cơ hội…
Khi đề cập đến tình thế cách mạng ở Nga không ít người cho rằng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nước Nga TBCN chưa đạt đến trình độ phát triển văn minh đầy đủ để thực hiện cách mạng XHCN. Song dựa trên phép biện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác, Lênin đã đánh giá phân tích tình hình nước Nga đương thời là do Nga bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh đế quốc hao người tốn của đã đẩy mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp thống trị với quần chúng lao động bị áp bức lên đỉnh điểm; đồng thời cũng vào thời điểm này những đảng viên cộng sản bônsêvich là lực lượng chính trị có uy tín, là đại diện chân chính cho mọi tầng lớp nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo cách mạng. Do vậy cách mạng Tháng Mười Nga không phải là sự kiện ngẫu nhiên mà nó diễn ra hợp qui luật và sự thắng lợi của cuộc cách mạng này càng chứng tỏ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin.
6. Sau cách mạng Tháng Mười, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân dân xôviết vượt qua nhiều khó khăn thử thách, với sự hy sinh to lớn cả về người và của tiếp tục bảo vệ và phát triển những lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, phát triển CNXH trong hiện thực
- Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười cổ vũ, động viên nhân dân Liên xô trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945). Chính với những chính sách hiện thực hóa các nguyên tắc của xã hội mới vì người dân lao động đã tạo ra niềm tin sâu sắc, vô bờ bến với triệu, triệu người dân Xô viết vào sự lãnh đạo của chính đảng mác-xít, huy động toàn bộ sức người, sức của vào sự bảo vệ chế độ và xây dựng xã hội mới
- Sự lan tỏa của lý tưởng cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh và thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình. Và kết quả là hàng loạt nước đã xác định đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười. Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ thắng lợi trong hiện thực ở một quốc gia mà ở nhiều quốc gia, từ châu Âu đến châu Á rồi châu Mỹ. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô và các nước XHCN đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều nước đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, nâng cao quốc lực và cải thiện đời sống nhân dân. Trên vũ đài quốc tế, lực lượng của CNXH ngày càng tỏ ra hơn hẳn chủ nghĩa đế quốc, lực lượng hòa bình ngày càng tỏ ra mạnh hơn hẳn lực lượng chiến tranh.
- Chủ nghĩa xã hội hiện thực tuy còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, tuy rằng sau này đã rơi vào tình trạng khủng hoảng do các nguyên nhân khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài, song những gì mà CNXH đem lại cho người dân, cũng đã buộc các thế lực chống đối phải xem xét, điều chỉnh chính sách, đồng thời cũng vì vậy các thế lực đế quốc càng điên cuồng, chống phá quyết liệt hòng tiêu diệt CNXH.
7. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối những năm 80-đầu những năm 1990 của thế kỷ XX không phải sự phủ định chủ nghĩa Mác- Lênin, không phải là sự phủ định chủ nghĩa xã hội cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó chỉ là sự đổ vỡ của một mô hình phát triển cụ thể không được điều chỉnh kịp thời trước điều kiện mới.
-Về nguyên tắc để đạt được mục tiêu là xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, có những cách thức, mô hình khác nhau tùy những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Điều này ngày nay được minh chứng rất rõ qua thực tế của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, của công cuộc đổi mới phát triển của Việt Nam.... Do vậy sự đổ vỡ mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Liên xô và Đông Âu nói lên một điều là cần phải có một mô hình xây dựng CNXH phù hợp hơn với thực tế của các quốc gia dân tộc này. Chúng ta biết khi nghiên cứu về sự phát triển của CNTB Mác đã có dự đoán về xã hội tương lai trên những nét chung nhất. Những dự đoán đó đã được Xtalin áp dụng xây dựng mô hình CNXH cho nước Nga và được thực thi trong nhiều thập kỷ. Đặc trưng của mô hình kế hoạch hóa tập trung cao độ này phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thời chiến trong việc huy động sức người, sức của, trong việc quản lý lao động thời chiến. Sau khi hòa bình, mô hình này lại tiếp tục được kéo dài và chính cơ chế tập trung quan liêu, hành chính hóa đã kìm hãm, cản trở việc phát huy các nguồn lực cho phát triển và giảm hiệu quả tăng trưởng. Bên cạnh đó sự đổ vỡ này còn gắn liền với những sai lầm về đường lối chính trị, về tổ chức, tư tưởng...cùng sự phá hoại của các thế lực thù địch.
- Sau sự kiện trên, không ít ý kiến của các lý luận gia cơ hội và phản động cho rằng cách mạng tháng Mười là một "sai lầm của lịch sử", rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời. Tuy nhiên thực tế lịch sử cho thấy, trong gần 20 năm qua chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới tuy có những thăng trầm, nhưng nó không biến mất mà vẫn đang tồn tại và có bước phát triển rõ rệt theo xu hướng tất yếu của thời đại đã được mở ra từ cách mạng Tháng Mười. Sự nghiệp cải cách thành công ở Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam và nhưng điều chỉnh ở Cuba, Lào, tiếp đó là sự khẳng định phát triển CNXH ở một số nước đang phát triển như Vênêzuyêna..là sự thật khẳng định tiếp tục tư tưởng của cách mạng Tháng Mười, của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong khi đó ở một số quốc gia do xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ chủ nghĩa xã hội thì trên thực tế xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, thậm chí nội chiến, chia cắt (như Nam Tư, Grudia....).
- Điều đáng chú ý là, mặc dù có sự khủng hoảng, đổ vỡ, nhưng chính quyền Xô viết được thành lập sau cách mạng Tháng Mười vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, với tính cảm tốt đẹp trong tâm khảm của người dân lao động nước Nga cũng như trên thế giới. Kết quả thăm dò dư luận gần đây của Viện Công luận toàn Nga mới công bố trên Mosnews cho hay đa số người dân xứ bạch dương tin rằng cách mạng tháng Mười đưa những người Bolsheviks lên nắm quyền là điều tốt, 70% số người cao tuổi được hỏi và 54% số người trẻ hơn ủng hộ sự kiện ngày 7/11/1917.
8. Tiếp nối cách mạng Tháng Mười, cách mạng Tháng Tám và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện đổi mới, phát triển của Việt Nam tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của lý tưởng XHCN, của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam khỏi ách áp bức đế quốc thực dân. Chúng ta biết vào những năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam đang đứng trước sự bế tắc về con đường giải phóng dân tộc. Chính thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc với thiên tài trí tuệ, trải nghiệm hoạt động cách mạng và ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng Tháng Mười, đã khẳng định: " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" . Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cách mạng Tháng Tám lịch sử thành công, xây dựng nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á.
- Sau cách mạng Tháng Tám, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn đòi hỏi Đảng và nhân dân phải có sự kiên định và sáng tạo trong con đường phát triển. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc kết hợp sáng tạo giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng. Trong một thời gian dài cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, và sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Đại hội Đảng lần thứ IV, Đảng ta khẳng định: " trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và CNXH không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản" . Điều này khẳng định sự sáng tạo và nhất quán trong lựa chọn con đường phát triển của cách mạng Việt Nam – con đường đi theo ánh sáng cách mạng Tháng Mười.
- Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, lại thực hiện phát triển rút ngắn không qua chế độ TBCN, con đường phát triển chưa có tiền lệ lịch sử, do vậy khó tránh khỏi khó khăn, vấp váp thậm chí sai lầm. Tuy nhiên với bản lĩnh cách mạng và khoa học, dám nhìn thẳng vào sự thật, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước ta đã và đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hơn 20 năm qua đã chứng tỏ tính đúng đắn của đường lối đổi mới. Đổi mới như Đảng ta đã khẳng định: "không phải từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng" . Thành tựu phát triển của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục là bằng chứng khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.
Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam