Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917)
Ngày 11 tháng 3 năm 1917, tại nước Nga đã nổ ra một cuộc cách mạng, lịch sử gọi là ''Cách mạng Tháng Hai''. Cách mạng Tháng Hai đã lật đổ sự thống trị chuyên chế của Sa hoàng, nhưng xuất hiện hai chính quyền cùng tồn tại. Một là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và địa chủ, hai là Xô viết đại biểu công nhân và binh lính của quần chúng nhân dân.
Ngày 16 tháng 4, Lê-nin từ nước ngoài trở về Pê-tô-grat, thủ đô nước Nga. Sau khi ra khỏi nhà ga, ông xuất hiện trên một chiếc xe bọc thép giữa tiếng hoan hô chào mừng của đám đông quần chúng. Tại đây, ông kêu gọi nhân dân giành lấy thắng lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và đưa ra khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền thuộc về Xô viết''.
Ngày 16 tháng 7, hàng ngàn công nhân và binh lính đã giương cao biểu ngữ ''Đả đảo chiến tranh!'', ''Đả đảo l0 bộ trưởng tư sản!'', 'Toàn bộ chính quyền thuộc về Xô viết!” tiến hành một cuộc biểu tình thị uy rầm rộ. Chính phủ lâm thời đã đàn áp cuộc biểu tình bằng bạo lực hòng chấm dứt tình trạng cùng song song tồn tại của hai chính quyền.
Tháng 9, Tổng tư lệnh quân đội Nga, tướng Cooc-ni-lôp đã điều quân về Pê-tô-grát, nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời, đồng thời tiêu diệt chính quyền Xô viết, xây dựng thể chế quân sự độc tài. Trước tình thế đó, Đảng Bôn-xê-vích do Lê-nin lãnh đạo đã tổ chức nhân dân đập tan kế hoạch phản loạn này. Mặt khác, thấy tình thế không ổn, Chính phủ lâm thời đã câu kết với quân Đức, mượn tay để bóp chết chính quyền cách mạng của giai cấp công nông.
Tối ngày 29 tháng l0, trong một ngôi nhà gác hai tầng ở ngoại ô Pê-tô-grat, Ban lãnh đạo Đảng Bôn-xê-vich đã tổ chức một cuộc họp quan trọng. Lê-nin phát biểu thẳng thắn tại hội nghị: ''Tình thế rất rõ ràng: hoặc là chuyển chính của Cooc-ni-lôp hoặc là chuyên chính của tầng lớp nghèo khổ của giai cấp vô sản và nông dân''.
Ông chủ trương phải khởi nghĩa ngay lập tức. Hội nghị nhanh chóng tán thành đề nghị của Lê-nin và thành lập một trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
Ngày hôm sau, các uỷ viên Trung ương Bôn-xê-vich đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên một tờ báo xuất bản ngày hôm đó, đăng những thông tin liên quan đến kế hoạch cuộc khởi nghĩa. Kẻ tiết lộ bí mật về kế hoạch khởi nghĩa là uỷ viên Trung ương phản đối chủ trương khởi nghĩa là Ca-mi-nhép và Di-nô-vi-ep. Lê-nin biết tin, đã nhanh chóng viết một bức thư gửi toàn Đảng, lên án hành động phản bội vô liêm sỉ đó.
Ngày 6 tháng 11 (lịch Nga là 24 tháng l0), trên đường phố Pê-tô-grat bán đầy những tờ báo đăng tin Chính phủ lâm thời chuẩn bị tấn công Bôn-sê-vich. Bước đầu tiên của kế hoạch đó là đóng cửa tờ báo ''Tiếng nói công nhân'', Cơ quan trung ương của Đảng Bôn-xê-vich. Mười giờ sáng, Thủ tướng Chính phủ lâm thời Kê-ren-xki đắc ý tuyên bố với các bộ trưởng trong Cung điện Mùa Đông: Bôn-xê-vich không thể tuyên truyền lật đổ chính phủ được nữa.Tuy nhiên, ngay chiều hôm đó, những người Bôn-xê-vich đã chiếm lại được xưởng in báo “Tiếng nói công nhân”. Kê-ren-xki ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố. Các cửa hàng đều đóng cửa, các ngân hàng nghỉ việc. Lúc bấy giờ, các lãnh tụ của Đảng Bôn-xê-vich đều tập trung ở điện Xmô-nưi.
Sáng sớm ngày 7 tháng 11 (lịch Nga là ngày 25 tháng l0) bắt đầu cuộc chiến đấu giành chính quyền. Đội xích vệ Bôn-xê-vich đã chiếm được bưu điện, ga xe lửa, nhà máy điện, trạm điện thoại. 11 giờ sáng, những người Bôn-xê-vich dùng điện đài trên Tuần dương hạm A-vơ-rô-ra (Rạng Đông) để phát đi ''Bức thư gửi các công dân Nga'' của Lê nin, tuyên bố chính quyền nhà nước đã thuộc về Xô viết công nhân và binh lính Pê-tô-grat. Tuần dương hạm A-vơ-rô-ra (Rạng Đông) trên sông Nê-va ở thủ đô Pê-tô-grat, bắn một phát đại bác. Tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông đã tuyên bố với toàn nhân loại về một kỷ nguyên mới, một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã ra đời.
Ngay sau đó cuộc chiến đấu đánh chiếm Cung điện Mùa Đông bắt đầu. Tiếp theo tiếng pháo, đội xích vệ và anh em thuỷ thủ đã xông vào Cung điện Mùa Đông, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Phần lớn các quan chức của Chính phủ lâm thời đều bị bắt. Thủ tướng Chính phủ lâm thời Kê-ren-xki đã kịp bỏ trốn. Hai giờ sáng ngày hôm sau, quân khởi nghĩa đã hoàn toàn chiếm lĩnh được Cung điện Mùa Đông.
Cách mạng thắng lợi, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai đã bầu ra được Chính phủ cách mạng mới, do Lê-nin làm Chủ tịch. Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã ra đời.
Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi tại Pê-tô-grat, quân đội trung thành với Chính phủ lâm thời vẫn bám trụ trong Cung điện Krem-lin tại Mat-xcơ-va. Ngày 11 tháng 11, đội xích vệ bắn đại bác phá vỡ một đoạn tường của Điện Krem-lin và sau 4 ngày chiến đấu, toà thành cổ này mới thuộc về nhân dân. Một lá cờ đỏ búa liềm phất phớt bay trên bầu trời Điện Krem-lin.
Từ tháng 10 năm 1917 đến tháng 2 năm 1918 (theo lịch Nga) khởi nghĩa các nơi liên tiếp giành được thắng lợi và các chính quyền Xô viết tiếp tục được thành lập.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm rung chuyển thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng theo tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông lan truyền trên nhiều nước khắp các châu lục Âu, Á và Mỹ Latinh. Nhờ ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, sau đó, trên thế giới có nhiều nước cũng đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người.
Các từ khóa theo tin:
Ngày 11 tháng 3 năm 1917, tại nước Nga đã nổ ra một cuộc cách mạng, lịch sử gọi là ''Cách mạng Tháng Hai''. Cách mạng Tháng Hai đã lật đổ sự thống trị chuyên chế của Sa hoàng, nhưng xuất hiện hai chính quyền cùng tồn tại. Một là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và địa chủ, hai là Xô viết đại biểu công nhân và binh lính của quần chúng nhân dân.
Ngày 16 tháng 4, Lê-nin từ nước ngoài trở về Pê-tô-grat, thủ đô nước Nga. Sau khi ra khỏi nhà ga, ông xuất hiện trên một chiếc xe bọc thép giữa tiếng hoan hô chào mừng của đám đông quần chúng. Tại đây, ông kêu gọi nhân dân giành lấy thắng lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và đưa ra khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền thuộc về Xô viết''.
Ngày 16 tháng 7, hàng ngàn công nhân và binh lính đã giương cao biểu ngữ ''Đả đảo chiến tranh!'', ''Đả đảo l0 bộ trưởng tư sản!'', 'Toàn bộ chính quyền thuộc về Xô viết!” tiến hành một cuộc biểu tình thị uy rầm rộ. Chính phủ lâm thời đã đàn áp cuộc biểu tình bằng bạo lực hòng chấm dứt tình trạng cùng song song tồn tại của hai chính quyền.
Tháng 9, Tổng tư lệnh quân đội Nga, tướng Cooc-ni-lôp đã điều quân về Pê-tô-grát, nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời, đồng thời tiêu diệt chính quyền Xô viết, xây dựng thể chế quân sự độc tài. Trước tình thế đó, Đảng Bôn-xê-vích do Lê-nin lãnh đạo đã tổ chức nhân dân đập tan kế hoạch phản loạn này. Mặt khác, thấy tình thế không ổn, Chính phủ lâm thời đã câu kết với quân Đức, mượn tay để bóp chết chính quyền cách mạng của giai cấp công nông.
Tối ngày 29 tháng l0, trong một ngôi nhà gác hai tầng ở ngoại ô Pê-tô-grat, Ban lãnh đạo Đảng Bôn-xê-vich đã tổ chức một cuộc họp quan trọng. Lê-nin phát biểu thẳng thắn tại hội nghị: ''Tình thế rất rõ ràng: hoặc là chuyển chính của Cooc-ni-lôp hoặc là chuyên chính của tầng lớp nghèo khổ của giai cấp vô sản và nông dân''.
Ông chủ trương phải khởi nghĩa ngay lập tức. Hội nghị nhanh chóng tán thành đề nghị của Lê-nin và thành lập một trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
Ngày hôm sau, các uỷ viên Trung ương Bôn-xê-vich đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên một tờ báo xuất bản ngày hôm đó, đăng những thông tin liên quan đến kế hoạch cuộc khởi nghĩa. Kẻ tiết lộ bí mật về kế hoạch khởi nghĩa là uỷ viên Trung ương phản đối chủ trương khởi nghĩa là Ca-mi-nhép và Di-nô-vi-ep. Lê-nin biết tin, đã nhanh chóng viết một bức thư gửi toàn Đảng, lên án hành động phản bội vô liêm sỉ đó.
Ngày 6 tháng 11 (lịch Nga là 24 tháng l0), trên đường phố Pê-tô-grat bán đầy những tờ báo đăng tin Chính phủ lâm thời chuẩn bị tấn công Bôn-sê-vich. Bước đầu tiên của kế hoạch đó là đóng cửa tờ báo ''Tiếng nói công nhân'', Cơ quan trung ương của Đảng Bôn-xê-vich. Mười giờ sáng, Thủ tướng Chính phủ lâm thời Kê-ren-xki đắc ý tuyên bố với các bộ trưởng trong Cung điện Mùa Đông: Bôn-xê-vich không thể tuyên truyền lật đổ chính phủ được nữa.Tuy nhiên, ngay chiều hôm đó, những người Bôn-xê-vich đã chiếm lại được xưởng in báo “Tiếng nói công nhân”. Kê-ren-xki ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố. Các cửa hàng đều đóng cửa, các ngân hàng nghỉ việc. Lúc bấy giờ, các lãnh tụ của Đảng Bôn-xê-vich đều tập trung ở điện Xmô-nưi.
Sáng sớm ngày 7 tháng 11 (lịch Nga là ngày 25 tháng l0) bắt đầu cuộc chiến đấu giành chính quyền. Đội xích vệ Bôn-xê-vich đã chiếm được bưu điện, ga xe lửa, nhà máy điện, trạm điện thoại. 11 giờ sáng, những người Bôn-xê-vich dùng điện đài trên Tuần dương hạm A-vơ-rô-ra (Rạng Đông) để phát đi ''Bức thư gửi các công dân Nga'' của Lê nin, tuyên bố chính quyền nhà nước đã thuộc về Xô viết công nhân và binh lính Pê-tô-grat. Tuần dương hạm A-vơ-rô-ra (Rạng Đông) trên sông Nê-va ở thủ đô Pê-tô-grat, bắn một phát đại bác. Tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông đã tuyên bố với toàn nhân loại về một kỷ nguyên mới, một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã ra đời.
Ngay sau đó cuộc chiến đấu đánh chiếm Cung điện Mùa Đông bắt đầu. Tiếp theo tiếng pháo, đội xích vệ và anh em thuỷ thủ đã xông vào Cung điện Mùa Đông, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Phần lớn các quan chức của Chính phủ lâm thời đều bị bắt. Thủ tướng Chính phủ lâm thời Kê-ren-xki đã kịp bỏ trốn. Hai giờ sáng ngày hôm sau, quân khởi nghĩa đã hoàn toàn chiếm lĩnh được Cung điện Mùa Đông.
Cách mạng thắng lợi, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai đã bầu ra được Chính phủ cách mạng mới, do Lê-nin làm Chủ tịch. Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã ra đời.
Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi tại Pê-tô-grat, quân đội trung thành với Chính phủ lâm thời vẫn bám trụ trong Cung điện Krem-lin tại Mat-xcơ-va. Ngày 11 tháng 11, đội xích vệ bắn đại bác phá vỡ một đoạn tường của Điện Krem-lin và sau 4 ngày chiến đấu, toà thành cổ này mới thuộc về nhân dân. Một lá cờ đỏ búa liềm phất phớt bay trên bầu trời Điện Krem-lin.
Từ tháng 10 năm 1917 đến tháng 2 năm 1918 (theo lịch Nga) khởi nghĩa các nơi liên tiếp giành được thắng lợi và các chính quyền Xô viết tiếp tục được thành lập.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm rung chuyển thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng theo tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông lan truyền trên nhiều nước khắp các châu lục Âu, Á và Mỹ Latinh. Nhờ ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, sau đó, trên thế giới có nhiều nước cũng đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người.
Các từ khóa theo tin:
((Theo cuốn “Những sự kiện lịch sử nổi tiếng thế giới”, Nxb Văn hóa thông tin))