Diễn biến
Diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ và ngoạn mục không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn, đầy sáng tạo của một đảng Mác xít – Lê nin nít kiên cường, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập (3-2-1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bằng chính cương lĩnh, đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn của mình, Đảng đã lôi cuốn đông đảo quần chúng và tổ chức thành lực lượng cách mạng hùng hậu của cách mạng. Trải qua muôn vàn thử thách trong máu lửa đấu tranh, với các cao trào cách mạng như Xô Viết Ngệ Tĩnh 1930 – 1931, Cao trào dân chủ năm 1936 – 1939 và những năm đầu 40 thế kỷ XX với cao trào chống phát xít, Đảng và nhân dân ta đã có thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh cách mạng.
Sang đầu năm 1945, quân đội Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt của phát xít Đức ở Berlin, buộc phát xít Đức phải đầu hàng vô điều kiện. Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với quân phiệt Nhật và chỉ trong vài hôm đã tiêu diệt đội quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật, đẩy phát xít Nhật vào thế thất bại không thể tránh khỏi. Trước tình hình đó, tháng 2-1945, Ban Thường vụ Trung ương họp và ra nghị quyết nêu rõ: “Kẻ thù số 1 của các dân tộc Đông Dương lúc này không phải là tất cả chủ nghĩa đế quốc mà chỉ là phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật – Pháp”. Hội nghị chỉ rõ, toàn bộ công tác của Đảng trong lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 3-1945, Thường vụ Trung ương mở rộng họp và ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4 – 1945 Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang cướp kho thóc của Nhật để cứu đói, đẩy mạnh xây dựng các đôi tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc, mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ quân sự, phát động chiến tranh du kích ở những nơi có đủ điều kiện, giả phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra ở nhiều vùng. Các lực lượng cách mạng đã phối hợp với quần chúng giải phóng được một loạt các xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Bắc Giang.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, vì vậy, phải “Kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập uỷ ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”
Đến 23 giờ gnày 13-8-1945, Uỷ ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1: Hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, Quốc ca và bầu Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi” “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta!”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước ta đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong khắp cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu nổ ra từ ngày 14-8 và đến ngày 18-8, chúng ta đã giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam. Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã: Bắc Cạn, Hoà Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Tân An, Bạc Liêu. Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh khổng lồ cảu gần 1 triệu đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí mInh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố
Nguyên nhân
- Cách mạng tháng Tám thành công do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khôn khéo của Đảng, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo, có phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp và linh hoạt. Tổng khởi nghĩa tháng Tám là đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua 3 cao trào cách mạng lớn – 3 cuộc tổng diễn tập cách mạng: cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), cao trào dân chủ (1936 – 1939), cao trào cứu nước trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945). Qua đấu tranh gian khổ, với nhiều hy sinh to lớn, Đảng ta đã từng bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng lực lượng quần chúng hùng hậu xung quanh mình, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không ngừng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phân hoá lực lượng kẻ thù, xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt để có sách lược khôn khéo tập hợp lực lượng và làm suy yếu kẻ thù.
Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, phương châm, phương pháp, sách lược cách mạng mềm dẻo, linh hoạt đã lôi cuốn, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất, hun nóng thêm bầu nhiệt huyết, làm bùng cháy ngọn lửa cách mạng đang âm ỉ trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Trong quá trình vận động cách mạng, Đảng ta đã coi trọng cả đấu tranh chính trị lẫn đấu tranh vũ trang, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt 2 hình thức đấu tranh này, không chỉ chú ý đưa quần chúng vào các tổ chức chính trị, Đảng còn từng bước vũ trang cho quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Lực lượng vũ trang đó được sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, có chỗ đứng vững chắc là các căn cứ địa cách mạng. Vì thế, cho đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám, tuy ta chưa có đội quân chủ lực mạnh nhưng đã có đủ các loại lực lượng vũ trang phát triển khắp nơi, và đặc biệt ta có ưu thế về lực lượng chính trị so với kẻ thù. Dựa trên các ưu thế cách mạng đó, chớp đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một, với nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức khởi nghĩa khéo léo, tài tình, Đảng đã đưa cuộc tổng khởi nghĩa đến thắng lợi trọn vẹn trong cả nước.
Thời cơ cách mạng chín muồi, lực lượng cách mạng đã chuẩn bị chu đáo cộng với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng biết nắm lấy thời cơ, biết sử dụng lực lượng cách mạng đúng lúc, kết hợp chính trị và vũ trang, lấy lực lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò quyết định, kết hợp nông thôn và thành thị, kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp, từ thấp lên cao, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, đó chính là nguyên nhân chủ yếu đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi.
- Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng đó là tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước, nghe theo tiếng gọi của Đảng, quyết vùng lên đánh đổ bọn đế quốc, phát xít cướp nước, bọn vua quan phong kiến tay sai bán nước, giành độc lập cho đất nước, tự do, cơm áo cho nhân dân. Cuộc tổng khởi nghĩa năm 1945 là thành tựu tuyệt vời của tinh thần, ý chí, trí tuệ con người Việt Nam. Tinh thần, trí tuệ ấy xuất hiện từ buổi đầu lịch sử dân tộc, đã được nâng lên một tầm cao mới sau 15 năm đấu tranh quật cường dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác xít – Lêninnít chân chính.
- Một nguyên nhân khách quan cũng quan trọng không kém là chúng ta tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Đó là việc quân đội Liên Xô và đồng minh đã đánh bại phát xít Đức, Ý, Nhật. Thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho các lực lượng bị áp bức, yêu hoà bình và các lực lượng tiến bộ trên thế giới có điều kiện để giành thắng lợi khi biết lợi dụng được thời cơ ngàn năm có một này. Trong bối cảnh nước ta, quân Pháp bị Nhật hất chân, quân Nhật lại bị hồng quân Liên Xô và đồng minh đánh cho bại trận, đang hoang mang cao độ và đang tan rã, quân đội các nước Đồng Minh chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, điều đó đã tạo cơ hội để Đảng kịp chớp lấy thời cơ, lãnh đạo toàn dân đứng lên giành chính quyền.
Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng để đi đến thắng lợi, đã có biết bao nhiêu đồng bào, đồng chí đã không hề tiếc xương máu, hy sinh oanh liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, chính họ “đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của dân tộc lên trên hết, đã tin tưởng sâu sắc vào tương lai của Đảng, của dân tộc, đã hy sinh tất cả, đem xương máu vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay”. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng để đưa cuộc cách mạng của chúng ta đến thành công.
Bài học của Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám cho ta nhiều bài học quý báu nhưng có thể nói bài học lớn nhất, sâu sắc nhất đó là:
Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu được Chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao trí tuệ của thời đại được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước, đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt, biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng đúng lúc, phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng tiến lên giành và giữ chính quyền. Cách mạng Tháng Tám khẳng định rằng: nếu không có một Đảng cách mạng, có một lãnh tụ kiệt xuất, một bộ tham mưu tài giỏi, có lý luận tiên tiến, có tư tưởng thống nhất, có tổ chức chặt chẽ, có đường lối đúng đắn và hợp lòng dân thì khó tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc để làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, chỉ trong vòng nửa tháng đã giành thắng lợi và xác lập chính quyền dân chủ nhân dân trên phạm vi toàn quốc.
Thực tiễn lịch sử 70 năm qua lại càng khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của một đảng mạnh luôn luôn là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Điều đó nói lên rằng, muốn tiến hành một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc và triệt để không thể thiếu vai trò lãnh đạo của một Đảng mác xít và một Đảng muốn giữ được vai trò lãnh đạo cách mạng cần phải giải quyết tốt mấy vấn đề cơ bản của cách mạng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân như:
- Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. - Quan hệ giữa mục tiêu chiến lược lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
- Quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các phương pháp đấu tranh phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. - Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng Đảng và phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất.
- Quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực tự cường, độc lập tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình thế giới đem lại.
- Quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ...
Đó là những vấn đề cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng ta nhằm phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành thắng lợi hoàn toàn. Đây cũng là những kinh nghiệm quý báu để Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ suốt 30 năm, tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới giành những thành tựu quan trọng trong suốt 15 năm gần đây.
Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Giành chính quyền, đó là mục tiêu của bất cứ cuộc cách mạng nào. Nhưng cái độc đáo của cuộc cách mạng Tháng Tám, mang bản sắc Việt Nam, một sự sáng tạo của Đảng ta là không phải đợi đến khi phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc mới đặt vấn đề giành chính quyền về tay nhân dân. Tin tưởng mạnh mẽ ở lực lượng cách mạng của nhân dân, ngay từ tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám, Đảng ta đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang với các hình thức và quy mô thích hợp, giành chính quyền từng bộ phận, thành lập và mở rộng các căn cứ địa cách mạng và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Ngay từ đầu chúng ta đã xác định việc giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chính quyền của dân và phục vụ nhân dân, chính vì thế Đảng đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức, khai thác và phát huy triệt để động lực tình thần, nêu cao "ý chí Việt Nam", tinh thần dũng cảm, sáng tạo, sẵn sàng xông lên cứu nước cứu nhà, tạo thành nguồn động lực to lớn để đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi hoàn toàn. Chính quyền lợi sống còn của cả dân tộc gắn với lợi ích của từng tầng lớp, từng người, quyền lợi cơ bản gắn liền với quyền lợi trước mắt đã động viên, thúc đẩy được đông đảo quần chúng kiên trung, bất khuất, anh dũng xông lên đương đầu với những lực lượng thù địch hung bạo nhất. Thử hỏi nếu không khơi dậy sức mạnh vô địch của hàng chục triệu quần chúng được giác ngộ, với ý thức giành chính quyền cho mình và của mình để rồi xây dựng chính quyền mưu lợi cho hạnh phúc của mình thì với 5000 đảng viên thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng ta làm sao có thể làm tròn sứ mệnh lịch sử, tiến hành cuộc cách mạng Tháng Tám thành công mau lẹ và ngoạn mục như vậy được!
Bài học lớn của việc giành chính quyền và giữ chình quyền là Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Lực lượng cách mạng có được chính là nhờ Đảng nắm bắt đúng nguyện vọng của quần chúng, biết gắn lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc với nhau, có mục tiêu chính trị rõ ràng, phương pháp cách mạng đúng đắn. Vận dụng những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, thể hiện trong khẩu hiệu đấu tranh từng thời kỳ như: độc lập dân tộc, người cày có ruộng, 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, chủ trương phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân và hàng loạt hình thức vận động, tập hợp lực lượng, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của quần chúng khác. Chính vì thế Đảng ta đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân và trí thức, tạo nền một nguồn động lực mạnh mẽ đưa cách mạng tiến lên. Đảng ta đã kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và đã biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước mới của dân, do dân và vì dân. Bạo lực cách mạng được sử dụng ở Cách mạng Tháng Tám chính là sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, gắn kết hai hình thức đấu tranh là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng để tiến lên giành chính quyền. Giành chính quyền đã khó nhưng việc củng cố chính quyền, bảo vệ và xây dựng chính quyền còn khó hơn nhiều. Sau khi chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ ra đời. Đảng ta đã phải lãnh đạo nhân dân ta đương đầu với bao nhiêu thử thách. Ngân khố cạn kiệt. Hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc. Bon thực dân Pháp núp sau lưng quân đội Anh kéo vào miền Nam. Tất cả bọn chúng đều nhằm lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận động nhân dân thực hiện tốt 3 nhiệm vụ cách mạng: chống giắc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính quyền cách mạng đã kịp thời ban hành các chính sách nhằm bồi dưỡng sức dân, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, thi đua học chữ quốc ngữ, củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, tổ chức đánh bạo mọi âm mưu phản cách mạng, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh với kẻ thù và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Việc ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946 cũng là một việc lamg sáng suốt để hoà hoãn với Pháp, phá tan âm mưu của bọn Tưởng và tay sai đẩy ta vào thế cô lập, đồng thời tranh thủ thời gian chuẩn bị cuộc chiến đấu mới bảo vệ chính quyền cách mạng.
Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt thời cơ ngàn năm có một, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Bất cứ một cuộc cách mạng nào đều phải biết tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ. Chọn đúng thời cơ là một khoa học và một nghệ thuật. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945.
Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 năm 1945 "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" và bản Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi lúc 23h30 ngày 13-8-1945 hiệu triệu toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chọn thời điểm 13 tháng 8 để phát động Tổng khởi nghĩa là vô cùng sáng suốt. Bởi vì vào thời điểm đó, cách mạng đã lên tới cao trào, lực lượng cách mạng đã lôi kéo được những tầng lớp trung gian, lưng chừng. Lúc đó, quân Nhật bại trận, mất tinh thần cao độ, chỉ ngồi chờ quân Đồng minh đến tước vũ khí, nguỵ quyền tay sai tan rã và đã tỏ thái độ đầu hàng lực lượng cách mạng. Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đã được chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám
(Trích tác phẩm "Cách mạng tháng Tám" của đồng chí Cố Tổng Bí thư Trường Chinh )
Cách mạng tháng Tám đã nêu cao tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống lâu đời chiến đấu vì độc lập tự do, quyết không chịu làm nô lệ. Cách mạng tháng Tám là kết quả của tám mươi năm đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó cũng là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nước ta từ khi Quang Trung đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đến nay. Thật thế, suốt trong thời gian ấy, không có một cuộc vận động nào thể hiện tinh thần anh dũng, quật cường và sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam bằng Cách mạng tháng Tám. Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát-xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỷ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân chủ, đưa dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong. Giá trị lớn lao của Cách mạng tháng Tám chính ở chỗ đó. Và cụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, rất xứng đáng là anh hùng dân tộc của nước ta. Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát-xít và yêu chuộng dân chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam. Nó kết thúc vẻ vang một cao trào chống phát-xít Nhật, Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đấu tranh gian khổ để quấy rối hậu phương và tiêu hao lực lượng của Nhật. Từ cuối năm 1944 đường biển của Nhật bị quân Đồng minh chặn đánh. Đông Dương trở thành một cái "cầu" trên con đường Đại Đông Á của Nhật, cái "cầu" vô cùng quan trọng về chiến lược cho quân đội Nhật vận động từ Bắc phương đến Nam Dương. Việc chặn quân Nhật trên chiếc "cầu" ấy do nhân dân Việt Nam đảm nhiệm. Tháng 3-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", phát động cao trào chống Nhật, cứu nước, tức là tích cực lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh vào những vị trí chiến lược quan trọng của Nhật, lãnh trách nhiệm ngăn chặn quân Nhật trên con đường Đại Đông Á. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm ngoái, nước Nhật bị ném bom mỗi ngày thêm dữ dội. Quân du kích Việt Nam cũng đánh Nhật mỗi lúc một mạnh hơn. Thành lập ở thượng du và trung du Bắc Bộ, khu giải phóng án ngữ ngay trên con đường của Nhật từ Hoa Nam đến Đông Dương. Trong khu ấy, dân quân du kích Việt Nam làm cho quân Nhật bị tiêu hao nặng. Cho nên, nhân dân Việt Nam thật đã góp sức với các lực lượng liên minh chống phát-xít làm cho Nhật mau bại và gián tiếp giúp cho Hồng quân Liên Xô mau thắng. Không nghi ngờ gì nữa: nhân dân Việt Nam đã góp một phần hy sinh xương máu trong cuộc chiến đấu chống phát-xít xâm lược mấy năm vừa qua. Bọn thực dân Pháp cố ý đổ cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam là "thân Nhật", là "do Nhật cầm đầu", cốt làm giảm ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám. Nhưng rất nhiều tang chứng đã đập tan luận điệu gian dối ấy. Và ngày nay, ai cũng phải nhận rằng giọng phản tuyên truyền của thực dân Pháp đối với Cách mạng Việt Nam là giọng của kẻ "vừa đánh trống vừa ăn cướp"; không phải chính thực dân Pháp được đế quốc Anh dung túng và giúp đỡ đã phản công Cách mạng Việt Nam hòng giành lại địa vị và quyền lợi của chúng ở Đông Dương đó sao? Nhân dịp phát-xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, trong các dân tộc bị Nhật chà đạp, chỉ có nhân dân Trung Quốc, nhân dân Triều Tiên, nhân dân Việt Nam và nhân dân Nam Dương đã thu được nhiều kết quả nhất trong việc lợi dụng thời cơ giành độc lập, dân chủ và tự do.
Bằng Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã nêu ra trước Liên hợp quốc điều yêu sách tổng quát của mình: Các cường quốc phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam theo đúng các hiến chương Đại Tây Dương và Cựu Kim Sơn. Chính thế, vì phát-xít Nhật đổ thì tất cả những dân tộc thuộc địa Nhật phải được giải phóng, không kẻ nào có thể thay chân Nhật mà áp bức, bóc lột các dân tộc ấy được. Nhân dân Việt Nam bị Nhật thống trị từ năm 1940, lại có công đánh Nhật bên cạnh Đồng minh, nhất định phải được độc lập! Nhân dân Việt Nam quyết không để cho thực dân Pháp trở lại áp bức mình như trước, cũng không chịu chế độ "quốc tế quản trị", vì nhân dân Việt Nam đã trưởng thành rồi! Cách mạng tháng Tám và cuộc chiến đấu chống phản động Pháp trong ngót một năm nay của nhân dân Việt Nam đã thét lớn nguyện vọng thiết tha trên đây cho thế giới biết.
Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho một quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Cách mạng tháng Tám đã báo hiệu giờ giải phóng của các dân tộc bị áp bức đến rồi. Cách mạng Việt Nam cũng như Cách mạng Trung Quốc, cách mạng Nam Dương đang cổ vũ các cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân Lào, nhân dân Cao Miên và nhân dân các nước thuộc địa khác ở Đông-Nam châu Á. Bởi vậy, chúng ta rất hiểu tại sao đế quốc Anh hết sức giúp thực dân Pháp đàn áp Cách mạng Việt Nam trong Nam Bộ; tại sao bọn phản động quốc tế nhân nhượng nhau để cho quân Pháp tiếp phòng quân Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ Việt Nam. Chính trong khi chống nhau với quân Pháp từ 23 tháng 9 năm ngoái, quân ta đã chạm trán với quân Anh - Ấn - Pháp - Nhật trong nhiều trận.
Cuộc chiến đấu tự vệ của nhân dân ta đã bóc trần mưu mô quỷ quyệt của phản động quốc tế. Nó đã tố cáo với dư luận thế giới rằng: Quân Anh được Đồng minh phái vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật và cho quân Nhật về nước, nhưng đặt chân lên đất Đông Dương, không những họ đã không chịu "hồi quốc" ngay quân Nhật, lại dùng một số khá đông lính Nhật giúp thực dân Pháp phản công Cách mạng Việt Nam và đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Cho nên, nhân dân Việt Nam không phải chỉ vì riêng mình mà chiến đấu, còn vì hòa bình, dân chủ và độc lập dân tộc trên thế giới mà chiến đấu. Sau khi chiến tranh chống phát-xít xâm lược kết thúc, nhiệm vụ của mọi lực lượng tiến bộ trên thế giới là đấu tranh vì độc lập dân tộc, phát triển dân chủ, củng cố hòa bình.
Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hiện nay, nhân dân Việt Nam đã và đang dũng cảm gánh một phần nhiệm vụ ấy. Trong hàng ngũ các lực lượng dân chủ, tiến bộ đấu tranh cho một thế giới tươi đẹp hơn, không vắng mặt nhân dân Việt Nam. Dù người ta muốn hay không muốn, Cách mạng Việt Nam đã thành một bộ phận của cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhân dân Việt Nam đã hiểu nhiệm vụ quốc tế của mình trong thời kỳ sau chiến tranh này. Nó quyết hoàn thành nhiệm vụ ấy, bất chấp mọi trở lực.
Diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ và ngoạn mục không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn, đầy sáng tạo của một đảng Mác xít – Lê nin nít kiên cường, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập (3-2-1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bằng chính cương lĩnh, đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn của mình, Đảng đã lôi cuốn đông đảo quần chúng và tổ chức thành lực lượng cách mạng hùng hậu của cách mạng. Trải qua muôn vàn thử thách trong máu lửa đấu tranh, với các cao trào cách mạng như Xô Viết Ngệ Tĩnh 1930 – 1931, Cao trào dân chủ năm 1936 – 1939 và những năm đầu 40 thế kỷ XX với cao trào chống phát xít, Đảng và nhân dân ta đã có thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh cách mạng.
Sang đầu năm 1945, quân đội Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt của phát xít Đức ở Berlin, buộc phát xít Đức phải đầu hàng vô điều kiện. Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với quân phiệt Nhật và chỉ trong vài hôm đã tiêu diệt đội quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật, đẩy phát xít Nhật vào thế thất bại không thể tránh khỏi. Trước tình hình đó, tháng 2-1945, Ban Thường vụ Trung ương họp và ra nghị quyết nêu rõ: “Kẻ thù số 1 của các dân tộc Đông Dương lúc này không phải là tất cả chủ nghĩa đế quốc mà chỉ là phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật – Pháp”. Hội nghị chỉ rõ, toàn bộ công tác của Đảng trong lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 3-1945, Thường vụ Trung ương mở rộng họp và ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4 – 1945 Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang cướp kho thóc của Nhật để cứu đói, đẩy mạnh xây dựng các đôi tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc, mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ quân sự, phát động chiến tranh du kích ở những nơi có đủ điều kiện, giả phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra ở nhiều vùng. Các lực lượng cách mạng đã phối hợp với quần chúng giải phóng được một loạt các xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Bắc Giang.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, vì vậy, phải “Kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập uỷ ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”
Đến 23 giờ gnày 13-8-1945, Uỷ ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1: Hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, Quốc ca và bầu Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi” “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta!”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước ta đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong khắp cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu nổ ra từ ngày 14-8 và đến ngày 18-8, chúng ta đã giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam. Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã: Bắc Cạn, Hoà Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Tân An, Bạc Liêu. Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh khổng lồ cảu gần 1 triệu đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí mInh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố
Nguyên nhân
- Cách mạng tháng Tám thành công do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khôn khéo của Đảng, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo, có phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp và linh hoạt. Tổng khởi nghĩa tháng Tám là đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua 3 cao trào cách mạng lớn – 3 cuộc tổng diễn tập cách mạng: cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), cao trào dân chủ (1936 – 1939), cao trào cứu nước trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945). Qua đấu tranh gian khổ, với nhiều hy sinh to lớn, Đảng ta đã từng bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng lực lượng quần chúng hùng hậu xung quanh mình, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không ngừng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phân hoá lực lượng kẻ thù, xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt để có sách lược khôn khéo tập hợp lực lượng và làm suy yếu kẻ thù.
Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, phương châm, phương pháp, sách lược cách mạng mềm dẻo, linh hoạt đã lôi cuốn, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất, hun nóng thêm bầu nhiệt huyết, làm bùng cháy ngọn lửa cách mạng đang âm ỉ trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Trong quá trình vận động cách mạng, Đảng ta đã coi trọng cả đấu tranh chính trị lẫn đấu tranh vũ trang, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt 2 hình thức đấu tranh này, không chỉ chú ý đưa quần chúng vào các tổ chức chính trị, Đảng còn từng bước vũ trang cho quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Lực lượng vũ trang đó được sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, có chỗ đứng vững chắc là các căn cứ địa cách mạng. Vì thế, cho đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám, tuy ta chưa có đội quân chủ lực mạnh nhưng đã có đủ các loại lực lượng vũ trang phát triển khắp nơi, và đặc biệt ta có ưu thế về lực lượng chính trị so với kẻ thù. Dựa trên các ưu thế cách mạng đó, chớp đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một, với nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức khởi nghĩa khéo léo, tài tình, Đảng đã đưa cuộc tổng khởi nghĩa đến thắng lợi trọn vẹn trong cả nước.
Thời cơ cách mạng chín muồi, lực lượng cách mạng đã chuẩn bị chu đáo cộng với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng biết nắm lấy thời cơ, biết sử dụng lực lượng cách mạng đúng lúc, kết hợp chính trị và vũ trang, lấy lực lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò quyết định, kết hợp nông thôn và thành thị, kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp, từ thấp lên cao, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, đó chính là nguyên nhân chủ yếu đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi.
- Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng đó là tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước, nghe theo tiếng gọi của Đảng, quyết vùng lên đánh đổ bọn đế quốc, phát xít cướp nước, bọn vua quan phong kiến tay sai bán nước, giành độc lập cho đất nước, tự do, cơm áo cho nhân dân. Cuộc tổng khởi nghĩa năm 1945 là thành tựu tuyệt vời của tinh thần, ý chí, trí tuệ con người Việt Nam. Tinh thần, trí tuệ ấy xuất hiện từ buổi đầu lịch sử dân tộc, đã được nâng lên một tầm cao mới sau 15 năm đấu tranh quật cường dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác xít – Lêninnít chân chính.
- Một nguyên nhân khách quan cũng quan trọng không kém là chúng ta tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Đó là việc quân đội Liên Xô và đồng minh đã đánh bại phát xít Đức, Ý, Nhật. Thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho các lực lượng bị áp bức, yêu hoà bình và các lực lượng tiến bộ trên thế giới có điều kiện để giành thắng lợi khi biết lợi dụng được thời cơ ngàn năm có một này. Trong bối cảnh nước ta, quân Pháp bị Nhật hất chân, quân Nhật lại bị hồng quân Liên Xô và đồng minh đánh cho bại trận, đang hoang mang cao độ và đang tan rã, quân đội các nước Đồng Minh chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, điều đó đã tạo cơ hội để Đảng kịp chớp lấy thời cơ, lãnh đạo toàn dân đứng lên giành chính quyền.
Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng để đi đến thắng lợi, đã có biết bao nhiêu đồng bào, đồng chí đã không hề tiếc xương máu, hy sinh oanh liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, chính họ “đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của dân tộc lên trên hết, đã tin tưởng sâu sắc vào tương lai của Đảng, của dân tộc, đã hy sinh tất cả, đem xương máu vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay”. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng để đưa cuộc cách mạng của chúng ta đến thành công.
Bài học của Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám cho ta nhiều bài học quý báu nhưng có thể nói bài học lớn nhất, sâu sắc nhất đó là:
Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu được Chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao trí tuệ của thời đại được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước, đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt, biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng đúng lúc, phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng tiến lên giành và giữ chính quyền. Cách mạng Tháng Tám khẳng định rằng: nếu không có một Đảng cách mạng, có một lãnh tụ kiệt xuất, một bộ tham mưu tài giỏi, có lý luận tiên tiến, có tư tưởng thống nhất, có tổ chức chặt chẽ, có đường lối đúng đắn và hợp lòng dân thì khó tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc để làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, chỉ trong vòng nửa tháng đã giành thắng lợi và xác lập chính quyền dân chủ nhân dân trên phạm vi toàn quốc.
Thực tiễn lịch sử 70 năm qua lại càng khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của một đảng mạnh luôn luôn là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Điều đó nói lên rằng, muốn tiến hành một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc và triệt để không thể thiếu vai trò lãnh đạo của một Đảng mác xít và một Đảng muốn giữ được vai trò lãnh đạo cách mạng cần phải giải quyết tốt mấy vấn đề cơ bản của cách mạng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân như:
- Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. - Quan hệ giữa mục tiêu chiến lược lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
- Quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các phương pháp đấu tranh phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. - Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng Đảng và phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất.
- Quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực tự cường, độc lập tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình thế giới đem lại.
- Quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ...
Đó là những vấn đề cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng ta nhằm phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành thắng lợi hoàn toàn. Đây cũng là những kinh nghiệm quý báu để Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ suốt 30 năm, tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới giành những thành tựu quan trọng trong suốt 15 năm gần đây.
Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Giành chính quyền, đó là mục tiêu của bất cứ cuộc cách mạng nào. Nhưng cái độc đáo của cuộc cách mạng Tháng Tám, mang bản sắc Việt Nam, một sự sáng tạo của Đảng ta là không phải đợi đến khi phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc mới đặt vấn đề giành chính quyền về tay nhân dân. Tin tưởng mạnh mẽ ở lực lượng cách mạng của nhân dân, ngay từ tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám, Đảng ta đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang với các hình thức và quy mô thích hợp, giành chính quyền từng bộ phận, thành lập và mở rộng các căn cứ địa cách mạng và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Ngay từ đầu chúng ta đã xác định việc giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chính quyền của dân và phục vụ nhân dân, chính vì thế Đảng đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức, khai thác và phát huy triệt để động lực tình thần, nêu cao "ý chí Việt Nam", tinh thần dũng cảm, sáng tạo, sẵn sàng xông lên cứu nước cứu nhà, tạo thành nguồn động lực to lớn để đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi hoàn toàn. Chính quyền lợi sống còn của cả dân tộc gắn với lợi ích của từng tầng lớp, từng người, quyền lợi cơ bản gắn liền với quyền lợi trước mắt đã động viên, thúc đẩy được đông đảo quần chúng kiên trung, bất khuất, anh dũng xông lên đương đầu với những lực lượng thù địch hung bạo nhất. Thử hỏi nếu không khơi dậy sức mạnh vô địch của hàng chục triệu quần chúng được giác ngộ, với ý thức giành chính quyền cho mình và của mình để rồi xây dựng chính quyền mưu lợi cho hạnh phúc của mình thì với 5000 đảng viên thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng ta làm sao có thể làm tròn sứ mệnh lịch sử, tiến hành cuộc cách mạng Tháng Tám thành công mau lẹ và ngoạn mục như vậy được!
Bài học lớn của việc giành chính quyền và giữ chình quyền là Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Lực lượng cách mạng có được chính là nhờ Đảng nắm bắt đúng nguyện vọng của quần chúng, biết gắn lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc với nhau, có mục tiêu chính trị rõ ràng, phương pháp cách mạng đúng đắn. Vận dụng những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, thể hiện trong khẩu hiệu đấu tranh từng thời kỳ như: độc lập dân tộc, người cày có ruộng, 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, chủ trương phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân và hàng loạt hình thức vận động, tập hợp lực lượng, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của quần chúng khác. Chính vì thế Đảng ta đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân và trí thức, tạo nền một nguồn động lực mạnh mẽ đưa cách mạng tiến lên. Đảng ta đã kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và đã biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước mới của dân, do dân và vì dân. Bạo lực cách mạng được sử dụng ở Cách mạng Tháng Tám chính là sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, gắn kết hai hình thức đấu tranh là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng để tiến lên giành chính quyền. Giành chính quyền đã khó nhưng việc củng cố chính quyền, bảo vệ và xây dựng chính quyền còn khó hơn nhiều. Sau khi chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ ra đời. Đảng ta đã phải lãnh đạo nhân dân ta đương đầu với bao nhiêu thử thách. Ngân khố cạn kiệt. Hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc. Bon thực dân Pháp núp sau lưng quân đội Anh kéo vào miền Nam. Tất cả bọn chúng đều nhằm lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận động nhân dân thực hiện tốt 3 nhiệm vụ cách mạng: chống giắc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính quyền cách mạng đã kịp thời ban hành các chính sách nhằm bồi dưỡng sức dân, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, thi đua học chữ quốc ngữ, củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, tổ chức đánh bạo mọi âm mưu phản cách mạng, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh với kẻ thù và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Việc ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946 cũng là một việc lamg sáng suốt để hoà hoãn với Pháp, phá tan âm mưu của bọn Tưởng và tay sai đẩy ta vào thế cô lập, đồng thời tranh thủ thời gian chuẩn bị cuộc chiến đấu mới bảo vệ chính quyền cách mạng.
Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt thời cơ ngàn năm có một, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Bất cứ một cuộc cách mạng nào đều phải biết tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ. Chọn đúng thời cơ là một khoa học và một nghệ thuật. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945.
Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 năm 1945 "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" và bản Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi lúc 23h30 ngày 13-8-1945 hiệu triệu toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chọn thời điểm 13 tháng 8 để phát động Tổng khởi nghĩa là vô cùng sáng suốt. Bởi vì vào thời điểm đó, cách mạng đã lên tới cao trào, lực lượng cách mạng đã lôi kéo được những tầng lớp trung gian, lưng chừng. Lúc đó, quân Nhật bại trận, mất tinh thần cao độ, chỉ ngồi chờ quân Đồng minh đến tước vũ khí, nguỵ quyền tay sai tan rã và đã tỏ thái độ đầu hàng lực lượng cách mạng. Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đã được chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám
(Trích tác phẩm "Cách mạng tháng Tám" của đồng chí Cố Tổng Bí thư Trường Chinh )
Cách mạng tháng Tám đã nêu cao tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống lâu đời chiến đấu vì độc lập tự do, quyết không chịu làm nô lệ. Cách mạng tháng Tám là kết quả của tám mươi năm đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó cũng là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nước ta từ khi Quang Trung đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đến nay. Thật thế, suốt trong thời gian ấy, không có một cuộc vận động nào thể hiện tinh thần anh dũng, quật cường và sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam bằng Cách mạng tháng Tám. Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát-xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỷ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân chủ, đưa dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong. Giá trị lớn lao của Cách mạng tháng Tám chính ở chỗ đó. Và cụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, rất xứng đáng là anh hùng dân tộc của nước ta. Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát-xít và yêu chuộng dân chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam. Nó kết thúc vẻ vang một cao trào chống phát-xít Nhật, Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đấu tranh gian khổ để quấy rối hậu phương và tiêu hao lực lượng của Nhật. Từ cuối năm 1944 đường biển của Nhật bị quân Đồng minh chặn đánh. Đông Dương trở thành một cái "cầu" trên con đường Đại Đông Á của Nhật, cái "cầu" vô cùng quan trọng về chiến lược cho quân đội Nhật vận động từ Bắc phương đến Nam Dương. Việc chặn quân Nhật trên chiếc "cầu" ấy do nhân dân Việt Nam đảm nhiệm. Tháng 3-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", phát động cao trào chống Nhật, cứu nước, tức là tích cực lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh vào những vị trí chiến lược quan trọng của Nhật, lãnh trách nhiệm ngăn chặn quân Nhật trên con đường Đại Đông Á. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm ngoái, nước Nhật bị ném bom mỗi ngày thêm dữ dội. Quân du kích Việt Nam cũng đánh Nhật mỗi lúc một mạnh hơn. Thành lập ở thượng du và trung du Bắc Bộ, khu giải phóng án ngữ ngay trên con đường của Nhật từ Hoa Nam đến Đông Dương. Trong khu ấy, dân quân du kích Việt Nam làm cho quân Nhật bị tiêu hao nặng. Cho nên, nhân dân Việt Nam thật đã góp sức với các lực lượng liên minh chống phát-xít làm cho Nhật mau bại và gián tiếp giúp cho Hồng quân Liên Xô mau thắng. Không nghi ngờ gì nữa: nhân dân Việt Nam đã góp một phần hy sinh xương máu trong cuộc chiến đấu chống phát-xít xâm lược mấy năm vừa qua. Bọn thực dân Pháp cố ý đổ cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam là "thân Nhật", là "do Nhật cầm đầu", cốt làm giảm ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám. Nhưng rất nhiều tang chứng đã đập tan luận điệu gian dối ấy. Và ngày nay, ai cũng phải nhận rằng giọng phản tuyên truyền của thực dân Pháp đối với Cách mạng Việt Nam là giọng của kẻ "vừa đánh trống vừa ăn cướp"; không phải chính thực dân Pháp được đế quốc Anh dung túng và giúp đỡ đã phản công Cách mạng Việt Nam hòng giành lại địa vị và quyền lợi của chúng ở Đông Dương đó sao? Nhân dịp phát-xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, trong các dân tộc bị Nhật chà đạp, chỉ có nhân dân Trung Quốc, nhân dân Triều Tiên, nhân dân Việt Nam và nhân dân Nam Dương đã thu được nhiều kết quả nhất trong việc lợi dụng thời cơ giành độc lập, dân chủ và tự do.
Bằng Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã nêu ra trước Liên hợp quốc điều yêu sách tổng quát của mình: Các cường quốc phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam theo đúng các hiến chương Đại Tây Dương và Cựu Kim Sơn. Chính thế, vì phát-xít Nhật đổ thì tất cả những dân tộc thuộc địa Nhật phải được giải phóng, không kẻ nào có thể thay chân Nhật mà áp bức, bóc lột các dân tộc ấy được. Nhân dân Việt Nam bị Nhật thống trị từ năm 1940, lại có công đánh Nhật bên cạnh Đồng minh, nhất định phải được độc lập! Nhân dân Việt Nam quyết không để cho thực dân Pháp trở lại áp bức mình như trước, cũng không chịu chế độ "quốc tế quản trị", vì nhân dân Việt Nam đã trưởng thành rồi! Cách mạng tháng Tám và cuộc chiến đấu chống phản động Pháp trong ngót một năm nay của nhân dân Việt Nam đã thét lớn nguyện vọng thiết tha trên đây cho thế giới biết.
Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho một quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Cách mạng tháng Tám đã báo hiệu giờ giải phóng của các dân tộc bị áp bức đến rồi. Cách mạng Việt Nam cũng như Cách mạng Trung Quốc, cách mạng Nam Dương đang cổ vũ các cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân Lào, nhân dân Cao Miên và nhân dân các nước thuộc địa khác ở Đông-Nam châu Á. Bởi vậy, chúng ta rất hiểu tại sao đế quốc Anh hết sức giúp thực dân Pháp đàn áp Cách mạng Việt Nam trong Nam Bộ; tại sao bọn phản động quốc tế nhân nhượng nhau để cho quân Pháp tiếp phòng quân Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ Việt Nam. Chính trong khi chống nhau với quân Pháp từ 23 tháng 9 năm ngoái, quân ta đã chạm trán với quân Anh - Ấn - Pháp - Nhật trong nhiều trận.
Cuộc chiến đấu tự vệ của nhân dân ta đã bóc trần mưu mô quỷ quyệt của phản động quốc tế. Nó đã tố cáo với dư luận thế giới rằng: Quân Anh được Đồng minh phái vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật và cho quân Nhật về nước, nhưng đặt chân lên đất Đông Dương, không những họ đã không chịu "hồi quốc" ngay quân Nhật, lại dùng một số khá đông lính Nhật giúp thực dân Pháp phản công Cách mạng Việt Nam và đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Cho nên, nhân dân Việt Nam không phải chỉ vì riêng mình mà chiến đấu, còn vì hòa bình, dân chủ và độc lập dân tộc trên thế giới mà chiến đấu. Sau khi chiến tranh chống phát-xít xâm lược kết thúc, nhiệm vụ của mọi lực lượng tiến bộ trên thế giới là đấu tranh vì độc lập dân tộc, phát triển dân chủ, củng cố hòa bình.
Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hiện nay, nhân dân Việt Nam đã và đang dũng cảm gánh một phần nhiệm vụ ấy. Trong hàng ngũ các lực lượng dân chủ, tiến bộ đấu tranh cho một thế giới tươi đẹp hơn, không vắng mặt nhân dân Việt Nam. Dù người ta muốn hay không muốn, Cách mạng Việt Nam đã thành một bộ phận của cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhân dân Việt Nam đã hiểu nhiệm vụ quốc tế của mình trong thời kỳ sau chiến tranh này. Nó quyết hoàn thành nhiệm vụ ấy, bất chấp mọi trở lực.
(Sưu tầm các nguồn.)