Tư duy phản biện là quá trình phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh một cách cẩn thận. Daniel Willingham, một giáo sư tâm lý học tại đại học Virginia, cho rằng: Tư duy phản biện không phải là một tập hợp các kỹ năng có thể được triển khai bất cứ lúc nào, trong bất kỳ bối cảnh nào. Bạn đã có những phương pháp để rèn luyện tư duy phản biện cho mình hay chưa ?
Sau đây, mình xin giới thiệu tới bạn cách để rèn luyện tư duy phản biện.
Tư duy phản biện (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
I. Cách rèn luyện tư duy phản biện
Dùng sơ đồ tư duy (Mind map)
Để rèn luyện tư duy phản biện, chúng ta cần có một bộ não khỏe, phát triển toàn diện 2 bán cầu não. Đây là một quá trình rèn luyện lâu dài, và cần được bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ. Một trong những công cụ hữu ích để giúp phát triển cả 2 bán cầu não là sơ đồ tư duy, đặc biệt là đối với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc đang tự học, tự nghiên cứu. Sơ đồ này do tác giả Tony Buzan, người Anh, tìm ra từ những năm 1970. Ưu điểm của nó là chúng ta nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn và cải thiện kỹ năng tư duy của mỗi cá nhân khi xây dựng bản đồ dựa trên cách hiểu riêng của mình.
Rèn luyện kỹ năng viết
Theo Jordan Peterson, một giáo sư tâm lý học tại đại học Toronto, nói rằng: “Cách tốt nhất để dạy bất kỳ ai kỹ năng tư duy phản biện, đó chính là dạy họ làm thế nào để viết”. Việc áp dụng tư duy phản biện vào việc tranh luận là một quá trình cần học hỏi và rèn luyện. Một trong những khó khăn chính là người nói không sắp xếp được các ý tưởng và diễn giải không thuyết phục. Rèn luyện khả năng viết mỗi ngày giúp chúng ta nhanh nhẹn hơn trong việc xây dựng bố cục cho lập luận của mình, từ đó giúp diễn tả một cách trôi chảy và tránh làm bài nói mơ hồ.
Giữ thái độ khách quan
Một trong những rào cản khiến chúng ta không thể tư duy phản biện chính là quá bám víu vào những thành kiến chủ quan của mình mà không tiếp thu ý kiến của người khác. Lắng nghe quan điểm của người khác cũng là một cách để ta học hỏi, quan trọng hơn hết giúp chúng ta biết được cách nhìn và lập luận của họ, từ đó cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân trong bất cứ cuộc trò chuyện nào.
Thực hành trong cuộc sống hằng ngày
Dù có rèn luyện bằng hình thức nào nhưng nếu không vận dụng liên tục thì sẽ khó đạt được hiệu quả nhanh chóng. Hãy tập thói quen đặt câu hỏi trong mọi trường hợp, qua một thời gian chúng ta sẽ sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, đâu là nguồn thông tin cần phải chất vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, hãy vận dụng lối tư duy này vào giao tiếp với bạn bè, chủ động đăng ký tham gia các câu lạc bộ, cuộc thi…
II. Lưu ý khi rèn luyện tư duy phản biện
1. Thứ nhất, đánh giá từ những câu hỏi đơn giản
Giải pháp hoàn hảo trong giải quyết vấn đề luôn là tìm cách đơn giản hóa vấn đề, tìm hiểu rõ bản chất của sự việc. Những câu hỏi đơn giản thường xuất phát từ 5-Wh question (What, When, Where, Why, Whether).
2. Thứ hai, đưa ra những câu hỏi giả định
Khi đặt câu hỏi giả định, các vấn đề của sẽ được đào sâu và chi tiết hơn. Vấn đề càng chi tiết, bạn càng rõ ràng các thông tin và có thể phân loại được việc gì cần làm trước, việc gì có thể làm sau. Luôn đưa ra các tình huống dự phòng sẽ tốt cho bạn tránh được sự bối rối.
3. Thứ ba, đảo ngược vấn đề
Cũng gần tương tự như đặt câu hỏi giả định. Bình thường chúng ta chỉ để ý xuôi theo vấn đề nhưng rất ít người đảo chiều vấn đề. Công việc này khá quan trọng bởi nếu không thử đảo chiều vấn đề theo nhiều mặt, bạn sẽ bị lúng túng khi gặp người đối diện phản biện lại. Hãy đưa ra mọi tình huống có thể xảy ra, lên phương án giải quyết cụ thể.
4. Thứ tư, đừng dễ dàng chấp nhận những kết quả của người khác và đưa ra kết luận thông qua các bằng chứng thực tế
Hy vọng bài viết trên sẽ gợi ý cho bạn những cách để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả. Mong rằng, bạn sẽ áp dụng nó một cách tốt nhất trong học tập và cuộc sống của mình. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược riêng tùy thuộc vào bản thân bạn. Chúc bạn thành công và rèn luyện thêm cho mình nhiều kĩ năng mới nha !
Sau đây, mình xin giới thiệu tới bạn cách để rèn luyện tư duy phản biện.
Tư duy phản biện (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Dùng sơ đồ tư duy (Mind map)
Để rèn luyện tư duy phản biện, chúng ta cần có một bộ não khỏe, phát triển toàn diện 2 bán cầu não. Đây là một quá trình rèn luyện lâu dài, và cần được bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ. Một trong những công cụ hữu ích để giúp phát triển cả 2 bán cầu não là sơ đồ tư duy, đặc biệt là đối với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc đang tự học, tự nghiên cứu. Sơ đồ này do tác giả Tony Buzan, người Anh, tìm ra từ những năm 1970. Ưu điểm của nó là chúng ta nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn và cải thiện kỹ năng tư duy của mỗi cá nhân khi xây dựng bản đồ dựa trên cách hiểu riêng của mình.
Rèn luyện kỹ năng viết
Theo Jordan Peterson, một giáo sư tâm lý học tại đại học Toronto, nói rằng: “Cách tốt nhất để dạy bất kỳ ai kỹ năng tư duy phản biện, đó chính là dạy họ làm thế nào để viết”. Việc áp dụng tư duy phản biện vào việc tranh luận là một quá trình cần học hỏi và rèn luyện. Một trong những khó khăn chính là người nói không sắp xếp được các ý tưởng và diễn giải không thuyết phục. Rèn luyện khả năng viết mỗi ngày giúp chúng ta nhanh nhẹn hơn trong việc xây dựng bố cục cho lập luận của mình, từ đó giúp diễn tả một cách trôi chảy và tránh làm bài nói mơ hồ.
Giữ thái độ khách quan
Một trong những rào cản khiến chúng ta không thể tư duy phản biện chính là quá bám víu vào những thành kiến chủ quan của mình mà không tiếp thu ý kiến của người khác. Lắng nghe quan điểm của người khác cũng là một cách để ta học hỏi, quan trọng hơn hết giúp chúng ta biết được cách nhìn và lập luận của họ, từ đó cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân trong bất cứ cuộc trò chuyện nào.
Thực hành trong cuộc sống hằng ngày
Dù có rèn luyện bằng hình thức nào nhưng nếu không vận dụng liên tục thì sẽ khó đạt được hiệu quả nhanh chóng. Hãy tập thói quen đặt câu hỏi trong mọi trường hợp, qua một thời gian chúng ta sẽ sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, đâu là nguồn thông tin cần phải chất vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, hãy vận dụng lối tư duy này vào giao tiếp với bạn bè, chủ động đăng ký tham gia các câu lạc bộ, cuộc thi…
II. Lưu ý khi rèn luyện tư duy phản biện
1. Thứ nhất, đánh giá từ những câu hỏi đơn giản
Giải pháp hoàn hảo trong giải quyết vấn đề luôn là tìm cách đơn giản hóa vấn đề, tìm hiểu rõ bản chất của sự việc. Những câu hỏi đơn giản thường xuất phát từ 5-Wh question (What, When, Where, Why, Whether).
2. Thứ hai, đưa ra những câu hỏi giả định
Khi đặt câu hỏi giả định, các vấn đề của sẽ được đào sâu và chi tiết hơn. Vấn đề càng chi tiết, bạn càng rõ ràng các thông tin và có thể phân loại được việc gì cần làm trước, việc gì có thể làm sau. Luôn đưa ra các tình huống dự phòng sẽ tốt cho bạn tránh được sự bối rối.
3. Thứ ba, đảo ngược vấn đề
Cũng gần tương tự như đặt câu hỏi giả định. Bình thường chúng ta chỉ để ý xuôi theo vấn đề nhưng rất ít người đảo chiều vấn đề. Công việc này khá quan trọng bởi nếu không thử đảo chiều vấn đề theo nhiều mặt, bạn sẽ bị lúng túng khi gặp người đối diện phản biện lại. Hãy đưa ra mọi tình huống có thể xảy ra, lên phương án giải quyết cụ thể.
4. Thứ tư, đừng dễ dàng chấp nhận những kết quả của người khác và đưa ra kết luận thông qua các bằng chứng thực tế
Hy vọng bài viết trên sẽ gợi ý cho bạn những cách để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả. Mong rằng, bạn sẽ áp dụng nó một cách tốt nhất trong học tập và cuộc sống của mình. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược riêng tùy thuộc vào bản thân bạn. Chúc bạn thành công và rèn luyện thêm cho mình nhiều kĩ năng mới nha !