• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cách cư xử khi bị phê bình

Bạch Việt

New member
Xu
69
CÁCH CƯ XỬ KHI BỊ PHÊ BÌNH


Một điều tối quan trọng là cần tự chủ và kiểm soát những cảm xúc của bản thân khi người khác phê bình bạn. Nếu không bạn sẽ không còn khả năng đánh giá đúng đắn thông tin đang nhận được.

1. Cố giữ im lặng một lúc

Không cần thiết phải phản đối ngay lập tức để tự vệ. Hãy lặng im một lát, hít thở sâu và bình tĩnh lại. Khoảng thời gian ngắn ngủi đó giúp bạn lắng nghe đến hết lập luận của người đối thoại. Khả năng kiềm chế bản thân chứng tỏ bạn là người điềm tĩnh và tự tin.

2. Hãy dùng lý trí, chứ không dùng cảm xúc để xử sự

Một điều tối quan trọng là cần tự chủ và kiểm soát những cảm xúc của bản thân khi người khác phê bình bạn. Nếu không bạn sẽ không còn khả năng đánh giá đúng đắn thông tin đang nhận được.

Hãy học cách tập trung vào các sự kiện và lời nói của người đối diện. Cố hiểu một điều rằng người ta phê bình bạn chỉ với mục đích giúp bạn tiến bộ. Thường thường vào thời điểm bị chỉ trích, não của chúng ta mải tìm những lý do và chứng cớ để biện minh cho bản thân, và thế là chúng ta để mất thông tin cần thiết.

3. Hãy học cách thừa nhận những lỗi lầm của mình:

Bạn nên biết rằng khi bạn nhận khuyết điểm, không có nghĩa bạn là người thua cuộc. Nếu thấy rằng mình đúng là đáng trách, không nên tìm cách thanh minh. Trong trường hợp này có thể ôn tồn nói: “Tôi rất tiếc là hành động của tôi đã dẫn tới hậu quả như vậy”. Hoặc có thể hỏi ý kiến người đối thoại xem nên khắc phục tình trạng đó ra sao, để lần sau không lặp lại sai sót tương tự.


4. Hãy thông báo về những dự định sửa sai của bạn
Sau khi lắng nghe phê bình, nên bày tỏ ý kiến rằng bạn sẽ có kế hoạch khắc phục khuyết điểm trong thời gian gần nhất.


5. Hoan nghênh người phê bình

Nhất định cần cám ơn người đối thoại đã cho biết những thiếu sót và nhấn mạnh rằng đối với bạn điều đó rất quan trọng, giúp bạn phấn đấu nỗ lực hơn. Bằng cách này bạn cho người phê bình biết rằng luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến và sửa đổi.



Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hay thật.Mình đã hành động được như thế,nhưng tiêc 1 điều,mình đã muốn khóc vì bưc bội ak.ko thi cry lén và bị người khác thấy,chăng hay tí nào nhỉ.Gía như mình đọc bài này sớm hơn:smile:
 
Vấn đề đặt ra là khi bạn đg công tác trong một cơ quan hành chính nhà nước, mọi lời phê bình ko được người đối diện diễn tả bằng những lời trực tiếp như trong khối doanh nghiệp tư. Chưa kể có những " cao thủ" nói 1 câu khiến tai ta rất bùi, nhưng đằng sau nó lại là dao găm, dao bấm, dao chặt thịt, dao đâm đủ tư thế v.v.....chúng ta phải xử lý thế nào đây??
Mình có vài câu nho nhỏ , muốn được chia sẻ
1. Cậu rất duyên, suốt ngày cười --->>> Ám chỉ hơi chậm tiến, thiếu hiểu biết, ko có kiến thức nên ai nói gì cũng nhe răng ra cười
Giải pháp: Nhe răng ra cười tiếp, rồi nói tôi chỉ hay cười với ai hay cười với tôi.(nghe rất trẻ con nhưng vô cùng hữu hiệu)
2. Ui, thằng này chăm lắm, làm gì cũng tỉ mỉ vô cùng, ai vớ được nó thì sướng ----->> ám chỉ thằng này dễ sai đây, cù lần bù thông minh, chậm chạp nhưng được cái bảo gì làm nấy, chuẩn bị nhờ nó việc gì đi.
Giải pháp: Người mà ko làm là dễ sinh bệnh lắm đấy Bác ạ, nhiều bệnh nó phát từ thói ì đấy. Em làm , em giữ sức khỏe em, chứ em nhìn Bác dạo này có vẻ hơi ốm, thôi em nhiều việc lắm, Bác đứng chơi em đi làm tiếp đây nha.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top