Các Vị La Hán Chùa Tây Phương

  • Thread starter Thread starter Mr Bi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Mr Bi

New member
Xu
74
CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG

Huy Cận

I.Giới thiệu chung.

1.Tác giả

SGK lớp 11 tập 1 (đã học)

2.Chùa Tây Phương.

Công trình kiến trúc cổ được xây dựng vào thời Bắc thuộc, nằm ở Thạnh Thất-Hà Tây và là nơi có 18 bức tượng la hán bằng gỗ vốn được đánh giá đẹp vào loại bậc nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ VN.

3.Hoàn cảnh sáng tác.

-Trước CM, HC nhiều lần đến thăm chùa TP và luôn xúc động trước h/ảnh các vị la hán. -Sau CM, năm 1960 tác giả đã cho ra đời bài thơ, tác phẩm như một luồng sáng của hiện tại rọi lên trên bao đau khổ của cha ông.

II.Phân tích.

1.8 Khổ đầu: Các pho tượng La hán. * Khái quát về cảm súc:“…lòng vấn vương…đau thương”: xúc cảm, nỗi ám ảnh trong lòng tác giả. Từ đó, nhà thơ khắc hoạ về các bức tượng La hán.
* Ba pho tượng:
- Vị 1: “Đây vị…cho đến nay”: Thân hình gầy guộc, khô héo, tư thế bất động. Nội tâm “trầm ngâm đau khổ” ->, nỗi đau như thiêu đốt, niềm suy tư sâu cùng vòm mắt: sự thâm nghiêm nhưng không yên bình, tự tại. - Vị 2: “Có vị… máu sôi”: Những nét dữ dội của hình thể, vẻ mặt cho thấy một nội tâm bất định. Có gì như chua chát, khô héo, giận dữ trong tâm can vị la hán, nó thể hiện một tâm sự lớn, một niềm trăn trở, day dứt. - Vị 3: “Có vị…chuyện buồn”: Tư thế và hình thể lạ lùng, tưởng thoát được chuyện thế tục nhưng đôi tai lại quá dài khiến bao nỗi tủi hờn trần thế cứ đổ đến. Tâm thế của vị thứ ba như cam chịu và bất lực, bất lực song không thể thờ ơ. * Một nhóm các vị La hán khác: “Mỗi người …mồ hôi”: cuộc hội ngộ của những tâm trạng đau thương, trăn trở ở đỉnh điểm. Rồi thì “Mặt cúi…vẫn chau”: như suy nghĩ và bình luận về khát vọng giải thoát, trong tâm nhức nhối tìm lời giải đáp ->HC đã rất tinh tế khi phát hiện và miêu tả đặc sắc hình thể-nội tâm các vị la hán. =>Nỗi đau của các bức tượng cũng là nỗi đau chung của chúng sinh, của cuộc đời. Nỗi đau ấy chưa giải thoát được nên đông cứng giữa chừng trời, các vị la hán chưa phải là phật nên còn đó niềm đau nhân thế. Đoạn thơ đã khắc hoạ hết sức thành công các pho tượng la hán với một bút pháp vừa cụ thể vừa giàu suy tưởng. Hình tượng các vị la hán vừa rõ nét vừa có ý nghĩa biểu trưng cao.

2.5 Khổ tiếp: Cảm nhận về thời đại xưa qua chân dung các pho tượng

-“Nào đâu… câu” lời đối thoại với người tạc tượng, qua đó, tác giả bày tỏ chính kiến của mình về thời đại XH mà các bức tượng phản ảnh. -“Cha ông…” Thời đại đầy bi kịch của những tri thức nho gia phong kiến; đ/s khủng hoảng trầm trọng, một sự bế tắc, không lối thoát của con người khi XHPK đến giai đoạn mạt kì. =>Đoạn thơ thể hiện sự sảm thông của Huy Cận trước nỗi đau của người xưa. ¤ng cũng trân trọng quá khứ, trân trọng những con người tìm đường giải thoát cho bản thân và cho dân tộc, cho con người.

3.Cảm nhận về tượng La hán xưa trong bối cảnh XH mới.

Khi XH lên đường thì: “Mặt tượng tươi… xuân” niềm vui, tinh thần lạc quan như hoà nhập, dâng tràn. Thái độ tình cảm yêu mến quý trọng người xưa của tác giả.

III.Kết luận.

1.Nội dung: Qua việc khắc hoạ các vị la hán, HC thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình với tiền nhân, với quá khứ LS của dt. 2.Nghệ thuật: Phong cách HC: giàu cảm xúc, suy luận, triết lí.

Sưu tầm
 
Các vị La hán chùa Tây Phương - Huy Cận

[FONT=&quot]CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG[/FONT]​
[FONT=&quot] Huy Cận[/FONT]​

[FONT=&quot]I . ĐẶT VẤN ĐỀ .[/FONT]

[FONT=&quot] Các vị La Hán chùa Tây Phương được viết năm 1960 là một trong những bài thơ xuất sắc của Huy Cận sau cách mạng tháng Tám . Đoạn thơ mở đầu gồm tám khổ thơ là đoạn đặc sắc hơn cả, nó khắc hoạ một cách tinh tế chân dung các pho tượng .[/FONT]
[FONT=&quot] Bài thơ được khơi gợi cảm hứng từ các pho tượng La Hán chùa Tây Phương . Nhưng bài thơ không bàn về Phật giáo mà bàn bề nhân thế nói chung . Từ thế giới của hiện tại, nhà thơ hướng về quá khứ để đồng cảm với nỗi đau khổ của cha ông, trân trọng khát vọng tìm lối giải thoát . Hay nói đúng hơn, bài thơ mượn chuyện Phật để nói chuyện đời, để miêu tả một xã hội quàn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra .[/FONT]

[FONT=&quot]II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .[/FONT]

[FONT=&quot] Bài thơ mở ra bằng một ấn tượng chung được ghi lại từ những xúc cảm ban đầu của nhà thơ khi đến thăm các vị La Hán chùa Tây Phương . Tất cả đều vương vấn nỗi đau thương :[/FONT] [FONT=&quot]Các vị La Hán chùa Tây Phương[/FONT]
[FONT=&quot]Tôi đến thăm về lòng vấn vương[/FONT]
[FONT=&quot]Há chẳng phải đây là xứ Phật[/FONT]
[FONT=&quot]Mà sao ai nấy mặt đau thương ?[/FONT]
[FONT=&quot] Từ cảm nhận chung ban đầu mang tính khái quát đó, nhà thơ đi sâu vào miêu tả chi tiết các pho tượng như để minh chứng cho cảm nhận chung ban đầu về các vị La Hán ở chùa Tây Phương, để toát lên nỗi đau đời mà đằng sau những dáng vẻ trầm ngâm kia ẩn giấu .[/FONT]

[FONT=&quot] Pho tượng thứ nhất hiện lên như một con người thật nhiều tâm trạng :[/FONT] [FONT=&quot]Đây vị xương trần chân với tay[/FONT]
[FONT=&quot]Có chi thiêu đốt tấm thân gầy[/FONT]
[FONT=&quot]Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt[/FONT]
[FONT=&quot]Tự bấy ngồi y cho đến nay .[/FONT]
[FONT=&quot] Sự khô héo , gầy guộc của thân hình pho tượng được nhà thơ khắc hoạ lại hết sức chi tiết, cụ thể , rõ ràng : xương trần chân với tay, tấm thân gầy, sâu vòm mắt ... Tác giả còn khắc hoạ lại cái tư thế bất động như xuyên qua thời gian, định vị vào không gian ấy : Tự bấy ngồi y cho đến nay .[/FONT]

[FONT=&quot] Từ cái dáng vẻ bề ngoài, tác giả như thấu được những suy tư trong nội tâm : trầm ngâm, đau khỏ, thiêu đốt , khổ thơ đã biểu hiện được sức mạnh nội tâm của vị La Hán này : nỗi đau của tâm hồn bị tích tụ và dồn nén lâu ngày giờ như ngọn lửa thiêu đốt từ bên trong, làm tiều tuỵ cả hình hài . nhà tu hành mãi sống với những suy tư mà quên đi thể xác . Nghĩ nhưng nghĩ chưa ra, nỗi đau khỏ kia càng thêm chất chồng tầng lớp, ngọn lửa nỗi đau lại càng bùng cháy dữ dội hơn . Thì ra trong một hình hài vật chất thu nhỏ lại chứa đựng mọt sự rộng lớn bao la của tư tưởng tâm linh .[/FONT]
[FONT=&quot] Nếu như ở pho tượng thứ nhất , nỗi đau khổ nơi nội tâm được tác giả cảm nhận qua sự suy đoán hợp lôgich , thì ở pho tượng thứ hai, điều ấy được thể hệi mọt cách trực tiếp . Huy Cận đặc tả những đường nét chuyển động mạnh mẽ của hình hài để diễn tả trạng thái sôi sục của nội tâm :[/FONT] [FONT=&quot]Có vị mắt giương, mày nhíu xệch[/FONT]
[FONT=&quot]Trán như nổi sóng biển luôn hồi[/FONT]
[FONT=&quot]Môi cong chua chát, tâm hồn héo[/FONT]
[FONT=&quot]Gân vặn bàn tay, mạch máu sôi .[/FONT]
[FONT=&quot]Nỗi đau khổ và sự phản ứng bộc lộ mạnh mẽ qua hàng loạt những động từ, hình ảnh sống động : mắt giương, mày nhíu, trán nổi sóng, môi cong, gân vặn bàn tay... Tất cả những trạng thái căng thẳng , dồn nén của cơ thể, đặc biệt là nơi khuôn mặt biểu hiện một sự không bằng lòng với thực tại . Và những suy nghĩ, nung nấu, trăn trở dữ dội của tư tưởng như muốn đứt tung, vọt trào ra khỏi thân xác . Trên khuôn mặt không gợi lên vẻ an bằng tĩnh tại, siêu thoát trên con đường tu hành như nước hồ thu mà là biển trào dâng cuộn sóng những suy tư, trăn trở không phương giải thoát . Huy Cận đã rất sâu sắc trong việc miêu tả và nhìn nhạn cuộc đời thực của những pho tượng : đằng sau những thớ gỗ kia là máu thịt, là tâm hồn với những vận động mãnh liệt . Nỗi chua chát của sự bất lực làm khô héo cả tâm hồn và nỗi đau khổ vẫn còn tiếp diễn đến bao giờ mới tạm thời ngưng lại ?[/FONT]

[FONT=&quot] Đến pho tượng thứ ba nhà thơ không khắc họa lại những đường nét của hình hài thân thể, cũng không còn khắc chạm lại trạng thái thể xác và tinh thần tượng nữa mà nhà thơ định vị lại cái tư thế lạ lùng của một hình hài khác lạ :[/FONT] [FONT=&quot]Có vị chân tay co xếp lại [/FONT]
[FONT=&quot]Tròn xoe tựa thể chiếc thai non[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối[/FONT]
[FONT=&quot]Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn .[/FONT]
[FONT=&quot] Trái hẳn với sự trăn trở của hai pho tượng đầu, ở pho tượng này sự vận động không còn nữa nhường chỗ cho sự an bằng tĩnh tại, siêu thoát . Nhưng bất ngơt tác giả lại miêu tả một đôi tai dài rộng khác thường : đôi tai rộng dài ngang gối, để cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn . Đôi tai đó như cửa ngõ đón nhận và cảm thông với bể khổ của chúng sinh .[/FONT]

[FONT=&quot] Sau khi đặc tả từng pho tượng, Huy Cận quay sang miêu tả chung cả quần thể tượng . Bút pháp miêu tả bao quát được kết hợp với những suy tưởng, từ những hình ảnh đầy đau khổ của những pho tượng mà suy ngẫm về thời đại sản sinh ra chúng , một thời đại đầy những biến động và chồng chất những nỗi thống khổ của nhân dân .[/FONT] [FONT=&quot]Các vị ngồi đây trong lặng im[/FONT]
[FONT=&quot]Mà nghe giông bão nổ trăm miền[/FONT]
[FONT=&quot]Như từ vực thẳm đời nhân loại[/FONT]
[FONT=&quot]Bóng tói đùn ra trận gió đen .[/FONT]
[FONT=&quot] Cách miêu tả bao quát cả nhóm tượng của nhà thơ đã gây cảm giác không phải chỉ một vài cá nhân mà là cả một nhân loại của một thời đại chịu chung số phận đau khổ . Trong cảm quan của Huy Cận các pho tượng La Hán chùa Tây Phương là hiện thân của những khổ đau quằn quại , là nơi hội tụ, là “cuộc họp lạ lùng trăm vật vã ” đến mức tượng gỗ mà cũng tưởng như “đổ mồ hôi” . Thế giới những pho tượng đầy đau khổ ấy như quay cuồng trong một vũ điệu bi kịch đầy tuyệt vọng .[/FONT]
[FONT=&quot]Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau[/FONT]
[FONT=&quot]Quay theo tám hướng hỏi trời sâu[/FONT]
[FONT=&quot]Một câu hỏi lớn không lời đáp[/FONT]
[FONT=&quot]Cho đến bây giờ mặt vẫn chau .[/FONT]
[FONT=&quot] Đó là hình ảnh của một nhân loại đang sục sôi tìm lối thoát, nhưng càng vật vã lại càng đau đớn, càng bất lực trong một thời kì lịch sử đen tối, chưa tìm được lối ra .[/FONT]
[FONT=&quot] Đoạn thơ trên có thể xem là một công trình điêu khắc bằng thơ . Cảm hứng mãnh liệt, óc quan sát sắc sảo và trí tưởng tượng phong phú của Huy Cận đã biến những pho tượng yên tĩnh và bất động trở thành những sinh thể có hành động quyết liệt, có tâm trạng sục sôi, đầy căng thẳng . Giữa gian chùa yên tĩnh mà vẫn nghe thấy “giông bão nổ trăm miền” , như nhìn thấy từ “vực thẳm đời nhân loại, Bóng tối đùn ra trận gió đen” .[/FONT]

[FONT=&quot] Phần còn lại của tác phẩm, tác giả mượn lời đối thoại với những nghệ nhân tạc tượng để suy ngẫm về ý nghĩa phản ánh hiện thực của các pho tượng . Các pho tượng La Hán kia đâu chỉ là chuyện Phật nữa, đó là hiện thân của cha ông một thời ngập chìm trong khổ đau, bế tắc, trong vòng luẩn quẩn , đầy bi kịch của một giai đoạn lịch sử .[/FONT]

[FONT=&quot] Bài thơ khép lại bằng hình ảnh tươi sáng bao trùm quần thể tượng . Từ chỗ đứng hiện tại, tác giả nhìn nhận sự giải thoát khỏi những bế tắc của lịch sử hịên lên trên khuôn mặt từng pho tượng .[/FONT]

[FONT=&quot]III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .[/FONT]

[FONT=&quot] Các vị La Hán chùa Tây Phương là một trong những sáng tác thành công của Huy Cận sau cách mạng tháng Tám . Công bằng mà nói , dù còn những hạn chế mang tính chủ quan của tác giả nhưng bài thơ vẫn là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Huy Cận . Nó khẳng định bút pháp hiện thực sắc sảo và một tâm hồn luôn hướng tới bề sâu nội tâm con người để rung cảm, khám phá và sáng tạo

Nguồn: Sưu tầm
[/FONT]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top