Trong khi học tập hoặc mới tiếp xúc với ngành Marketing, chắc hẳn có nhiều thuật ngữ đọc lên “sêm sêm” nhau hoặc có ý nghĩa tương tự khiến bạn khá bối rối. Dưới đây là một số cặp mà bạn có thể dễ nhầm và phân biệt chúng nhé.
Digital Marketing vs Online Marketing
Digital Marketing (Marketing Kỹ thuật số) là cách thức tiếp thị sử dụng các nền tảng và loại hình kỹ thuật số đang có hiện nay (Điện thoại, Internet, TV, Audio, Digital OOH...)
Online Marketing: Là cách thức tiếp thị chỉ có thể xây dựng và thực hiện trên không gian Internet, bao gồm các nền tảng chính như (Social Media, Website, Display Ad,...)Nói ngắn gọn, Online Marketing (OM) là “tệp con” của Digital Marketing (DM). Dù cả hai đều được phát triển dựa trên công nghệ, nhưng DM là hình thức tiếp thị không giới hạn trên Internet mà bao gồm cả các hình thức offline. Dù không quá khác nhau, nhưng phân biệt được các thuật ngữ này sẽ giúp Marketer xác định rõ hướng đi trong ngành, cũng như triển khai campaign kỹ càng hơn.
2. Brand vs Trademark
Brand là khái niệm thể hiện hình ảnh, danh tiếng của công ty trong mắt công chúng.
Trademark chỉ nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ, nó có thể là các slogan, logo,… Ví dụ: Nike là tên brand, còn biểu tượng dấu swoosh ở logo Nike chính là trademark hợp pháp cho thương hiệu đó. Brand có thể có nhiều trademark khác nhau. Ví dụ như Volkswagen là một thương hiệu ô tô Đức, sở hữu và sản xuất các dòng ô tô khác như Audi, Bentley, Lamborghini, Porsche,... Mặc dù bản thân Audi hay Bentley đều là các thương hiệu, nhưng đều đã được đăng ký sở hữu và bảo hộ, vậy nên đều là trademark của brand Volkswagen.
3. Consumer vs Customer
Consumer (Người tiêu dùng): là đối tượng cuối cùng của quá trình cung ứng dịch vụ/hàng hóa. Họ là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Customer (Khách hàng): là đối tượng tham gia trực tiếp vào việc trao đổi, thu mua hàng hóa, sản phẩm từ đơn vị cung cấp. Khách hàng không nhất thiết phải là một cá nhân, mà có thể là đại lý, tổ chức muốn thực hiện mua bán. Mình sẽ đưa ra 01 ví dụ cụ thể để phân biệt 02 khái niệm này nhé: Một em bé xem quảng cáo thấy hãng kem X có cho ra mắt vị dưa hấu. Em bé rất thích và đòi mẹ đi mua. Vì vậy, mẹ của em đã đi ra siêu thị gần nhà để mua kem cho em. Và khi mẹ mua về, em vui mừng và ăn ngon lành.
Như vậy:
Consumer là em bé: Đối tượng cuối cùng của quá trình cung ứng, trực tiếp “tiêu thụ” kem X.
Customer là siêu thị và người mẹ, bởi vì họ trực tiếp thu mua, trao đổi sản phẩm từ hãng kem X.
4. Goals vs Objectives
Thông thường, Goals (Mục đích) và Objectives (Mục tiêu) thường được thay thế lẫn nhau trong cách dùng từ. Tuy nhiên, đây là 02 thuật ngữ khác nhau hoàn toàn. Trong Marketing cũng vậy, các bạn hãy lưu ý sự khác biệt sau đây nhé:
Mục đích: có thể được hiểu là đích đến cuối cùng của chiến dịch. Các thương hiệu có thể công bố các mục đích để định hướng và thông báo các chiến lược theo quý hoặc theo năm mà các bộ phận sẽ thực hiện.
Mục tiêu: Trong khi đó, mục tiêu sẽ xác định những hoạt động cụ thể cần phải thực hiện để đạt được mục đích đó.
Ví dụ: Thương hiệu A trong nửa năm đầu mong muốn hình ảnh của mình được nhận diện rộng rãi hơn trên Internet. Đó là mục đích. Và để thực hiện được mục đích đó, bộ phận Marketing sẽ đề ra những mục tiêu, ví dụ như: Lập được website cho công ty, hay triển khai được 02 chiến dịch quảng cáo trên Facebook, vân vân và mây mây.
Nguồn: Marketing for youngsters
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn không còn nhầm lẫn và phân biệt giữa các thuật ngữ này. Việc phân biệt rõ chúng sẽ giúp bạn tốt trong quá trình làm marketing. Chúc bạn có một quá trình markting thành công !
Các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong marketing
Digital Marketing vs Online Marketing


2. Brand vs Trademark


3. Consumer vs Customer


Như vậy:


4. Goals vs Objectives
Thông thường, Goals (Mục đích) và Objectives (Mục tiêu) thường được thay thế lẫn nhau trong cách dùng từ. Tuy nhiên, đây là 02 thuật ngữ khác nhau hoàn toàn. Trong Marketing cũng vậy, các bạn hãy lưu ý sự khác biệt sau đây nhé:


Ví dụ: Thương hiệu A trong nửa năm đầu mong muốn hình ảnh của mình được nhận diện rộng rãi hơn trên Internet. Đó là mục đích. Và để thực hiện được mục đích đó, bộ phận Marketing sẽ đề ra những mục tiêu, ví dụ như: Lập được website cho công ty, hay triển khai được 02 chiến dịch quảng cáo trên Facebook, vân vân và mây mây.
Nguồn: Marketing for youngsters
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn không còn nhầm lẫn và phân biệt giữa các thuật ngữ này. Việc phân biệt rõ chúng sẽ giúp bạn tốt trong quá trình làm marketing. Chúc bạn có một quá trình markting thành công !
Sửa lần cuối: