Ba tác dụng chính được dùng trong điều trị là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, các tác dụng này chỉ đạt được khi nồng độ cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý, đó là nguyên nhân dễ dẫn đến các tai biến trong điều trị. Vì vậy, trong trường hợp có thể, nên dùng thuốc tại chỗ để tránh tác dụng toàn thân và nâng cao hiệu quả điều trị đến tối đa. Cơ chế tác dụng của glucocorticoid rất phức tạp vì có nhiều tác dụng trên một tế bào đích, và lại có nhiều tế bào đích.
Tác dụng chống viêm
Glucocorticoid là thuốc chống viêm mạnh nhất và thường được dùng nhất trong các bệnh viêm cấp và mạn tính như hen, viêm mũi dị ứng, thấp khớp, lupus ban đỏ. Thuốc tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm do bất cứ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, bức xạ...), vì vậy ngăn cản được các biểu hiện lâm sàng của viêm như sốt, tấy đỏ, sưng, đau. Ở giai đoạn sớm của viêm: glucocorticoid ức chế các yếu tố hóa ứng động và các cytokin thúc đẩy viêm như interleukin- 1 (IL- 1); interleukin- 6 (IL- 6 ), TNF a (yếu tố" hoại tử u a)và interleukin- 8 (IL- 8 ), do đó làm giảm luồng đại thực bào và
bạch cầu hạt kéo đến ổ viêm. Hơn nữa, glucocorticoid còn làm giảm tiết các chất vận mạch như serotonin, histamin và do đó đối kháng với sự tăng tính thấm thành mạch.
Tác dụng chống dị ứng
Các phản ứng dị ứng xảy ra do sự gắn của các IgE hoạt hóa trên các receptor đặc hiệu ở dưỡng bào (mastocyte) và bạch cầu ưa base dưới tác dụng của dị nguyên. Sự gắn đó hoạt hóa phospholipase c, chất này tách phosphatidyl- inositol diphosphat ở màng tế bào thành diacyl- glycerol và inositol triphosphat. Hai chất này đóng vai trò "người truyền tin thứ hai", làm các hạt ở bào tương của tế bào giải phóng các chất trung gian hóa học của phản ứng dị ứng: histamin, serotonin... (hình 1 0 ). Bằng cách ức chế phospholipase c, glucocorticoid đã phong tỏa sự giải phóng trung gian hóa học của phản ứng dị ứng. Như vậy, IgE gắn trên dưỡng bào nhưng không hoạt hóa được những tế bào đó. Glucocorticoid là những chất chống dị ứng mạnh.
Tác dụng ức chế miễn dịch
Glucocorticoid tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào, ít ảnh hưởng đến miễn dịch thể dịch. Cơ chế của tác dụng đó là:
- Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T do làm giảm sảnxuất interleukin - 1 (từ đại thực bào) và interleukin - 2(từ T4).
- Giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T (T8) và các tế bào NK (natural killer: tế bào diệt tự nhiên) do ức chế sản xuất interleukin - 2 và interferon gamma.
- Do ức chê sản xuất TNF (yếu tố hoại tử u) và cả interferon, glucocorticoid làm suy giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của đại thực bào. Một số tác dụng này cũng đồng thời là tác dụng chống viêm. Do ức chế tăng sinh, glucocorticoid có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh Hodgkin.
Nguồn: https://vnkienthuc.com/threads/tai-lieu-cac-thuoc-giam-dau-chong-viem.87404/
Tác dụng chống viêm
Glucocorticoid là thuốc chống viêm mạnh nhất và thường được dùng nhất trong các bệnh viêm cấp và mạn tính như hen, viêm mũi dị ứng, thấp khớp, lupus ban đỏ. Thuốc tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm do bất cứ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, bức xạ...), vì vậy ngăn cản được các biểu hiện lâm sàng của viêm như sốt, tấy đỏ, sưng, đau. Ở giai đoạn sớm của viêm: glucocorticoid ức chế các yếu tố hóa ứng động và các cytokin thúc đẩy viêm như interleukin- 1 (IL- 1); interleukin- 6 (IL- 6 ), TNF a (yếu tố" hoại tử u a)và interleukin- 8 (IL- 8 ), do đó làm giảm luồng đại thực bào và
bạch cầu hạt kéo đến ổ viêm. Hơn nữa, glucocorticoid còn làm giảm tiết các chất vận mạch như serotonin, histamin và do đó đối kháng với sự tăng tính thấm thành mạch.
Tác dụng chống dị ứng
Các phản ứng dị ứng xảy ra do sự gắn của các IgE hoạt hóa trên các receptor đặc hiệu ở dưỡng bào (mastocyte) và bạch cầu ưa base dưới tác dụng của dị nguyên. Sự gắn đó hoạt hóa phospholipase c, chất này tách phosphatidyl- inositol diphosphat ở màng tế bào thành diacyl- glycerol và inositol triphosphat. Hai chất này đóng vai trò "người truyền tin thứ hai", làm các hạt ở bào tương của tế bào giải phóng các chất trung gian hóa học của phản ứng dị ứng: histamin, serotonin... (hình 1 0 ). Bằng cách ức chế phospholipase c, glucocorticoid đã phong tỏa sự giải phóng trung gian hóa học của phản ứng dị ứng. Như vậy, IgE gắn trên dưỡng bào nhưng không hoạt hóa được những tế bào đó. Glucocorticoid là những chất chống dị ứng mạnh.
Tác dụng ức chế miễn dịch
Glucocorticoid tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào, ít ảnh hưởng đến miễn dịch thể dịch. Cơ chế của tác dụng đó là:
- Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T do làm giảm sảnxuất interleukin - 1 (từ đại thực bào) và interleukin - 2(từ T4).
- Giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T (T8) và các tế bào NK (natural killer: tế bào diệt tự nhiên) do ức chế sản xuất interleukin - 2 và interferon gamma.
- Do ức chê sản xuất TNF (yếu tố hoại tử u) và cả interferon, glucocorticoid làm suy giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của đại thực bào. Một số tác dụng này cũng đồng thời là tác dụng chống viêm. Do ức chế tăng sinh, glucocorticoid có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh Hodgkin.
Nguồn: https://vnkienthuc.com/threads/tai-lieu-cac-thuoc-giam-dau-chong-viem.87404/