Các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác?
* Quy luật cơ bản của cảm giác:
1. Quy luật về “sức ỳ” và “quán tính” của cảm giác.
- Khoảng thời gian từ khi kích bắt đầu tác động đến khi xuất hiện cảm giác được gọi là khoảng thời gian trước cảm giác hay “sức ỳ” của cảm giác.
- Khoảng thời gian từ khi kích ngừng tác động đến khi mất hẳn cảm giác được gọi là khoảng thời gian sau cảm giác hay “quán tính” của cảm giác.
2. Quy luật “bù trừ:
Khi một cảm giác nào đó bị yếu đi hay mất hẳn thì độ nhạy cảm của một số cơ quan cảm giác khác tăng lên rõ rệt.
3.Quy luật về ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm:
• Khái niệm:
Là giới hạn mà ở đó cường độ kích thích có thể giây ra được cảm giác.
• Các loại ngưỡng
- Ngưỡng tuyệt đối:
+ Ngưỡng tuyệt đối dưới : Cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác.
+ Ngưỡng tuyệt đối trên : Cường độ kích thính tối đa còn có thể gây ra cảm giác.
- Ngưỡng sai biệt:
Khả năng phân biệt được sự khác biệt nhỏ nhất (về cường độ và tính chất) giữa hai kích thích thuộc cùng một loại.
• Vùng phản ánh tối ưu:.
Là vùng mà ở đó cường độ kích thích có thể tạo ra cảm giác rõ ràng nhất.
• Độ nhạy cảm của cảm giác:
- Là khả năng cảm nhận nhanh chóng, chính xác
- Độ nhạy cảm phụ thuộc vào: giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, sự rèn luyện.
4.Quy luật về sự thích ứng của cảm giác.
• Sự thích ứng của cảm giác là sự thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích.
• Kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng.
• Mất cảm giác khi cường độ kích thích mạnh, kéo dài, không đổi.
• Khả năng thích ứng của mỗi loại cảm giác khác nhau là khác nhau.
5.Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác:
• Sự thay đổi độ nhạy cảm của một cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích vào các cơ quan cảm giác khác thì gọi là sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
• Một kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này làm xuất hiện hoặc tăng độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác; ngược lại, một kích thích mạnh lên cơ quan cảm giác này làm mất đi hoặc giảm độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác.
* Quy luật cơ bản của tri giác:
1. Tính đối tượng của tri giác:
• Khi tri giác sự vật và hiện tượng, trong óc của chúng ta có hình ảnh của sv và ht, hình ảnh đó là do các thuộc tính của sv và ht tác động vào cơ quan cảm giác chúng ta tạo nên trong não.
• Quy luật này cho phép con người định hướng hành vi và hoạt động.
• Quy luật này phủ nhận các quan điểm sai lầm của CN duy tâm chủ quan hoặc cho rằng có một “genstalt” (cấu trúc) có sẵn tạo nên.
2. Tính trọn vẹn của tri giác:
• Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, tức là nó đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
• Tính trọn vẹn có được là nhờ 2 yếu tố:
- Bản thân các sự vật, hiện tượng có cấu trúc trọn vẹn
- Quy luật hoạt động theo hệ thống của hệ thần kinh cấp cao.
3. Tính lựa chọn của tri giác:
• Hiện thực khách quan đa dạng và phong phú.
• Khả năng của tri giác cho phép tách một số dấu hiệu hoặc đối tượng ra khỏi bối cảnh để phản ánh tốt hơn.
• Quy luật này rất có ý nghĩa trong trang trí, hội hoạ, hoá trang, nguỵ trang...
• Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc:
- Nhu cầu, hứng thú của chủ thể tri giác.
- Trong tri giác ngôn ngữ giúp con người có khả năng nhận biết nhanh chóng sự vật.
4. Tính ý nghĩa của tri giác:
• Khi tri giác sự vật và hiện tượng khả năng của tri giác cho phép con người nhận biết được cái chúng ta đang tri giác, gọi tên và xếp chúng vào một nhóm đối tượng cùng loại.
• Sở dĩ như vậy bởi tri giác gắn chặt với tư duy, ngôn ngữ, kinh nghiệm của cá nhân.
5. Tính ổn định của tri giác:
• Tính không thay đổi khi tri giác đối tượng trong sự thay đổi các điều kiện tri giác.
• Tính ổn định cho phép con người hoạt động linh hoạt, hiệu quả trong điều kiện môi trường hoạt động luôn thay đổi.
6. Tổng giác:
• Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào kinh nghiệm, vào đời sống tâm lý, nhân cách của chủ thể tri giác gọi là tổng giác.
• Tổng giác làm cho tri giác mang tính chủ thể rõ nét.
• Để tri giác tốt đòi hỏi con người phải phải rèn luyện khả năng tri giác, tích lũy kinh nghiệm, hình thành thái độ tích cực...
7. Ảo ảnh:Là sự phản ánh sai lệch về đối tượng tri giác một cách khách quan.
Các nguyên nhân:
• Nguyên nhân vật lý
• Nguyên nhân sinh lý, não tổn thương
• Nguyên nhân tâm lý: mệt mỏi