Chia Sẻ Các nước Tây Âu- sử 9

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sau chiến tranh thế giới II, cùng với Mỹ và Nhật Bản, Tây Âu là một trong ba trung tâm tài chính, kinh tế của thế giới. Vậy quá trình phát triển của Tây Âu diễn ra như thế nào ta cùng đi tìm hiểu trong bài hôm nay.

Sử 9-Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU .

I. TÌNH HÌNH CHUNG .

1. Tình hình chung :

*1939-1945: chiến tranh thế giới thứ hai : đất nước bị tàn phá nặng nề.

*1948-1951:nhận viện trợ Mỹ theo “Kế hoạch phục hưng Châu Âu” , kinh tế Châu Âu phục hồi , nhưng
lệ thuộc Mỹ như không được quốc hữu hóa,

hạ thuế đối với hàng hóa của Mỹ , loại những người cộng sản ra khỏi chính phủ .

+ Đối nội :giai cấp tư sản thu hẹp quyền tự do dân chủ , xóa bỏ cải cách tiến bộ , ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ .

+ Đối ngoại : tiến hành chiến tranh xâm lược lại các thuộc địa nhằm khôi phục ách thống trị , nhưng cuối cùng thất bại , phải trả lại độc lập cho các thuộc địa

* 1947-1989: “Chiến tranh lạnh”:Tây Âu tham gia NATO (Quân Sự Bắc Đại Tây Dương ), chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự


2. Nước Đức :


Bốn cường quốc Xô, Mỹ, Anh, Pháp chia Đức thành các khu vực chiếm đóng

-9-1949: Mỹ- Anh- Pháp thành lập CHLB Đức ,Mỹ đưa Đức vào khối NATO trở thành xung kích chống Liên Xô và Đông Âu, cho vay 50 tỷ Mác , nên kinh tế phục hồi nhanh chóng , 1960s-1970s công nghiệp đứng hạng 3 sau Mỹ và Nhật .

-10-1949: Công hòa dân chủ Đức .

-3-10-1990: Đức thống nhất là một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu .

II. SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC :

* Quá trình ra đời của cộng đồng Châu Âu-EC. Từ 1950 kinh tế Tây Âu khôi phục :

-4-1951: Pháp ,Cộng hòa Liên Bang Đúc Đức ,Ý,Bỉ, Hà Lan ,Luc xăm bua thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu .

-3-1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu.

-25-3-1957: Cộng đồng kinh tế châu Âu - EEC - ra đời ,hinh thành 1 thị trường chung Châu Âu.

-7-1967 ba Cộng đồng trên sát nhập thành Cộng đồng Châu Âu– EC

-Hiện nay quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển tốt đẹp .EU là thị trường và là bạn hàng lớn của Việt Nam .

* Tháng 12-1991 các nước EC họp Hôi nghị cấp cao tại Ma-a- xtơ –rích (Hà Lan) thông qua hai quyết định quan trọng :

- Xây dựng một thị trường nội địa Châu Âu vối một
liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu , có một đồng tiền chung duy nhất – đồng ơ rô (EURO).

-Xây dựng môt liên minh chính trị , mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh , tiên tới một nhà nước chung Châu Âu.

* Liên Minh Châu Âu-EU : là một liên minh kinh tế -chính trị lớn nhất thế giới và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế , tài chính thế giới .

1999 EU gồm 15 nước ,Năm 2004, tăng lên thành 25 năm 2007 tăng lên thành 27.

* Nguyên do liên kết kinh tế khu vực:

-Đều có chung 1 nền văn minh , một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm .

-Kinh tế phát triển rất nhanh nên muốn thoát dần sự lệ thuộc Mỹ .

-Cùng nhau cạnh tranh với các nước ngoài khu vực .

Bài viết trên đã khái quát kiến thức Sử 9-Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU .Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối:
LIÊN MINH CHÂU ÂU
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước 1/11/1993 gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).

Số nước thành viên :

Tới 1/1/1995, EU có 15 nước thành viên gồm : Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan.

Kể từ tháng 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hoà Czech, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp.

Hiện nay, EU có diện tích: 4.000.000 km2; Dân số: 455 triệu người; GDP/đầu người: 21.100 USD/năm.

Quá trình thành lập:

Quá trình thành lập EU bắt đầu từ 1951:

1. Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC).

2. Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

- Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Cộng đồng châu Âu.

- Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" năm 1992.

3. Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90, với một đồng tiền chung và một Ngân hàng trung ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.

Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu. Cụ thể:

a. Liên minh chính trị:

- Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.

- Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.

- Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.

- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.

- Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu....

- Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực.

b. Liên minh kinh tế - tiền tệ:

Liên minh kinh tế - tiền tệ được chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ 1/7/1990 tới 1/1/1999, kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế - tiền tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là: lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất .

Kể từ ngày 01/01/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, áo, Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 3 nước đứng ngoài là Anh, Đan mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ.

4. Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi - ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam - Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như: 1.Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; 2. Tư pháp và đối nội; 3. Chính sách xã hội và việc làm; 4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.

5. Hiệp ước Schengen: Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến 27/11/90, 6 nước : Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Italia chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14/15 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh).

6. Hiệp ước Nice (7-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).

Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên.

Cơ cấu tổ chức :

EU có bốn cơ quan chính là : Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu.

a. Hội đồng Bộ trưởng :

Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban đại diện thường trực và Ban Tổng Thư ký.

Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hoặc Chính phủ, các Ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.

b. Ựỷ ban Châu Âu :

Là cơ quan điều hành gồm 20 Uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là ông Rô man nô Prô đi, cựu Thủ tướng Italia (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23/3/1999 tại Berlin). Dưới các Uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.

c. Nghị viện Châu Âu :

Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo Quốc tịch.

Chức năng: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.

d. Toà án Châu Âu :

Đặt trụ sở tại Lúc- xăm- bua, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
 
Sửa lần cuối:
Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu?

Mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu là:

- Tháng 4-1951: “Cộng đồng than, thép châu Âu”.
- Tháng 3-1957: “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” sau đó là “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
- Tháng 7-1967: Ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Ngày 1-11-1993: Liên minh châu Âu (EU).

2. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau ?

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 trở đi, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi, một xu hướng mới phát triển ở Tây Âu là liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.

- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không khác biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mửo rộng thị trường , giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

- Từ năm 1950, sau khi đã hồi phục, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, học cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Tại sao nói: Hội nghị cấp cao giữa các nước EC (họp tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan) tháng 12-1991) đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?

Tại hội nghị này, các nước EC đã thông qua hai quyết định quan trọng. Đó là:

- Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có đồng tiền chung duy nhất- đồng ơrô (EURO).
- Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu.

Trên cơ sở đó, Hội nghị Ma-a-xtơ-rích quyết định Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (năm 1999) và đến năm 2004 là 25 nước.
Hiện nay, đây là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Các nước Tây Âu câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

(trang 42 sgk Lịch Sử 9): Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?

Trả lời:

  • 16 nước Tây Âu phải nhận viện trợ của Mĩ để phục hồi nền kinh tế.
  • Giai cấp tư sản cầm quyền tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
  • Những năm đầu sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.
  • Các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chạy đua vũ trang nhằm chốn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Nước Đức bị phân chia làm hai: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức (1949). Mĩ, Anh, Pháp dốc sức viện trợ cho Cộng hòa Liên bang Đức. Nhờ đó, nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức phục hồi và phát triển nhanh chóng vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Ngày 3-10-1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.
(trang 43 sgk Lịch Sử 9): Hãy xác định trên bản đồ châu Âu sáu nước đầu tiên của EU?

Trả lời:

6 nước đầu tiên của EU là: CHLB Đức, Pháp, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan, Luc-xăm-bua.

Câu 1 (trang 43 sgk Sử 9): Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu?

Lời giải:

Khởi đầu là sự ra đời của “cộng đồng than, thép Châu Âu” vào tháng 4 – 1951 gồm sáu nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, lúc – xăm – bua.

Tháng 3 – 1957 sáu nước trên cùng nhau thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” rồi “cộng đồng kinh tế châu Âu”. Tháng 7 – 1967 cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành cộng đồng châu Âu. Tháng 12 – 1991. Hội nghị Ma – xtrích quyết định cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh Châu Âu. Liên minh Châu Âu là 1 liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của EU là 15 và đến năm 2004 là 25 nước. I – an – ta (Liên xô) 4 đến này 11 – 2 – 1945 phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc Liên Xô và Mĩ. Liên Xô dông nước Đức và Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Mĩ, Anh trật tự 2 cực I – an – ta do liên xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

Câu 2 (trang 43 sgk Sử 9): Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Lời giải:

  • Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
  • Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Bài tập 1 trang 35 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã

A. quốc hữu hoá các xí nghiệp

B. thực hiện cải cách ruộng đất

C. nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch Phục Hưng Châu Âu”

D. đẩy mạnh buôn bán với các nước Tây Âu.

Câu 2. Để nhận viện trợ từ Mĩ các nước Tây Âu phải

A. Liên kết lại với nhau

B. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động

C. Tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra

D. Sử dụng viện trợ của Mĩ vào phát triển kinh tế

Câu 3. Điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN

B. Ủng hộ phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân lao động thế giới

C. Ngoại giao mềm mỏng, tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế

D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây.

Câu 4. Trong bố cảnh “chiến tranh lạnh” gay gắt giữa hai phe các nước Tây Âu đã

A. tham ra khối quân sự NATO do Mĩ thiết lập ra để chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

B. thực hiện chính sách trung lập, không chạy đua vũ trang

C. đấu tranh đòi quân Mĩ phải giải trừ quân bị

D. thành lập khối liên minh quân sự riêng để chống lại Mĩ và các nước XHCN.

Câu 5. Nước Đức thống nhất vào thời điểm

A. Tháng 9-1949

B. Tháng 10-1949

C. Tháng 9-1990

D. Tháng 10-1990

Câu 6. Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là

A. Sự thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”

B. Sự thành lập “Cộng đồng than thép Châu Âu”

C. Sự thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu”

D. Sự thành lập “Cộng đồng Châu Âu”

Hướng dẫn làm bài:

1. C 2. C 3. D 4. A 5. D 6. B

Bài tập 2 trang 36 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau:

1. [ ] Trong những năm 1948-1951, nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục nhưng ngày cang lệ thuộc vào Mĩ.

2. [ ] Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất Công nghiệp Cộng hoà Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

3. [ ] Do được củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ trước đây.

4. [ ] Đến nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.

5. [ ] Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich (Hà Lan) đánh dấu một mốc mang tính quyết định của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 1, 3, 4 Sai 2, 5

Bài tập 4 trang 37 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Các sự kiện dưới đây, sự kiện nào nằm trong quá trình hình thành Liên minh châu Âu ?

A. Năm 1946, 16 nước Châu Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ

B. Sự ra đời của “Cộng Đồng than - thép châu Âu” tháng 4-1951.

C. “Cộng đồng nguyên tử năng lượng Châu Âu” được thành lập tháng 3- 1975.

D. “Cộng đồng kinh tế châu Âu" ra đời.

E. Cộng Hoà Dân Chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức ngày 3-10-1990.

F. Tháng 7-1976, Cộng đồng than – thép Châu Âu, Công đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng Đồng Kinh tế Châu Âu sáp nhập với nhau thành Cộng đồng Châu Âu (EC), đến tháng 12-1991, đổi thành liên minh Châu Âu (EU).

Hướng dẫn làm bài:

Sự kiện nào nằm trong quá trình hình thành Liên minh châu Âu: B, C, D, G

Bài tập 5 trang 38 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai đến các nước Tây Âu như thế nào?

Hướng dẫn làm bài:

Tây Âu:

  • Kinh tế: Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
    • Sự phát triển:
      • Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được khôi phục.
      • Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản). Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
    • Các nước Tây Âu có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
    • Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967.
Nhật Bản:

  • Kinh tế:
    • Giai đoạn 1945 – 1952:
      • Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.
      • Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.
      • Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
    • Giai đoạn 1952 – 1973:
      • Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).
      • Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).
Nước Mĩ:

  • Về kinh tế
    • Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ
    • Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).
    • Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).
    • 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).
    • Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  • Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.
Bài tập 6 trang 38 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Vì sao có xu hướng liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu?

Hướng dẫn làm bài:

Các nước đó có chế độ tài chính giống nhau, xu hướng xã hội giống nhau, sự ổn định và ý thức chính trị như nhau, v.v. Vì thế họ liên kết với nhau để cạnh tranh với các đối lực có tiềm tàng chính trị và tham vọng khác với giá trị nhân bản khác với họ.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top