• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Các nước Đông Nam Á-Lịch Sử 9

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bên cạnh Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á đã có một quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc và sau đó đã có những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể nội dung này.


Lịch Sử 9- Bài 5 :CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á .

I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945.

- Sau
chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước ĐNA đã giành độc lập .

- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh : Mỹ can thiệp vào ĐNA;lập khối quân sự SEATO; xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam pu Chia .

* Khối quân sự SEATO; khối phòng thủ
Đông Nam Á :

-Thành lập ngày 8-9-1954 tại Manila gồm Mỹ, Anh, Pháp, Uc, Niu Di lân,Phi líp pin, Thái Lan và Pa kix tan .

-Là liên minh chính trị quân sự do Mỹ cầm đầu chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của CNXH ở Đông Nam Á .

-1954-1975 là chỗ dựa của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương .

- 9-1975 Mỹ thất bại ở Đông Dương nên giải thể .

* Chính sách đối ngoại có sự phân hóa :

+ Thái Lan và Phi líp pin tham gia SEATO.

+ In đô nê xia , Miến Điện : hòa bình, trung lập.

+ Việt Nam , Lào , Cam pu chia bị Mỹ xâm lược .

I. Sự ra đời của tổ chức ASEAN .

*Hòan cảnh ra đời:

-Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi.Thí dụ NATO , AU ( tổ chức thống nhất Châu Phi )

-Do yêu cầu phát triển kinh tế , xã hội , các nước cần hợp tác liên minh để phát triển .

-Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài .

-Đối phó với chiến tranh Đông Dương .

-Ngày 8-8-1967 Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ra đời-
ASEAN - tại Băng Cốc ( Thái Lan ) gồm 5 nước là In đô nê xi a, Ma lai xia , Phi líp pin , Xingapo , Thái Lan .

* Mục tiêu là: 2-1976 hội nghị Ba li đề ra mục tiêu là xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực , tạo nên 1 cộng đồng Đ N Á hùng mạnh . Như thế ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực .

* Hoạt động :

+ 2-1976 ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Bali ( In đô nê xia )

+ Ký Hiệp ước Pari về Cam pu chia –10-1991.

+ Cuối những năm 1970 chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu , kinh tế phát triển như Xingapo (NIC- Con Rồng Châu Á ), Thái Lan, Malaixia.

III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”.

Mở rộng :

-Thành viên thứ 6 là Bru nây – 1984.

-Thành viên thứ bảy là Việt Nam :7-1995 .

-Thành viên thứ 8 và 9 là Lào, Mianma : 9-1997.

-Thành viên thứ 10 là Cam pu chia : 4-1999 .

* Từ ASEAN 6 phát triển thành
ASEAN 10 chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế , xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình , ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

* 1992 : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10-15 năm .

* 1994 :lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gian nhằm tạo nên một cuộc hợp tác phát triển của ĐNA .Một chương mới đã mở ra ở ĐNA .


Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch Sử 9- Bài 5 :CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á . Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chứa ASEAN?

* ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới trong nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX có nhiều biến chuyển to lớn.

- Sau khi giành được độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8-8-1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á ( viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

* Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN:

Mục tiêu hoạt động của ttổ chức này là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”, chúng ta khẳng định điều đó vì:
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

Tháng 7-1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, tháng 7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 9-1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.
Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trongmột tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dưng một khu vực Đông Nam Á hào bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.

Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARE) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Một chương trình đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Các nước Đông Nam Á câu hỏi và bài tập sách giáo khoa


(trang 22 sgk Lịch Sử 9): Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945?

Trả lời:

  • Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.
  • Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.
  • Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • Từ những năm 50, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).
(trang 24 sgk Lịch Sử 9): Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Trả lời:

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

  • Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
  • Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
  • Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
  • Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

(trang 24 sgk Lịch Sử 9): Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời:

  • Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
  • Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
  • Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Singapo, Thái Lan.
Mục tiêu họat động: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Câu 1 (trang 25 sgk Sử 9): Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này?

Lời giải:


giai-bai-tap-sgk-lich-su-9-a.png




Câu 2 (trang 25 sgk Sử 9): Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Lời giải:

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

  • Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
  • Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
Như thế:

  • ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
  • Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
  • Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
  • Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
  • Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 16 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân Phương Tây

A. Việt Nam

B. Thái Lan

C. Xin-ga-po

D. In-đô-nê-xi-a

Câu 2. Năm 1945, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập gồm

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po

D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Mã Lai

Câu 3. Nước Lào tuyên bố độc lập vào ngày

A. 2-10-1945

B. 10-10-1945

C. 12-10-1945

D. 22-10-1945

Câu 4. Tháng 9-1945, Mĩ cùng với Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á về lĩnh vực quân sự

A. thúc đẩy sự hợp tác giữa Mĩ, Anh, Pháp với các nước Đông Nam Á về lĩnh vực quân sự

B. bảo vệ hoà bình cho khu vực Đông Nam Á

C. xây dựng căn cứ quân sự của Mĩ, Anh, Pháp ở khu vực Đông Nam Á

D.găn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày

A. 6-8-1967

B. 8-8-1967

C. 10-8-1967

D. 12-8-1967

Câu 6. Các nước tham gia sáng lập ASEAN gồm

A. In-đô-nê-xa-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan

B. Việt Nam, Lào, Cam-phu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po

C. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nên-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

D. In-đô-nên-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

Câu 7. Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành "con rồng" kinh tế ở Châu Á là

A. Thái Lan

B. Việt Nam

C. Xin-ga-po

D. Ma-lai-xi-a

Câu 8. Việt Nam chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào

A. Tháng 7-1992

B. Tháng 7-1993

C. Tháng 7-1994

D. Tháng 7-1995

Hướng dẫn làm bài:

1. B 2. B 3. C 4. D 5. B 6. A 7. C 8. D

Bài tập 2 trang 17 Sách Bài Tập (SBT) Lích Sử 9
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] Sau khi Phát xịt Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện, ba nước Đông Dương lần lượt dành độc lập vào cuối năm 1945.

2. [ ] Từ những năm 50 của thế kỉ XX, Mĩ tưng bước can thiệp vào khu vự Đông Nam Á

3. [ ] Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng với nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

4. [ ] Tháng 12-1976, các nước ASEAN đã kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Băng Cốc (Thái Lan)

5. [ ] Tháng 7-1992, Việt Nam chính thức tham ra hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đầu tiên để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động khu vực Đông Nam Á.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 2, 3, 4; Sai 1, 4

Bài tập 5 trang 19 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá như thế nào trong đường lối đối ngoại ?

Hướng dẫn làm bài:

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:
  • Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
  • Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
  • Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.
  • Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

Bài 6 trang 19 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của ASEAN.
  • Hoàn cảnh ra đời…
  • Mục tiêu hoạt động…
Hướng dẫn làm bài:

  • Hoàn cảnh ra đời:
    • Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
    • Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
    • Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
  • Mục tiêu họat động:
    • Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được chính thức thành lập tại Bangkok vào ngày 08 tháng 08 năm 1967 với mục đích chính là thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, và rộng hơn là hợp tác trong tất cả các lĩnh vực có mối quan tâm chung. Sự ra đời của ASEAN cũng là mong ước chung của năm quốc gia sáng lập (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines) nhằm tạo ra một cơ chế ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột.

Các quốc gia thành viên ASEAN bình đẳng, có tiếng nói tương đương nhau trong các quyết định của Hiệp hội. Tuy nhiên, ASEAN cho thấy sự phức tạp trong hành vi ứng xử do sự khác biệt nhau quá lớn giữa các quốc gia thành viên về quy mô dân số và lãnh thổ, trình độ phát triển kinh tế, hệ thống chính trị hay bản sắc văn hóa dân tộc. Chính do sự đa dạng và khác biệt này, các quốc gia nhỏ hơn trong ASEAN e ngại việc bị các thành viên hùng mạnh hơn áp đặt các biện pháp cưỡng chế thông qua ASEAN. Đây cũng chính là một cơ sở quan trọng dẫn đến sự hình thành những quy tắc ứng xử giữa các quốc gia thành viên thường được biết đến dưới tên gọi chung là Phương thức ASEAN.

Nguồn gốc từ “Phương thức ASEAN”Nguồn gốc của từ “Phương thức ASEAN” (ASEAN Way) vẫn còn mơ hồ. Tướng Ali Moertopo, viên chức tình báo cao cấp của Indonesia, là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên ở ASEAN sử dụng từ này vào năm 1974 khi ông cho rằng thành công của ASEAN là do “hệ thống tham vấn trong hầu hết công việc” mà ông gọi là Phương thức ASEAN. Estrella Solidum, một học giả người Philippines được cho là người đầu tiên nghiên cứu Phương thức ASEAN một cách nghiêm túc, thì cho rằng Phương thức ASEAN bao gồm “các yếu tố văn hóa mà trong đó một số giá trị của mỗi quốc gia đều tương đồng với nhau”.

Có thể nói Phương thức ASEAN có nguồn gốc từ nội dung của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia) thông qua ở Bali, Indonesia năm 1976 và được coi là qui chuẩn cho cách ứng xử giữa các nước thành viên ASEAN. Hiệp ước đề cập đến những “nguyên tắc cơ bản” của ASEAN như: (1) cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; (2) mỗi quốc gia có quyền lãnh đạo sự tồn tại của mình mà không bị can thiệp, lật đổ và bức ép từ bên ngoài; (3) không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; (4) giải quyết khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; (5) từ bỏ đe dọa dùng vũ lực và (6) hợp tác với nhau một cách hiệu quả.

Phương thức ASEAN hoạt động giống như một bộ ứng xử được ngầm hiểu, thay vì một tập hợp các qui tắc và phương thức được pháp điển hóa một cách rõ ràng. Điều này cũng thể hiện mong muốn của các nước ASEAN tránh thể chế hóa và pháp lý hóa sự hợp tác giữa các nước thành viên vì e ngại một ASEAN được thể chế hóa mạnh mẽ cùng những ràng buộc pháp lý sẽ làm xói mòn chủ quyền quốc gia của các thành viên trong việc định đoạt phương thức hợp tác với nhau. Chính vì vậy, Phương thức ASEAN bao gồm một số đặc điểm như không can thiệp, không chính thức, thể chế hóa tối thiểu, tham vấn và đồng thuận, không sử dụng vũ lực và tránh đối đầu. Tuy nhiên, có thể nói Phương thức ASEAN cũng như nội hàm của nó dường như không có một định nghĩa chính thức.

Cho đến nay Phương thức ASEAN đã thể hiện những điểm mạnh và điểm yếu nhất định trong việc duy trì hoạt động, ảnh hưởng và tính hiệu quả của ASEAN. Ví dụ, quá trình tham vấn và đồng thuận được coi là cách tiếp cận dân chủ đối việc hoạch định chính sách, khiến các quốc gia cảm giác tự tin hơn khi tham gia hợp tác khu vực mà không e ngại chủ quyền quốc gia bị xói mòn. Ngoài ra các nguyên tắc của Phương thức ASEAN cũng đã giúp ASEAN giải quyết một cách hòa bình những khác biệt giữa các quốc gia thành viên. Một trong những thành công thường được đưa ra làm dẫn chứng cho điều này chính là bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông được thông qua tại Campuchia năm 2002.

Tuy nhiên, Phương thức ASEAN cũng thường bị chỉ trích là quá khuôn sáo và cường điệu khi thường được các quan chức ASEAN sử dụng để đánh lạc hướng những chỉ trích đối với yếu kém của Hiệp hội trong việc thúc đẩy hợp tác một cách sâu sắc hơn. Nó cũng bị chỉ trích vì tạo ra khuynh hướng loại trừ các vấn đề gây tranh cãi ra khỏi các nghị trình làm việc đa phương chính thức và hướng tới việc lảng tránh thay vì giải quyết xung đột. Ví dụ, các nhà chỉ trích cho rằng nguyên tắc đồng thuận đồng nghĩa với việc mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết khiến cho việc thông qua các quyết định chung hết sức khó khăn và khó mang tính đột phá. Trong khi đó nhiều nhà bình luận cũng cho rằng nguyên tắc không can thiệp gây ra những hạn chế đối với vai trò của ASEAN, đặc biệt là trong các vấn đề như xử lý tình trạng vi phạm nhân quyền ở Myanmar, giải quyết tình trạng khói mù do cháy rừng ở Indonesia, hay giải quyết các tranh chấp xuyên quốc gia như vấn đề biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Chính vì vậy đã có những đề xuất được đưa ra liên quan đến việc sửa đổi Phương thức ASEAN nhằm làm cho Hiệp hội hoạt động hiệu quả hơn, trong đó có việc bãi bỏ những nguyên tắc như đồng thuận hay không can thiệp.

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top