3. Các nguyên tắc sáng tác
3.1. Nguyên tắc lý tưởng xã hội thẩm mĩ
3.1.1. Ca ngợi
Ca gợi tình yêu Quasimodo dành cho Esméralda. Tình yêu của chàng gù là tình yêu trong câm lặng và tuyệt vọng, cậu ý thức được vẻ ngoài của mình nên chỉ âm thầm từ xa dành cho cô những điều tốt đẹp nhất trong thế giới nhỏ bé của cậu.
Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa. Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esmerald, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ Bohemien xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác.
Mối tình ấy là một mối tình câm lặng, tuyệt vọng. Nhưng chính mối tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmeralda, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình. Hành động ấy thể hiện sự vùng lên vì tình yêu, sự phản kháng chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.
3.1.2. Phê phán
- Thực tại tàn khốc khi con người tra tấn con người trong tiểu thuyết “Nhà thờ đức bà Paris”. Hình ảnh Quasimodo bị tra tấn, người con gái du mục bị kẹp chân… tác giả muốn dùng ngòi bút chính luận vẽ ra trước mắt con người khung cảnh năm 1842 - một bối cảnh lịch sử coi thường lẽ phải, xử án bằng cực hình.
- Nghịch lý cuộc sống:
+ Một chàng trai với trái tim nhân hậu dưới lớp vỏ xù xì, vừa chịu đựng thuở thơ ấu bất hạnh vừa không thể chạm đến tình yêu, cuối cùng lại tự kết thúc cuộc đời của chính mình. Thế mà, một gã trăng hoa dưới vẻ bề ngoài đạo mạo lại chiếm trọn tình yêu chân thành của Esméralda.
+ Nhân vật phó giám mục Claude Frollo, một người uyên thông, sống trong u uẩn hà khắc lại bị nàng Esméralda chinh phục để rồi dần mất đi bản chất ban đầu, trở thành một con quỷ đội lốt tu hành. Victor Hugo đã kín đáo gửi đến cho các đức giáo hoàng, các linh mục trong nhà thờ kia một nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm.
3.2. Nguyên tắc chiều sâu của sự nhận thức
Đối tượng hướng đến của CNLM là những con người bình thường trong cuộc sống đời thường, dù là lãng mạn tiêu cực hay tích cực thì họ cũng mang nhiều nét giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn, u sầu. Không chấp nhận thực tại xã hội nên phản ứng của họ hoặc là ẩn dật, trốn chạy cuộc đời, hoặc trở thành con người vô loạn, phá phách, nổi bật lên so với môi trường xung quanh.
3.2.1. Giáo chủ Claude Frollo:
- Tính cách:
+ Là người có quyền lực và trí tuệ phi thường, nhưng hắn lại trở nên dị biệt, khác thường trong mắt mọi người. Cuộc sống của hắn luôn ngập chìm trong bóng tối với những sắc màu ma quỷ.
+ Hắn sống trầm lặng, dị biệt cùng những sự khổ hạnh ép xác, trái tim hắn lạnh lẽo, khô cằn cho đến khi Esmeralda xuất hiện thì cuộc sống khổ hạnh ấy lại càng khó khăn hơn bao giờ hết: bản năng và lý trí luôn xung đột giày vò nhau.
+ Tình yêu: Hắn yêu Esmeralda ( điều cấm kị đối với một vị linh mục).
=> Hắn luôn trốn tránh trong bóng tối, trốn tránh trong đám đông để giấu đi khuôn mặt khắc khổ chất chồng. Dù có cố thoát ra khỏi cái “địa ngục” ấy nhưng cuối cùng cũng bị tình yêu đầy dục vọng lôi kéo vĩnh viễn. Hắn trượt dài trong bóng tối đầy tội lỗi: hắn yêu, hắn ghen tuông và… hắn giết người.
- Số phận: Tuy hắn đã phải khổ sở, phải vật vã để điều hoà giữa sự thèm khát và khổ hạnh nhưng càng cố bao nhiêu thì hắn lại càng lún sâu vào tội lỗi đến mức mất hết cả lý trí và nhân tính. Hắn tìm mọi cách để có được Esmeralda, dụ dỗ, ra điều kiện để khiến nàng ưng thuật nhưng rốt cuộc hắn không nhận lại được gì. Frollo trở nên nham hiểm, ác độc và đến cả “đấng chăn chiên thiêng liêng đành chịu thua quỷ dữ, y tự giác phá phách và trở thành tên giết người mà vẫn chưa chịu cất bỏ chiếc mặt nạ thần thánh”. Esmeralda giãy giụa trong cái chết đau đớn, oan uổng trên đài treo cổ thì hắn nở nụ cười ghê rợn “giữa lúc khủng khiếp nhất, một tiếng cười ma quỷ, tiếng cười chỉ có thể có khi không còn là con người, bật ra trên khuôn mặt tái xám của vị linh mục”
=> Hắn trở thành “con quỷ đội lốt thầy tu”, tiêu biểu cho nhân cách độc ác ích kỉ, đại diện cho bóng tối, quyền lực và ma quỷ.
3.2.2. Nhân vật Quasimodo
- Ngoại hình: Quasimodo - kẻ kéo chuông Nhà thờ Đức bà Paris hiện lên trong tác phẩm là một kẻ có ngoại hình xấu xí (cả người hắn là một khối nhăn, cái đầu to lớn những tóc lởm nhởm, đỏ quạch, giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra. Hệ thống đù và chân vòng kiềng bẻ quẹo rất kì quái, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối và nhìn thẳng đằng trước giống như hai lưỡi hái kề nhau chỗ tay cầm, hai bàn chân to bè, hai cánh tay lớn khủng khiếp….)
- Tính cách: Bên trong cái “vỏ ngoài xù xì” ấy lại là một con người có tâm hồn thành thiện, bay bổng và tràn đầy tình yêu; đồng thời là hiện thân cho công lí nhân dân.
+ Khi Esmeraldad xuất hiện cùng tình thương chân thành (cho hắn uống nước lúc hắn bị chịu cực hình) đã làm biến đổi tất cả. Hắn như từ một thế giới hoang vu, ảm đạm trở về với hiện thức con người, không còn sống tách biệt, lạnh lùng. Hắn lần đầu tiên được sống đúng nghĩa con người, có ngôn ngữ: tiếng hắn nói rất khàn cũng hết sức dịu dàng, có tiếng hát và ngày ngày Quasimodo có niềm vui khi chăm sóc, bảo vệ Esmeralda… (Liên hệ nhân vật Chí Phèo- Nam Cao)
+ Quasimodo yêu Esmeralda đơn phương bằng một tình yêu thánh thiện và cao thượng. Trong thứ tình cảm đó có sự bao bọc, trở che và trước hết là sự tôn thờ. Hình ảnh hắn quỳ để nghe Esmeralda hát là một trong những hình ảnh lung linh nhất: còn hắn vẫn quỳ đó chắp hai tay như cầu khấn hắn chăm chú nín thở đăm đăm nhìn vào đôi mắt sáng ngời của cô. Tưởng như hắn nghe lời bài hát trong mắt cô. Quasimodo tôn thờ Esmeralda như một vị thần, yêu Esmeralda như một con chiên ngoan đạo. Dù không được nàng đáp trả lại tình yêu ấy nhưng Quasimodo vẫn một mực yêu nàng. Bao nhiêu dằn vặt khổ đau Quasimodo đành một mình nhận lấy.
- Cao trào nút thắt được đẩy lên đỉnh điểm khi chính Quasimodo quyết định giết chết người đã cưu mang mình thuở nhỏ – phó giám mục, để giải thoát cho người mình yêu. Phó giám mục là người nhặt hắn về nuôi như một con chó, tình yêu và sự kính trọng của hắn với cha nuôi giống như một con chó với người chủ của mình. Trung thành và tuyệt đối tôn kính. Nhưng bởi hắn đã không còn là con quỷ nữa từ khi gặp Esméralda, tất cả trái tim, nhiệt huyết và sức lực của hắn đã hiến dâng cho nàng à Bi kịch lớn nhất của cuốn tiểu thuyết xuất hiện.
- Cảnh thằng gù vật lộn và đẩy người cha nuôi xuống từ mái nhà thờ là một cảnh vô cùng đặc sắc. Có rất nhiều ý nghĩa chứa trong đó. Đó là sự vùng lên vì tình yêu, đó là sự phản kháng, sự chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, một đêm rùng rợn và bí ẩn bao quanh nhà thờ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.
3.2.3. Nhân vật Esmeralda
- Lai lịch xuất thân: Là một cô gái du mục, có thân phận éo le, từ nhỏ phải xa mẹ, lưu lạc sống gần như man dại cuộc đời Bohemien giữa cái gọi là nền văn minh quý tộc tu sĩ, bị khinh miệt ghê gớm. Trong ngày Vua và hội của thằng Điên, nàng Esmeralda đã xuất hiện với vẻ đẹp thật ấn tượng. Thân hình mảnh mai, cao dong dỏng vươn thẳng, nước da bánh mật, Esmeralda thu hút mọi ánh nhìn về phía cô.
è V. Huygo đã dành sự ưu ái cho nàng Esmeralda khi xây dựng lên hình ảnh một thiếu nữ không chỉ xinh đẹp mà còn đầy tài năng.
- Tính cách:
+ Esmeralda có một tâm hồn trong sáng và thánh thiện: Esmeralda là một cô gái Ai Cập trẻ trung và tràn đầy sức sống luôn khao khát tìm lại cha mẹ của mình. Quasimodo – người kéo chuông nhà thờ Đức bà Paris, một kẻ dị hình dị dạng, vừa mù, vừa chột vừa thọt đã mưu toan bắt cóc Esmeralda. Nhưng vốn bản tính hiền lành nên nàng đã bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc. Còn thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esmeralda nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết.
+ Esmeralda không những có tâm hồn sãn sàng cứu giúp mọi người mà nàng còn có trái tim biết yêu. Nàng yêu Phoebus bằng cả tâm hồn và sự ngây thơ – từ khi nàng được Phoebus giúp trốn thoát khỏi Quasimodo. Với nàng có lẽ tình yêu là tất cả, còn hơn cả cái chết: Những đứa con gái Ai Cập chúng em chỉ cần tình yêu và khí trời.
+ Nàng đã phải chịu cực hình, chịu án oan, chịu cái chết đau đớn trên đài treo cổ nhưng nàng đã dám đấu tranh chống lại tình yêu và những dụ dỗ của giáo chủ Frollo, một lòng bảo vệ phẩm giá, sự trong trắng cùng tình yêu của mình. Nàng là một minh chứng cho tâm hồn thuần khiết ngây thwo, trong sáng. Một nàng tiên và là một thần nữ trong tác phẩm.
=> Lý giải số phận nhân vật: số phận của nhân vật lại không tuân theo quy luật của tự nhiên, không gắn với hiện thực khách quan (tức tách rời hoàn cảnh), được lí giải dựa trên ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ.
Kết thúc đầy bi kịch nhưng cuốn tiểu thuyết vẫn lấp lánh màu sắc lãng mạn, đầy niềm lạc quan tin tưởng khi tác giả miêu tả: họ thấy có một bộ xương ôm ghì lấy thật kì quặc một bộ khác… bộ xương ôm ghì lấy bộ xương này là đàn ông, người ta thấy cột xương sống nó cong lệch, đầu rụi xuống xương bả vai và chân nọ ngắn hơn chân kia vì không hề có vết gãy ở xương sống gáy cho nên rõ ràng nó đã tới đó rồi chết ở đó. Khi người ta định gỡ ra khỏi bộ xương nó đang ôm chặt, nó liền tan thành bụi. Rõ ràng bộ xương ôm ghì lấy bộ xương khác là của Quasimodo – thằng gù kéo chuông nhà thờ Đức bà. Nó đã ôm xác nàng Esmeralda để cùng chết chung với nàng dưới hầm mộ. Nó không thể lần thứ hai cướp nàng khỏi giáo hình của công lý, nó đã không thể có một tình yêu đúng nghĩa nhưng nó đã làm được một điều cao cả đó là tự nguyện đi theo nàng. Nó đã làm được điều mà chỉ có ai có trái tim biết hy sinh cho tình yêu mới làm nổi.
Kết thúc tác phẩm, nhân vật trung tâm chết nhưng đây là kết thúc có hậu. Quasimodo chết nhưng cái chết ấy thật phi thường, một cái chết vượt lên trên hiện thực trung cổ và mang ý nghãi khẳng định. Quasimodo sẵn sàng vượt lên trên hiện thực tối tăm của trun000000000 cổ để thực hiện được những gì mình mong muốn, dám chết để được “sống” bên cạnh người mình thương yêu.
Nhà thờ Đức bà Paris là một tấn bi kịch lớn về tình yêu. Một nhà thờ hiển hiện giữa lòng Paris bằng gỗ, bằng đá và một nhà thờ vĩ đại khác bởi tâm hồn và tình yêu trong tác phẩm của Victor Hugo.
3.3. Nguyên tắc hình tưởng hoá nhân vật
3.3.1. Bối cảnh
Nhân vật được đặt trong bối cảnh/ không gian chủ yếu là Nhà thờ Đức bà Paris – phông nền chính trong tác phẩm. Đối với từng nhân vật, nhà thờ có giá trị tâm tư tình cảm, mối quan hệ gắn bó riêng với từng người.
Nhà thờ cũng là “cái chăn”, “cái vỏ bọc” che chở cho tâm hồn giáo chủ - một con người có trí tuệ uyên thâm nhưng cuộc đời lại đầy bi kịch. Sau bao nhiêu vật vẫ hắn lại quay trở về nhà thờ, chạy trốn khắp “thế là nhà toà nhà tựa hồ cũng chuyển động, ngọ nguậy, sống dậy, hành động, mỗi cột lớn đều biến thành chân cột đá to bản, toà nhà thờ đồ sộ chỉ còn là loài voi kì dị hít thở và bước đi, với dãy cột làm chân với hai tháp làm vòi và tấm màn treo mênh mông màu đen làm chăn phủ lưng”.
=> Dù là những con người có hoàn cảnh khác nhau, có những nỗi đau riêng, thì nhà thờ sẽ luôn như là “người mẹ” che trở cho những đứa con đầy khác biệt này. Là chỗ dựa, vỗ về, ôm ấp, che chở linh hồn vững chắc cho những con tim dễ bị tổn thương như ba nhân vật vừa nêu trên. Là nơi mà mọi nỗi đau đều được dần xoa dịu nhường chỗ cho những giây phút bình yên nhất.
3.3.2. Ngôn ngữ
- Victo Hugo chú trọng xây dựng kiểu ngôn ngữ đối thoại cho nhân vật, giúp cho nhân vật bộc lộ rõ được nét tính cách của mình:
+ “Tôi làm cô sợ, tôi xấu lắm phải không? Cô đừng nhìn tôi nữa. Chỉ nghe tôi nói thôi. Ban ngày cô ở đây; ban đêm cô có thể dạo chơi khắp nhà thờ. Nhưng cả ngày và đêm đều không được ra khỏi nhà thờ. Đi ra là mất mạng. Họ sẽ giết cô, còn tôi sẽ chết”
+ Ngôn ngữ của nhân vật Quasimodo: ngôn ngữ hết sức đời thường, phản ánh đúng bản chất và tính cách của Quasimodo. .
- Tác giả sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, ngoa dụ, đặc biệt là biện pháp nghệ thuật tương phản: Sự tương phản, đối lập giữa nhân vật Quasimodo và phó giám mục C. Frollo.
=> Qua đó, giúp tác giả nhấn mạnh và khắc hoạ rõ nét hơn những phẩm chất cao đẹp ẩn sâu bên trong tâm hồn Quasimodo.
3.1. Nguyên tắc lý tưởng xã hội thẩm mĩ
3.1.1. Ca ngợi
Ca gợi tình yêu Quasimodo dành cho Esméralda. Tình yêu của chàng gù là tình yêu trong câm lặng và tuyệt vọng, cậu ý thức được vẻ ngoài của mình nên chỉ âm thầm từ xa dành cho cô những điều tốt đẹp nhất trong thế giới nhỏ bé của cậu.
Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa. Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esmerald, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ Bohemien xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác.
Mối tình ấy là một mối tình câm lặng, tuyệt vọng. Nhưng chính mối tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmeralda, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình. Hành động ấy thể hiện sự vùng lên vì tình yêu, sự phản kháng chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.
3.1.2. Phê phán
- Thực tại tàn khốc khi con người tra tấn con người trong tiểu thuyết “Nhà thờ đức bà Paris”. Hình ảnh Quasimodo bị tra tấn, người con gái du mục bị kẹp chân… tác giả muốn dùng ngòi bút chính luận vẽ ra trước mắt con người khung cảnh năm 1842 - một bối cảnh lịch sử coi thường lẽ phải, xử án bằng cực hình.
- Nghịch lý cuộc sống:
+ Một chàng trai với trái tim nhân hậu dưới lớp vỏ xù xì, vừa chịu đựng thuở thơ ấu bất hạnh vừa không thể chạm đến tình yêu, cuối cùng lại tự kết thúc cuộc đời của chính mình. Thế mà, một gã trăng hoa dưới vẻ bề ngoài đạo mạo lại chiếm trọn tình yêu chân thành của Esméralda.
+ Nhân vật phó giám mục Claude Frollo, một người uyên thông, sống trong u uẩn hà khắc lại bị nàng Esméralda chinh phục để rồi dần mất đi bản chất ban đầu, trở thành một con quỷ đội lốt tu hành. Victor Hugo đã kín đáo gửi đến cho các đức giáo hoàng, các linh mục trong nhà thờ kia một nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm.
3.2. Nguyên tắc chiều sâu của sự nhận thức
Đối tượng hướng đến của CNLM là những con người bình thường trong cuộc sống đời thường, dù là lãng mạn tiêu cực hay tích cực thì họ cũng mang nhiều nét giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn, u sầu. Không chấp nhận thực tại xã hội nên phản ứng của họ hoặc là ẩn dật, trốn chạy cuộc đời, hoặc trở thành con người vô loạn, phá phách, nổi bật lên so với môi trường xung quanh.
3.2.1. Giáo chủ Claude Frollo:
- Tính cách:
+ Là người có quyền lực và trí tuệ phi thường, nhưng hắn lại trở nên dị biệt, khác thường trong mắt mọi người. Cuộc sống của hắn luôn ngập chìm trong bóng tối với những sắc màu ma quỷ.
+ Hắn sống trầm lặng, dị biệt cùng những sự khổ hạnh ép xác, trái tim hắn lạnh lẽo, khô cằn cho đến khi Esmeralda xuất hiện thì cuộc sống khổ hạnh ấy lại càng khó khăn hơn bao giờ hết: bản năng và lý trí luôn xung đột giày vò nhau.
+ Tình yêu: Hắn yêu Esmeralda ( điều cấm kị đối với một vị linh mục).
=> Hắn luôn trốn tránh trong bóng tối, trốn tránh trong đám đông để giấu đi khuôn mặt khắc khổ chất chồng. Dù có cố thoát ra khỏi cái “địa ngục” ấy nhưng cuối cùng cũng bị tình yêu đầy dục vọng lôi kéo vĩnh viễn. Hắn trượt dài trong bóng tối đầy tội lỗi: hắn yêu, hắn ghen tuông và… hắn giết người.
- Số phận: Tuy hắn đã phải khổ sở, phải vật vã để điều hoà giữa sự thèm khát và khổ hạnh nhưng càng cố bao nhiêu thì hắn lại càng lún sâu vào tội lỗi đến mức mất hết cả lý trí và nhân tính. Hắn tìm mọi cách để có được Esmeralda, dụ dỗ, ra điều kiện để khiến nàng ưng thuật nhưng rốt cuộc hắn không nhận lại được gì. Frollo trở nên nham hiểm, ác độc và đến cả “đấng chăn chiên thiêng liêng đành chịu thua quỷ dữ, y tự giác phá phách và trở thành tên giết người mà vẫn chưa chịu cất bỏ chiếc mặt nạ thần thánh”. Esmeralda giãy giụa trong cái chết đau đớn, oan uổng trên đài treo cổ thì hắn nở nụ cười ghê rợn “giữa lúc khủng khiếp nhất, một tiếng cười ma quỷ, tiếng cười chỉ có thể có khi không còn là con người, bật ra trên khuôn mặt tái xám của vị linh mục”
=> Hắn trở thành “con quỷ đội lốt thầy tu”, tiêu biểu cho nhân cách độc ác ích kỉ, đại diện cho bóng tối, quyền lực và ma quỷ.
3.2.2. Nhân vật Quasimodo
- Ngoại hình: Quasimodo - kẻ kéo chuông Nhà thờ Đức bà Paris hiện lên trong tác phẩm là một kẻ có ngoại hình xấu xí (cả người hắn là một khối nhăn, cái đầu to lớn những tóc lởm nhởm, đỏ quạch, giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra. Hệ thống đù và chân vòng kiềng bẻ quẹo rất kì quái, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối và nhìn thẳng đằng trước giống như hai lưỡi hái kề nhau chỗ tay cầm, hai bàn chân to bè, hai cánh tay lớn khủng khiếp….)
- Tính cách: Bên trong cái “vỏ ngoài xù xì” ấy lại là một con người có tâm hồn thành thiện, bay bổng và tràn đầy tình yêu; đồng thời là hiện thân cho công lí nhân dân.
+ Khi Esmeraldad xuất hiện cùng tình thương chân thành (cho hắn uống nước lúc hắn bị chịu cực hình) đã làm biến đổi tất cả. Hắn như từ một thế giới hoang vu, ảm đạm trở về với hiện thức con người, không còn sống tách biệt, lạnh lùng. Hắn lần đầu tiên được sống đúng nghĩa con người, có ngôn ngữ: tiếng hắn nói rất khàn cũng hết sức dịu dàng, có tiếng hát và ngày ngày Quasimodo có niềm vui khi chăm sóc, bảo vệ Esmeralda… (Liên hệ nhân vật Chí Phèo- Nam Cao)
+ Quasimodo yêu Esmeralda đơn phương bằng một tình yêu thánh thiện và cao thượng. Trong thứ tình cảm đó có sự bao bọc, trở che và trước hết là sự tôn thờ. Hình ảnh hắn quỳ để nghe Esmeralda hát là một trong những hình ảnh lung linh nhất: còn hắn vẫn quỳ đó chắp hai tay như cầu khấn hắn chăm chú nín thở đăm đăm nhìn vào đôi mắt sáng ngời của cô. Tưởng như hắn nghe lời bài hát trong mắt cô. Quasimodo tôn thờ Esmeralda như một vị thần, yêu Esmeralda như một con chiên ngoan đạo. Dù không được nàng đáp trả lại tình yêu ấy nhưng Quasimodo vẫn một mực yêu nàng. Bao nhiêu dằn vặt khổ đau Quasimodo đành một mình nhận lấy.
- Cao trào nút thắt được đẩy lên đỉnh điểm khi chính Quasimodo quyết định giết chết người đã cưu mang mình thuở nhỏ – phó giám mục, để giải thoát cho người mình yêu. Phó giám mục là người nhặt hắn về nuôi như một con chó, tình yêu và sự kính trọng của hắn với cha nuôi giống như một con chó với người chủ của mình. Trung thành và tuyệt đối tôn kính. Nhưng bởi hắn đã không còn là con quỷ nữa từ khi gặp Esméralda, tất cả trái tim, nhiệt huyết và sức lực của hắn đã hiến dâng cho nàng à Bi kịch lớn nhất của cuốn tiểu thuyết xuất hiện.
- Cảnh thằng gù vật lộn và đẩy người cha nuôi xuống từ mái nhà thờ là một cảnh vô cùng đặc sắc. Có rất nhiều ý nghĩa chứa trong đó. Đó là sự vùng lên vì tình yêu, đó là sự phản kháng, sự chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, một đêm rùng rợn và bí ẩn bao quanh nhà thờ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.
3.2.3. Nhân vật Esmeralda
- Lai lịch xuất thân: Là một cô gái du mục, có thân phận éo le, từ nhỏ phải xa mẹ, lưu lạc sống gần như man dại cuộc đời Bohemien giữa cái gọi là nền văn minh quý tộc tu sĩ, bị khinh miệt ghê gớm. Trong ngày Vua và hội của thằng Điên, nàng Esmeralda đã xuất hiện với vẻ đẹp thật ấn tượng. Thân hình mảnh mai, cao dong dỏng vươn thẳng, nước da bánh mật, Esmeralda thu hút mọi ánh nhìn về phía cô.
è V. Huygo đã dành sự ưu ái cho nàng Esmeralda khi xây dựng lên hình ảnh một thiếu nữ không chỉ xinh đẹp mà còn đầy tài năng.
- Tính cách:
+ Esmeralda có một tâm hồn trong sáng và thánh thiện: Esmeralda là một cô gái Ai Cập trẻ trung và tràn đầy sức sống luôn khao khát tìm lại cha mẹ của mình. Quasimodo – người kéo chuông nhà thờ Đức bà Paris, một kẻ dị hình dị dạng, vừa mù, vừa chột vừa thọt đã mưu toan bắt cóc Esmeralda. Nhưng vốn bản tính hiền lành nên nàng đã bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc. Còn thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esmeralda nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết.
+ Esmeralda không những có tâm hồn sãn sàng cứu giúp mọi người mà nàng còn có trái tim biết yêu. Nàng yêu Phoebus bằng cả tâm hồn và sự ngây thơ – từ khi nàng được Phoebus giúp trốn thoát khỏi Quasimodo. Với nàng có lẽ tình yêu là tất cả, còn hơn cả cái chết: Những đứa con gái Ai Cập chúng em chỉ cần tình yêu và khí trời.
+ Nàng đã phải chịu cực hình, chịu án oan, chịu cái chết đau đớn trên đài treo cổ nhưng nàng đã dám đấu tranh chống lại tình yêu và những dụ dỗ của giáo chủ Frollo, một lòng bảo vệ phẩm giá, sự trong trắng cùng tình yêu của mình. Nàng là một minh chứng cho tâm hồn thuần khiết ngây thwo, trong sáng. Một nàng tiên và là một thần nữ trong tác phẩm.
=> Lý giải số phận nhân vật: số phận của nhân vật lại không tuân theo quy luật của tự nhiên, không gắn với hiện thực khách quan (tức tách rời hoàn cảnh), được lí giải dựa trên ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ.
Kết thúc đầy bi kịch nhưng cuốn tiểu thuyết vẫn lấp lánh màu sắc lãng mạn, đầy niềm lạc quan tin tưởng khi tác giả miêu tả: họ thấy có một bộ xương ôm ghì lấy thật kì quặc một bộ khác… bộ xương ôm ghì lấy bộ xương này là đàn ông, người ta thấy cột xương sống nó cong lệch, đầu rụi xuống xương bả vai và chân nọ ngắn hơn chân kia vì không hề có vết gãy ở xương sống gáy cho nên rõ ràng nó đã tới đó rồi chết ở đó. Khi người ta định gỡ ra khỏi bộ xương nó đang ôm chặt, nó liền tan thành bụi. Rõ ràng bộ xương ôm ghì lấy bộ xương khác là của Quasimodo – thằng gù kéo chuông nhà thờ Đức bà. Nó đã ôm xác nàng Esmeralda để cùng chết chung với nàng dưới hầm mộ. Nó không thể lần thứ hai cướp nàng khỏi giáo hình của công lý, nó đã không thể có một tình yêu đúng nghĩa nhưng nó đã làm được một điều cao cả đó là tự nguyện đi theo nàng. Nó đã làm được điều mà chỉ có ai có trái tim biết hy sinh cho tình yêu mới làm nổi.
Kết thúc tác phẩm, nhân vật trung tâm chết nhưng đây là kết thúc có hậu. Quasimodo chết nhưng cái chết ấy thật phi thường, một cái chết vượt lên trên hiện thực trung cổ và mang ý nghãi khẳng định. Quasimodo sẵn sàng vượt lên trên hiện thực tối tăm của trun000000000 cổ để thực hiện được những gì mình mong muốn, dám chết để được “sống” bên cạnh người mình thương yêu.
Nhà thờ Đức bà Paris là một tấn bi kịch lớn về tình yêu. Một nhà thờ hiển hiện giữa lòng Paris bằng gỗ, bằng đá và một nhà thờ vĩ đại khác bởi tâm hồn và tình yêu trong tác phẩm của Victor Hugo.
3.3. Nguyên tắc hình tưởng hoá nhân vật
3.3.1. Bối cảnh
Nhân vật được đặt trong bối cảnh/ không gian chủ yếu là Nhà thờ Đức bà Paris – phông nền chính trong tác phẩm. Đối với từng nhân vật, nhà thờ có giá trị tâm tư tình cảm, mối quan hệ gắn bó riêng với từng người.
Nhà thờ cũng là “cái chăn”, “cái vỏ bọc” che chở cho tâm hồn giáo chủ - một con người có trí tuệ uyên thâm nhưng cuộc đời lại đầy bi kịch. Sau bao nhiêu vật vẫ hắn lại quay trở về nhà thờ, chạy trốn khắp “thế là nhà toà nhà tựa hồ cũng chuyển động, ngọ nguậy, sống dậy, hành động, mỗi cột lớn đều biến thành chân cột đá to bản, toà nhà thờ đồ sộ chỉ còn là loài voi kì dị hít thở và bước đi, với dãy cột làm chân với hai tháp làm vòi và tấm màn treo mênh mông màu đen làm chăn phủ lưng”.
=> Dù là những con người có hoàn cảnh khác nhau, có những nỗi đau riêng, thì nhà thờ sẽ luôn như là “người mẹ” che trở cho những đứa con đầy khác biệt này. Là chỗ dựa, vỗ về, ôm ấp, che chở linh hồn vững chắc cho những con tim dễ bị tổn thương như ba nhân vật vừa nêu trên. Là nơi mà mọi nỗi đau đều được dần xoa dịu nhường chỗ cho những giây phút bình yên nhất.
3.3.2. Ngôn ngữ
- Victo Hugo chú trọng xây dựng kiểu ngôn ngữ đối thoại cho nhân vật, giúp cho nhân vật bộc lộ rõ được nét tính cách của mình:
+ “Tôi làm cô sợ, tôi xấu lắm phải không? Cô đừng nhìn tôi nữa. Chỉ nghe tôi nói thôi. Ban ngày cô ở đây; ban đêm cô có thể dạo chơi khắp nhà thờ. Nhưng cả ngày và đêm đều không được ra khỏi nhà thờ. Đi ra là mất mạng. Họ sẽ giết cô, còn tôi sẽ chết”
+ Ngôn ngữ của nhân vật Quasimodo: ngôn ngữ hết sức đời thường, phản ánh đúng bản chất và tính cách của Quasimodo. .
- Tác giả sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, ngoa dụ, đặc biệt là biện pháp nghệ thuật tương phản: Sự tương phản, đối lập giữa nhân vật Quasimodo và phó giám mục C. Frollo.
=> Qua đó, giúp tác giả nhấn mạnh và khắc hoạ rõ nét hơn những phẩm chất cao đẹp ẩn sâu bên trong tâm hồn Quasimodo.