vanchuong83
New member
- Xu
- 0
CÁC LÍ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC CUỐI THẾ KỶ XX
Nguyễn Đức Dân
Trên tạp chí Tri thức và sức mạnh số tháng 11-12-1998 có tóm lược bài của V. Demjankov tổng kết các lí thuyết ngôn ngữ học chủ yếu nửa của thế kỉ XX, những khuynh hướng mà theo tác giả đã làm thay đổi tận gốc rễ ngôn ngữ học, một "khoa học của các khoa học", "từ khoa học nghiên cứu về các hình thức ngữ pháp và lịch sử ngôn ngữ chuyển thành lí thuyết triết học - tâm lí học về tư duy và giao tiếp của con người". Mỗi hướng và trường phái lí thuyết ngôn ngữ học mới ngày càng trở thành khoa học về bản chất và cấu trúc "tâm linh" của con người, về các phương pháp con người tương tác với nhau và với thế giới. Nguyễn Đức Dân
Theo V. Demjankov, các lí thuyết ngôn ngữ học chủ yếu là: ngôn ngữ học tạo sinh; giải thích luận; ngữ pháp phạm trù; chức năng luận; lí thuyết nguyên mẫu; ngôn ngữ học văn bản; lí thuyết các hành vi ngôn ngữ, nguyên lí cộng tác; và ngôn ngữ học tri nhận. Về ngôn ngữ học tạo sinh. Như lời Noam Chomsky, người sáng lập ra lí thuyết này, ngôn ngữ là một hiện thực tâm li đặc thù, mang tính phổ quát. Tất cả các ngôn ngữ đều có cấu trúc nội tại giống nhau, chúng khác nhau ở những chi tiết về cấu trúc bên ngoài. Ngôn ngữ có tính di truyền. Từ đây đặt ra vấn đề triết học về sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ ém. Mục đích của lí thuyết ngữ pháp là giải thích năng lực bí ẩn mà con người nhờ nó có được cấu trúc nội tại của ngôn ngữ và truyền thụ từ thế hệ này sang thể hệ khác.
Về giải thích luận (interpretationism). Các cấu trúc ngôn ngữ có một bản chất hiện thực, sâu sắc và nguyên sơ nào đó, còn ý nghĩa của chúng được "tính toán" xuất phát từ những kinh nghiệm cá nhân. Những kinh nghiệm cá nhân này bổ sung một cách khách quan cho sự giải thích về các hiện tượng ngôn ngữ. Qua lời nói, có thể hiểu được cách nhìn nhận thế giới của một nền văn hoá. Nhiệm vụ của căn nhà ngôn ngữ học là chỉ ra bản chất nguyên sơ của từ ngữ, ngoài ra cần miêu tả và giải thích cấu trúc kinh nghiệm của con người mà qua đó đã lưu lại trên từ ngữ thành những dạng thức ngôn ngữ xác định. Về ngữ pháp phạm trù. Có những yếu tố cơ bản - những phạm trù cơ bản - của ngôn ngữ mà nhờ chúng, nhà ngữ học có thể giải thích được tất cả các hiện tượng ngôn ngữ còn lại. ý tưởng cơ bản của Montague, người đại diện tiêu biểu cho trường phái này, là: ngôn ngữ tự nhiên về thực chất không có gì khác hơn những ngôn ngữ hình thức, nhân tạo Và "ngữ pháp Montague" đã biểu hiện đại số sự tương ứng giữa hình thức và nội dung của ngôn ngữ. Nó là một công cụ đẹp để thực hiện việc tính toán cho những biểu hiện ngôn ngữ khác nhau. Kết quả của quá trình giải thích, tính toán này là các phạm trừ ngôn ngữ được xây dựng thành một hình tháp.
Về chức năng luận. Theo tác giả, đó là sự gặp gỡ giữa nhiều trường phái và khuynh hường nghiên cứu ngôn ngữ như một Gông cụ giao tiếp. Nó cho phép con người thiết lập sự tiếp xúc, tương tác với những người khác biểu hiện cảm xúa miêu tả hiện thực và thực hiện những chức năng phức hớp khác. Về lí thuyết nguyên mẫu. Khi nói "nhà", "bình minh", "tính trung thực"... chẳng hạn, chúng ta có trong đầu óc một hình ảnh nguyên mẫu nào đó về các đối tượng, hiện tượng. khái niệm liên quan tới các từ ngữ được nhắc tới Mỗi hình ảnh nguyên mẫu đó cấu thành một tập hợp các tín hiệu mà thiếu một thì một đối tượng, một hiện tượng, một khái niệm sẽ không thuộc về nguyên mẫu đó. Các nguyên mẫu hoạt động theo cách riêng của mình. Chúng thay đổi theo thời gian. Trong ngôn ngữ luôn luôn tồn tại "một mạng phạm trù" các nguyên mẫu, qua đó chúng ta quan sát và nhận thức thế giới. Cần nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng đó.
Về ngôn ngữ học văn bản. Cho tới thập niên 70, đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học xây dựng là câu. Trong trào lưu của các ngữ pháp hình thức (chẳng hạn ngữ pháp Montague), đã nảy sinh giả thuyết liệu có loại ngữ pháp văn bản, khác với ngữ pháp câu, mà đơn vị lớn nhất là văn bản không? Sự ra đời của ngữ pháp văn bản là một bổ sung quan trọng vào lí thuyết ngôn ngữ học đại cương.
Về lí thuyết các hành vi ngôn ngữ. Quan tâm đến văn hoá học, tâm lí học, xã hội học, các nhà ngôn ngữ học lưu ý rằng đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ không phải là từ' biểu thức hay câu, mà là sự tác động: trần thuật, chất vấn, mệnh lệnh, miêu tả, giải thích, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng... Nếu nhìn nhận ngôn ngữ dưới góc độ đó, nhiệm vụ của các nhà ngôn ngữ là tạo lập sự tương ứng giữa chủ đích của người nói và các đơn vị lời nói cho phép chủ đích đó được thực hiện. Có những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. ở đây nổi lèn là hướng nghiên cứu vê "sự phân tích hội thoại". Về nguyên lí cộng tác. Đây là nguyên lí được nhà triết học ngôn ngữ Paul Grice đề ra từ năm 1967: ở mỗi giai đoạn của cuộc thoại, mỗi người nói đóng góp đúng như mục đích hay phương hướng của cuộc thoại mà mình đã chấp nhận tham gia. Về sau, nguyên lí này được thể hiện thành 4 phương châm hội thoại. Nhờ chúng, người ta hiểu được, giải thích được ý nghĩa của lời nói và cách thức tương tác trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. Về ngôn ngữ học tri nhận (Clognion). Lí thuyết ngôn ngữ học này mới xuất hiện khoảng hai mươi lăm năm nay. Buổi đầu nó mang tên ngữ pháp không gian (space grammar) mà người khai phá là Ronald W. Langacker. Tâm lí học, triết học cũng nghiên cứu vấn đề về sự tri nhận. Lí thuyết này nghiên cứu cơ chế hiểu lời nói và quá trình của lời nói: con người nắm bắt được ngôn ngữ như thế nào, quá trình điều chỉnh sự tri nhận lời nói như thế nào, một nội dung khái niệm, một hiện tượng được từ ngữ hoá, ngữ pháp hoá ra sao.
2. Tất nhiên, trên đây chỉ là những khuynh hướng tiêu biểu của các trường phái ngôn ngữ học phương Tây theo cách nhìn của V. Demjankov. ở đây chưa đề cập tới các hướng nghiên cứu thuộc trường phái Nga. Ngay các khuynh hướng ngôn ngữ học của phương Tây, theo Tri thức và sức mạnh, cũng còn phải kể đến "lí thuyết tình tự nhiên của ngôn ngữ" của Anna Wierzbicka, rồi hường nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thuộc đại học Stanford
So với những lí thuyết mà V.Demjankov đã trình bày, ở Việt Nam chúng ta đã có những nghiên cứu với số lượng và mức độ khác nhau về ngôn ngữ học văn bản; lí thuyết các hành vi ngôn ngữ, ngôn ngữ học chức năng; nguyên lí cộng tác. Như vậy, dù chỉ với những lí thuyết mà V. Demjankov đã nêu, ở Việt Nam còn những mảng trống lí thuyết mà các nhà ngữ học chưa đề cập tới.
Đội ngũ ngôn ngữ học của chúng ta ngày càng phát triển: tăng về số lượng và tăng số người có học vị, học hàm cao, tăng số cơ sở nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học. Chúng ta cần và có thể xây dựng được một nền ngôn ngữ học tiên tiến. Muốn vậy, không thể không quan tâm, không thể không biết tới những hướng nghiên cứu cơ bản hiện nay trên thế giới nhất là những hướng nghiên cứu quan trọng đang đem lại nhiều thành tựu mới, chẳng hạn ngôn ngữ học tri nhận. Tất nhiên không nên và cũng không thể chủ trương trải đều việc nghiên cứu ngôn ngữ học ra mọi hướng. Có điều, có những hướng nghiên cứu, có những cách tiếp cận khoa học có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu không biết, không hiểu một cách tiếp cận nào đó thì có thể không hiểu nổi những điều mà người ta viết về chính vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. Nhiều khi, qua những giới thiệu về một hướng nghiên cứu, về một cách tiếp cận nào đó lại gợi ý cho chúng ta cách giải quyết vấn đề mà chúng ta đang đeo đuổi Bởi vậy, trong giới ngữ học Việt Nam, ít nhất cũng cán có người biết và giới thiệu được những vấn đề trong một hướng nghiên cứu hiện nay trên thế giới. Cùng một hướng nghiên cứu, có thể tiếp cạn theo những cách khác nhau. Tôi xin nêu hai ví dự liên quan tới những điều được nhiêu người quan tâm hiện nay. Một: lí thuyết các hành vi ngôn ngữ. Tất nhiên, ngoài hai quyển sách cơ bản của J. Austin (How to Do Things with Words) và J. Searle (Speech Acts), người ta cũng hay nhắc tới hai công trình của Sadock [8] và Kent Bach & Robert M. Harnish [1]. ở Việt Nam hình như chưa ai nhắc tới hai tác giả này. Phải chăng vì muốn đọc [8] chẳng hạn, muốn tim hiểu cách lí giải của Sadock về những hành vi ngôn ngữ gián tiếp, thì cần biết những khái niệm cơ bản của ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky? Phải chăng vì [1] trình bày một cách hình thức quá? Hai: ngữ dụng học. Trong số nhiêu công trình về vấn đề này, thiết nghĩ, chúng ta nên giới thiệu cách tiếp cận độc đáo của Mantague mà Và Demjankov đã nêu thành một hướng lí thuyết quan trọng. Nhưng ai có thể dịch đúng và hiểu được chương 4 (Pragmatics) và chương 5 (Pragmatics and lntensional Logic) trong [7]? Vì nếu tôi không lầm, Ghúng ta chưa có những chuẩn bị tối thiểu về những tri thức liên quan đến lí thuyết tập hợp và lô gích hình thức là điều kiện cần để đọc được hai chương trên cũng như toàn bộ cương lĩnh kí hiệu học của Montague [7].
Nếu không biết, không hiểu một cách tiếp cận nào đó thì có thể không hiểu nổi những điều mà người ta viết về chính vấn đề là chúng ta đang quan tâm. Tôi xin nêu ví dụ về ngữ nghĩa học và sự tri nhân (cognition), một vấn đề thời sự hiện nay trong giới ngữ học. Chắc nhiều nhà ngữ học chúng ta rất muốn tìm hiểu các công trình [3], [4],[5], [6].
Bạn quan tâm và muốn đọc Semantics and Cognition của Ray Jackendoff? Rất nên. Có điều, khi bắt tay vào đọc thì lập tức gặp rất nhiều trở ngại. Muốn đọc chương IV, Cú pháp của cấu trúc khái niệm (The Syntax of Conceptual Struđure, tr. 57 - 76) trong quyển này bạn cần biết lí thuyết ngữ pháp của Chomsky, đặc biệt là X-bar Theory. Do những khó khăn tương tự, có thể nêu câu hỏi, Ai có thể giới thiệu được cách tiếp cận của Jackendoff về ngữ nghĩa học của các biểu thức không gian hoặc về các trường ngữ nghĩa phi không gian? (chương 9: Semantics of Spatial Expressions, tr. 161 - 187; chương 10: Nonspatial Semantic Fields and the Thematic Relations Hypothesis, tr. 188 - 211). Tương tự, chắc rất nhiều bạn quan tâm và muốn tìm hiểu quyển Language: An invitation to Cognitive Science, với 1 [3]. Có điều, do chưa được chuẩn bị những kiến thức về lô gích hình thức, nên chúng ta sẽ không đọc được bài của R. Larson viết về ngữ nghĩa học (Semantics, chương 12, tr. 361 - 380); do chưa được chuẩn bị về ngữ pháp chi phối và liên kết (GB-grammar) của Chomsky, chúng ta không thể đọc được bài của H. Lasntk về các dạng thức của câu (The Forms of Sentence, chương 10, tr. 283 - 310). Cũng vậy, thiếu sự chuẩn bị về ngữ pháp Montague, chúng ta không thể đọc được bài Lexical Semantics and Compositionality, (chương 11, tr. 311 - 360) của Barbara H. Partee.
3. Các công trình ngôn ngữ học trên thế giới ngày càng nhiều, càng đa dạng và càng hay dùng tới các công cụ hình thức để diễn đạt chính xác hơn, tường minh hơn những vấn đề được trình bày. Hình như, trong vài ba thập kỉ qua gặp những tài liệu như thế, mặc dù rất quan tâm nhưng chúng ta đành bỏ qua, làm như là chúng không có? Chẳng hạn chúng ta rất quan tâm tới Z. Harris, một đại diện tiêu biểu của trường phái cấu trúc Mỹ, người đầu tiên đưa ra lí thuyết đặc sắc về phép biến đổi (transformation) và nó khác với phép biến đổi cũng rất nổi tiếng mà sau này N. Chomsky đưa ra. Nhưng chúng ta chỉ nhắc tới Harris với Methods in Structural linguistics, công trình ông viết từ 1951, mà bỏ qua hai công trình quan trọng sau này, Mathematical structures of language (1968) và A grammar of English ơn mathematical pnnciples (1982), chúng chính xác hoá và khái quát hoá những luận điểm ông trình bày trong giai đoạn trước. (Công trình đầu có ở thư viện KH Hà Nội ngay từ 1971). Tôi hi vọng sẽ được giới thiệu tổng quan về Z Harris trên Ngôn ngữ.
Nên chăng có một thái độ khác? Để phát triển mạnh mẽ ngành ngữ học Việt Nam, hãy cố gắng tiếp cận bằng được những tài liệu ấy.
Muốn vậy, trước hết cần tạo điều kiện để giới ngữ học chúng ta nắm bất được những thông tin mới, kể cả những tài liệu khó đọc. Cái khó của chúng ta hiện nay không còn là vấn đề thiếu tài liệu tham khảo. Nhờ internet và e-mail, chúng ta dễ dàng biết được và có được những tài liệu mới nhất, chúng ta dễ dàng có được những nguyên bản. Tuy đội ngũ chúng ta. ngày càng nhiều người đọc trực tiếp được các nguyên bản tiếng nước ngoài, Anh, Pháp... nhưng cũng còn không ít người chưa cô được khả năng ấy Vậy trong giai đoạn hiện nay cần cung cấp những bản dịch cho giới ngôn ngữ. Nhưng ai có thể hiểu được những tài liệu trình bày vấn đề theo phương pháp hình thức để dịch chúng, những tài liệu mà chúng ta đã dẫn làm ví dụ ở phần trên chẳng hạn? Thậm chí, một khi đã có được những bản dịch chuẩn và nghe giới thiệu về chứng, liệu chúng ta có thể tiếp nhận được không? Chắc rất khó. Theo tôi, khó khăn chủ yếu vì chúng ta chưa được chuẩn bị những tri thức tối thiểu cần thiết cho các nhà ngữ học về lô gích hình thức và về lí thuyết tập hợp.
Như vậy, một mặt trong việc trước mắt mà chúng ta nên làm và có thể làm là xây đựng một kể hoạch dịch và in ấn những tài liệu ngôn ngữ học thuộc loại này như một đề tài khoa học cấp quốc gia với kính phí tối thiểu không tốn bao nhiêu, một vài trăm triệu so với vài chục tỉ ở những đề tài khoa học lớn khác. Trong vài năm đầu, chúng ta chấp nhận trả nhuận bút đặc biệt (chẳng hạn, 2- 3 triệu đồng cho một bản gốc 20 trang) cho những ai dịch được và giới thiệu được những tài liệu căn bản về loại này. Thực hiện việc này cũng không khó nếu khi dịch nhà ngữ học biết dựa vào các nhà toán học, họ sẽ chỉ ra những khái niệm và thuật ngữ chính xác cần thiết.
Mặt khác, về lâu dài, nên tổ chức bổ túc những kiến thức cần thiết về lô gích và lí thuyết tập hợp cho các nhà ngân ngữ học có ý định năng cao trình độ tiếp nhận của mình về lối tư duy hình thức. Nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ cần đào tạo, bổ sung vào đội ngũ chúng ta một số nhà ngữ học trẻ có cơ sở lô gích và toán học căn bản. Phải chăng nên theo cách rao tuyển một số sinh viên giỏi đã tới nghiệp ngành toán - tin vào học ngôn ngữ ở những lớp đặc biệt? Trong một thời gian ngắn họ sẽ trở thành những nhà ngôn ngữ học trẻ có năng lực đích thực, có thể kết hợp và cộng tác với những nhà ngôn ngữ học lớp trước để tạo ra sự chuyển biến mới cho nền ngữ hộc Việt Nam.
(Sưu tầm)