Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
A/CÁC KIỂU ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, qui định, chuẩn mực nhằm định hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống lại cái giả, cái ác, cái xấu…
Đạo đức nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định.
Ngay từ chế độ cộng sản nguyên thủy ý thức của con người mong muốn đã được hình thành, từ đó được phát triển hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao.
I/Đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thủy.
Ý thức đạo đức phụ thuộc vào những điều kiện sinh hoạt vật chất, phương thức tìm kiếm và phân phối những phúc lợi cần thiết đến trình độ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người.
Dưới chế độ công xã nguyên thủy, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Tài sản cá nhân của người nguyên thủy chỉ là một số công cụ và đồ tiêu dùng của mỗi người chế tạo lấy.
Trong xã hội không có sự phân chia giai cấp, không có hiện tượng người bóc lột người, không có đầu óc làm giàu. Họ cùng nhau hái quả, đánh bắt cá, làm nhà, kỷ luật và quy tắc lao động được duy trì bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, của dư luận xã hội, bằng uy tín và sự tôn kính đối với người tộc trưởng hay người phụ nữ.
Gắn liền với đời sống tinh thần là tôn giáo nguyên thủy, được sinh ra từ những hiểu biết hết sức mông muội, tối tăm và nguyên thủy của con người về bản thân họ và về tự nhiên bao quanh họ.
Tôn giáo nguyên thủy can thiệp vào toàn bộ hoạt động của công xã thị tộc và trở thành yếu tố cấu thành hoạt động thực tiễn và ý thức của người nguyên thủy. Trong những điều kiện đó, các dấu hiệu đạo đức xuất hiện.
Ví dụ: các qui định trong săn bắn (do kinh nghiệm đã tích lũy được) không những có ý nghĩa đối với nhu cầu sinh sống, còn đối với các yêu cầu tương trợ, đoàn kết cộng đồng cũng như việc giữ gìn tình ruột thịt trong thị tộc.
Như vậy, đạo đức ra đời rất sớm, xuất phát từ chính các hoạt động chung của thị tộc với những chế độ tự nhiên của chúng.
Nó có những đặc điểm sau:
- Tính cụ thể - cảm tính, trực quan và kinh nghiệm của đạo đức nguyên thủy.
Việc coi trọng, tuân thủ các hành vi giao tiếp, ứng xử và hoạt động cụ thể của cộng đồng là biểu hiện ý thức đạo đức của người nguyên thủy. Mọi thành viên thực hiện bất kỳ một hành vi đạo nào bao giờ cũng theo thói quan, đối với họ việc bắt chước các mẫu hoạt động đạo đức là một yêu cầu bắt buộc. Nhờ đó các tập quán, phong tục, các điều cấm kị, lễ nghi, các định kiến, dư luận xã hội đã tồn tại rất dai dẳng trong các hiện tượng cụ thể - cảm tính.
- Các bộ lạc còn lại đến nay ở Châu Mỹ, Châu Phi còn giữ nguyên truyền thống không cãi cọ nhau, biết nghe lời người lớn tuổi và xem đó là cái thiện. Ngược lại bất kỳ hành vi nào không theo đúng phong tục, tập quán đều bị xem là ác.
- Trình độ phát triển rất thấp về kinh tế - xã hội và văn hóa của con người nguyên thủy đã làm cho họ có một số đặc điểm gần giống như một loài động vật như hoạt động ăn thịt người ở thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thủy, hoạt động đó chỉ mất khi nền kinh tế và văn hóa của xã hội phát triển cao hơn, và chỉ đến đó nó mới trở thành một việc thất đức.
- Tính hợp tác, tính công bằng, thông cảm, tương trợ của đạo đức nguyên thủy.
Trong điều kiện sản xuất thấp kém, sự hợp tác là yếu tố hàng đầu tạo nên hiệu quả trong lao động tập thể.
Sự hợp tác ở đây là hợp tác giản đơn trong điều kiện kinh tế tự nhiên chưa có sự khác biệt giữa lợi ích cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng.
Tính công bằng – bằng nhau không chỉ trong hưởng thụ mà còn trong tất cả quan hệ khác. Tất cả những gì có ích cho bộ lạc được coi là điều thiện, có hại bị coi là điều ác.
Điều này tạo ra sự ổn định hợp lý và bình đẳng xã hội trong điều kiện con người chưa sản xuất ra sản phẩm dư thừa, đời sống còn quá thấp. Khả năng tồn tại của đạo đức giai cấp cũng như của đạo đức có ý nghĩa nhân loại phổ biến có cơ sở ở nguyến tắc này.
II/Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Sự xuất hiện của giai cấp dẫn tới sự tan vỡ của ý thức đạo đức thống nhất trong nội bộ cộng đồng xã hội. Nhưng so với chế độ công xã nguyên thủy, thì xã hội chiếm hữu nô lệ tiến hơn một bậc.
Phù hợp với sức sản xuất tiến bộ hơn của chế độ chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất mới, mà cơ sở là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất và người nô lệ. Loài người đã bắt đầu hình thành một nền đạo đức mới. Cụ thể là:
- Tính chất đối kháng đạo đức:
Đó là đạo đức của nô lệ và đạo đức của chủ nô, hai nền đạo đức này đối lập với nhau về cơ bản. Những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị, giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị.
Tầng lớp người có đặc quyền, đặc lợi cho phép mình được là người “có đức hạnh, người thượng lưu, quí tộc” còn những người nô lệ là những người “không có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng”.
Sự nô dịch của số ít (do giàu có mà trở thành mạnh) đối với số đông (do nghèo khổ mà trở thành yếu) giờ đây được bảo đảm bởi một lực lượng xã hội mới – nhà nước, tình trạng bình đẳng nhường chỗ cho đẳng cấp. Nó quy định nội dung cơ bản của đạo đức, đẩy tới hai cực đối lập gay gắt: chủ - tớ, trên – dưới, mệnh lệnh – phục tùng.
Tính chất đó quy định các nội dung khác nhau của quan niệm về tốt – xấu trong giai cấp này hay giai cấp kia. Cuộc sống tôi tớ chỉ được đánh giá ngang với giá trị của các vật dụng, các con vật.
Chế độ nô lệ dạy người nô lệ phải phục tùng tuyệt đối. Những đạo đức cao cả của người nô lệ như: lòng dũng cảm, chí khí, nhân phẩm…đã bị chủ nô xem như lời thách thức, sự bất kính.
* Tính mâu thuẫn của “phẩm hạnh” trong đạo đức chiếm hữu nô lệ:
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ đạo đức của kẻ chiếm hữu nô lệ và đạo đức của người bị nô lệ tạo thành hai mặt của một mâu thuẫn lớn nhất, tập trung nhất đầu tiên trong văn hóa tinh thần nhân loại.
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ, việc phân công lao động, phát triển sản xuất và đẻ ra một nền văn hóa vĩ đại của thế giới cổ đại – nền văn hóa Hy Lạp – đứng về phía bản thân người nô lệ, Ănghen đã nói – chế độ nô lệ với ý nghĩa nhất định vẫn là sự tiến bộ, tù binh chiến tranh trở thành nguồn lớn những nô lệ, họ được bảo tồn không bị giết, không bị ăn thịt như trước nữa.
+ Mặt trái của sự tiến bộ đó là đông đảo quần chúng nhân dân chưa hề biết áp bức và bóc lột giai cấp là gì, giờ họ bổng nhiên trở nên bị áp bức.
Bọn chủ nô có quyền mua bán, quyền sinh sát, đe dọa nô lệ bằng roi vọt, chúng thường xích nô lệ vào nơi làm việc hoặc công cụ lao động. Pháp luật và đạo đức của chủ nô tha hồ hành hạ, giết chóc nô lệ. Chúng gây chiến tranh để chiếm thêm đất đai, bắt tù binh để tăng thêm nô lệ, cảnh giác và thẳng tay đàn áp đối với sự phản kháng chống đối của nô lệ.
+ Cùng với sự xuất hiện giai cấp, phụ nữ cũng mất quyền bình đẳng trước kia và trở thành nô lệ của người chồng. Chế độ một vợ một chồng là một bước tiến của lịch sử, nó ra đời trên cơ sở chế độ tư hữu chiến thắng chế độ công hữu, nhưng nó mang theo một điều không thể tránh khỏi: sự nô dịch phụ nữ, nạn mãi dâm…
III/Đạo đức trong xã hội phong kiến
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn. Khác với nô lệ, người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều kiện sinh sống cần thiết. Bọn địa chủ vẫn có quyền điều nông dân ra khỏi lãnh đại của mình, nhưng không có quyền giết họ.
Đó là một bước tiến của đạo đức xã hội, thật ra địa vị người nông dân cũng chẳng hơn bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc họ phải cày cấy ruộng đất của địa chủ và làm trăm nghìn công việc có lợi cho giai cấp phong kiến.
Ở đây, tồn tại nhiều kiểu đạo đạo đức, có cả đạo đức của chính giai cấp phong kiến lại có đạo đức của giai cấp nông dân và nhân dân lao động.
Đạo đức thống trị trong xã hội phong kiến trước hết và đạo đức học của gai cấp phong kiến. Tuy nhiên, tư tưởng đạo đức học ở phương Tây thường xuất phát từ những tín điều của tôn giáo.
Ở phương Đông đạo đức học không hoàn toàn lệ thuộc vào tôn giáo mà thường xuất phát từ quan hệ giữa người và người được nhìn qua lăng kính của học thuyết nho giáo. Yêu cầu chung của đạo đức thống trị là bầy tôi phải trung với vua, chư hầu phải trung với thiên tử, nông dân phải trung với địa chủ.
IV/Đạo đức trong xã hội tư bản:
Chế độ tư bản là một bước tiến của xã hội, vì nó đập tan xiềng xích của chế độ nông nô, xóa bỏ tình trạng cát cứ của phong kiến, mở ra thị trường trong nước và thế giới, phát triển sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến lên.
Sự thay thế quan hệ sản xuất phong kiến bằng quan hệ sản xuất tư bản dẫn đến biến đổi cả hệ thống đạo đức xã hội. Chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản. quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã kích thích các nhà tư bản làm giàu và đã định hướng trong ý thức và hành vi đạo đức của họ. Họ coi việc làm giàu với mọi cách và mọi giá là hoạt động chính, là mục đích cao nhất của cuộc sống.
Trong quá trình tích lũy tư bản, với máu và mồ hôi sự bóc lột lao động làm thuê, chủ nghĩa cá nhân đã chiến thắng quan hệ chật hẹp đẳng cấp phong kiến dưới khầu hiệu cách mạng tư sản là tự do, bình đẳng, bác ái.
Sự hoạt động tích cực của nền kinh tế công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến tính cách cá nhân con người. Lênin nhận xét, trong thời kỳ thiết lập tư bản chủ nghĩa, con người được giải phóng và phát triển, đó là một tiến bộ vĩ đại.
Nhưng sự bình đẳng ở đây chỉ là sự bình đẳng hình thức chứ không phải là bình đẳng trong thực tế cuộc sống xã hội. Nhà tư bản bốc lột người công nhân trên cơ sở bốc lột giá trị thặng dư bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.
Sự che đậy mối quan hệ bản chất của xã hội tư bản bằng những “hình mẫu đạo đức tất yếu” của gia cấp tư sản để mọi người noi theo là “hết sức lộ liễu”, làm sao có sự bình đẳng trong quan hệ và thực tiễn đạo đức khi mà xã hội còn tồn tại và thừa nhận quan hệ bóc lột giá trị thặng dư và bằng những thủ đoạn đê hèn, tàn bạo.
Vấn đề trách nhiệm đạo đức cá nhân chỉ là sự “bắt buộc” từ phía xã hội chứ không là từ ý muốn bên trong của cá nhân, nên trách nhiệm đạo đức cũng trở thành thuần túy hình thức phô trương bên ngoài nhằm che đậy sự giả dối bên trong.
Đó là lý do dẫn đến tình trạng biệt lập nhân cách, một trạng thái tâm lý lạnh lẽo, xa lánh nhau, thậm chí trở nên thù ghét nhau.
Tóm lại, xã hội tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, cùng nền sản xuất nhỏ phân tán được xã hội hóa ngày càng cao, phân công lao động phát triển, năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt. Ngoài những mặt tích cực đó, giai cấp tư sản đã để lại cho xã hội không ít những hậu quả tiêu cực: vấn đề công lý và nền đạo đức trong xã hội không được đảm bảo bình thường, con người trở nên ích kỷ, đạo lý trong xã hội ngày càng suy giảm.
V/Đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Đạo đức trong xã hội tư bản bao gồm nhiều kiểu đạo đức khác nhau. Đạo đức của giai cấp tư sản, đạo đức của giai cấp công nhân, đạo đức của những lực lượng xã hội khác các kiểu đạo đức này thường xâm nhập vào nhau, đan xen và không ngừng đấu tranh với nhau, tạo nên con đường phát triển xã hội trên cơ sở khẳng định mặt tích cực, tiến bộ, triệt tiêu mặt lạc hậu, mở rộng khả năng phát triển đạo đức trong tương lai của một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
Khi chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi và các giai cấp bóc lột trong xã hội đã bị tiêu diệt, thì đạo đức cộng sản cũng được toàn dân thừa nhận, nó trở thành đạo đức thống trị.
Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao nhất trên con đường tiến lên của đạo đức loài người. So với đạo đức tiên tiến trước đây, đạo đức cộng sản là một thứ chất mới. Nó biểu hiện những đặc điểm mới vì bộ mặt tinh thần của những con người đã tiêu diệt thế giới bóc lột và đã lập nên chủ nghĩa cộng sản.
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, qui định, chuẩn mực nhằm định hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống lại cái giả, cái ác, cái xấu…
Đạo đức nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định.
Ngay từ chế độ cộng sản nguyên thủy ý thức của con người mong muốn đã được hình thành, từ đó được phát triển hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao.
I/Đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thủy.
Ý thức đạo đức phụ thuộc vào những điều kiện sinh hoạt vật chất, phương thức tìm kiếm và phân phối những phúc lợi cần thiết đến trình độ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người.
Dưới chế độ công xã nguyên thủy, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Tài sản cá nhân của người nguyên thủy chỉ là một số công cụ và đồ tiêu dùng của mỗi người chế tạo lấy.
Trong xã hội không có sự phân chia giai cấp, không có hiện tượng người bóc lột người, không có đầu óc làm giàu. Họ cùng nhau hái quả, đánh bắt cá, làm nhà, kỷ luật và quy tắc lao động được duy trì bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, của dư luận xã hội, bằng uy tín và sự tôn kính đối với người tộc trưởng hay người phụ nữ.
Gắn liền với đời sống tinh thần là tôn giáo nguyên thủy, được sinh ra từ những hiểu biết hết sức mông muội, tối tăm và nguyên thủy của con người về bản thân họ và về tự nhiên bao quanh họ.
Tôn giáo nguyên thủy can thiệp vào toàn bộ hoạt động của công xã thị tộc và trở thành yếu tố cấu thành hoạt động thực tiễn và ý thức của người nguyên thủy. Trong những điều kiện đó, các dấu hiệu đạo đức xuất hiện.
Ví dụ: các qui định trong săn bắn (do kinh nghiệm đã tích lũy được) không những có ý nghĩa đối với nhu cầu sinh sống, còn đối với các yêu cầu tương trợ, đoàn kết cộng đồng cũng như việc giữ gìn tình ruột thịt trong thị tộc.
Như vậy, đạo đức ra đời rất sớm, xuất phát từ chính các hoạt động chung của thị tộc với những chế độ tự nhiên của chúng.
Nó có những đặc điểm sau:
- Tính cụ thể - cảm tính, trực quan và kinh nghiệm của đạo đức nguyên thủy.
Việc coi trọng, tuân thủ các hành vi giao tiếp, ứng xử và hoạt động cụ thể của cộng đồng là biểu hiện ý thức đạo đức của người nguyên thủy. Mọi thành viên thực hiện bất kỳ một hành vi đạo nào bao giờ cũng theo thói quan, đối với họ việc bắt chước các mẫu hoạt động đạo đức là một yêu cầu bắt buộc. Nhờ đó các tập quán, phong tục, các điều cấm kị, lễ nghi, các định kiến, dư luận xã hội đã tồn tại rất dai dẳng trong các hiện tượng cụ thể - cảm tính.
- Các bộ lạc còn lại đến nay ở Châu Mỹ, Châu Phi còn giữ nguyên truyền thống không cãi cọ nhau, biết nghe lời người lớn tuổi và xem đó là cái thiện. Ngược lại bất kỳ hành vi nào không theo đúng phong tục, tập quán đều bị xem là ác.
- Trình độ phát triển rất thấp về kinh tế - xã hội và văn hóa của con người nguyên thủy đã làm cho họ có một số đặc điểm gần giống như một loài động vật như hoạt động ăn thịt người ở thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thủy, hoạt động đó chỉ mất khi nền kinh tế và văn hóa của xã hội phát triển cao hơn, và chỉ đến đó nó mới trở thành một việc thất đức.
- Tính hợp tác, tính công bằng, thông cảm, tương trợ của đạo đức nguyên thủy.
Trong điều kiện sản xuất thấp kém, sự hợp tác là yếu tố hàng đầu tạo nên hiệu quả trong lao động tập thể.
Sự hợp tác ở đây là hợp tác giản đơn trong điều kiện kinh tế tự nhiên chưa có sự khác biệt giữa lợi ích cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng.
Tính công bằng – bằng nhau không chỉ trong hưởng thụ mà còn trong tất cả quan hệ khác. Tất cả những gì có ích cho bộ lạc được coi là điều thiện, có hại bị coi là điều ác.
Điều này tạo ra sự ổn định hợp lý và bình đẳng xã hội trong điều kiện con người chưa sản xuất ra sản phẩm dư thừa, đời sống còn quá thấp. Khả năng tồn tại của đạo đức giai cấp cũng như của đạo đức có ý nghĩa nhân loại phổ biến có cơ sở ở nguyến tắc này.
II/Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Sự xuất hiện của giai cấp dẫn tới sự tan vỡ của ý thức đạo đức thống nhất trong nội bộ cộng đồng xã hội. Nhưng so với chế độ công xã nguyên thủy, thì xã hội chiếm hữu nô lệ tiến hơn một bậc.
Phù hợp với sức sản xuất tiến bộ hơn của chế độ chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất mới, mà cơ sở là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất và người nô lệ. Loài người đã bắt đầu hình thành một nền đạo đức mới. Cụ thể là:
- Tính chất đối kháng đạo đức:
Đó là đạo đức của nô lệ và đạo đức của chủ nô, hai nền đạo đức này đối lập với nhau về cơ bản. Những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị, giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị.
Tầng lớp người có đặc quyền, đặc lợi cho phép mình được là người “có đức hạnh, người thượng lưu, quí tộc” còn những người nô lệ là những người “không có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng”.
Sự nô dịch của số ít (do giàu có mà trở thành mạnh) đối với số đông (do nghèo khổ mà trở thành yếu) giờ đây được bảo đảm bởi một lực lượng xã hội mới – nhà nước, tình trạng bình đẳng nhường chỗ cho đẳng cấp. Nó quy định nội dung cơ bản của đạo đức, đẩy tới hai cực đối lập gay gắt: chủ - tớ, trên – dưới, mệnh lệnh – phục tùng.
Tính chất đó quy định các nội dung khác nhau của quan niệm về tốt – xấu trong giai cấp này hay giai cấp kia. Cuộc sống tôi tớ chỉ được đánh giá ngang với giá trị của các vật dụng, các con vật.
Chế độ nô lệ dạy người nô lệ phải phục tùng tuyệt đối. Những đạo đức cao cả của người nô lệ như: lòng dũng cảm, chí khí, nhân phẩm…đã bị chủ nô xem như lời thách thức, sự bất kính.
* Tính mâu thuẫn của “phẩm hạnh” trong đạo đức chiếm hữu nô lệ:
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ đạo đức của kẻ chiếm hữu nô lệ và đạo đức của người bị nô lệ tạo thành hai mặt của một mâu thuẫn lớn nhất, tập trung nhất đầu tiên trong văn hóa tinh thần nhân loại.
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ, việc phân công lao động, phát triển sản xuất và đẻ ra một nền văn hóa vĩ đại của thế giới cổ đại – nền văn hóa Hy Lạp – đứng về phía bản thân người nô lệ, Ănghen đã nói – chế độ nô lệ với ý nghĩa nhất định vẫn là sự tiến bộ, tù binh chiến tranh trở thành nguồn lớn những nô lệ, họ được bảo tồn không bị giết, không bị ăn thịt như trước nữa.
+ Mặt trái của sự tiến bộ đó là đông đảo quần chúng nhân dân chưa hề biết áp bức và bóc lột giai cấp là gì, giờ họ bổng nhiên trở nên bị áp bức.
Bọn chủ nô có quyền mua bán, quyền sinh sát, đe dọa nô lệ bằng roi vọt, chúng thường xích nô lệ vào nơi làm việc hoặc công cụ lao động. Pháp luật và đạo đức của chủ nô tha hồ hành hạ, giết chóc nô lệ. Chúng gây chiến tranh để chiếm thêm đất đai, bắt tù binh để tăng thêm nô lệ, cảnh giác và thẳng tay đàn áp đối với sự phản kháng chống đối của nô lệ.
+ Cùng với sự xuất hiện giai cấp, phụ nữ cũng mất quyền bình đẳng trước kia và trở thành nô lệ của người chồng. Chế độ một vợ một chồng là một bước tiến của lịch sử, nó ra đời trên cơ sở chế độ tư hữu chiến thắng chế độ công hữu, nhưng nó mang theo một điều không thể tránh khỏi: sự nô dịch phụ nữ, nạn mãi dâm…
III/Đạo đức trong xã hội phong kiến
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn. Khác với nô lệ, người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều kiện sinh sống cần thiết. Bọn địa chủ vẫn có quyền điều nông dân ra khỏi lãnh đại của mình, nhưng không có quyền giết họ.
Đó là một bước tiến của đạo đức xã hội, thật ra địa vị người nông dân cũng chẳng hơn bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc họ phải cày cấy ruộng đất của địa chủ và làm trăm nghìn công việc có lợi cho giai cấp phong kiến.
Ở đây, tồn tại nhiều kiểu đạo đạo đức, có cả đạo đức của chính giai cấp phong kiến lại có đạo đức của giai cấp nông dân và nhân dân lao động.
Đạo đức thống trị trong xã hội phong kiến trước hết và đạo đức học của gai cấp phong kiến. Tuy nhiên, tư tưởng đạo đức học ở phương Tây thường xuất phát từ những tín điều của tôn giáo.
Ở phương Đông đạo đức học không hoàn toàn lệ thuộc vào tôn giáo mà thường xuất phát từ quan hệ giữa người và người được nhìn qua lăng kính của học thuyết nho giáo. Yêu cầu chung của đạo đức thống trị là bầy tôi phải trung với vua, chư hầu phải trung với thiên tử, nông dân phải trung với địa chủ.
IV/Đạo đức trong xã hội tư bản:
Chế độ tư bản là một bước tiến của xã hội, vì nó đập tan xiềng xích của chế độ nông nô, xóa bỏ tình trạng cát cứ của phong kiến, mở ra thị trường trong nước và thế giới, phát triển sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến lên.
Sự thay thế quan hệ sản xuất phong kiến bằng quan hệ sản xuất tư bản dẫn đến biến đổi cả hệ thống đạo đức xã hội. Chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản. quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã kích thích các nhà tư bản làm giàu và đã định hướng trong ý thức và hành vi đạo đức của họ. Họ coi việc làm giàu với mọi cách và mọi giá là hoạt động chính, là mục đích cao nhất của cuộc sống.
Trong quá trình tích lũy tư bản, với máu và mồ hôi sự bóc lột lao động làm thuê, chủ nghĩa cá nhân đã chiến thắng quan hệ chật hẹp đẳng cấp phong kiến dưới khầu hiệu cách mạng tư sản là tự do, bình đẳng, bác ái.
Sự hoạt động tích cực của nền kinh tế công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến tính cách cá nhân con người. Lênin nhận xét, trong thời kỳ thiết lập tư bản chủ nghĩa, con người được giải phóng và phát triển, đó là một tiến bộ vĩ đại.
Nhưng sự bình đẳng ở đây chỉ là sự bình đẳng hình thức chứ không phải là bình đẳng trong thực tế cuộc sống xã hội. Nhà tư bản bốc lột người công nhân trên cơ sở bốc lột giá trị thặng dư bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.
Sự che đậy mối quan hệ bản chất của xã hội tư bản bằng những “hình mẫu đạo đức tất yếu” của gia cấp tư sản để mọi người noi theo là “hết sức lộ liễu”, làm sao có sự bình đẳng trong quan hệ và thực tiễn đạo đức khi mà xã hội còn tồn tại và thừa nhận quan hệ bóc lột giá trị thặng dư và bằng những thủ đoạn đê hèn, tàn bạo.
Vấn đề trách nhiệm đạo đức cá nhân chỉ là sự “bắt buộc” từ phía xã hội chứ không là từ ý muốn bên trong của cá nhân, nên trách nhiệm đạo đức cũng trở thành thuần túy hình thức phô trương bên ngoài nhằm che đậy sự giả dối bên trong.
Đó là lý do dẫn đến tình trạng biệt lập nhân cách, một trạng thái tâm lý lạnh lẽo, xa lánh nhau, thậm chí trở nên thù ghét nhau.
Tóm lại, xã hội tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, cùng nền sản xuất nhỏ phân tán được xã hội hóa ngày càng cao, phân công lao động phát triển, năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt. Ngoài những mặt tích cực đó, giai cấp tư sản đã để lại cho xã hội không ít những hậu quả tiêu cực: vấn đề công lý và nền đạo đức trong xã hội không được đảm bảo bình thường, con người trở nên ích kỷ, đạo lý trong xã hội ngày càng suy giảm.
V/Đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Đạo đức trong xã hội tư bản bao gồm nhiều kiểu đạo đức khác nhau. Đạo đức của giai cấp tư sản, đạo đức của giai cấp công nhân, đạo đức của những lực lượng xã hội khác các kiểu đạo đức này thường xâm nhập vào nhau, đan xen và không ngừng đấu tranh với nhau, tạo nên con đường phát triển xã hội trên cơ sở khẳng định mặt tích cực, tiến bộ, triệt tiêu mặt lạc hậu, mở rộng khả năng phát triển đạo đức trong tương lai của một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
Khi chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi và các giai cấp bóc lột trong xã hội đã bị tiêu diệt, thì đạo đức cộng sản cũng được toàn dân thừa nhận, nó trở thành đạo đức thống trị.
Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao nhất trên con đường tiến lên của đạo đức loài người. So với đạo đức tiên tiến trước đây, đạo đức cộng sản là một thứ chất mới. Nó biểu hiện những đặc điểm mới vì bộ mặt tinh thần của những con người đã tiêu diệt thế giới bóc lột và đã lập nên chủ nghĩa cộng sản.