Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Bàn về vòng luân hồi của các đế chế, giới học giả nêu vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu lịch sử không mang tính chu kỳ hay lần mò tiến bước mà ngừng nghỉ, sôi động bất chợt - có lúc gần như tĩnh lặng nhưng hoàn toàn có khả năng tăng tốc đột ngột như một chiếc xe đua? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự sụp đổ không đến sau nhiều trăm năm mà bất ngờ xảy ra, như một tên trộm lẻn vào giữa đêm khuya?
Tác giả Niall Ferguson có bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs bàn về câu chuyện này. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài lược dịch, mời độc giả đọc và cùng suy ngẫm.
Không có gì minh hoạ rõ hơn số phận của một cường quốc như tác phẩm Vòng luân hồi của Đế chế, một bộ tranh 5 bức của Thomas Cole tại Hội Sử học New York. Trong bộ tranh này, họa sỹ đại diện tiên phong cho dòng tranh phong cảnh Mỹ thế kỷ 19 đã xuất sắc thể hiện thuyết về sự hưng thịnh và suy vong của các đế chế mà cho tới ngày nay người ta vẫn xem là khuôn mẫu.
Bộ tranh có nền là khung cảnh một cửa sông lớn nằm dưới rặng núi đá. Bức tranh đầu tiên, Nhà nước Dã man - là cảnh thiên nhiên hoang dã với một nhóm cư dân săn bắt hái lượm xuất hiện ở buổi bình minh dưới trời dông bão.
Bức tranh thứ hai, Nhà nước Arcadia Mục đồng là cảnh đồng quê nông nghiệp: các cư dân đã chặt rừng, vỡ đất trồng cấy và đã xây dựng một đền thờ Hy Lạp.
Bức tranh thứ ba và là bức lớn nhất - Đế chế Tiêu thụ. Giờ đây bức tranh đã xuất hiện những nhà kho xây bằng đá cẩm thạch và các hiền triết-nông gia từng có mặt trên bình nguyên này đã bị thay thế bởi một đoàn các thương nhân, các tỉnh trưởng và những công dân tiêu thụ. Đó là đỉnh dốc của chu kỳ.
Rồi tiếp đến là Huỷ diệt. Đô thành đã bốc cháy, các công dân bỏ chạy trước các đoàn quân xâm lăng trong khi cảnh cưỡng bức và cướp bóc diễn ra dưới trời chiều ủ rũ.
Cuối cùng, ánh trăng đã xuất hiện trong bức thứ tư - Hoang phế. Không còn một hình bóng con người nào nữa, chỉ có những cột trụ đổ nát cùng các hàng cây bị thạch nam và thường xuân phủ kín.
Ra đời vào giữa những năm 1830, bộ tranh 5 bức của Cole chuyển tới một thông điệp: tất cả các đế chế, dù có vinh quang đến đâu, đều phải chịu số phận suy tàn và sụp đổ. Ngụ ý rõ ràng của tác giả là nền cộng hoà non trẻ của nước Mỹ có thể được cứu rỗi bằng cách kiên định nguyên tắc sơ khởi - điền viên an bình và từ khước các cám dỗ đế chế của thương mại, chinh phục và thuộc địa.
Các thành phố chết của người Maya tại Mexico chính là tàn tích của một dân tộc đặc biệt, đã trồng cấy, đã phồn vinh, đã trải qua tất cả các giai đoạn gắn liền với sự hưng thịnh và suy vong của các dân tộc, đã đạt đến thời đại hoàng kim và đã tàn lụi.
Trong nhiều thế kỷ, các sử gia, các chính trị học thuyết gia, các nhà nhân loại học và nền công chúng nói chung thường nghĩ về số phận các đế chế với vòng luân hồi trên và với cảm nhận về sự tiệm tiến.
Nhà triết học chính trị học Anh Henry St. John, Tử tước thứ nhất của Bolingbroke viết năm 1738, "Những chính phủ được thể chế hoá nhất mang trong chúng các mầm mống của huỷ diệt và dù chúng phát triển, cải biến trong một giai đoạn nào đó, chúng sẽ sớm hướng về sự tan rã. Mỗi giờ chúng tồn tại là mỗi giờ chúng phải đang mất đi".
Các nhà lý tưởng chủ thuyết lẫn những nhà duy vật chủ nghĩa đều có cùng quan điểm này. Trong tác phẩm Scienza Nuova, nhà triết học người Italia Giambattista Vico đã mô ta rằng tất cả các nền văn minh đều trải qua 3 giai đoạn: thần thánh, anh hùng ca - trần thế và cuối rơi vào cái mà Vico gọi là "sự dã man của phản chiếu".
Đối với Hegel và Marx, chính phép biện chứng đã khiến lịch sử có những chuyển động đặc thù. Lịch sử là biến động chu kỳ đối với Oswald Spengler, sử gia người Đức, người đã viết trong tác phẩm Sự suy tàn của phương Tây xuất bản năm 1918 rằng thế kỷ 19 là "mùa Đông của phương Tây, thắng lợi của chủ nghĩa duy vật và hoài nghi, của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa nghị viện và của tiền bạc".
Sử gia người Anh Arnold Toynbee lại đưa ra thuyết rằng nền văn minh nhân loại đã được ấn định với một vòng quay của thách thức, ứng phó và tự huỷ diệt. Các mô hình lý thuyết này khác biệt nhau nhưng chúng đều có chung luận điểm rằng lịch sử vận động theo chu kỳ.
Ngày này, khó tìm được người biết đến Spengler hay Toynbee nhưng các tư tưởng gần như thế vẫn xuất hiện trong các tác phẩm ăn khách đương đại. Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc của Paul Kennedy là một công trình nữa thể hiện quan điểm chu kỳ lịch sử - dù ngồn ngộn những bảng biểu thống kê, thứ mà thoạt đầu dường như là phản đề cho luận thuyết tổng quát kiểu Spengler.
Trong mô hình luận thuyết của Kennedy, các cường quốc hưng thịnh và suy vong phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của nền tảng công nghiệp và phí tổn của các cam kết đế chế tương quan với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Như trong Vòng luân hồi của Đế chế, sự bành trướng của các đế quốc đã mang trong nó mầm mống của suy vong trong tương lai. Như Kennedy đã viết: "Nếu một nhà nước căng trải quá mức về chiến lược...nó đứng trước nguy cơ các lợi ích bành trướng có thể bị nhấn chìm bởi sự tiêu vong của chính nhà nước đó".
Hiện tượng "căng trải của đế chế" như Kennedy biện luận, là điều mà tất cả các cường quốc đều phải trải qua. Vào năm 1987, khi cuốn sách này của Kennedy được xuất bản, nước Mỹ đã lo sợ họ có thể phải chịu số phận tương tự. Việc Liên Xô sụp đổ trước đã không làm định đề này mất đi giá trị.
Gần đây hơn, Jared Diamond, một nhà nhân loại học đã khiến dư luận chú ý với việc đưa ra một lý thuyết tổng thể về hưng thịnh và suy vong. Cuốn Sụp đổ: Phương cách các xã hội lựa chọn thành công hay thất bại là lịch sử mang tính chu kỳ của cái gọi là Kỷ Xanh: đó là các huyền thuyết về những xã hội trong quá khứ, từ Đảo Phục Sinh của thế kỷ mười bảy đến Trung Quốc của thế kỷ 21, đã từng hay hiện đang đứng trước nguy cơ tự huỷ diệt do đã chà đạp môi trường tự nhiên.
Diamond đã dẫn lời John Lloyd Stevens, một nhà thám hiểm kiêm khảo cổ học nghiệp dư người Mỹ đã phát hiện các thành phố chết của người Maya tại Mexico: "Đây chính là tàn tích của một dân tộc đặc biệt, đã trồng cấy, đã phồn vinh, đã trải qua tất cả các giai đoạn gắn liền với sự hưng thịnh và suy vong của các dân tộc, đã đạt đến thời đại hoàng kim và đã tàn lụi".
Theo Diamon, người Maya đã rơi vào cạm bẫy Malthus khi mà dân số của họ đã tăng vượt quá mức hệ thống sản xuất nông nghiệp mong manh và thiếu hiệu quả của họ có thể chu cấp. Dân số đông hơn đồng nghĩa với việc phải mở rộng quy mô canh tác, điều đó đồng nghĩa với phá rừng rầm rộ, xói mòn đất, hạn hán và đất canh tác bạc màu. Hậu quả đưa đến là nội chiến để tranh giành các nguồn lực đang giảm dần và cuối cùng là sự sụp đổ.
Lời cảnh báo của Diamond: Thế giới hiện đại có thể sẽ chịu số phận giống như người Maya. Đây chắc chắn là một thông điệp đáng lưu tâm. Nhưng với việc lặp lại lý thuyết lịch sử có tính chu kỳ, Sụp đổ đã lặp lại một sai lầm mang tính khái niệm. Diamond đã sai lầm khi tập trong vào điều mà các sử gia của trường phái Biên niên sử gọi là la longue duré - xét về dài hạn.
Dù các nền văn minh có tự sát về văn hoá, kinh tế hay sinh thái, sự suy tàn của chúng cũng là một quá trình. Một cường quốc phải bị căng trải hàng thế kỷ để có thể bị suy vong, và phải mất hàng trăm năm thì hệ sinh thái mới bị phá huỷ. Như Diamond đã chỉ ra, các nhà lãnh đạo chính trị hầu như ở mọi xã hội - nguyên thuỷ hay phát triển cao - đều không quan tâm lắm đến việc giải quyết những vấn đề không hiển hiện trong vòng một trăm năm hay xa hơn thế.
Liệu các tỉnh trưởng trong Đế chế tiêu thụ của Cole có bận tâm về số phận bi thảm của các đời cháu-chắt-chít? Không. Liệu họ có chấp nhận tăng thuế để có tiền mua vũ khí đánh đòn phủ đầu những binh đoàn man tộc? Lại không. Như Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu tại Copenhaghen hồi tháng 12 năm ngoái đã chỉ rõ, những hùng hổ kêu gọi cứu lấy hành tinh cho thế hệ sau là không đủ để vượt qua các xung đột về phân phối kinh tế giữa những nước giàu và nghèo, đang tiếp diễn ở đây, ở kia.
Các thách thức kinh tế mà nước Mỹ đang đối mặt vẫn được xem là những đe doạ dài hạn. Đó là cuộc hành tiến chậm rãi của vấn nạn dân số học - tỷ lệ người nghỉ hưu so với người lao động - và hiện chưa nằm trong chương trình nghị sự, khiến nền tài chính công của nước Mỹ chìm sâu vào thâm hụt.
Dù các nền văn minh có tự sát về văn hoá, kinh tế hay sinh thái, sự suy tàn của chúng cũng là một quá trình. Một cường quốc phải bị căng trải hàng thế kỷ để có thể bị suy vong, và phải mất hàng trăm năm thì hệ sinh thái mới bị phá huỷ.
Theo "kịch bản tài khoá thay thế" của Cơ quan Ngân sách Quốc hội Mỹ, vốn tính đến cả khả năng thay đổi trong chính sách, nợ công của Mỹ có thể tăng từ mức 44% trước khủng hoảng tài chính lên mức 716 % vào năm 2080 (!!!). Trong "kịch bản đường cơ sở mở rộng", trong đó giả định các chính sách hiện tại được giữ nguyên, tỷ lệ trên tiến gần mức 280%. Việc tỷ lệ nào đúng, tỷ lệ nào chính xác không quan trọng. Nhưng liệu có thành viên nào của Quốc hội Mỹ sẵn sàng từ bỏ các hư danh hay tăng thuế để đảo chiều cuộc khủng hoảng vốn chỉ lên đến cực điểm khi mà những bé con của hôm nay bắt đầu nhận sổ hưu.
Tương tự khi xét đến kinh tế toàn cầu, bánh xe lịch sử dường như quay quá chậm, nhưng là dàn gầu quay nước cũ kỹ giữa trưa hè. Một số nghiên cứu đã cho rằng GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2027, những người khác nói rằng chuyện đó sẽ xảy ra vào năm 2040. Vào năm 2050, kinh tế Ấn Độ được cho là sẽ bắt kịp kinh tế Mỹ. Nhưng đối với nhiều người, các thay đổi lớn lao đó trong cán cân quyền lực kinh tế dường như quá xa vời so với thời gian biểu để triển khai lực lượng quân sự Mỹ tới Afghanistan hay rút khỏi đó, vì đơn vị thời gian được tính là tháng, chứ không phải năm, đừng nói là thập kỷ.
Nhưng hoàn toàn có khả năng toàn bộ khuôn khổ khái niệm trên đã sai lầm. Có lẽ sự thể hiện đậm chất nghệ thuật của Cole về sự khai sinh, phải triển và tàn lụi của đế chế đã phản ánh sai tiến trình lịch sử. Điều gì sẽ xảy ra nếu lịch sử không mang tính chu kỳ hay lần mò tiến bước mà ngừng nghỉ, sôi động bất chợt - có lúc gần như tĩnh lặng nhưng hoàn toàn có khả năng tăng tốc đột ngột như một chiếc xe đua? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự sụp đổ không đến sau nhiều trăm năm mà bất ngờ xảy ra, như một tên trộm lẻn vào giữa đêm khuya?
Còn tiếp........
* Khôi Nguyên (Lược dịch theo Foreignaffairs.com)
Theo : Tuanvietnam
Tác giả Niall Ferguson có bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs bàn về câu chuyện này. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài lược dịch, mời độc giả đọc và cùng suy ngẫm.
Không có gì minh hoạ rõ hơn số phận của một cường quốc như tác phẩm Vòng luân hồi của Đế chế, một bộ tranh 5 bức của Thomas Cole tại Hội Sử học New York. Trong bộ tranh này, họa sỹ đại diện tiên phong cho dòng tranh phong cảnh Mỹ thế kỷ 19 đã xuất sắc thể hiện thuyết về sự hưng thịnh và suy vong của các đế chế mà cho tới ngày nay người ta vẫn xem là khuôn mẫu.
Bộ tranh có nền là khung cảnh một cửa sông lớn nằm dưới rặng núi đá. Bức tranh đầu tiên, Nhà nước Dã man - là cảnh thiên nhiên hoang dã với một nhóm cư dân săn bắt hái lượm xuất hiện ở buổi bình minh dưới trời dông bão.
Bức tranh thứ hai, Nhà nước Arcadia Mục đồng là cảnh đồng quê nông nghiệp: các cư dân đã chặt rừng, vỡ đất trồng cấy và đã xây dựng một đền thờ Hy Lạp.
Bức tranh thứ ba và là bức lớn nhất - Đế chế Tiêu thụ. Giờ đây bức tranh đã xuất hiện những nhà kho xây bằng đá cẩm thạch và các hiền triết-nông gia từng có mặt trên bình nguyên này đã bị thay thế bởi một đoàn các thương nhân, các tỉnh trưởng và những công dân tiêu thụ. Đó là đỉnh dốc của chu kỳ.
Rồi tiếp đến là Huỷ diệt. Đô thành đã bốc cháy, các công dân bỏ chạy trước các đoàn quân xâm lăng trong khi cảnh cưỡng bức và cướp bóc diễn ra dưới trời chiều ủ rũ.
Cuối cùng, ánh trăng đã xuất hiện trong bức thứ tư - Hoang phế. Không còn một hình bóng con người nào nữa, chỉ có những cột trụ đổ nát cùng các hàng cây bị thạch nam và thường xuân phủ kín.
Ra đời vào giữa những năm 1830, bộ tranh 5 bức của Cole chuyển tới một thông điệp: tất cả các đế chế, dù có vinh quang đến đâu, đều phải chịu số phận suy tàn và sụp đổ. Ngụ ý rõ ràng của tác giả là nền cộng hoà non trẻ của nước Mỹ có thể được cứu rỗi bằng cách kiên định nguyên tắc sơ khởi - điền viên an bình và từ khước các cám dỗ đế chế của thương mại, chinh phục và thuộc địa.
Các thành phố chết của người Maya tại Mexico chính là tàn tích của một dân tộc đặc biệt, đã trồng cấy, đã phồn vinh, đã trải qua tất cả các giai đoạn gắn liền với sự hưng thịnh và suy vong của các dân tộc, đã đạt đến thời đại hoàng kim và đã tàn lụi.
Trong nhiều thế kỷ, các sử gia, các chính trị học thuyết gia, các nhà nhân loại học và nền công chúng nói chung thường nghĩ về số phận các đế chế với vòng luân hồi trên và với cảm nhận về sự tiệm tiến.
Nhà triết học chính trị học Anh Henry St. John, Tử tước thứ nhất của Bolingbroke viết năm 1738, "Những chính phủ được thể chế hoá nhất mang trong chúng các mầm mống của huỷ diệt và dù chúng phát triển, cải biến trong một giai đoạn nào đó, chúng sẽ sớm hướng về sự tan rã. Mỗi giờ chúng tồn tại là mỗi giờ chúng phải đang mất đi".
Các nhà lý tưởng chủ thuyết lẫn những nhà duy vật chủ nghĩa đều có cùng quan điểm này. Trong tác phẩm Scienza Nuova, nhà triết học người Italia Giambattista Vico đã mô ta rằng tất cả các nền văn minh đều trải qua 3 giai đoạn: thần thánh, anh hùng ca - trần thế và cuối rơi vào cái mà Vico gọi là "sự dã man của phản chiếu".
Đối với Hegel và Marx, chính phép biện chứng đã khiến lịch sử có những chuyển động đặc thù. Lịch sử là biến động chu kỳ đối với Oswald Spengler, sử gia người Đức, người đã viết trong tác phẩm Sự suy tàn của phương Tây xuất bản năm 1918 rằng thế kỷ 19 là "mùa Đông của phương Tây, thắng lợi của chủ nghĩa duy vật và hoài nghi, của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa nghị viện và của tiền bạc".
Sử gia người Anh Arnold Toynbee lại đưa ra thuyết rằng nền văn minh nhân loại đã được ấn định với một vòng quay của thách thức, ứng phó và tự huỷ diệt. Các mô hình lý thuyết này khác biệt nhau nhưng chúng đều có chung luận điểm rằng lịch sử vận động theo chu kỳ.
Ngày này, khó tìm được người biết đến Spengler hay Toynbee nhưng các tư tưởng gần như thế vẫn xuất hiện trong các tác phẩm ăn khách đương đại. Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc của Paul Kennedy là một công trình nữa thể hiện quan điểm chu kỳ lịch sử - dù ngồn ngộn những bảng biểu thống kê, thứ mà thoạt đầu dường như là phản đề cho luận thuyết tổng quát kiểu Spengler.
Trong mô hình luận thuyết của Kennedy, các cường quốc hưng thịnh và suy vong phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của nền tảng công nghiệp và phí tổn của các cam kết đế chế tương quan với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Như trong Vòng luân hồi của Đế chế, sự bành trướng của các đế quốc đã mang trong nó mầm mống của suy vong trong tương lai. Như Kennedy đã viết: "Nếu một nhà nước căng trải quá mức về chiến lược...nó đứng trước nguy cơ các lợi ích bành trướng có thể bị nhấn chìm bởi sự tiêu vong của chính nhà nước đó".
Hiện tượng "căng trải của đế chế" như Kennedy biện luận, là điều mà tất cả các cường quốc đều phải trải qua. Vào năm 1987, khi cuốn sách này của Kennedy được xuất bản, nước Mỹ đã lo sợ họ có thể phải chịu số phận tương tự. Việc Liên Xô sụp đổ trước đã không làm định đề này mất đi giá trị.
Gần đây hơn, Jared Diamond, một nhà nhân loại học đã khiến dư luận chú ý với việc đưa ra một lý thuyết tổng thể về hưng thịnh và suy vong. Cuốn Sụp đổ: Phương cách các xã hội lựa chọn thành công hay thất bại là lịch sử mang tính chu kỳ của cái gọi là Kỷ Xanh: đó là các huyền thuyết về những xã hội trong quá khứ, từ Đảo Phục Sinh của thế kỷ mười bảy đến Trung Quốc của thế kỷ 21, đã từng hay hiện đang đứng trước nguy cơ tự huỷ diệt do đã chà đạp môi trường tự nhiên.
Diamond đã dẫn lời John Lloyd Stevens, một nhà thám hiểm kiêm khảo cổ học nghiệp dư người Mỹ đã phát hiện các thành phố chết của người Maya tại Mexico: "Đây chính là tàn tích của một dân tộc đặc biệt, đã trồng cấy, đã phồn vinh, đã trải qua tất cả các giai đoạn gắn liền với sự hưng thịnh và suy vong của các dân tộc, đã đạt đến thời đại hoàng kim và đã tàn lụi".
Theo Diamon, người Maya đã rơi vào cạm bẫy Malthus khi mà dân số của họ đã tăng vượt quá mức hệ thống sản xuất nông nghiệp mong manh và thiếu hiệu quả của họ có thể chu cấp. Dân số đông hơn đồng nghĩa với việc phải mở rộng quy mô canh tác, điều đó đồng nghĩa với phá rừng rầm rộ, xói mòn đất, hạn hán và đất canh tác bạc màu. Hậu quả đưa đến là nội chiến để tranh giành các nguồn lực đang giảm dần và cuối cùng là sự sụp đổ.
Lời cảnh báo của Diamond: Thế giới hiện đại có thể sẽ chịu số phận giống như người Maya. Đây chắc chắn là một thông điệp đáng lưu tâm. Nhưng với việc lặp lại lý thuyết lịch sử có tính chu kỳ, Sụp đổ đã lặp lại một sai lầm mang tính khái niệm. Diamond đã sai lầm khi tập trong vào điều mà các sử gia của trường phái Biên niên sử gọi là la longue duré - xét về dài hạn.
Dù các nền văn minh có tự sát về văn hoá, kinh tế hay sinh thái, sự suy tàn của chúng cũng là một quá trình. Một cường quốc phải bị căng trải hàng thế kỷ để có thể bị suy vong, và phải mất hàng trăm năm thì hệ sinh thái mới bị phá huỷ. Như Diamond đã chỉ ra, các nhà lãnh đạo chính trị hầu như ở mọi xã hội - nguyên thuỷ hay phát triển cao - đều không quan tâm lắm đến việc giải quyết những vấn đề không hiển hiện trong vòng một trăm năm hay xa hơn thế.
Liệu các tỉnh trưởng trong Đế chế tiêu thụ của Cole có bận tâm về số phận bi thảm của các đời cháu-chắt-chít? Không. Liệu họ có chấp nhận tăng thuế để có tiền mua vũ khí đánh đòn phủ đầu những binh đoàn man tộc? Lại không. Như Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu tại Copenhaghen hồi tháng 12 năm ngoái đã chỉ rõ, những hùng hổ kêu gọi cứu lấy hành tinh cho thế hệ sau là không đủ để vượt qua các xung đột về phân phối kinh tế giữa những nước giàu và nghèo, đang tiếp diễn ở đây, ở kia.
Các thách thức kinh tế mà nước Mỹ đang đối mặt vẫn được xem là những đe doạ dài hạn. Đó là cuộc hành tiến chậm rãi của vấn nạn dân số học - tỷ lệ người nghỉ hưu so với người lao động - và hiện chưa nằm trong chương trình nghị sự, khiến nền tài chính công của nước Mỹ chìm sâu vào thâm hụt.
Dù các nền văn minh có tự sát về văn hoá, kinh tế hay sinh thái, sự suy tàn của chúng cũng là một quá trình. Một cường quốc phải bị căng trải hàng thế kỷ để có thể bị suy vong, và phải mất hàng trăm năm thì hệ sinh thái mới bị phá huỷ.
Theo "kịch bản tài khoá thay thế" của Cơ quan Ngân sách Quốc hội Mỹ, vốn tính đến cả khả năng thay đổi trong chính sách, nợ công của Mỹ có thể tăng từ mức 44% trước khủng hoảng tài chính lên mức 716 % vào năm 2080 (!!!). Trong "kịch bản đường cơ sở mở rộng", trong đó giả định các chính sách hiện tại được giữ nguyên, tỷ lệ trên tiến gần mức 280%. Việc tỷ lệ nào đúng, tỷ lệ nào chính xác không quan trọng. Nhưng liệu có thành viên nào của Quốc hội Mỹ sẵn sàng từ bỏ các hư danh hay tăng thuế để đảo chiều cuộc khủng hoảng vốn chỉ lên đến cực điểm khi mà những bé con của hôm nay bắt đầu nhận sổ hưu.
Tương tự khi xét đến kinh tế toàn cầu, bánh xe lịch sử dường như quay quá chậm, nhưng là dàn gầu quay nước cũ kỹ giữa trưa hè. Một số nghiên cứu đã cho rằng GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2027, những người khác nói rằng chuyện đó sẽ xảy ra vào năm 2040. Vào năm 2050, kinh tế Ấn Độ được cho là sẽ bắt kịp kinh tế Mỹ. Nhưng đối với nhiều người, các thay đổi lớn lao đó trong cán cân quyền lực kinh tế dường như quá xa vời so với thời gian biểu để triển khai lực lượng quân sự Mỹ tới Afghanistan hay rút khỏi đó, vì đơn vị thời gian được tính là tháng, chứ không phải năm, đừng nói là thập kỷ.
Nhưng hoàn toàn có khả năng toàn bộ khuôn khổ khái niệm trên đã sai lầm. Có lẽ sự thể hiện đậm chất nghệ thuật của Cole về sự khai sinh, phải triển và tàn lụi của đế chế đã phản ánh sai tiến trình lịch sử. Điều gì sẽ xảy ra nếu lịch sử không mang tính chu kỳ hay lần mò tiến bước mà ngừng nghỉ, sôi động bất chợt - có lúc gần như tĩnh lặng nhưng hoàn toàn có khả năng tăng tốc đột ngột như một chiếc xe đua? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự sụp đổ không đến sau nhiều trăm năm mà bất ngờ xảy ra, như một tên trộm lẻn vào giữa đêm khuya?
Còn tiếp........
* Khôi Nguyên (Lược dịch theo Foreignaffairs.com)
Theo : Tuanvietnam