Maruko Dương
New member
- Xu
- 0
CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN DÀNH CHO TRẺ EM CỦA WHO
PHẦN 1 - CHUẨN PHÁT TRIỂN CỦA WHO LÀ GÌ?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN của TRẺ EM toàn cầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 5 tuổi.
Với những chuẩn mới này chúng ta có thể hiểu trẻ em nên phát triển như thế nào. Lần đầu tiên từ xưa đến nay, chúng ta biết được rằng trẻ em được sinh ra ở bất cứ nơi nào trên trái đất và nếu được nuôi dưỡng tối ưu, có cơ hội phát triển ở những mức cân nặng chiều cao theo nhóm tuổi theo những kênh phát triển tương tự như nhau.
CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN này sẽ được sử dụng như một công cụ y tế cộng đồng phổ biến ở các cơ sở y tế và các tổ chức nhà nước cho việc theo dõi sự phát triển mạnh khoẻ của các bé và để nhận biết các nhóm đối tượng có vấn đề về phát triển, những nhóm thừa hoặc thiếu cân cần được y tế cộng đồng can thiệp. Phát triển bình thường là biểu hiện đầu tiên của sức khoẻ và cách đo hiệu quả của các chương trình y tế cộng đồng chống lại bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ. CÁC BIỂU ĐỒ MỚI vì thế cung cấp các công cụ đơn giản để ghi nhận hiệu quả của các công cuộc cải thiện sức khoẻ cộng đồng.
Bố mẹ, người chăm sóc trẻ, chuyên viên y tế và thế giới hiện nay đã quen sữ dụng với chuẩn phát triển tham khảo cũ, dựa vào đó họ đo đạt các chỉ số cân nặng và chiều cao của bé theo độ tuổi. Chuẩn tham khảo cũ không cho biết trẻ phải phát triển như thế nào để có sức khoẻ tối ưu, mà chỉ mô tả trẻ em trung bình phát triển như thế nào.
CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN MỚI tiến xa hơn so với chuẩn tham khảo cũ. Các chuẩn mới ghi nhận thêm các chỉ số quan trọng khác trong phát triển, ví dụ như chiều cao và cân nặng của bé được đánh giá so với chuẩn tối ưu. Có biểu đồ riêng cho bé trai và bé gái, và cho trẻ sơ sinh đến một tuổi và trẻ nhỏ đến 5 tuổi.
Những chuẩn này quan trọng trong y tế và giúp xác định một đứa bé hoặc một nhóm trẻ mạnh khoẻ và phát triển tốt. Ví dụ, một đứa trẻ nhỏ hơn kênh đỏ trong biểu đồ cân nặng chiều cao (thiếu chiều cao/ thiếu cân) cần được khám để xác định bé có vấn đề về sức khoẻ hay phát triển. Trong y tế, đó là dấu hiệu để chuẩn đoán sớm các loại bệnh tật ở bé hoặc để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị. Một điểm quan trọng cần chú ý là lần đầu tiên chúng ta có được chuẩn BMI (Chỉ số Khối Cơ thể - Body Mass Index) và biểu đồ BMI cho trẻ đến 5 tuổi, để giúp theo dõi tiến triển của tình trạng béo phì trẻ nhỏ ngày càng gia tăng.
Thêm vào đó, CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN mới cũng bao gồm CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN (Windows of Achievement - tạm dịch tiếng Việt vì chưa nghĩ được từ chính xác) mô tả các cột mốc và các khoảng thời gian cho 6 cột mốc phát triển vận động chính của bé, như ngồi, đứng, đi...
Các chuẩn mới này tổng cộng đưa ra hơn 30 biểu đồ. Hầu hết các bác sĩ và chuyên viên y tế và bố mẹ chỉ dùng thường xuyên vài biểu đồ (như cân nặng, chiều cao, BMI... nhưng các nhà nghiên cứu và thống kê sức khoẻ cộng đồng thì sẽ cùng nhiều biểu đo đạt và đánh giá hơn.
Chủ yếu, các chuẩn mới phổ biến nhất bao gồm:
1- Chiều dài (chiều cao) theo độ tuổi (mới)
2- Cân nặng theo độ tuổi (mới)
3- Tỉ lệ cân nặng / chiều cao (lần đầu tiên được công bố)
4- Chỉ số khối Cơ thể BMI theo độ tuổi (lần đầu tiên được công bố)
(***Chỉ dựa vào CÁC chuẩn 1, 2 chưa đủ để kết luận bé suy dinh dưỡng hay béo phì Phải tham khảo cả CÁC chuẩn 3, 4 và so với cả các cột mốc phát triển***)
CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN MỚI của WHO khác với các biểu đồ được dùng trước đây như thế nào?
Các chuẩn mới của WHO khác với các biểu đồ cũ trong nhiều phương diện, lần đầu tiên các chuẩn diễn tả được trẻ "nên phát triển như thế nào", để hướng bé đến sức khoẻ tối ưu, chứ không chỉ là các biểu đồ để ghi nhận và theo dõi thụ động.
Các chuẩn mới cho thấy tất cả trẻ em trên toàn thế giới có thể đạt các chuẩn chiều cao và cân năng và mức độ phát triển tương tự (trên CÙNG KÊNH) nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách và sống trong môi trường lành mạnh. Vì thế, đây là cách chủ động để kiểm tra và đánh giá sự phát triển của trẻ, tạo ra các điều kiện chuẩn và biết cách đúng để đánh giá 1 em bé hay một nhóm trẻ đối tượng so với chuẩn.
Ví dụ, như một đặc điểm trong các chuẩn mới này là thiết lập chuẩn sinh học là bé được nuôi bằng sữa mẹ là chuẩn để đo mức độ phát triển mạnh khoẻ. Các chuẩn tham khảo cũ được xây dựng trên số liệu phát triển lẫn lộn giữa bé bú sữa công thức và bé bú mẹ. Ngoài ra, mẫu nghiên cứu (8,440 bé) để lập chuẩn được lấy từ 6 quốc gia khác nhau (Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ), giúp chuẩn mới thể hiện được tính toàn cầu thật sự, khác hẳn tiêu chuẩn trước, được xây dựng từ mẫu trẻ em của 1 quốc gia duy nhất.
CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN MỚI này đã được nghiên cứu và thiết lập như thế nào?
Các chuẩn này là kết quả của một công trình nghiên cứu công phu "DỰ ÁN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CƠ SỞ THAM CHIẾU ĐA TÂM (The Multicentre Growth Reference Study - MGRS) do WHO khởi xướng năm 1997, tiến hành ở cấp cộng đồng ở 6 quốc gia trên thế giới, để xây dựng chuẩn mới áp dụng cho toàn thế giới thế giới để đánh giá sự phát triển sinh lý, chế độ dinh dưỡng và các cột mốc phát triển ở trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 5 tuổi. Dự án được tài trợ với chính phủ Brazil, Hà Lan, Na Uy, Oman, Mỹ và Quỹ Bill & Melinda Gates, và được sự hỗ trợ của các chính phủ các nước tham gia và nhiều tổ chức phi chính phủ.
Kết quả nghiên cứu được thông bào lần đầu vào năm 2004, chính thức công bố trên trang web của WHO 27/4/2006 và tài liệu đào tạo cho chuyên viên y tế các nước năm 2008 để các nước cơ thể chính thức được áp dụng ở tất cả các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, các biểu đồ "Chiều cao theo độ tuổi" (cho bé gái/ cho bé trai) và biểu đồ "Cân nặng theo độ tuổi" (cho bé gái/ cho bé trai) đã được Viện Dinh Dưỡng Quốc gia chính thức áp dụng và được cập nhật trên các sổ theo dõi sức khoẻ của các bé trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nhiều diễn dịch "tam sao thất bổn" khiến 2 biểu đồ này không được hiểu đúng và phát huy giá trị theo ý nghĩa gốc của WHO. Ngoài ra, hai biểu đồ mới và quan trọng nhất là - Biểu đồ Tỉ lệ cân nặng / chiều cao biểu đồ Chỉ số khối Cơ thể BMI theo độ tuổi, là những công cụ chính để đánh giá phát triển tối ưu không được bao gồm trong các tài liệu chính thức này.