Bùi Khánh Thu
Member
- Xu
- 25,443
Chúng ta cùng trả lời một số câu hỏi về cơ chế quang hợp nhé.
Câu 1: Trong quá trình quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra?
Hướng dẫn trả lời:
- Quang hợp diễn ra theo hai pha là pha sáng và pha tối, trong đó sản phẩm của pha sáng cung cấp nguyên liệu cho pha tối và sản phẩm của pha tối cung cấp nguyên liệu cho pha sáng. Do vậy nếu một pha nào đó bị ngưng trệ thì pha còn lại sẽ không diễn ra được.
- Khi không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra cho nên pha sáng không hình thành được NADPH và ATP. Khi không có NADPH và ATP thì không có nguyên liệu cho pha tối. Ở pha tối, NADPH và ATP được sử dụng để khử APG thành ALPG và ATP được sử dụng để tái tạo chất nhận Ri1,5diP.
Do vậy, mặc dầu pha tối không sử dụng áng sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra.
Câu 2: a) Hãy cho biết điểm khác biệt giữa điểm bù ánh sáng và điểm bão ánh sáng. Điểm bù ánh sáng ở cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào?
b) Điểm bù CO2 khác điểm bão hòa CO2 ở điểm nào? Điểm bù CO2 ở cây C3 khác với điểm bù CO2 ở cây C4 như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) - Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Ở điểm bù ánh sáng, cây không thải CO2 và cũng không hút CO2.
- Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại điểm đó cường độ quang hợp đạt cực đại. Nếu vượt qua điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp giảm.
- Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.
Nguyên nhân: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng nên hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả => Có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu.
b) - Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 mà tại nồng độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. (Ở điểm bù CO2, cây không thải CO2 và cũng không hút CO2)
- Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 mà tại nồng độ đó cường độ quang hợp đạt cực đại. Nếu nồng độ CO2 lớn hơn điểm bão hòa CO2 thfi cường độ quang hợp bị ức chế làm giảm quang hợp.
- Cây C3 có điểm bù CO2 cao hơn cây C4. Điểm bù CO2 của cây C3 là khoảng 30 đến 70ppm, của cây C4 là từ 0 đến 10ppm. Cây C4 có điểm bù CO2 thấp là do thực vật C4 có enzy, photphoenolpyruvat carboxylaza có áp lực cao đối với CO2 nên sẽ có khả năng quang hợp trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp.
Tổng kết: Hy vọng giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn học tốt.
Nguồn: Sưu tầm
Câu 1: Trong quá trình quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra?
Hướng dẫn trả lời:
- Quang hợp diễn ra theo hai pha là pha sáng và pha tối, trong đó sản phẩm của pha sáng cung cấp nguyên liệu cho pha tối và sản phẩm của pha tối cung cấp nguyên liệu cho pha sáng. Do vậy nếu một pha nào đó bị ngưng trệ thì pha còn lại sẽ không diễn ra được.
- Khi không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra cho nên pha sáng không hình thành được NADPH và ATP. Khi không có NADPH và ATP thì không có nguyên liệu cho pha tối. Ở pha tối, NADPH và ATP được sử dụng để khử APG thành ALPG và ATP được sử dụng để tái tạo chất nhận Ri1,5diP.
Do vậy, mặc dầu pha tối không sử dụng áng sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra.
Câu 2: a) Hãy cho biết điểm khác biệt giữa điểm bù ánh sáng và điểm bão ánh sáng. Điểm bù ánh sáng ở cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào?
b) Điểm bù CO2 khác điểm bão hòa CO2 ở điểm nào? Điểm bù CO2 ở cây C3 khác với điểm bù CO2 ở cây C4 như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) - Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Ở điểm bù ánh sáng, cây không thải CO2 và cũng không hút CO2.
- Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại điểm đó cường độ quang hợp đạt cực đại. Nếu vượt qua điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp giảm.
- Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.
Nguyên nhân: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng nên hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả => Có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu.
b) - Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 mà tại nồng độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. (Ở điểm bù CO2, cây không thải CO2 và cũng không hút CO2)
- Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 mà tại nồng độ đó cường độ quang hợp đạt cực đại. Nếu nồng độ CO2 lớn hơn điểm bão hòa CO2 thfi cường độ quang hợp bị ức chế làm giảm quang hợp.
- Cây C3 có điểm bù CO2 cao hơn cây C4. Điểm bù CO2 của cây C3 là khoảng 30 đến 70ppm, của cây C4 là từ 0 đến 10ppm. Cây C4 có điểm bù CO2 thấp là do thực vật C4 có enzy, photphoenolpyruvat carboxylaza có áp lực cao đối với CO2 nên sẽ có khả năng quang hợp trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp.
Tổng kết: Hy vọng giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn học tốt.
Nguồn: Sưu tầm