Câu 186: Nêu các khu vực chuyên canh cây cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng Tây Nguyên.
Cây cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5% diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất ( 259 nghìn ha). Cà phê, chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng: còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng chất lượng cao.
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên.
Đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước.
Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng tập trung, ở Tây Nguyên hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu…
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây cà phê ở Tây Nguyên đòi hỏi nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến:
Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên.
Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 187: Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
1> Cà phê là cây quan trọng số một của Tây Nguyên.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.
Cà phê đối vối được trồng ở vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.
Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng chất lượng cao.
2> Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai.
3> Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ.
Câu 188: Hãy phân tích khả năngv và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò ( lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
Bò sữa còn được nuô tập trung ở cao nguyên Mộc Châu ( Sơn La).
Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng. Đàn trâu có 1,7 triệu con,chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, bắng 16% đàn bò cả nước ( năm 2006).
Hiện nay:
Những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ ( đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
Các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.
Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong cả vùng, tổng đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước ( năm 2005).
Câu 189: Tại sao trong, khi khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật ở Tây Nguyên. Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.,
Rừng của nhiều vùng nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt, thì ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60% diện tích lãnh thổ.,
Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý ( cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim quý, thú quý ( voi. bò tót, gấu).
Vào thời gian đó, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Tây Nguyên thực sự là “ kho vàng xanh” của nước ta.
Tuy nhiên, sự suy giảm rừng tài nguyên đã khiến sản lượng khai thác gỗ hàng năm không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m³ vào cuối thập kỷ 80, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m³/ năm.
Nghiêm trọng hơn, trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng:
Làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý.
Đe dọa môi trường sống của các loài chim,.thú quý.
Làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.
Do vậy, vấn đề đặt ra là:
Phải ngăn chặn nạn phá rừng.
Khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
Cẩn đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 190: Phân tích những lợi nhuận và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, pyrite, đá vôi và sét xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa.
Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.
Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/ năm.
Nguồn khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.
Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng ( Quảng Ninh). Tổng công suất 450MW, Cao Ngạn ( Thái Nguyên) 116MW, Na Dương ( Lạng Sơn) 110MW. Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả ( Quảng Ninh) công suất 600MW.
Kim loại màu:
Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng – niken ( Sơn La), đất hiếm ( Lai Châu).
Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt ( Yên Bái), thiếc và bôxít ( Cao Bằng, kẽm, chì ( Chợ Điền – Bắc Kạn), đồng – vàng ( Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc ( Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1000 tấn thiếc.
Các khoáng sản phi kim loại đán kể có apatit ( Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoàng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
Cây cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5% diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất ( 259 nghìn ha). Cà phê, chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng: còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng chất lượng cao.
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên.
Đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước.
Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng tập trung, ở Tây Nguyên hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu…
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây cà phê ở Tây Nguyên đòi hỏi nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến:
Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên.
Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 187: Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
1> Cà phê là cây quan trọng số một của Tây Nguyên.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.
Cà phê đối vối được trồng ở vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.
Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng chất lượng cao.
2> Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai.
3> Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ.
Câu 188: Hãy phân tích khả năngv và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò ( lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
Bò sữa còn được nuô tập trung ở cao nguyên Mộc Châu ( Sơn La).
Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng. Đàn trâu có 1,7 triệu con,chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, bắng 16% đàn bò cả nước ( năm 2006).
Hiện nay:
Những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ ( đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
Các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.
Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong cả vùng, tổng đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước ( năm 2005).
Câu 189: Tại sao trong, khi khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật ở Tây Nguyên. Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.,
Rừng của nhiều vùng nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt, thì ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60% diện tích lãnh thổ.,
Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý ( cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim quý, thú quý ( voi. bò tót, gấu).
Vào thời gian đó, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Tây Nguyên thực sự là “ kho vàng xanh” của nước ta.
Tuy nhiên, sự suy giảm rừng tài nguyên đã khiến sản lượng khai thác gỗ hàng năm không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m³ vào cuối thập kỷ 80, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m³/ năm.
Nghiêm trọng hơn, trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng:
Làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý.
Đe dọa môi trường sống của các loài chim,.thú quý.
Làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.
Do vậy, vấn đề đặt ra là:
Phải ngăn chặn nạn phá rừng.
Khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
Cẩn đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 190: Phân tích những lợi nhuận và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, pyrite, đá vôi và sét xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa.
Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.
Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/ năm.
Nguồn khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.
Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng ( Quảng Ninh). Tổng công suất 450MW, Cao Ngạn ( Thái Nguyên) 116MW, Na Dương ( Lạng Sơn) 110MW. Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả ( Quảng Ninh) công suất 600MW.
Kim loại màu:
Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng – niken ( Sơn La), đất hiếm ( Lai Châu).
Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt ( Yên Bái), thiếc và bôxít ( Cao Bằng, kẽm, chì ( Chợ Điền – Bắc Kạn), đồng – vàng ( Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc ( Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1000 tấn thiếc.
Các khoáng sản phi kim loại đán kể có apatit ( Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoàng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: