Các cách mở bài nghị luận văn học “lấy lòng” người chấm
Trong không khí căng thẳng của phòng thi, nhiều sĩ tử thường tỏ ra lúng túng khi đặt bút viết mở bài, vốn là phần không dễ dàng với số đông người học văn. Đối với phần nghị luận văn học, để có một mở bài ấn tượng và “lấy lòng” người chấm, thí sinh có thể tham khảo các cách mở bài dưới đây.
1. Mở bài bằng nhận định về tác giả
Vẫn là cách mở bài đi từ tác giả dễ bắt gặp nhưng điểm khác ở mở bài này là sử dụng nhận định của các nhà văn, nhà thơ hoặc các nhà phê bình văn học về tác giả có tác phẩm được nhắc đến ở đề bài. Với cách viết này, sĩ tử vẫn khiến người chấm dễ dàng nhận ra ý đồ, cách dẫn dắt đến vấn đề nghị luận, lại vừa “khoe” được kiến thức văn học mà đặc biệt là kiến thức về tác giả của mình. Một ưu điểm khác của cách mở bài này là nhận định của giới chuyên gia, người trong nghề dành cho nhau không chỉ “đúng”, “trúng” mà còn hết sức giàu âm điệu, vần điệu, khiến cho sự dẫn dắt của bạn thực sự “ru tai” người nghe, người chấm.
Chẳng hạn, khi vấn đề nghị luận có liên quan đến tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân, thí sinh có thể mượn nhận định từ nhà văn Nguyên Hồng, người bạn văn thân thiết của Kim Lân: “Một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”.
Một ví dụ khác, nhận định về nhà thơ Xuân Quỳnh của nhà phê bình Võ Văn Trực cũng rất xác đáng: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”.
2. Mở bài bằng chủ đề hay hình tượng trung tâm
Cũng đưa bút viết gián tiếp từ xa đến gần, cách mở bài này lại bắt đầu bằng hình tượng hay chủ đề rộng lớn bao trùm, trước khi dẫn dắt đến tác phẩm và vấn đề nghị luận. Để triển khai mở bài theo hướng này, thí sinh cần có một sự hiểu biết nhất định về tác phẩm đã được học cùng các tác phẩm khác khai thác cùng chủ đề hay hình tượng trung tâm. Lưu ý đối với các sĩ tử là cần phải tiết chế ngôn từ cho mỗi ví dụ được nhắc đến, tránh tình trạng sa đà vào các tác phẩm liên quan, làm mờ nhòa vấn đề nghị luận.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu cảm nhận 9 câu thơ đầu trong bài Đất nước, thí sinh có thể tham khảo mở bài sau:
“Đất Nước” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu. (trích thơ)
Hay để dẫn dắt giới thiệu nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, thí sinh có thể mở đầu bằng hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng: những con người mê muội, u tối trong các tác phẩm của phong trào Tự lực văn đoàn hay những con người nghèo khổ đến cùng cực trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
3. Mở bài bằng kiến thức lý luận văn học
Không phải thí sinh nào cũng đã từng tiếp cận với kiến thức lý luận văn học nhưng nếu đã đưa lý luận vào bài viết của mình, chắc chắn bài viết của bạn sẽ để lại ấn tượng trước giám khảo. Điều quan trọng là sĩ tử cần lựa chọn đơn vị kiến thức nào cho phù hợp và ứng dụng, biến tấu chúng ra sao trong mở bài bởi đã là kiến thức lý luận thì không tránh khỏi sự khô khan, cứng nhắc.
Ví dụ, khi vấn đề nghị luận liên quan đến bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” – Thanh Thảo, thí sinh có thể vận dụng kiến thức về quy luật kế thừa, cách tân trong văn học như sau:
“Văn học bao đời nay tối kỵ sự trùng lặp nhưng lại không phủ nhận những kế thừa, cách tân giữa các thế hệ cầm bút. Bởi vậy mà thế kỷ XIII, đại thi hào Nguyễn Du đã khóc thương nàng Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh, Tố Hữu tiếc thương cụ Tiên Điền 200 năm sau và đến lượt Thanh Thảo, nhà thơ không khỏi xúc động cúi mình trước Lorca, thi sĩ bất hạnh xứ Tây ban cầm”.
Đây là cách mở bài kết hợp giữa lý luận văn học và chủ đề sáng tác là hình tượng người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh của chung 3 nhà thơ, 3 thời kỳ.
Có rất nhiều cách trình bày kiến thức lý luận văn học khiến những lý thuyết khô khan trở nên giàu sức gợi mà ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm “Nhận đường” dưới đây là một ví dụ: “Sắt lửa của mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của ta”. Đây là một cách diễn đạt khác cho kiến thức lý luận về đặc trưng nội dung của văn học mà thí sinh có thể sử dụng khi dẫn dắt về bối cảnh ra đời của tác phẩm, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
Trong không khí căng thẳng của phòng thi, nhiều sĩ tử thường tỏ ra lúng túng khi đặt bút viết mở bài, vốn là phần không dễ dàng với số đông người học văn. Đối với phần nghị luận văn học, để có một mở bài ấn tượng và “lấy lòng” người chấm, thí sinh có thể tham khảo các cách mở bài dưới đây.
1. Mở bài bằng nhận định về tác giả
Vẫn là cách mở bài đi từ tác giả dễ bắt gặp nhưng điểm khác ở mở bài này là sử dụng nhận định của các nhà văn, nhà thơ hoặc các nhà phê bình văn học về tác giả có tác phẩm được nhắc đến ở đề bài. Với cách viết này, sĩ tử vẫn khiến người chấm dễ dàng nhận ra ý đồ, cách dẫn dắt đến vấn đề nghị luận, lại vừa “khoe” được kiến thức văn học mà đặc biệt là kiến thức về tác giả của mình. Một ưu điểm khác của cách mở bài này là nhận định của giới chuyên gia, người trong nghề dành cho nhau không chỉ “đúng”, “trúng” mà còn hết sức giàu âm điệu, vần điệu, khiến cho sự dẫn dắt của bạn thực sự “ru tai” người nghe, người chấm.
Chẳng hạn, khi vấn đề nghị luận có liên quan đến tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân, thí sinh có thể mượn nhận định từ nhà văn Nguyên Hồng, người bạn văn thân thiết của Kim Lân: “Một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”.
Một ví dụ khác, nhận định về nhà thơ Xuân Quỳnh của nhà phê bình Võ Văn Trực cũng rất xác đáng: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”.
2. Mở bài bằng chủ đề hay hình tượng trung tâm
Cũng đưa bút viết gián tiếp từ xa đến gần, cách mở bài này lại bắt đầu bằng hình tượng hay chủ đề rộng lớn bao trùm, trước khi dẫn dắt đến tác phẩm và vấn đề nghị luận. Để triển khai mở bài theo hướng này, thí sinh cần có một sự hiểu biết nhất định về tác phẩm đã được học cùng các tác phẩm khác khai thác cùng chủ đề hay hình tượng trung tâm. Lưu ý đối với các sĩ tử là cần phải tiết chế ngôn từ cho mỗi ví dụ được nhắc đến, tránh tình trạng sa đà vào các tác phẩm liên quan, làm mờ nhòa vấn đề nghị luận.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu cảm nhận 9 câu thơ đầu trong bài Đất nước, thí sinh có thể tham khảo mở bài sau:
“Đất Nước” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu. (trích thơ)
Hay để dẫn dắt giới thiệu nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, thí sinh có thể mở đầu bằng hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng: những con người mê muội, u tối trong các tác phẩm của phong trào Tự lực văn đoàn hay những con người nghèo khổ đến cùng cực trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
3. Mở bài bằng kiến thức lý luận văn học
Không phải thí sinh nào cũng đã từng tiếp cận với kiến thức lý luận văn học nhưng nếu đã đưa lý luận vào bài viết của mình, chắc chắn bài viết của bạn sẽ để lại ấn tượng trước giám khảo. Điều quan trọng là sĩ tử cần lựa chọn đơn vị kiến thức nào cho phù hợp và ứng dụng, biến tấu chúng ra sao trong mở bài bởi đã là kiến thức lý luận thì không tránh khỏi sự khô khan, cứng nhắc.
Ví dụ, khi vấn đề nghị luận liên quan đến bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” – Thanh Thảo, thí sinh có thể vận dụng kiến thức về quy luật kế thừa, cách tân trong văn học như sau:
“Văn học bao đời nay tối kỵ sự trùng lặp nhưng lại không phủ nhận những kế thừa, cách tân giữa các thế hệ cầm bút. Bởi vậy mà thế kỷ XIII, đại thi hào Nguyễn Du đã khóc thương nàng Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh, Tố Hữu tiếc thương cụ Tiên Điền 200 năm sau và đến lượt Thanh Thảo, nhà thơ không khỏi xúc động cúi mình trước Lorca, thi sĩ bất hạnh xứ Tây ban cầm”.
Đây là cách mở bài kết hợp giữa lý luận văn học và chủ đề sáng tác là hình tượng người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh của chung 3 nhà thơ, 3 thời kỳ.
Có rất nhiều cách trình bày kiến thức lý luận văn học khiến những lý thuyết khô khan trở nên giàu sức gợi mà ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm “Nhận đường” dưới đây là một ví dụ: “Sắt lửa của mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của ta”. Đây là một cách diễn đạt khác cho kiến thức lý luận về đặc trưng nội dung của văn học mà thí sinh có thể sử dụng khi dẫn dắt về bối cảnh ra đời của tác phẩm, tác phẩm và vấn đề nghị luận.