Các bạn cùng thảo luận tại sao có sự khác biệt về độ tan

ong noi loc

New member
Xu
26
+ KClO[SUB]3[/SUB] tan ít trong nước nhưng tan khá hơn trong dd axit mạnh như H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB],HNO[SUB]3[/SUB]...

files.php

+ phenolphtalein (C[SUB]20[/SUB]H[SUB]14[/SUB]O[SUB]4 [/SUB]) rất ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dd có tình kiềm như Mg(OH)[SUB]2[/SUB],Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB],NH[SUB]3[/SUB],Ca(OH)[SUB]2[/SUB]...

Phenolphtalein.jpg

41536.jpeg

+ Thuốc thử này rất quen thuộc với chúng ta ngày từ khi chúng ta học môn hóa học,nên phần tài liệu sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều chế chất này.


1.
phenol8.gif


2.
phenol9.gif



 
Nếu như không có thành viên nào trả lời topic thì tôi sẽ đóng topic này trong ngày tới! Vì những topic hỏi đáp thế này mà không có ai tham gia thì chỉ làm phí dung lượng của diễn đàn !
Riêng câu trả lời của abc.. tôi không chấp nhận vì nó thể hiện cái tôi trong đó quá lớn , không tôn trọng Mod.
và nhớ xem xét kĩ trước khi post câu trả lời.
Các bạn đọc vào cũng có thể hiểu được giống như đang dạy người khác vậy không cần tôi phải nói thêm gì nữa.
Nên những bài sau này nữa tôi cũng không hoan hỉ mà đón nhận câu trả lời của bạn trong chuyên mục hóa !
 
*Độ tan của KClO[SUB]3[/SUB] trong nước ở 0[SUP]0[/SUP]C, 20[SUP]0[/SUP]C, 100[SUP]0[/SUP]C lần lượt là 3,3; 5,3 và 56,3 (g/100g H[SUB]2[/SUB]O)
ong noi loc nghĩ sao về pư này : 2 KClO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] → 2 HClO[SUB]3[/SUB] + K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4
[/SUB]*Tất nhiên trong dd kiềm, phenolphtalein có thể vừa tan vừa phản ứng
 
*Độ tan của KClO[SUB]3[/SUB] trong nước ở 0[SUP]0[/SUP]C, 20[SUP]0[/SUP]C, 100[SUP]0[/SUP]C lần lượt là 3,3; 5,3 và 56,3 (g/100g H[SUB]2[/SUB]O)
ong noi loc nghĩ sao về pư này : 2 KClO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] → 2 HClO[SUB]3[/SUB] + K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4
[/SUB]*Tất nhiên trong dd kiềm, phenolphtalein có thể vừa tan vừa phản ứng
Hải Nam nói đúng, nếu xét cùng điều kiện nhiệt độ thì tấc nhiên trong mt đặc biệt như axit hay bazo ,KClO[SUB]3[/SUB] có pư trong mt axit
Ion H[SUP]+[/SUP] kết hợp ion ClO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP] thành HClO[SUB]3[/SUB] dễ bay hơi,mặc dù quá trình bay hơi không nhanh chóng như cũng làm cho KClO[SUB]3 [/SUB]tan ra nhiều hơn là trong nước.
Còn phenolphtalein do trong thành phần có gốc phenol nên được coi là một chất có tính axit,tính axit này yếu nên có pư trong mt kiềm.Còn trong mt nước thì không tạo được liên kết hidro nên khó tan.
 
Phản ứng KClO3 + H2SO4 --> K2SO4 + HClO3.

Xét trong điều kiện dung dịch, HClO3 là chất ôxi hóa mạnh mẽ, nếu tách khỏi dung dịch, nó sẽ bị phân hủy thành chất khác. Nếu đun nóng dung dịch thì sẽ càng bị phân hủy.

Nếu là KClO3 rắn và H2SO4 đặc nóng (giống kiểu NaCl rắn và H2SO4 đặc) thì lại HClO3 tạo ra lại càng bị phân hủy do có nhiệt độ tham gia.

Ở đây, nếu nói là KClO3 phản ứng với H2SO4 thì đúng, nhưng nếu nói rằng KClO3 tan nhiều hơn trong dung dịch H2SO4 như vấn đề anh đặt ra để thảo luận thì lại không chính xác.

Khi nói A tan vào B, tức A là chất tan và B là dung dịch. Khi quá trình hòa tan xảy ra, không có phản ứng hóa học kèm theo và chất A không bị biến thành chất khác, chất B cũng vậy, chúng chỉ bị solvat hóa mà thôi.

Ở đây, KClO3 cũng vậy, không thể nói nó tan nhiều hơn trong dung dịch H2SO4, nếu nói vậy thì cũng giống như nói CaCO3 tan nhiều trong dung dịch HCl hơn là tan trong nước.

Chúng ta chỉ nói CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl. Nếu có người nói rằng CaCO3 "tan" trong HCl thì ý của người nói cũng là hướng đến sự phản ứng của CaCO3 với HCl. Không ai đi so sánh mức độ tan của CaCO3 trong nước và trong dung dịch HCl cả, so sánh như vậy là khập khiễng!.

Nếu dùng phản ứng: KClO3 + H2SO4 -> K2SO4 + HClO3

để giải thích cho sự tan nhiều của KClO3 trong dung dịch H2SO4 thì không đúng, vì đó là "phản ứng" chứ không phải là "tan".

Theo ý kiến cá nhân thì em nghĩ cái vấn đề anh đưa ra thảo luận không chính xác, nếu anh có lời giải thích hợp lí thì xin mời anh
 
hi. chào mn vấn đề này có vẻ căng thẳng quá.
--Em nghĩ khi KClO3 tan trong H2O thì tan nhưng ít , em nghĩ H2O là trung tính,nên nó sẽ hoạt động yếu hơn mt Axit
.Cũng thế đk mt khác nhau nên pư sẽ nhanh hơn. Nồng độ chất Axit sẽ lớn hơn nồng độ của H2O như thế tốc độ phản ứng của của Axit hơn của H2O
--Còn phần phenol cũng thế
Em ngĩ thế ko biết có đúng ko nữa .Nhưng đó là ý kiến của em
 
hi. chào mn vấn đề này có vẻ căng thẳng quá.
--Em nghĩ khi KClO3 tan trong H2O thì tan nhưng ít , em nghĩ H2O là trung tính,nên nó sẽ hoạt động yếu hơn mt Axit
.Cũng thế đk mt khác nhau nên pư sẽ nhanh hơn. Nồng độ chất Axit sẽ lớn hơn nồng độ của H2O như thế tốc độ phản ứng của của Axit hơn của H2O
--Còn phần phenol cũng thế
Em ngĩ thế ko biết có đúng ko nữa .Nhưng đó là ý kiến của em
Vấn đề ko đơn giản thế đâu ạ :)
Ở đây đang nói đến độ tan, nên ko đc dùng "phản ứng" để giải thích, vì đã nói nó tan thì ko có phản ứng xảy ra, nếu dùng phản ứng để giải thích cho tính tan nhiều hay ít thì là sai.
"Nồng độ của nước", không nên nói như vậy.
Tốc độ pư và tan nhiều hay ít là 2 vấn đề riêng biệt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top