Trang Dimple

New member
Xu
38
Con người nuôi dưỡng ước mơ - ước mơ nuôi dưỡng con người. Hãy lắng nghe, khuyến khích ước mơ và niềm hi vọng của trẻ!
3.jpg



Không ở đâu có người hoàn hảo
Một khi cha mẹ bị chi phối bởi chủ nghĩa cầu hoàn và quá kỳ hi vọng vào bản thân mình cũng như con cái, họ sẽ trở nên rất mẫn cảm với các thất bại hay lỗi lầm nhỏ của con cũng như của bản thân. Vì vậy, sự căng thẳng và bồn chồn trong họ cũng sẽ dần được tích tụ lại.


Khi điều đó leo thang thì sẽ có nguy cơ dẫn tới tình trạng bất an với việc nuôi dạy con hoặc ngược đãi con. Trẻ em không hành động giống như cha mẹ nghĩ là điều hoàn toàn bình thường. Việc có được sự bình thản và không quá quan tâm đến những sự nhỏ nhặt trong việc lớn rất quan trọng.

Đối với trẻ em, cách nuôi dạy con thoải mái thay vì nhắm đến sự hoàn hảo chắc chắn sẽ giúp cho trẻ trưởng thành thuận lợi.

Hãy nuôi dạy con thật thoải mái!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Sửa lần cuối:
Khi có ước mơ con người trở nên mạnh mẽ
Người ta nói rằng, trẻ em ngày nay lãnh đạm, không có mơ ước và hi vọng về tương lai, dễ dàng bỏ cuộc trước khi bắt tay vào thực hiện những mục tiêu khó khăn. Tuy nhiên, thực tế trẻ em luôn có những ước mơ và niềm hi vọng riêng của mình. Hãy lắng nghe những ước mơ và hi vọng của trẻ em cho dù bạn nghĩ rằng nó có vẻ nhỏ bé, kỳ lạ thế nào đi chăng nữa.

Bên cạnh đó hãy kể cho con nghe về trải nghiệm của mình và cách sống của những người đã trải qua thời gian dài đầy khó khăn, gian khổ để thực hiện được ước mơ.

Hãy nhân ái dõi theo và động viên con rằng, mục tiêu cuộc đời là thứ chỉ có thể đạt được khi ta đổ mồ hôi và trải qua nhiều thất bại.

4.jpg


Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Hãy tránh bảo hộ hoặc can thiệp quá mức
Nếu cha mẹ luôn đi trước dẹp tất cả các chướng ngại vật trên đường con đi (bảo hộ, bao bọc quá mức) hoặc luôn chỉ bảo từng li từng tí cho con (can thiệp quá mức) thì sẽ khiến con mãi mãi không thể tự mình dấn bước. Thêm nữa, khi làm như vậy cha mẹ còn tước đi cơ hội thử thách, cơ hội học từ thất bại, cơ hội vui chơi và trải nghiệm phong phú của con.

Cha mẹ cũng thường có xu hướng so sánh con mình với con người khác và áp đặt hi vọng, ý chí của mình lên con, tuy nhiên mỗi đứa trẻ là một thế giới khác nhau. Vì vậy, hãy yêu thương và công nhận cá tính vốn có của con.

Hãy tránh bảo hộ hoặc can thiệp quá mức!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Không có đứa trẻ nào giống nhau
Việc cha mẹ chỉ chăm chăm vào việc so sánh con với trẻ khác hay chỉ số chung để đánh giá con từ sự kỳ vọng của bản thân, xem con nhớ được bao nhiêu từ, làm những việc gì... đều không có lợi cho sự phát triển cá tính của con. Dưới áp lực như vậy của cha mẹ, trẻ có xu hướng mất đi sự tự tin. Thay vì so sánh rồi lo lắng, các bậc cha mẹ hãy tin rằng, bất cứ đứa trẻ nào cũng có cá tính và sự phát triển riêng để có thể nuôi dạy con thật thoải mái.

Không được so sánh con mình với con người khác!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Hãy giúp con gia tăng điểm tốt hơn là trách mắng điểm xấu

Đối với trẻ em, điều quan trọng là sự tự tin và năng lực coi trọng bản thân. Nó giống như rễ của cây, rễ càng tỏa rộng và sâu thì càng cho trái lớn. Cha mẹ đừng để mình bị cuốn vào những thứ bên ngoài mà hãy tin tưởng vào sự trưởng thành của trẻ và mang lại nước cũng như chất dinh dưỡng cho trái tim.

Thứ trở thành nước và dinh dưỡng đó chính là việc tìm ra điểm tốt của trẻ và khen ngợi trẻ. Khi cần trách mắng hãy trách mắng, nhưng khi cần khen phải khen thật rõ ràng. Hãy chú ý giữ tỷ lệ cân bằng là nếu trách mắng một thì phải khen ba. Khi được khen, trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và có được sự tự tin, lòng tự tôn.

Hãy tìm ra điểm tốt và khen con!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Dục tốc bất đạt

Các bậc cha mẹ tiến hành giáo dục sớm, bồi dưỡng trí tuệ cho con ngay từ khi con còn chưa đi học đang tăng lên. Tuy nhiên, không ít những trẻ bị bắt phải học sớm đó đã cảm thấy mệt mỏi ngay từ giai đoạn tiểu học hoặc trung học cơ sở.

Cả bầu không khí gia đình nơi cha mẹ bị cuốn vào việc so sánh với các trẻ em khác và luôn căng thẳng khi muốn con nhanh chóng đem lại kết quả ngay cũng có nguy cơ gây hại cho sự trưởng thành tâm hồn của trẻ. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm đi các cơ hội vui chơi quan trọng, các trải nghiệm phong phú của thời thơ ấu.

Hãy nhận ra tầm quan trọng của việc quan sát kĩ và giáo dục từ từ tương ứng với cá tính của trẻ em.

Hãy suy nghĩ lại về giáo dục sớm!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Chỉ cần có một người hiểu mình thì vẫn cần phải sống
Nhất định không được để xảy ra chuyện trẻ em không chịu nổi nỗi đau khổ vì bị bắt nạt mà dẫn đến muốn tự sát. Cha mẹ hãy thường xuyên quan sát con, nói chuyện với con và chú ý kỹ đến tâm trạng của con xem con có bị bắt nạt hay chịu đau khổ gì không. Khi nhận ra điều gì đó, hãy bình tĩnh lắng nghe con, tiếp nhận cảm xúc của con và đem lại cho con tình yêu cùng dũng khí để vượt qua khó khăn ấy.

Các trường học cũng đang nỗ lực nghiêm túc để xóa bỏ bạo lực học đường. Bằng sự ứng phó của giáo viên chủ nhiệm số vụ bắt nạt đã giảm xuống gần một nửa và các vụ bắt nạt trở nên xấu đi chỉ còn rất ít. Để bảo vệ những trẻ bị bắt nạt hãy tìm kiếm sự tư vấn xem phải làm gì bao gồm cả trường hợp phải đổi lớp, đổi trường cho con.

Nếu nói ra thế nào rồi cũng có người hiểu vì vậy hãy đừng để đau khổ một mình mà hãy dũng cảm trao đổi với gia đình, giáo viên, bạn bè và nói chuyện với con hằng ngày.

Hãy phòng chống việc trẻ em tự sát!

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Nỗi đau khổ của những trẻ em không muốn đến trường là gì?
Với những trẻ không muốn đến trường có quãng thời gian gọi là chuẩn bị cho sự trưởng thành của tâm hồn, ở đó cần đến sự giúp đỡ của gia đình và những người xung quanh. Khi trẻ bắt đầu từ chối không đến trường thì không nên trách mắng gay gắt, cưỡng chế đến trường hoặc phó mặc tất cả cho chuyên gia. Để biết được bối cảnh và nguyên nhân trẻ từ chối đến trường, trước hết cha mẹ cần bình tĩnh và lắng nghe đầy đủ những điều con nói. Bởi vì việc cha mẹ hoảng hốt sẽ trở thành nỗi căng thẳng lớn của con.

Phần lớn những trẻ em từ chối đến trường là những trẻ mang trong mình mâu thuẫn "muốn đến trường nhưng không thể đến". Trước tiên cha mẹ hãy cố gắng sao cho gia đình là nơi trẻ có thể an tâm. Hãy tùy theo cá tính của con mà cùng con vừa suy nghĩ vừa ứng phó một cách mềm dẻo. Đương nhiên việc vừa tiếp nhận sự tư vấn của trường học, các cơ quan tư vấn ở địa phương vừa ứng phó rất quan trọng.

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 
Đối với trẻ em, thế nào là "một ngôi trường tốt"?
Thời đại "Nếu học trường tốt, làm công ty tốt sẽ trở nên hạnh phúc" đang dần kết thúc. Thay vào đó, việc có được "năng lực sống"- năng lực tự mình học tập, tự mình suy nghĩ sẽ được đặt ra.

Cũng có những nơi học tập ngoài trường học như học thêm nhưng bản thân trẻ lại không thích và khiến trẻ mệt đến tận hôm sau thì sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nó còn làm suy giảm đi cơ hội vui chơi với bạn bè thân thiết và các trải nghiệm phong phú có lợi cho sự trưởng thành tâm hồn của trẻ.

Hơn nữa, bầu không khí ở các gia đình bị cuốn vào cuộc chạy đua điểm số hay so sánh "con người ta" cũng có thể làm méo mó sự trưởng thành tâm hồn của trẻ.

Việc quan sát kĩ con và tìm cách dạy dỗ phù hợp với cá tính của con rất quan trọng. Hãy suy nghĩ lại một nữa xem việc cho trẻ đi học thêm có thật sự là vì trẻ không hoặc có quá mức cần thiết hay không.

Nguồn : Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản -Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top